Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

VI. Ý nghĩa của sự tu tập

09 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12364)
VI. Ý nghĩa của sự tu tập

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

Phần 1

QUAN ÐIỂM TU TẬP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

VI. Ý NGHĨA CHỮ TU TẬP

Ý nghĩa của từ tu tập trong Phật phápsửa đổi những hành vi sai trái của con người thành hành vi đúng đắn, nhưng cái gì chỉ đạo cho hành vi ấy? Thật ra, tất cả những hành vi thuộc về thân và miệng, chỉ là công cụ sai khiến của “ý thức”. Như vậy, trước khi con người muốn sửa đổi những hành vi sai trái cần phải sửa đổi những nhận thức sai lầm đó, vì ý thức là cái chỉ đạo hành động, không thể chỉ sửa đổi hành động mà không sửa đổi ý thức. Ðó là lý do tại sao trong quan điểm nghiệp của đức Phật rất chú trọng đến “ý nghiệp”, khác với Kỳ-na giáo chú trọng đến thân nghiệp. Do vậy, ý nghĩa chữ tu tập trong Phật giáo có nghĩa là thay đổi sự nhận thức sai lầm thành nhận thức đúng. Sự nhận thức đúng chính nó là thanh bảo kiếm để chặt đứt tất cả những khổ đau phiền não của con người. Nhưng làm thế nào để có sự nhận thức đúng? Theo kinh “Tất Cả Lậu Hoặc” (Sabbasava-suttam), đức Phật đã nhấn mạnh vai trò không như lý tác ýnhư lý tác ý như đã được giải thích ở trên.

Trở lại vấn đề đang thảo luận, theo đức Phật, nguồn gốc khổ đau của con ngườivô minh, nhưng trên thực tế, phiền não được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó đức Phật căn cứ điểm xuất hiện không đồng của nó, ngài đã đưa ra bảy phương pháp đoạn trừkhác nhau. Như kinh “Tất Cả Lậu Hoặc”, đức Phật liệt kê như sau:

1- Có những lậu hoặc phải do tri kiến đoạn trừ

2- Có những lậu hoặc phải do phòng hộ đoạn trừ

3- Có những lậu hoặc phải do thọ dụng đoạn trừ

4- Có những lậu hoặc phải do kham nhẫn đoạn trừ

5- Có những lậu hoặc phải do tránh đoạn trừ

6- Có những lậu hoặc phải do trừ diệt đoạn trừ

7- Có những lậu hoặc phải do tu tập đoạn trừ.

Qua lời đức Phật vừa nêu trên, từ tu tập trong đạo Phật nguyên thủy mang ý nghĩa sửa đổi ý thức sai lầm, là sự phòng hộ, là thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệttu tập, không giới hạn ở bất cứ hình thức cố định nào. Cái gì làm giảm bớt sự đau khổphiền não của con người, cái ấy được đức Phật gọi là một pháp môn tu tập trong Phật giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16746)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21414)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18830)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23131)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9523)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant