Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ

16 Tháng Giêng 201507:19(Xem: 28832)
Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ

KINH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CỨU KHỔ

Quảng Minh (Tu Viện Huệ Quang)

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ

Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ. Phương đẳng bộ là các kinh đại thừa ngoài bốn bộ: Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp HoaNiết Bàn. Trong Phương đẳng bộ chia làm hai bộ chính là Bảo Tích và Đại Tập. Nếu phân loại theo hiển mật thì kinh này thuộc Phương đẳng mật chú bộ, vì có thần chú Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ, gọi tắt là thần chú Cứu khổ.

Chánh văn:

觀世音菩薩救苦經

南無救苦觀世音菩薩。百千萬億佛。恒河沙數佛。無量功德佛。佛告阿難言。此

經大聖。能救獄囚。能救重病。能救千災百難苦。若有人。誦得一千遍。一身離苦難

。誦得一萬遍。合家離苦難。南無佛力威。南無佛力護。使人無惡心。令人身得度。

回光菩薩。回善菩薩。阿耨大天王。正殿菩薩。摩邱摩邱。清淨比邱。官事得散。私

事得休。諸大菩薩。五百羅漢。救護弟子身。悉皆離苦難。自然觀世音。纓絡不須解

。勤誦千萬遍。災難自然得解脫。信受奉行。即說真言曰。

今菩今菩提 陀羅尼帝 尼佉羅帝 菩提薩婆訶

Dịch âm:

Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Kinh

Nam mô cứu khổ Quan Thế Âm bồ tát, bách thiên vạn ức Phật, hằng hà sa số Phật, vô lượng công đức Phật. Phật cáo A Nan ngôn, thử kinh đại thánh, năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bịnh, năng cứu thiên tai bách nạn khổ. Nhược hữu nhân, tụng đắc nhất thiên biến, nhất thân ly khổ nạn, tụng đắc nhất vạn biến, hợp gia ly khổ nạn. Nam mô Phật lực uy, nam mô Phật lực hộ, sử nhân vô ác tâm, linh nhân thân đắc độ. Hồi Quang bồ tát, Hồi Thiện bồ tát, A Nậu đại thiên vương, Chánh Điện bồ tát, ma kheo ma kheo, thanh tịnh tỳ kheo, quan sự đắc tán, tư sự đắc hưu. Chư đại bồ tát, ngũ bách la hán, cứu hộ đệ tử thân, tất giai ly khổ nạn. Tự nhiên Quan Thế Âm, anh lạc bất tu giải, cần tụng thiên vạn biến, tai nạn tự nhiên đắc giải. Tín thọ phụng hành, tức thuyết chân ngôn viết: Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.

Dịch nghĩa:

Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm Cứu Khổ

Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đại sĩ cứu khổ, kính lạy trăm ngàn muôn ức đức Phật, hằng hà sa số đức Phật, những bậc toàn giácvô lượng công đức.

Đức Phật dạy tôn giả A Nan rằng: “Kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm tai nạn ngàn khổ ách. Nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn.”

Quay về nương tựa sức oai thần của Phật, quay về nương tựa sức gia hộ của Phật, khiến cho mọi người không sanh tâm ác độc, làm cho mọi ngườibản thân được Phật cứu độ. Quay về nương tựa bồ tát Hồi Quang, bồ tát Hồi Thiện, đại thiên vương A Nậu, bồ tát Chánh Điện, các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc không chánh đáng được ngưng dứt. Cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sanh) thảy đều lìa khổ nạn. Như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát Quán Thế Âm tự nhiên phân rời ra, người nào siêng năng tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các tai nạn tự nhiên được cởi bỏ, thoát khỏi.

Đại chúng nghe lời Phật dạy, tin tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát Quan Thế Âm liền nói thần chú rằng: Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.

Lược ghi:

Nam mô (Namah/Namaha) là phiên âm tiếng Phạn, nghĩa là kính lễ, kính lạy, xin thành kính đến, quay về nương tựa (qui y). Đây là lời của chúng sanh hướng về Phật, bồ tát, giáo pháp, thánh hiền tăng mà thốt lên lời thật long qui y, tín thuận.

Bồ tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara Bodhisattva) là vị đại sĩ quán sát, lắng nghe âm thanh của cuộc đời, “soi thấy bằng ngàn mắt và nắm giữ bằng ngàn tay”, sẵn sàng cứu khổ chúng sanh: “ngàn nơi cầu nguyện ngàn nơi ứng, biển khổ thuyền dong cứu độ người”. Bồ tát Quan Thế Âm xuất hiện rất nhiều trong hầu hết kinh điển đại thừa, ngài tượng trưng cho đức tánh từ bi (karuna) qua thần lực cứu độ chúng sanh đang đau khổphương tiện lực dẫn dắt chúng sanh đi đến giải thoát.

Thánh (arya) là khái niệm đối lập với phàm tục. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trương đả phá bốn giai cấp đương thời (sát đế lợi, bà la môn, phệ xáthủ đà la), vì thế những người gia nhập tăng đoànThích tử bình đẳng, không y cứ vào gia thế, tư cách, tài sản, lấy chánh đạo làm thánh. Người tìm cầu và thực hành chánh đạo đều gọi là thánh. Sự xuất gia cầu đạo của đức Phật Thích Ca gọi là thánh cầu. Bát chánh đạo còn gọi là bát thánh đạo, tức tám con đường thánh đưa đến niết bàn. Tứ diệu đế, bốn chân lý chắc thật, còn gọi là tứ thánh đế, bốn chân lý của bậc thánh. Chữ thánh trong kinh này hiểu là chân chánh, vi diệu, mầu nhiệm, cao cả.

Bồ tát (Bodhisattva) gọi đủ là bồ đề tát đỏa, chỉ cho người tu hành mà trên thì cầu thành Phật bằng trí tuệ, dưới thì hóa độ chúng sanh bằng từ bi, là người có đủ hai hạnh: lợi ình lợi người và dũng mãnh cầu Phật quả. Bồ tát Hồi Quang là bồ tát Soi chiếu lại tâm mình. Bồ tát Hồi Thiện là bồ tát Trở về tánh thiện vốn có của mình.

Đại thiên vương A Nậu, còn gọi là A Nậu Quan Âm, tức một trong 33 ứng thân của bồ tát Quan Thế âm, là hình tượng vị bồ tát ngồi trên gộp đá nhìn ra biển. Như kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn ghi: “Hoặc trôi dạt biển lớn, các nạn dữ cá rồng, do sức niệm Quan Âm, sóng không thể nhận chìm”. Vì biển cả và cá rồng có nhân duyên với ao A nậu đạt nên bồ tát Quan Âm mới có danh xưng như vậy.

Bồ tát Chánh Điệnbồ tát Cung điện của chánh pháp, lấy ý nghĩa bản thân là cung điện phụng thờ chánh pháp của Phật.

Tỳ kheo (bí sô), tiếng Phạn là bhiksu, có nghĩa là thành tựu trọn vẹn, Trung Hoa dịch là cận viên (gần tới viên tịch: niết bàn) hay bước lên chỗ cao (upasampada). Tỳ kheo là vị được tôn cao trong các chúng khác (chúng trung tôn), làvị cụ túc giới pháp (250 giới điều) và oai nghi (không có những cử động bất xứng). Theo luận Đại trí độ, tỳ kheo có 5 nghĩa: khất sĩ, phá phiền não (phá ác), ra khỏi nhà thế tục (xuất gia), trì giới thanh tịnh và làm ma quân sợ hãi (bố ma). Trong đó, phá ác, bố makhất sĩ được gọi là tỳ kheo tam nghĩa. Ma kheo, ma kheo, thanh tịnh tỳ kheo được dịch là các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác. Thanh tịnh tỳ kheotỳ kheo giữ giới thanh tịnh. Ma kheo trước là tỳ kheo bố ma. Ma kheo sau là tỳ kheo phá ác. Ác là phiền não, mà phiền não cũng thuộc ma quân, tức mọi sự ác nghiệt, trở ngại và phá hoại Phật, Phật pháp và người hành trì Phật pháp.

Ngũ bách la hán là 500 vị a la hán, tức chỉ cho 500 vị thanh văn đã chứng quả vô học. Trong bốn quả thánh: tu đà hoàn (sotapatti), tu đà hàm (sakadagami), a na hàm (anagami) và a la hán (arahanta), thì từ quả a na hàm trở xuống gọi là bậc hữu học vì chưa được giải thoát hoàn toàn, còn phải học tập, trong khi quả a la hán đã được giải thoát hoàn toàn, không còn phải học nữa nên gọi là bậc vô học. Ngũ bách la hán được nhắc đến trong kinh Phật ngũ bách đệ tử tự thuyết bản khởi và kinh Pháp hoa: phẩm Ngũ bách đệ tử thọ ký. Sau khi đức Phật diệt độ, tôn giả Đại Ca Diếp từng cùng với 500 vị la hán kết tập pháp tạng ở thành Vương Xá. Ở Trung Hoa, việc sùng bái 500 vị la hán rất thịnh hành. Hiện nay, ở Việt Nam, chùa Bái Đính - Ninh Bình và chùa Minh Thành – Pleiku có tôn tạo và thờ phụng 500 vị la hán.

Anh lạc (keyura) xuất từ tiếng Phạn, chỉ cho xâu chuỗi ngọc qúy mà người nam, người nữ qúy tộc Ấn độ ngày xưa thường đeo mang làm trang sức. Chữ anh (纓) trong chánh văn có bộ mịch, đôi khi đồng nghĩa với chữ anh (瓔) có bộ ngọc. Vì là dịch âm nên dùng chữ anh có bộ mịch hay bộ ngọc đều được cả, tuy nhiên người ta quen dùng chữ anh có bộ ngọc hơn. Trong đạo Phật, chuỗi anh lạc được ví như giới luật để trang nghiêm pháp thân. Sự kiện chuỗi anh lạc của bồ tát Quan Thế Âm phân ra là theo phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa: Sau khi nghe đức Phật tán thán thần lựcphương tiện lực của bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Vô Tận Ý liền “cởi xâu chuỗi anh lạc bằng các thứ châu báu đeo nơi cổ, giá trị bằng trăm ngàn lượng vàng mà dâng cúng cho bồ tát Quan Thế Âm”. Bồ tát Quan Thế Âm nhận rồi phân ra làm hai phần, một phần hiến cúng đức Phật Thích Ca và một phần hiến cúng tháp Phật Đa Bảo. Với thần lực của bồ tát Quan Thế Âm thì sự phân chia chuỗi ngọc không có chút gì nhọc công, cầm trên tay một xâu, tự nhiên biến thành hai xâu ngắn hơn. Người trì tụng kinh Cứu Khổ hay thần chú Cứu Khổ sẽ dược thoát khỏi khổ nạn một cách tự nhiên, đó không phải là nhờ thần lực gia hộ của bồ tát Quan Thế Âm hay sao?

Biên dịch:

Kinh này có thể viết lại làm hai phần như sau cho dễ hiểu:

Kinh văn:

Đức Phật dạy tôn giả A Nan rằng: “Kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm tai nạn ngàn khổ ách. Nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn. Như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát Quán Thế Âm tự nhiên phân rời ra, người nào siêng năng tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các tai nạn tự nhiên được cởi bỏ, thoát khỏi”.

Đại chúng nghe lời Phật dạy, tin tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát Quan Thế Âm liền nói thần chú rằng: Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.

Phát nguyện:

Kính lạy bồ tát Quan Thế Âm, bậc đại sĩ cứu khổ.

Kính lạy trăm ngàn muôn ức đức Phật, hằng hà sa số đức Phật, những bậc toàn giácvô lượng công đức.

Con xin quay về nương tựa sức oai thần của Phật, quay về nương tựa sức gia hộ của Phật, khiến cho mọi người không sanh tâm ác độc, làm cho mọi ngườibản thân được Phật cứu độ.

Con xin quay về nương tựa bồ tát Hồi Quang, bồ tát Hồi Thiện, đại thiên vương A Nậu, bồ tát Chánh Điện, các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc không chánh đáng được ngưng dứt. Cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sanh) thảy đều lìa khổ nạn.

Tướng dụng:

Phật nói kinh này cũng tức là thần chú Cứu khổ, rất là cao cả, nhiệm mầu, linh ứng, người trì tụng kinh này, thần chú này thì tai qua nạn khỏi, hết bịnh, ra khỏi ngục tù thế gian và ngục tù phiền não, thoát nạn cửa quan và phiền toái, bản thângia đình bình an, người không sanh ác tâm, hóa giải hận thù, như ý, như nguyện.

Biểu tượng của kinh này là sự cứu khổ của bồ tát Quán Thế Âm, biểu hiện qua tâm đại từ bi, tâm bình đẳng, tâm hướng về chân tâm, tâm hướng thiện, tâm cung kính, tâm cứu độ, tâm giữ giới, tâm bỏ ác làm lành, tâm rủ bỏ phiền não, tâm tin tưởng mãnh liệt vào sự cứu độ của Phật, bồ tát, la hán. Trì kinh chú này thì phải hành theo biểu tượng như vậy.

Hành pháp:

Trì chú Cứu khổ ít nhiều đều được, cố nhiên càng nhiều càng tốt, như kinh nói một ngàn biến, một muôn biến, một ngàn muôn biến. Muốn trì chú này thì trước phải tụng đọc kinh văn và phát nguyện như trên đã nói, sau đó trì chú theo khả năng và thì giờ của mỗi người, cần nhất là phải sống theo tinh thần biểu tượng của kinh này.

Lời kết:

Phần hồi hướng của kinh Ngũ bách danh Quán Thế Âmbài kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ. Kinh Ngũ bách danh Quán Thế Âm có thể xuất hiện trước thời của thiền sư Chuyết Chuyết (1590 – 1644), tức trước thế kỷ 16, như vậy kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ cũng xuất hiện khá lâu. Điều đáng nói là thần chú Cứu khổ trong chánh văn, không biết vì lý do nào, được đổi thành thần chú Thất Phật diệt tội. Thần chú Cứu khổ là: “Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha”, bị sửa lại là: “Kim bà kim bà đế (đúng phải là ly bà ly bà đế), cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha già đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha”. Thần chú Thất Phật diệt tội, trích từ kinh Đại phương quảng đà la ni, là thần chú của bảy đức Phật trong quá khứ đã nói ra cho các tỳ kheo, tỳ kheo ni phạm tội tứ trọng, ngũ nghịch có thể sám hối, dứt tội, được phước. Có lẽ vì chánh văn là “kim bồ kim bồ đế” gần giống với “ly bà ly bà đế” nên ráp nối phần sau, giữ nguyên câu trước có sửa đổi thành “kim bà kim bà đế”.

Kinh Quán Thế Âm cứu khổkinh tụng hằng ngày của Phật giáo Hào Hảo. Mẹ tôi lúc còn nhỏ đã được ông ngoại dạy cho bài kinh này, bảo học thuộc và trì tụng. Nghe mẹ tôi kể, lúc pháo rơi đạn lạc thời chiến tranh, tại ngoại ô thành phố Huế, một căn nhà hàng xóm thoát nạn pháo kích vì trong nhà có người trì tụng kinh này. Có câu là “phàm có cảm thì đều thông, nên cầu gì mà chẳng ứng”, khi gặp bất cứ hoạn nạn, khổ đau nào chúng ta có thể thầm niệm ngắn gọn, như một câu thần chú, như sau: Nam mô Phật đà da, nam mô Đạt ma da, nam mô Tăng già da, nam mô Quan Thế Âm bồ tát ma ha tát, dịch bịnh tiêu trừ (có thể đổi lời cầu xin), ta bà ha. Đây là trích trong kinh Phật thuyết đoạn ôn (Tục tạng, quyển 1, số 19), kinh kể về việc thành Vương Xá bị ôn dịch, người chết vô số, tôn giả A Nan thỉnh Phật dạy phương pháp cứu tế, đức Phật dạy đọc lời nguyện như trên, thế là ôn dịch đẩy lui.

Con về nương tựa Phật, bậc giác ngộ đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.

Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thươnghiểu biết.

Con về nương tựa Tăng, chúng nguyện sống một cuộc đời ly nhiễmtỉnh thức.

Con về nương tựa bồ tát Quan Thế Âm, vị đại sĩ nắm giữ con bằng ngàn tay, soi thấy con bằng ngàn mắt, làm cho con bặt hết yếu tố tội ác, làm cho con phát khởithực hành hạnh từ bi.

Con tên là_____, pháp danh _____, cầu cho bản thân, thân nhân, chúng sanh, tất cả cùng được ______, ta bà ha.

Ngưỡng nguyện đức đại bi Quan Thế Âm cùng Phật Pháp Tăng, vô thượng Tam bảo, mật thùy chứng minh gia hộ.

Xin tin tưởngcầu nguyện theo biểu tượng của kinh văn mà đức Phật đã nói.

Sáng niệm Quán Thế Âm, chiều niệm Quán Thế Âm, niệm niệm theo tâm khởi, niệm Phật chẳng rời tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13237)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá...
(Xem: 17937)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12471)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 54229)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 14446)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 13832)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 58020)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 13330)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 11942)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 14681)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 12163)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 13677)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 13345)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 12192)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 11879)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 42095)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 38832)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 14734)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 12716)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 16032)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 14457)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 13727)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 16403)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13142)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12931)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 14189)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14142)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16496)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12399)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14402)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11337)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11046)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13204)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13900)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13176)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13016)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13518)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 13662)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33684)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11355)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12946)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13072)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11644)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17912)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11454)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11876)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11521)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18993)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12567)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11352)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13158)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15796)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11834)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11709)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12786)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12645)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13984)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 13009)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12963)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13310)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant