Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 2. Pháp

02 Tháng Ba 201300:00(Xem: 4836)
Chương 2. Pháp

CỐT TUỶ CỦA ĐẠO PHẬT
Thích Phước Sơn

Chương 2
Pháp

Đức Phật đại từ bi nhập diệt, nhưng chánh pháp tuyệt diệu mà Ngài để lại trọn vẹn cho nhân loại vẫn còn trong sáng như thủy tinh. Mặc dù Đức giáo chủ không để lại những ghi chép về giáo lý của Ngài, các đệ tử ưu tú vẫn bảo trì những giáo lý ấy bằng ký ức, và truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Pháp có phải là triết lý không?

Hệ thống triết lý và đạo đức ôn hòa do đức Phật thuyết giảng không đòi hỏi lòng tin mù quáng của tín đồ, không truyền bá giáo điều độc đoán, không khuyến khích lễ nghi mê tín, mà chủ trương một đường lối trung dung cao quí tuyệt hảo, hướng dẫn môn đệ theo nếp sống thanh tịnhtư tưởng thanh tịnh, được gọi là Pháp hay thông thường hơn, là Phật pháp.

Đức Phật đại từ bi nhập diệt, nhưng chánh pháp tuyệt diệu mà Ngài để lại trọn vẹn cho nhân loại vẫn còn trong sáng như thủy tinh. Mặc dù Đức giáo chủ không để lại những ghi chép về giáo lý của Ngài, các đệ tử ưu tú vẫn bảo trì những giáo lý ấy bằng ký ức, và truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay sau khi Ngài nhập diệt, 500 A La Hán ưu tú chuyên về Pháp (Dhamma) và Luật (Vinaya) đã triệu tập một đại hội để nghe giáo lý nguyên thủy do chính Đức Phật dạy. Tôn giả A Nan[1], người may mắn đặc biệt được nghe tất cả những lời Phật dạy, đã đọc lại Pháp, còn Tôn giả Ưu Ba Li (Upali)[2] đọc lại Luật.

Tam Tạng (Tipitaka) do những vị A La Hán xưa kia sưu tập và xếp đặt theo thể loại, còn giữ được cho đến ngày nay.

Vào triều đại vua Sinhala Vattagamani Abaya, khoảng năm 83 trước kỷ nguyên, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, Tam Tạng được ghi chép trên lá bối tại Tích Lan. Tam Tạng đồ sộ này chứa đựng tinh hoa giáo lý của Đức Phật, ước chừng 11 lần khối lượng Thánh kinh Cơ Đốc (Bible). Sự tương phản đáng chú ý giữa Tam TạngThánh KinhTam Tạng không phát triển tuần tự như Thánh Kinh.

Tam Tạng gồm có: Tạng Kinh (Sutta Pitaka), Tạng Luật (Vinaya Pitaka) và Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka).

Tạng Luật: Được coi như chỗ dựa chính của giới xuất gia độc cư (đó là Tăng-già) có tính lịch sử xưa nhất - phần chính chứa đựng những giới điều và kỷ luật mà Đức Phật đã tuyên bố, tùy theo sự việc xảy ra, để làm giới luật tương lai cho chúng Tỳ Kheo (Bhikkhus) và Tỳ Kheo ni (Bhikkhunis). Nó mô tả chi tiết sự phát triển tuần tự của sự truyền giáo, đời sốngviệc làm của đức Phật cũng được ghi chép. Một cách gián tiếp, nó cũng tiết lộ một số tin tức quan trọng và hữu ích về lịch sử xa xưa, những tập tục, nghệ thuật, khoa học v.v... của Ấn Độ.

Tạng này bao gồm 5 bộ phận sau đây:

1. Ba la di (Pàràjika): Tội nặng

2. Ba dật đề (Pàcittiya): Tội nhẹ

3. Đại phẩm (Mahàvagga): Tiết lớn

4. Tiểu phẩm (Cullavagga): Tiết nhỏ

5. Toát yếu (Parivàra): Toát yếu luật

Kinh Tạng: Gồm những bài pháp chính yếu do đức Phật thuyết giảng, tùy theo những trường hợp khác nhau. Cũng có một vài bài pháp do một số đệ tử ưu tú của đức Phật như Tôn giả Xá-lợi-phất (Sariputta)[3] A-nan (Ananda) Mục-kiền-liên (Moggallana)[4] v.v... thuyết giảng, được đưa vào đó. Kinh Tạng như một bộ sách hướng dẫn các phương thuốc, vì các bài thuyết giáo trong đó đức Phật trình bày tùy theo những hoàn cảnh khác nhau và những căn tính của những người khác nhau. Có thể có những lời nói bề ngoài như mâu thuẫn, nhưng chúng ta không nên hiểu lầmĐức Phật đã phát biểu nhất thời để cho thích hợp với một mục tiêu đặc biệt:

Ví dụ, cùng một vấn đề, khi thì Ngài giữ im lặng (nếu người hỏi là kẻ vấn nạn ngu si) hoặc giải đáp tỉ mỉ khi Ngài biết rõ người hỏi là kẻ nhiệt thành tìm hiểu. Phần lớn những bài giảng nhằm mục đích làm lợi cho các Tỳ kheo, liên quan đến đời sống phạm hạnhgiải thích học thuyết.

Cũng có nhiều bài giảng khác liên quan đến sự tiến bộ tinh thầnvật chất của các tín đồ tại gia.

Tạng này được chia thành 5 bộ hay 5 tập:

1. Trường bộ kinh (Digha Nikàya): Tập hợïp những bài kinh dài.

2. Trung bộ kinh (Majjhima Nikàya): Tập hợïp những bài trung bình.

3. Tương ưng bộ kinh (Samyutta Nikàya): Tập hợïp những bài kinh cùng loại.

4. Tăng chi bộ kinh (Anguttara Nikàya): Tập hợïp những bài kinh được phân loại theo thứ tự.

5. Tiểu bộ kinh (Khuddaka Nikàya): Tập hợïp những kinh nhỏ.

Bộ thứ 5 được chia nữa thành 15 quyển:

1. Những bài Pháp ngắn (Khuddaka Pàtha).

2. Pháp cú (Dhammapada).

3. Phật thuyết như vậy (Iti Vuttaka).

4. Kinh tập (Sutta Nipàta).

5. Sự tích các cung trời (Vimàna Vatthu).

6. Sự tích ngạ quỷ (Peta Vatthu).

7. Kệ tụng của trưởng lão Tăng (Theragàthà).

8. Kệ tụng của trưởng lão Ni (Therigàthaø).

9. Sự tích Bản sinh (Jàtaka).

10. Giải thích (Niddesa).

11. Phân tích bằng trí tuệ (Patisambhidaø).

12. Đời sống của các A-la-hán (Apadàna).

13. Lịch sử của đức Phật (Buddhavamsa).

14. Những cách ứng xử (Cariyà Pitaka).

15. Phật tự thuyết (Udana).

Tạng A-tỳ-đàm (Abhidhamma Pitaka): Quan trọng hơn cả và ý nghĩa nhất trong ba Tạng, chứa đựng triết lý thâm trầm của giáo lý đức Phật, trái với những bài pháp sáng sủa và giản dị nhất trong Tạng Kinh.

Tạng Kinh trình bày giáo lý ước lệ (Vohàrade- sanà), còn Tạng Luận trình bày giáo lý cứu cánh (Paramattha desanà).

Đối với các bậc hiền triết, Tạng Luận là một chỉ nam tối cần thiết; đối với người có tinh thần tiến bộ, nó là một lạc thú tinh thần, và đối với những học giả khảo cứu, nó là món ăn cho tư tưởng. Những tư tưởng được phân tích và xếp loại phần lớn theo quan điểm đạo đức. Những trạng thái tâm lý được kể ra. Thành phần của mỗi loại ý thức được liệt kê với những chi tiết. Những tư tưởng khởi lên như thế nào đều được mô tả tỉ mỉ. Những vấn đề không quan trọng mà nhân loại chú ý, nhưng không liên quan đến sự thanh tịnh hóa của chúng ta, đều bị gạt bỏ.

Vật chất được phân tích tóm tắt, những đơn vị căn bản của vật chất, những đặc tính của vật chất, nguồn gốc của vật chất, mối tương quan giữa tâm và vật đều được giải thích.

Luận Tạng khảo sát tâm và vật - hai thành phần cấu tạo của cái gọi là hữu thể - để giúp chúng ta hiểu các sự vật như thật, và một triết học đã được phát triển theo chiều hướng ấy. Dựa vào nền tảng triết học đó, một hệ thống đạo đức được khai triển để thực hiện mục đích cứu cánh- Niết bàn.

Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka) gồm có 7 bộ:

1. Pháp tập luận (Dhamma Sangani): Phân loại các pháp.

2. Phân biệt luận (Vibhanga): Sách phân loại.

3. Luận sự (Kathà Vatthu): Những điểm tranh luận.

4. Nhân thi thiết luận (Puggala Panõnõatti): Mô tả về cá nhân.

5. Giới thuyết luận (Dhàtu Kathà): Tranh luận liên quan đến giới.

6. Song luận (Yamaka): Những vấn đề xếp theo từng cặp.

7. Phát thú luận (Patthàna): Những nguyên nhân.

Trong Tam Tạng chúng ta tìm được sữa cho trẻ em và thức ăn cho người lớn, vì Đức Phật đã dạy giáo lý của Ngài thích hợp cho giới bình dân và cả giới trí thức. Chánh pháp vi diệu được bảo tồn trân trọng trong những bộ sách thiêng liêng này, liên quan đến các chân lý và các sự kiện, và không liên hệ đến những triết thuyết có thể được chấp nhận như những chân lý thâm trầm hôm nay nhưng ngày mai phải bỏ đi. Đức Phật không trình bày cho chúng ta những triết thuyết mới mẻ, làm ta kinh ngạc, Ngài cũng không phiêu lưu tạo ra bất cứ thứ khoa học vật chất mới mẻ nào. Ngài mô tả những vấn đề nội tâmngoại giới liên quan mật thiết đến sự giải thoát của chúng ta, và cuối cùng mở ra con đường giải thoát, đó là con đường duy nhất. Nhưng ngẫu nhiên Ngài đã đi trước nhiều nhà khoa học và triết học hiện đại.

Schopenhauer[5] trong tác phẩm “Thế giới như là Ý chí và Ý niệm” đã trình bày chân lý về sự đau khổnguyên nhân của nó theo cách thức Tây phương. Spinoza[6] dù không phủ nhận có một thực tại thường hằng, vẫn khẳng định rằng tất cả cuộc sống lâu dài cũng đều tạm bợ nhất thời.

Theo quan niệm của ông, đau khổ được đối trị “bằng cách tìm ra một đối tượng tri thức không biến đổi, không tạm bợ, mà bất dịch, vĩnh cửu và trường tồn”. Berkeley[7] chứng minh rằng cái gọi là nguyên tử bất phân chỉ là một giả thuyết siêu hình. Hume,[8] sau một chuỗi phân tích tỉ mỉ nội tâm, đã kết luận rằng ý thức bao gồm những trạng thái tâm lý chớp nhoáng. Bergson[9] chủ trương lý thuyết vô thường. Prof James[10] nhắc đến một dòng ý thức.

Đức Phật đã mô tả giáo lý Vô thường (Anicca), Khổ (Dukkha), và Vô ngã (Anatta) này từ 2500 năm trước, khi Ngài sống tại lưu vực sông Hằng (Ganges).

Chúng ta nên biết rằng đức Phật không dạy tất cả những gì mà Ngài đã giác ngộ. Có lần, khi đi ngang qua một khu rừng, đức Phật cầm lên nắm lá trong tay, và nói: “Này cáùc Tỳ Kheo, những gì ta đã nói cũng ví như những chiếc lá trong tay của ta, những gì ta không nói cũng ví như tất cả lá trong khu rừng.”

Ngài dạy những gì Ngài xem là thiết yếu tuyệt đối cho sự thanh tịnh hóa của chúng ta, Ngài không phân biệt giữa giáo lý công truyền (hiển giáo) và giáo lý mật truyền (Mật giáo). Ngài đặc biệt im lặng đối với những vấn đề không liên quan đến thiên chức cao cả của Ngài.

Phật giáo chắc chắn thích hợp với khoa học, nhưng chúng ta phải xem cả hai như những thuyết lý song hành. Vì khoa học chỉ nhắm vào những chân lý trong lãnh vực vật chất, còn Phật giáo tự giới hạn vào những chân lý trong lãnh vực đạo đứctâm linh. Đề tài của mỗi bên đều khác nhau.

Pháp do Phật dạy không phải chỉ để bảo tồn trong kinh điển, cũng không phải là một đề tài để nghiên cứu theo quan điểm lịch sửvăn học. Trái lại, pháp cần phải được học hỏi và đem ra thực hành trong đời sống của chúng ta, vì không thực hành thì chúng ta không thể nào đánh giá được chân lý. Pháp phải được nghiên cứu, hơn nữa phải được thực hành, và trên tất cả là phải được chứng ngộ, chứng ngộ ngay hiện tạimục đích cứu cánh của pháp. Pháp ví như một chiếc bè chỉ nhằm mục đích duy nhấtvượt qua biển sinh tử (Samsàra).

Do đó, không thể giới hạn Phật giáo vào triết học, vì Phật giáo không phải chỉ là “niềm ưa thích tìm tòi tri thức”. Phật giáo có thể tương tự với triết học, nhưng Phật giáo còn quán triệt hơn nhiều.

Triết học chỉ chuyên về tri thức, và không liên quan đến thực hành, còn Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh đến thực hànhchứng ngộ.

 

 


[1]. A Nan (Ananda): Em họ của Phật. Một trong mười đệ tử lớn của đức Phật, ông là vị đa văn đệ nhất, có công kết tập kinh tạng. 

[2]. Ưu Ba Ly (Upàli): Một trong 10 đệ tử lớn của Phật, có công đầu trong việc kết tập Luật Tạng. 

[3]. Xá Lợi Phất (Sàriputta): Một trong 10 đệ tử lớn của Phật, được xem là trí tuệ đệ nhất. 

[4]. Mục Kiền Liên (Moggallàna): Một trong 10 đệ tử lớn của Phật, ông là bậc thần thông đệ nhất. 

[5]. Schopenhauer (1788-1860): Triết gia người Đức danh tiếng, được xem như nhà sáng lập triết học yếm thế của Tây phương, vào tiền bán thế kỷ XIX. 

[6]. Spinoza (1632-1677): Triết gia Hòa Lan rất nổi tiếng trong thế kỷ XVII, có công canh tân triết họcTôn giáo lúc bấy giờ. 

[7]. Berkeley (1685-1753): Nhà triết họcvật lý học. 

[8]. Hume (1711-1776): Triết gia Tô Cách Lan, chủ trương thuyết hoài nghi, không tin Tôn giáo, nhất là Thiên chúa giáo. 

[9]. Berggon (1859-1941): Triết gia Pháp, bác bỏ thuyết thực nghiệm (Positivism) đương thời, nhấn mạnh thuyết nhị nguyên (dualism) giữa năng lực động và vật chất tĩnh. Đoạt giải Nobel văn học năm 1927. 

[10]. James (1818-1889): Nhà vật lý học người Anh, chuyên nghiên cứu về điện và từ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11090)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16466)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11916)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 12103)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12797)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 12745)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10240)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13976)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10244)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13712)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16276)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11979)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12989)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11664)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12691)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10806)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 11014)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10954)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11907)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12775)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 11074)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12629)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11342)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
(Xem: 12529)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14116)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10859)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10529)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11203)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 12011)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13168)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12360)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15355)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 14339)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12118)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15379)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 12011)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12421)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11194)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12096)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10625)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12564)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13178)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14849)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12698)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16586)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19677)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 12274)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 13536)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11962)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11645)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12776)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14529)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12625)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15670)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13633)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12912)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 18025)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11176)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 12188)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 13063)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant