Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực hành nhẫn nhục

28 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 21763)
Thực hành nhẫn nhục

THỰC HÀNH NHẪN NHỤC
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị

blankNgày 23 tháng 7 năm 2011 tại Nyoma, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã khai thị hoàn toàn bằng tiếng Ladakh về chủ đề Sodpa tức “Nhẫn nhục ba la mật”. Sau đây là phần trình bày tóm tắt nội dung bài giảng pháp của Ngài:

Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa. Trước hết, khi bạn đang đau khổ tột cùng, đừng bao giờ buông xuôi và nản chí. Bạn cần lạc quantiếp tục thực hành thiện hạnh. Bạn cần phải kiên trì thực hành Phật Pháp. Chúng ta đã thực hành và nghe thuyết pháp rất nhiều, vậy mà dường như chúng ta chẳng hề tinh tấntiến bộ. Đó chính là vì chúng ta thiếu mất Sodpa.

Bất cứ khi nào cảm thấy vui sướng hạnh phúc, bạn đều dễ bị trôi lăn lạc bước. Bạn không biết tự thỏa mãn, bằng lòng, và tâm bạn luôn tràn đầy kiêu mạn tự hào. Chẳng hạn nếu bạn là người giàu có nhất trong làng, bạn cảm thấy rất tự hào về mình và coi thường người khác. Có được sự giàu cósức khỏe là điều rất tốt, bởi lẽ ai cũng cần có tài bảo và sức khỏe, nhưng đừng nên ngã mạn. Nếu bạn giàu có, hãy biết cảm ơn những nghiệp thiện mình đã tích lũy. Đừng coi thường người khác.

Là người mạnh mẽ, đẹp đẽ, khỏe mạnh hay giàu có không nên là lý do khiến bạn trở nên ngã mạn, vì ngã mạn sẽ mang lại kết quả không tốt đẹp. Thí dụ, nếu bạn xinh đẹphãnh diện về vẻ đẹp của mình, bạn sẽ phải chịu nhiều đau khổ khi nhìn thấy chỉ một vết nhăn hay một cái mụn nhỏ nổi trên mặt. Lúc này đây, trước mặt tôi, tất cả chúng ta đều có làn da cháy nắng, đen đủi và nhăn nheo. Thật đáng tri ânchúng ta xấu xí, như vậy chúng ta sẽ không có cơ hội để ngã mạn và vì thế chúng ta sẽ không phải gánh chịu khổ đau. Ha! Ha! Ha!

Nếu bạn đang hạnh phúc, bạn không nên để mình lạc bước hay vui mừng quá độ. Bạn cần biết vì sao mình có được hạnh phúc và không nên kiêu mạn vì những gì mình đang có. Mỗi khi có được quyền lực và sự giàu sang, bạn phải hiểu rằng những điều đó rất vô thường và sẽ không trường tồn bền lâu.

blankSodpa có nghĩa là bạn không nên kiêu mạn về bản thân khi mọi điều suôn sẻ thuận lợi đến với mình, và bạn không nên buồn rầu khi những người khác làm tốt hơn bạn, thay vì thế bạn cần phải hoan hỷ giống như chính mình đang thành công như họ vậy.

Thời xa xưa, vua chúa là những người có quyền lực. Họ dùng quyền lực để xây dựng nên rất nhiều thành lũy, cung điện, người dân chẳng có lựa chọn nào khác và buộc phải tuân theo. Giờ đây, tất cả những gì còn lại từ những công trình vĩ đại ấy chỉ còn là đất đá và đổ nát. Những vị vua đó đều đã qua đời từ lâu và bạn chỉ có thể biết tới những thành tựu lớn lao của họ qua những trang sử sách còn lưu lại. Điều này cho chúng ta thấy mọi thứ đều vô thường. Vì vậy, chúng ta cần thực hành Sodpa mỗi khi cảm thấy hạnh phúc hay bất hạnh.

Chúng ta luôn nghĩ và tin tưởng rằng tiền bạc là tất cả. Nếu có được tiền bạc, chúng ta sẽ có thể xoay chuyển được cả thế giới. Và để có được tiền, người ta sẵn sàng làm mọi điều xấu xa. Rất nhiều người trong chúng ta tin rằng nếu giàu có, chúng ta sẽ hạnh phúc. Nhưng sự thực lại không phải như vậy.

Sodpa thực chất chính là sự thực hành Bồ tát đạo. Nếu không có Sodpa thì sự thực hành Bồ tát đạo sẽ không thể nào viên mãn. Cho dù chúng tathực hành bất cứ pháp nào, như Lục độ Ba La mật hay bất cứ một công hạnh nào khác, chúng ta đều cần thực hành Bồ tát đạo với tình yêu thươnglòng bi mẫn. Nếu không có tình yêu thươnglòng bi mẫn, chúng ta sẽ không thể thực hành Lục Độ Ba La Mật cũng như mọi thiện hạnh khác.

Vạn Pháp đều không nằm ngoài từ bitính không. Từ biphạm trù vô cùng rộng lớn và tính không vô cùng sâu xa. Từ và bi giống như những đội quân đóng ở biên phòng để canh giữ biên giới cho tổ quốc, chống lại mọi thế lực thù địch. Chẳng hạn như đội quân biên phòng có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ở biên cương, nếu chỉ đi người không thì quả thật là điều vô cùng ngu ngốcvô nghĩa. Họ cần phải được trang bị vũ khí. Tương tự như vậy, bạn cần phải được trang bị tâm từtâm bi để có thể chống lại những xúc tình tiêu cực hiện tướng của ngũ độc, tức là sân giận, tật đố, chấp thủ, vô minhngã mạn. Vì vậy, nếu bạn tìm kiếm giác ngộ, bạn cần phải thực hành vì lợi ích của hữu tình chúng sinh. Nếu khôngsức mạnh của tình yêu thươnglòng bi mẫn, bạn sẽ không thể đạt tới giác ngộ. Khi bạn thực hành tâm từtâm bi với động cơ chân chính, sự thực hành sẽ thực sự che chở và giúp đỡ cho bạn có thể chinh phục mọi xúc tình tiêu cựcvượt qua mọi chướng ngại. Thí dụ, có một lần Đức Phật, với tâm đại từ đại bi đã thành thục viên mãn, bị người em họ Ngài là Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) đem tâm đố kỵ âm mưu ám hại. Devadatta định hãm hại Đức Phật bằng một hòn đá tảng, nhưng hòn đá lại lăn xa khỏi người Đức Phật rồi quay vòng trở lại. Một thí dụ khác, Đức Phật đã gặp một đàn voi say điên cuồng giết hại mọi ngườiphá hoại nhà cửa. Khi tới gần Đức Phật, chúng bỗng trở nên hiền lành, bình tâm trở lại, và quỳ lạy dưới chân Đức Phật. Không ai có thể kiểm soát được đàn voi ấy, nhưng với lòng từ bi, Đức Phật đã có thể chế ngự được chúng.

Nhờ thực hành trưởng dưỡng tâm từ bi, Đức Phật đã hoàn toàn chuyển hóa sân giận, vô minh, bám chấp cũng như mọi xúc tình tiêu cực khác trong tâm mình. Nếu bạn không thể phá bỏ được những xúc tình tiêu cực ấy, không thể kiểm soát được tâm sân giận của mình, có thể rốt cuộc bạn sẽ giết hại kẻ thù của mình. Gia đình họ hàng quyến thuộc của kẻ thù sẽ truy đuổi bạn và kết quả là bạn có thêm nhiều kẻ thù hơn. Nếu giết hại 100 kẻ thù, bạn sẽ có thêm 5,000 kẻ thù khác. Bạn sẽ chỉ làm tăng thêm chứ không làm giảm đi những quả báo bất thiện. Vì vậy nên bạn đừng nghĩ tới chuyện loại bỏ kẻ thù bên ngoài của bạn, thay vì thế, bạn cần phá hủy tâm sân giận bởi đó chính là kẻ thù bên trong của bạn.

Như vậy, số lượng kẻ thù sẽ tăng lên hay giảm đi chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào mình bạn. Tam độc hay ngũ độc được coi là kẻ thù bên trong của bạn, còn mọi người, chúng sinh hay hoàn cảnh đều được coi là kẻ thù bên ngoài. Chúng ta vẫn thường cố gắng hết sức để phá hủy những kẻ thù bên ngoài mà không hề biết rằng chỉ cần phá hủy được kẻ thù bên trong, mọi kẻ thù bên ngoài sẽ hoàn toàn biến mất.

Khi sân hận, bạn chiến đấu và giết hại kẻ thù, rồi sau đó bạn cảm thấy rất tự hào về mình. Nhưng đối với một con người, đây là điều tệ hại và xấu xa nhất không được phạm phải. Xét từ góc độ từ bi nhân ái, từ góc độ tâm linh hay thậm chí từ góc độ xã hội, sân giận là một điều vô cùng xấu xa. Mọi người có thể sẽ không chê bai trước mặt bạn, nhưng khi vắng mặt họ sẽ nói với nhau “Không nên gần gũi người đó”. Vì vậy chúng ta cần phải kiểm soát được tâm mình.

Nếu nói về tài bảo thế gian thì có bao nhiêu cũng không bao giờ đủ. Hôm nay bạn có thể có 10 đô la nhưng bạn vẫn ước ngày mai có 20 đô la, và mỗi ngày ước muốn đó càng tăng lên. Bạn không bao giờ mãn nguyện. Điều này giống như uống nước muối khi bạn đang khát. Càng uống bạn càng thấy khát. Đó chính là hậu quả của lòng tham muốn hay dục vọng. Cách đối trị là mỗi ngày bạn cần kiểm soát sự tham muốn trong nội tâm. Chẳng hạn khi thấy một thứ gì đẹp đẽ, tâm tham muốn bên trong của bạn lập tức muốn có được thứ đó. Nhưng bạn cần kiểm soát tâm mình bằng cách từ bỏ ham muốn đó. Mỗi ngày, từng ngày một, từng chút một, bạn làm như vậy, rồi sẽ tới một ngày bạn kiểm soát được tâm mình.

Chẳng hạn nếu bạn nghiện thuốc hay nghiện rượu, bạn sẽ không thể bỏ được ngay một lúc. Cho dù bạn có phát nguyện, rồi cuối cùng bạn cũng sẽ không làm được. Vì thế, hãy cố đừng giữ bất cứ điếu thuốc nào trong túi, đừng đi chơi với những người bạn thích uống rượu. Hãy đề nghị bạn bè đừng uống rượu hay hút thuốc trước mặt bạn. Nếu bạn có thể thực hiện điều này từng chút một, có khi bạn chưa kịp nhận thấy thì bạn đã từ bỏ được thói quen xấu đó rồi. Nếu không, khi gặp gỡ bạn bè, có thể vì lịch sự, bạn sẽ uống một chút rượu hay hút một điếu thuốc. Và bạn tự nhủ rằng chỉ một lần này thôi thì cũng chẳng hại gì. Cứ như vậy cuối cùng mỗi lần bạn sẽ dùng thêm một chút, cho tới khi bạn sẽ chẳng thể ngừng thói quen xấu đó lại được nữa.

Tất cả những thói quen xấu như hút thuốc hay uống rượu đều rất tổn hại đối với con đường dẫn tới giác ngộ xét từ khía cạnh thực hành tâm linh và cả từ góc độ thế tục. Những thói quen này đều rất có hại tới sức khỏe. Hút thuốc rồi sẽ dẫn tới căn bệnh ung thư, thế nhưng mọi người vẫn cứ tiếp tục hút cho tới khi bị mắc bệnh thật sự. Khi họ mắc bệnh thì đã quá muộn rồi. Vì thế nếu bạn có thể đấu tranh để loại bỏ chúng, từng chút một, từng ngày một bạn sẽ có thể đạt được tiến bộ. Đó cũng chính là thực hành Bồ tát đạo.

Bất cứ điều gì bạn nhìn thấy, nghe được hay cảm giác đều là do tâm tạo tác. Tâm chính là yếu tố mang lại cảm giác mãnh liệt về điều gì tốt, điều gì xấu. Chẳng hạn như ngọn đồi ngoài kia, tâm nói với chúng ta rằng ngọn đồi đó cao hay thấp. Ngọn đồi không phải do tâm tạo ra, nhưng tâm tạo ra những hoàn cảnh hay điều kiện về ngọn đồi. Chẳng hạn tâm nói với chúng ta món ăn này ngon hay dở, nói với chúng ta thứ này ngắn hay dài. Nhưng tất cả mọi thứ đều chỉ là vọng tưởng, ngay cả tâm cũng không phải là thật. Nếu bạn thử tìm kiếm xem tâm ở đâu; tâm có màu gì; tâm có kích thước như thế nào; bạn sẽ không thể nào tìm thấy câu trả lời. Đó chính là bản chất của tâm.

Có và không, xấu và tốt, cao và thấp, tất cả đều chỉ mang tính tương đối. Tự tính của vạn phápchân không. Do tâm là hư vọng nên mọi thứ do tâm tạo ra cũng đều là hư vọng, và chúng ta không nên đuổi theo hư vọng.

Chúng ta thường có khuynh hướng tham chấp ái luyến những con người, những hoàn cảnh, những sự vật hiện tượng tốt đẹp. Chẳng ai muốn chịu đựng đau khổ. Ai cũng muốn được hạnh phúc. Nhưng chúng ta cần phải hiểu được rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều là hư vọng. Giống như cầu vồng vậy. Tất cả những thứ tốt đẹp cũng giống như cầu vồng, đều không có thật. Thực hành xả chấp cũng là thực hành Bồ tát đạo. Bám chấp sẽ dẫn tới khổ đau vô lượng. Thế nhưng cũng đừng nên tuyệt vọng khi gặp đau khổ, vì đau khổ cũng chỉ là hư vọng mà thôi.

Khổ đau muôn hình vạn trạng, trong đó có bốn nhóm chính. Thứ nhất là bạn đau khổ khi không có được điều minh mong muốn. Thứ hai là ngay cả khi đã có được thứ mình mong muốn rồi, bạn vẫn đau khổ vì lo sợ sẽ đánh mất nó. Loại khổ thứ ba là bạn gặp gỡ những người hoặc những hoàn cảnh mà bạn không mong muốn song lại chẳng có cách nào để trốn tránh. Loại khổ thứ tư là bạn buộc phải xa lìa những người, những đồ vật hay những hoàn cảnh mà bạn yêu mến.

Đây là bốn loại khổ thông thường vẫn gặp. Có những người khổ vì ốm đau, có những người khổ vì mất người thân yêu v.v. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau khổ. Nếu như bạn gặp phải bất cứ cảnh ngộ nào như vậy, bạn đừng nên tuyệt vọng. Bạn cần phải hiểu rằng đau khổbản chất của luân hồi. Hãy nghĩ về điều đó và tự nhủ, “Mình đang đau khổ bởi những nghiệp quả bất thiện trong quá khứ đang chín muồi”. Thay vì cảm thấy tuyệt vọng hay hoảng loạn, bạn hãy bình tâm và cầu nguyện. Hãy thử suy nghĩ và hành động tích cực, thiện lành, để trong tương lai và những đời sống sau nữa bạn sẽ không phải trải qua cảnh khổ tương tự. Trong khi đau khổ, bạn cũng cần nghĩ tới những người đang chịu đau khổ giống như bạn, hãy cầu nguyện cả cho họ và nguyện rằng họ sẽ không phải chịu đau khổ giống như bạn đang phải chịu.

Đau khổvọng tưởngvọng tưởng giống như một giấc mơ. Thí dụ như khi bạn nằm mơ thấy con mình tử nạn, trong mơ bạn cảm thấy đau đớn tột cùng, cho dù đó chỉ là giấc mơ. Ngay khi thức dậy, bạn nhận ra rằng con bạn vẫn còn sống và đó chỉ là một cơn ác mộng. Điều này cho thấy những đau khổ chúng ta đang trải qua cũng chỉ là ảo vọng. Hiểu được rằng đau khổhư vọng cũng là thực hành Bồ tát đạo.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11105)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16475)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11938)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 12127)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12809)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 12752)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10264)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13993)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10256)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13740)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16289)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 12011)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 13004)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11676)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12702)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10819)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 11026)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10968)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11916)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12794)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 11097)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12640)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11355)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
(Xem: 12556)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14121)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10870)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10551)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11224)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 12026)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13176)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12372)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15381)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 14347)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12127)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15392)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 12027)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12432)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11211)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12109)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10641)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12573)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13195)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14864)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12722)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16604)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19689)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 12281)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 13554)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11972)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11653)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12785)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14546)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12652)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15689)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13643)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12922)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 18036)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11196)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 12210)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 13075)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant