Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phụ lục

06 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13534)
Phụ lục


PHỤ LỤC :
BỨC THƯ CỦA BỒ TÁT LONG THỌ 
GỞI CHO VUA GAUTAMIPUTRA

Hỡi con người chánh trựcđáng kính có những đức hạnh, thật đáng cho ngài nghe một số ít bài thánh kệ này mà tôi đã soạn thảo để cho ngài có thể mong ước công đức khởi sanh từ những lời của đấng Thiện Thệ. 1

Ví như, một hình ảnh của đấng Thiện Thệ, nếu nó được làm bằng gỗ hay cái gì đại loại, được những người trí phụng thờ. Cũng thế dù những vần kệ của tôi có thể không duyên dáng, chớ có coi thường nó bởi vì nó đặt nền trên một luận bàn thánh Pháp. 2

Tuy ngài đã nghe và thậm chí đã hiểu nhiều lời của bậc Đại Giác, chẳng phải một lâu đài màu trắng càng trắng hơn bởi trăng khuya ? 3

Ngài cần ghi nhớ trong tâm sáu điều : Phật, Pháp, Tăng, bố thí, giới và chư thiên ; kho những phẩm tính của mỗi cái trong sáu sự nhớ nghĩ này đã được bậc Điều Ngự khéo dạy. 4

Hãy luôn luôn thực hành con đường của mười thiện hạnh (được thực hiện) qua thân, ngữ và tâm ; tránh rượu, và cũng thích thú với một cuộc sống lành mạnh. 5

Biết rằng sung túc thì không bền và không có tự tánh, đáng trao tặng cho những vị tăng, bà la môn, người nghèo và bạn bè những món đồ tặng ; thế nên đối với đời tới không có một người bà con nào tuyệt hảo cho bằng bố thí. 6

Ngài cần thực hành giới luật, nó không hư hại, không thể chê trách, không trộn lẫn và không nhiễm ô – vì giới được nói là nền tảng của mọi đức hạnh, như đất là chỗ nâng đỡ cho cả hai loài hữu tình và vô tình. 7

Hãy tăng trưởng những hoàn thiện vô lượng bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tập trung, và trí huệ, và như vậy trở thành Chúa Tể của những Bậc Chiến Thắng đã đạt đến bờ bên kia của đại dương sanh tử. 8

Dòng giống của người thờ phụng cha và mẹ thì cùng với dòng giống của Phạm thiên và của những thầy giáo ; nhờ tôn kính họ mà người ta sẽ có tiếng tăm và về sau sẽ đạt đến những cõi cao hơn. 9

Hãy từ bỏ giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, rượu, ăn không đúng thời, thích thú ghế giường cao, và mọi loại ca hát, khiêu vũ và hoa. 10

Nếu ngài có tám đặc tánh này giống như đạo đức của một A la hán, bấy giờ, được nuôi dưỡng bởi những lời nguyện, ngài sẽ ban cho những người đàn ông và đàn bà hình sắc đáng ưa của chư thiên cõi dục. 11

Hãy nhìn những cái này như những kẻ thù : keo kiệt, xảo quyệt, lừa dối, tham luyến tư hữu, lười biếng, kiêu mạn, tham luyến tình dục, thù ghét, và kiêu căng về giai cấp, hình sắc, học vấn, tuổi trẻquyền lực lớn lao. 12

Bậc Thánh nói rằng chánh niệm là nguồn gốc của sự bất tử và không chánh niệm là nguồn gốc của chết (sanh tử) ; bởi thế để tăng cường đức hạnh của ngài, hãy tận tụy ở trong chánh niệm. Người trước kia không chánh niệm, nhưng về sau trở nên chánh niệm – như Nanda, Angulimala, Ajatasatru và Udayana – cũng sẽ chói sáng như mặt trăng thoát khỏi đám mây
 13-14

Bởi vì không có sự hối lỗi nào hơn nhẫn nhục, ngài phải không để cho tức giận có dịp sanh khởi. Đức Phật nói rằng bằng cách bỏ đi giận dữ, người ta sẽ đạt đến cấp độ bất thối chuyển. 15

“Tôi bị những người này lợi dụng, bị họ trói, bị họ đánh bại, họ đã giật tài sản của tôi” ; chứa chấp sự thù địch như vậy sanh ra những tranh chấp, nhưng người bỏ đi sự chứa chấp thù địch ngủ một cách hạnh phúc. 16

Hãy biết rằng tâm giống như một hình vẽ trên mặt nước, trên đất hoặc trên đá ; cái đầu tiên trong ba cái là tốt nhất cho những ai có nhiễm ô, và cái cuối cùng cho những ai mong muốn đạo. 17

Bậc Chiến Thắng tuyên bố rằng dịu dàng, chân thậtsai lầm là ba loại lời nói của con người – những lời nói như vậy giống như mật, hoa và đồ bẩn. Hãy từ bỏ cái chót trong ba cái. 18

Có bốn loại người được xem là đi từ : ánh sáng đến ánh sáng cùng cực ; bóng tối đến bóng tối cùng cực ; ánh sáng đến bóng tối cùng cực và bóng tối đến ánh sáng cùng cực ; hãy là loại người đầu tiên. 19

Những con người cần được hiểu giống như những trái xoài : chưa chín nhưng có vẻ chín, chín nhưng có vẻ chưa chín, chưa chín và có vẻ chưa chín, và chín và cũng có vẻ chín. 20

Chớ nhìn ngó vợ người khác ; tuy nhiên khi thấy họ, hãy nghĩ theo tuổi của họ : như mẹ mình, em mình, hay chị mình. Nếu tham dục vẫn còn, bấy giờ hãy thiền định về bất tịnh
 21

Hãy bảo vệ tâm bất định như (ngài bảo vệ) sự học vấn, một đứa con trai, một kho tàng, hay mạng sống ; hãy rút tâm ra khỏi những khoái lạc như (ngài rút lui) khỏi một con rắn độc, thuốc độc, một vũ khí, một kẻ thù hay lửa. 22

Đấng của những bậc Chiến Thắng đã tuyên bố rằng những tham muốn thì giống như những trái Kimbu, vì chúng là nguyên nhân của thống khổ ; bởi vì những xích sắt này cột trói những người còn mê muội trong ngục tù của sanh tử, hãy từ bỏ chúng. 23

Giữa người chinh phục sự tham muốn vào những đối tượng thoáng chốc và bất định của sáu giác quan và người chinh phục quân thù nơi chiến trường, người trí biết người thứ nhất là một anh hùng vĩ đại hơn nhiều. 24

Hãy nhìn thân thể của một cô gái trẻ nếu không có đồ trang sức (và áo quần) thì giống như một bình chứa hoàn toàn bất tịnh phủ bằng da, khó thích thú, bốc mùi hôi, và với những thứ dơ bẩn thoát ra từ chín cửa. 25

Hãy biết rằng cũng như một người bệnh cùi đầy chí rận hoàn toàn nương dựa vào lửa để có được hạnh phúc, tương tự sự bám níu vào những tham muốn sẽ không đem lại an vui. 
 26

Hãy khéo léo trong việc tri giác đúng những sự vật với cái hiểu về Chân Lý Tối Hậu, bởi vì không có thực hành nào khác có phẩm tính tương đương. 27

Người có giai cấp cao, hình sắc đẹp đẽ và có học không được tôn trọng nếu nó không có trí huệđạo đức ; tuy nhiên người có hai phẩm tính này, dù không có những phẩm tính kia, thì được tôn sùng. 28

Hỡi người hiểu biết thế giới, tám pháp thế gian – được, mất, sung sướng, bất hạnh, lời ngọt ngào, lời thô nặng, khen, chê – cần được xem đều không xứng đáng ở trong tâm ngài như nhau. 29

Chớ phạm những tội lỗi vì những bà la môn, những nhà sư, chư thiên, những người khách, cha mẹ, con cái, hoàng hậu, hay những người hầu, bởi vì không có người nào khác chia xẻ kết quả địa ngục. 30

Dù một số hành vi tội lỗi được thực hiện sẽ không làm ngài bị thương tức khắc như một vũ khí, kết quả từ những hành động tội lỗi ấy sẽ trở nên biểu lộ khi thời gian cái chết ập đến. 31

Bậc Đại Trí nói rằng đức tin, giới luật, bố thí, học hỏi, tự hổ thẹn, hổ thẹn với người khác và trí là bảy tài sản không tỳ vết (bảy thánh tài) ; hãy nhận biết những tài sản thông thường là không nghĩa lý. 32

Hãy từ bỏ sáu cái này đưa đến mất danh tiếng và sanh trong những trạng thái xấu : hoang phí, tham dự vào những lễ hội, lười biếng, chơi với bạn tội lỗi, rượu và đi trong ban đêm. 33

Bậc Đạo sư của trời và người nói rằng hài lòngtuyệt hảo nhất trong mọi sự giàu có, thế nên hãy luôn luôn hài lòng ; nếu hài lòng với sự không giàu có, người ta thật sự giàu có. 34

Hỡi đức vua hào hiệp, cũng như kẻ cao nhất trong loài Rồng chịu khổ theo số cái đầu nó có, cũng vậy người ta khổ đau theo số tài sản người ta giành được ; tuy nhiên, không như vậy đối với người ít tham muốn. 35

Hãy tránh ba loại vợ này : người như kẻ đao phủ, hợp với kẻ thù một cách tự nhiên ; người như một nữ hoàng, không kính trọng chồng ; và người như một tên trộm, lấy trộm cả những vật nhỏ. Loại người vợ đáng tôn kính như một vị thần gia đình là người tốt lòng như một người chị, người thân thiết như một người bạn, người mong muốn sự lợi lạc của ngài như một người mẹ, hay người phục tùng ngài như một người hầu. 36-37

Hiểu thực phẩm giống như thuốc uống, không dùng nó với sự ghét bỏ, tham luyến, không vì cường tráng, kiêu căng hay sắc đẹp, mà chỉ để duy trì thân xác. 38

Hỡi con người chính trực, sau khi trải qua suốt cả ngày và phần bắt đầu và phần cuối của đêm, hãy chỉ ngủ một cách tỉnh giác vào khoảng giữa, thế nên thậm chí thời gian ngủ sẽ không là vô ích. 39

Luôn luôn thiền định đúng đắn về từ, bi, hỷ, xả ; dù (trạng thái) tối thượng không đạt được bằng cách này, thì vẫn sẽ đạt được hạnh phúc của thế giới Phạm thiên. 40

Đã từ bỏ những lạc thú, niềm vui và khổ của cõi dục nhờ bốn tập trung, những cấp độ may mắn của chư thiên – Brahma (Phạm thiên), Abhasvara (Quang Âm thiên) Subhakrtsna (Biến Tịnh thiên) và Brhatphala (Quảng Quả thiên) – sẽ đạt được. 41

Từ nền tảng của năm yếu tố lớn này – kiên trì, ý định, không nghịch lại, phú bẩm những phẩm tính, và những việc hảo tâm – những hành vi đức hạnh và không đức hạnh sanh khởi (rất nhiều) ; bởi thế, hãy cố gắng làm những hành động đức hạnh. 42

Hãy hiểu rằng một lượng nhỏ muối làm thay đổi vị của một ít nước trong khi không thể làm thay đổi vị của sông Hằng ; tương tự, một hành vi tội lỗi nhỏ sẽ không làm hư hỏng nổi một cội gốc công đức lớn lao. 43

Hãy ý thức rằng năm chướng ngại này là những tên trộm cướp đi sự giàu có của công đức : láo xượchối tiếc, những tư tưởng làm hại, lãnh đạmbuồn ngủ, tham đắm và nghi ngờ. 44

Hãy siêng năng thực hiện năm thực hành tuyệt hảo nhất – đức tin, tinh tấn, chánh niệm, định và trí huệ. Những cái này được gọi là sức mạnh, thần lực và cũng là đỉnh được đạt đến. 45

“Những hành động (nghiệp) như thế do chính tôi làm là nguyên nhân không vượt khỏi được bệnh, già, chết và chia ly với người thân”. Tự phụ sẽ không sanh khởi nhờ sự chỉnh sửa của tư tưởng này được lập đi lập lại. 46

Hãy theo chánh kiến nếu mong muốn cõi cao và giải thoát, vì dù cho những người làm nhiều hành vi phước đức nhưng qua tà kiến cũng sẽ có những hậu quả kinh khủng. 47

Hãy biết rằng thực ra con ngườikhông hạnh phúc, vô thường, không có tự ngã, và bất tịnh ; những ai bỏ rơi chánh niệm thì bị hủy hoại do thấy sai bốn điều này. 48

Như có nói : “Sắc không là tự ngã, tự ngã không sở hữu sắc, tự ngã không ở trong sắc, và sắc không ở trong tự ngã”, theo cách này hãy hiểu rằng bốn uẩn còn lại cũng là trống không. 49

Hãy biết rằng các uẩn không sanh ra từ dịp may, thời gian, Tự Nhiên, tính chất nội tại, Thượng Đế, cũng không phải không nguyên nhân, mà từ những hành vi vô minh và sự khao khát. 50

Hãy hiểu ba cái này là những trói buộc (vào sanh tử) và là những chướng ngại chặn kín những cổng vào thành phố của giải thoát : chỉ bám cứng đạo đứckhổ hạnh, cái thấy sai lầm về cá thể tự ngã và nghi ngờ. 51

Bởi vì giải thoát tùy thuộc vào chính mình chứ không tùy thuộc vào sự giúp đỡ nào của những ai khác, hãy trau dồi chân lý có bốn ngành qua việc học hỏi, giới luật và tập trung. 52

Hãy luôn luôn được điều phục trong giới cao nhất, huệ cao nhất và thiền định cao nhất ; có hơn một trăm năm mươi giới luật hoàn toàn bao gồm trong ba cái này. 53

Hỡi đức vua, chánh niệm về thân thể được đấng Thiện Thệ dạy là con đường độc nhất (đến giải thoát). Bởi vì mất chánh niệm sẽ hủy hoại mọi đức hạnh, hãy khéo giữ gìn nó một cách kiên định. 54

Cuộc đời thì vô thường bởi vì nó đầy dẫy những rủi ro như một bong bóng nước gặp phải cơn gió ; đến độ người ta thở vào được sau khi đã thở ra hoặc việc thức dậy từ một giấc ngủ là điều kỳ diệu. 55

Hãy biết rằng thân thể không bản chất này vào lúc cuối cùng – thành tro tàn, khô, thối hay dơ bẩn – sẽ hoàn toàn bị hủy hoại và biến mất và những cái cấu thành nó phân tán hết.56

Bởi vì không chỉ còn lại tro bụi mà mọi sự vật – trái đất, núi Tu Di và các đại dương – sẽ bị thiêu đốt bởi ngọn lửa của bảy mặt trời (vào lúc hoại kiếp), đâu thể nói gì về con người quá đỗi yết ớt này. 57

Hỡi người trổi vượt nhất của những con người, bởi vì mọi sự là vô thường, không có tự ngã, không có chỗ để nương dựa, không có ai bảo vệ, và không có nơi chốn nào để ở, hãy giải thoát tâm ngài khỏi sanh tử như cây mã đề không lõi. 58

Hỡi bậc quân vương, hãy làm cho đời người này được lợi lạc bằng cách thực hành Thánh Pháp, vì có được một tái sanh làm người khỏi những cảnh giới loài thú thì còn khó hơn một con rùa chui cổ vào một cái ách gỗ phiêu dạt giữa đại dương. 59

Đã có được một tái sanh làm người, người phạm những tội lỗi thì còn ngu dại hơn người mửa vào bình vàng nạm châu báu. 60

Ngài có bốn điều kiện lớn : ở trong một nơi chốn thích hợp, nương dựa vào những bậc Thánh, đã có thực hành trong những đời trước, và tích tập công đức. 61

Bậc Đại Trí nói rằng sự nương dựa vào một bạn đạo sẽ làm cho hoàn tất con đường đưa đến thánh quả. Bởi vì rất nhiều người đã đạt đến an lạc nhờ nương dựa vào bậc Chiến Thắng, hãy nương dựa vào những bậc Thánh. 62

Người nào sanh làm người tà đạo, thú vật, quỷ đói, chúng sanh địa ngục, người hoang dã, ngu đần, vị trời sống lâu hay nơi không có giáo pháp từ một đức Phật, được nói là sinh trong tám trạng thái khuyết điểm và không thuận lợi. Đã được cơ hội không bị lọt vào những cái đó, thì hãy cố gắng chấm dứt sự bị sanh lại. 63-64

Hãy lo buồn đối với sanh tử, nó là nguồn gốc của nhiều khổ đau, như không có cái mình muốn, chết, bệnh, già v.v…, và cũng hãy nghe nói về những lỗi lầm của nó. 65

Không có những chắc chắn nào trong sanh tử, bởi vì những người cha trở thành những đứa con, những mẹ thành vợ, và những kẻ thù thành bạn ; cũng thế có thể xảy ra điều ngược lại. 66

Mỗi người đã uống sữa mẹ nhiều hơn nước bốn biển ; bởi vì những người thế gian cứ đi theo người thường tục, họ sẽ phải còn uống nhiều hơn thế. 67

Mỗi người đã có một đống xương lớn ngang bằng hay cao hơn núi Tu Di ; cũng như số người mẹ (người ta đã có) thì những hạt đất của cả trái đất này cũng không thể tính cho đủ. 68

Đã trở thành Đế Thích, hưởng sự tôn kính của thế giới, người ta sẽ lại rơi xuống đất vì sức mạnh của những hành vi trước kia ; thậm chí đã có lúc trở thành một bậc quân vương vũ trụ, người ta sẽ có lúc trở thành một người tôi tớ của một người tôi tớ trong sanh tử. 69

Đã lâu nếm trải hạnh phúc vuốt ve thân thể và ngực vú của những trinh nữ cõi trời, rồi lại lần nữa sẽ phải trải qua sự xúc chạm rất khủng khiếp của những hình cụ phá vỡ và cắt đứt những bộ phận của người ta trong địa ngục. 70

Đã lâu ở trên đỉnh của núi Tu Di, nơi chân người ta xúc chạm với bề mặt dễ chịuthích ý, hãy xem xét rằng sự thống khổ kinh khủng của việc bước đi trong than hồng và trên những thân xác thối rữa lại được kinh nghiệm. 71

Đã đến những khu vườn đẹp đẽ và chơi đùa vui vẻ với những trinh nữ cõi trời hầu hạ, chân, tay, tai và mũi của người ta lại sẽ bị cắt bởi những lá sắc như lưỡi gươm trong những khu vườn của địa ngục. Đã đi vào sông Mandakini của những thiên nữ đầy hoa sen vàng đẹp đẽ, một lần nữa lại phải đi vào sông Vaitarani muối nóng và khó chịu đựng. 72-73

Đã có được hạnh phúc rất lớn của các vị trời cõi dục hay hạnh phúc bình thản của Phạm thiên, rồi sự khổ đau tương tục trở thành nhiên liệu cho lửa địa ngục Avici sẽ lại phải chịu đựng. Đã đạt đến trạng thái mặt trời hay mặt trăng và chiếu sáng toàn thể thế giới bởi ánh sáng của thân thể mình, một lần nữa lại đi vào bóng tối đen đặc đến độ bàn tay mình đưa ra cũng không thể thấy. 74-75

Bởi vì ngài sẽ phải khổ đau như vậy, hãy cầm lên ngọn đèn sáng của đức hạnh ba phần ; (nếu khác đi), ngài sẽ phải một mình đi vào bóng tối không cùng mà mặt trời hay mặt trăng không thể phá hủy. 76

Những chúng sanh phạm tội sẽ luôn luôn đau khổ trong những địa ngục : Samjiva, Kalasutra, Pratapana, Samghata, Raurava, Avici v.v… 77

Có một số người bị ép như ép mè, những người khác bị nghiền như nghiền bột ; một số bị cắt bởi những lưỡi cưa ; cũng vậy những người khác bị tách xẻ bằng những lưỡi rìu sắc. 78

Trong khi một dòng đồng nấu chảy rót vào trong một số người, số người khác bị đâm xuyên bằng những cây thương ngạnh sắt nóng cháy. 
 79

Một số với tay lên trời bị chế ngự bởi những con chó dữ tợn với răng nanh bằng sắt ; trong khi những người khác, bất lực, bị mổ bởi những con quạ với những móng vuốt kinh khủng và những mỏ nhọn bằng sắt. Một số, được dùng như thức ăn, đau đớn kêu la khi những con giòi và bọ chạm đến, ruồi nhặng và ong ăn thịt gây ra những vết thương lớn. 80-81

Lại nữa, một số với miệng há hốc thường cháy bỏng trong những đống lửa ; trong khi một số, đầu bị đè xuống, bị nấu như một đống gạo trong những vạc sắt. 82

Đã nghe sự khổ đau vô lượng của địa ngục, những người tội lỗibản chất cứng như kim cương thì không chịu vỡ tan thành ngàn mảnh ; (nhưng) chỉ giữa sự bắt đầu và chấm dứt của một hơi thở cũng đủ cho họ tái sanh vào địa ngục. Khi sợ hãi khởi sanh do nghĩ tưởng những hình ảnh hay thấy những bức tranh về địa ngục, đọc, nhớ hay nghe về nó – thế thì nếu người ta sẽ trải nghiệm những hậu quả kinh khủng như vậy, bấy giờ không cần nói gì nữa. 83-84

Cũng chắc chắn như sự thoát khỏi bám luyến sanh ra hạnh phúc tuyệt hảo nhất trong mọi hạnh phúc, chắc chắn sự khổ đau rất khủng khiếp của Địa ngục A Tỳ (Avici) (là cái xấu nhất) trong mọi khổ đau. Những khổ đau người ta chịu đựng do bị đâm bằng ba trăm ngọn giáo trong một ngày ở thế giới này cũng chẳng thể nào so sánh với một phần nhỏ sự khổ đau của địa ngục. 85-86

Như thế, người ta sẽ kinh nghiệm khổ đau rất khủng khiếp trong một trăm triệu năm, vì bao giờ sức mạnh của những hành vi bất thiện ấy chưa hết, thì người ta chưa ra khỏi cuộc sống địa ngục. 87

Bởi thế, bằng sự khéo léo của ngài hãy cố gắng không tạo ra lỗi lầm dù nhỏ như một hạt bụihạt giống của những quả bất thiện này – qua thân, lời và tâm ngài. 88

Những người từ bỏ đức hạnh làm nhân cho an bình sẽ sanh vào những cõi thú nơi có nhiều khổ đau khủng khiếp, như : ăn lẫn nhau, bị giết, bị trói, bị đánh đập v.v… 89

Một số bị giếtngọc trai, lông, xương, thịt hay da ; trong khi số khác đành chịu bị sử dụng bằng đánh, đá, roi hay đâm thọc bằng móc sắt. 90

Trong loài quỷ đói, khổ đau liên tục, không bớt, được sanh ra do không có những đối tượng thích muốn. Những khổ đau rất kinh khủng tạo ra bởi sợ hãi, đói, khát, lạnh, nóng và mệt lử sẽ phải chịu đựng. 91

Một số khổ sở vì đói, thậm chí không thể ăn một miếng thức ăn thừa và bẩn, vì họ có một cái miệng chỉ bằng lỗ kim và một bao tử lớn như trái núi. 92

Một số giống như phần trên cùng của cây thốt nốt khô, trần truồng với thân bằng da và xương ; trong khi một số với những ngọn lửa ban đêm phụt ra từ miệng họ, ăn ngấu nghiến thức ăn của cát nóng đỏ lọt vào trong miệng họ. 93

Một số nghèo đói thậm chí không thể tìm thấy thức ăn bất tịnh như mủ, phân, máu… đánh vào mặt nhau, họ ăn mủ của những bướu cổ chín mọc ra từ cổ họng của họ. 94

Đối với họ mặt trăng cũng là nóng vào mùa hè, và dù mặt trời cũng là lạnh vào mùa đông ; những cây trở thành không có trái và những dòng sông khô cạn trong cái nhìn của họ. 95

Đã chịu đựng khổ đau không dứt, một số cá nhân – bị sợi thòng lọng của những hành vi xấu đã phạm cột chặt – sẽ không chết trong năm ngàn hay thậm chí mười ngàn năm. 96

Đức Phật nói, “Dù những khổ đau mà những quỷ đói kinh nghiệm là đa dạng, chúng vẫn là một vị ; nguyên nhân là sự hà tiện, keo kiệt và đê tiện của người ta.” 97

Lại nữa, (như một kết quả) của những lạc thú lớn lao trong những cõi trời, sự khổ đau của cái chết và chuyển kiếp là lớn lao hơn ; đã suy gẫm như vậy, những người cao thượng không nên khao khát cõi trời, nó sẽ có lúc chấm dứt. 98

Hình sắc thân thể họ trở nên xấu xí, họ không muốn ngồi, những vòng hoa trên người tàn héo, y phục họ trở nên bẩn thỉu, và mồ hôi xuất hiện trên người họ – (tất cả những điều này) trước đây chưa từng xảy ra. Cũng như trên trái đất những dấu hiệu của sự chết báo trước cái chết đang đến với một người, thì năm dấu hiệu trên báo tin cái chết và sự chuyển kiếp của chư thiên đang ở trong cõi trời. 99-100

Nếu không còn phước đức khi họ chuyển di từ những thế giới của chư thiên, bấy giờ một cách bất lực, họ sẽ làm hoặc là thú vật, quỷ đói hay cư dân của địa ngục. 101

Lại nữa, trong những bán thiên, có sự khổ đau lớn lao nơi tâm trí vì sự xung đột tự nhiên đối với sự rực rỡ của chư thiên ; dù họ cũng thông minh nhưng họ không thấy được sự thật do bức màn của Nghiệp của họ. 102

Sanh tử là như vậy, thế nên sanh là bất hạnh dù ở đâu, giữa chư thiên, loài người, cư dân của địa ngục, quỷ đói hay thú vật. Hãy nhận thức rằng sanh là cái chứa đựng nhiều bệnh hoạn. 103

(Như ngài) dập tắt một ngọn lửa nếu nó thình lình bắt cháy trên áo quần hay trên đầu ngài, cũng thế hãy nỗ lực chấm dứt sự tái sanh qua những hành vi từ bỏ – vì không có mục tiêu nào khác tuyệt hảo hơn điều này. 104

Qua giới, huệ và định hãy đạt được trạng thái Niết bàn an lạc, bình thản và không một vết dơ, nó thì không tuổi tác, không chết, không cạn kiệt, và không có đất, nước, lửa, không khí, mặt trờimặt trăng. 105

Bảy chi này của giác ngộ – niệm, phân biệt các pháp, tinh tấn, hỷ, tịnh hóa, định và xả – là sự tích tập đức hạnh (hay công đức), sự tích tập công đức này là nguyên nhân của đạt được Niết bàn. 106

Không có huệ thì không có định, và ngược lại, không có định thì cũng không có huệ ; nhưng với người có hai cái này, đại dương sanh tử được biến thành như (nước ở trong) một dấu chân bò. 107

Mười bốn câu hỏi mà bậc Dòng Dõi của Mặt Trời tuyên bố là không thể nói ra trong thế gian thì không khơi dẫn sự an bình của tâm, thế nên chớ suy nghĩ tìm tòi về chúng. 108

Bậc Đại Trí tuyên bố, “Từ vô minh sanh những thiên hướng (hành), từ những thiên hướng sanh thức, từ thức sanh danh và sắc, từ danh sắc sanh sáu giác quan, từ những giác quan sanh tiếp xúc, từ tiếp xúc sanh cảm thọ, từ nền tảng của cảm thọ sanh khao khát, từ khao khát sanh bám giữ, từ bám giữ sanh trở thành, từ trở thành sự sanh xảy ra – nếu có sanh, bấy giờ một đống rất lớn khổ đau tiếp theo, như lo buồn, bệnh tật, già nua, thất vọng, sợ chết… ; tuy nhiên, bằng cách chấm dứt sanh, tất cả những cái ấy sẽ dừng dứt. 109-111

(Giáo Pháp) Duyên Sanh này là kho tàng sâu xaquý báu của lời dạy của bậc Chiến Thắng ; người thấy đúng cái này (Duyên Sanh) thì thấy Phật tối thượng, bậc Hiểu Biết Thực Tại. 112

Để đạt an lạc, hãy thực hành tám phần này của Con Đường : cái thấy chân chánh, đời sống chân chánh, nỗ lực chân chánh, niệm chân chánh, định chân chánh, lời chân chánh, hành động chân chánh và tư tưởng chân chánh. 113

Sanh này là khổ ; khao khát được gọi là nguồn gốc lớn lao của khổ ấy ; sự dừng dứt của khổ là giải thoát ; và con đường đạt đến giải thoát ấy là Con Đường Tám Ngành Cao Cả. Thế nên trong cách này, hãy luôn luôn cố gắng thực hiện Bốn Chân Lý Cao Cả, vì thậm chí người tại gia sống trong lòng của sự giàu có vẫn vượt qua dòng sông của những nhiễm ô nhờ cái hiểu biết này. 114-115

Những người đã thấu hiểu, thể nghiệm Chân Lý không từ trời rơi xuống cũng không từ đất vọt lên như hạt mầm, vì họ trước kia cũng là những người lệ thuộc vào những nhiễm ô 116

Hỡi con người không sợ hãi, Thế Tôn đã nói rằng tâm là gốc của mọi đức hạnh công đức, thế nên hãy điều phục tâm ngài ; đây là lời chỉ dạy lợi lạc và hữu dụng, thế nên đó là điều cần được nói thêm. 117

Thậm chí với một vị tăng ở đơn độc còn khó theo lời khuyên của tôi đã cho ngài : (nhưng) hãy làm cho cuộc đời này có ý nghĩa bằng sự trau dồi phẩm tính của tinh túy bất kỳ thực hành nào ở đây. 118

Đã tùy hỷ với công đức của tất cả (chúng sanh), cũng đã hồi hướng đức hạnh, thân, lời, tâm của ngài cho sự đạt đến Phật quả, và đã làm chủ toàn bộ yoga, bấy giờ ngài sẽ có vô số sự sanh trong những cõi của chư thiênloài người nhờ số công đức này. 119-120a

Hãy sinh như Thánh Quán Thế Âm, qua đức hạnh mình giúp đỡ những người khốn khổ và xua tan bệnh tật, già nua, tham và sân, hãy an trụ vô lượng cuộc đời như bậc Bảo Vệ của Thế Giới, Thế Tôn A Di Đà Phật trong cõi Phật của Ngài. 120b-121

Lan truyền đến những cõi của chư thiên, bầu trời và trên mặt đất, danh tiếngđại không tỳ vết (của ngài) sanh khởi từ huệ, giới và bố thí, đã hàng phục sự thích thú của chư thiên nơi các cõi trờicon người trên mặt đất trong sự hưởng thụ những trinh nữ tuyệt hảo, và đã đạt được Quyền Uy tối cao của những bậc Chiến Thắng dập tắt sự sanh khởi của sợ hãi và cái chết cho vô số chúng sanh phiền não bởi nhiễm ô, hãy đạt được trạng thái không sợ hãi, không tuổi tác, không lỗi lầm, an lạc, chỉ là danh tự, và siêu việt. 122-123

NHỮNG SÁCH CỦA THIỆN TRI THỨC ĐÃ XUẤT BẢN 
Thiện Tri Thức

Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh Về Con Đường Đại Toàn Thiện – Padmasambhava
Trí HuệĐại Bi – Dalai Lama Thứ 14
Một Tia Sấm Chớp Sáng Trong Đêm Tối – Dalai Lama Thứ 14
Kho Tàng Tâm Của Các Bậc Giác Ngộ – Dilgo Khyentse
Đại Toàn Thiện Tự Nhiên – Khenpo Nyoshul
Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng – Dalai Lama Thứ 14
Con Đường Kim Cương Thừa Về Sự Tịnh Hóa – Lama Yeshe
Cuộc Đời Siêu Việt Của 16 Vị Tổ Karmapa Tây Tạng – Karma Thinley
Mật Thừa Tây Tạng – Tsong Khapa và Dalai Lama Thứ 14
Những Yoga Tây Tạng Về Giấc Mộng Và Giấc Ngủ – Tenzin Wangyal Rinpoche
Những Giáo Huấn Của Gampopa – Lama Yeshe Gyamtso và Evans Wentz
Tu Hành Tâm Linh Liên Hệ Với Trung Ấm – Tulku Pema Wangyal
Năng Lực Chữa Lành Của Tâm – Tulku Thondup
Phật Tâm – Longchen Rabjam
Milarepa ¬– Lobsang P. Lhalungpa
Con Đường Căn Bản Đến Giác Ngộ – Chošgyam Trungpa
Tử Thư Tây Tạng – Chošgyam Trungpa và Francesca Fremantle
Nghệ Thuật Để Sống Trọn Vẹn Ý Nghĩa Cuộc Đời – Akong Tulku Rinpoche
Đại Ấn – Karmapa Thứ Chín Wangchug Dorje
Sông Lửa Sông Nước – Taitetsu Unno
Vài Chú Giải Về Thiền Đốn Ngộ – Nguyên Giác Phan Tấn Hải
Một Kho Tàng Các Giáo Huấn Siêu Việt – HH. Orgyen Kusum Lingpa
Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải – Đương Đạo
Những Chữ Vàng – Garab Dorje
Bức Thư Bồ Tát Long Thọ Gởi Cho Vua Gautamiputra – Sakya Trizin
Yoga Giấc Mộng Và Sự Thực Hành Ánh Sáng Tự Nhiên – Namkhai Norbu
Tịnh Độ Tư Tưởng Luận – Các đại sư Tịnh Độ Trung Hoa
Uống Dòng Suối Núi – Milarepa
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Chúa Giêsu – Dalai Lama Thứ 14
Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày – Đương Đạo
Tánh Giác Lộ Toàn Thân – Karma Chagmé

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 38481)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 14644)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
(Xem: 14629)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 14064)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14948)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16563)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29904)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16223)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15541)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 14890)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
(Xem: 14878)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
(Xem: 17887)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
(Xem: 15576)
Tiếng Nói Của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo - Jack Petranker - Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 38676)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 26729)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
(Xem: 39664)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 50767)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 38750)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 35051)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 18309)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
(Xem: 16473)
Tam vô lậu học - Giới, Ðịnh, Tuệ là phương tiện duy nhất để vượt thoát bến mê sinh tử... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 42408)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 39247)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 35618)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 17463)
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thườngphi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm...
(Xem: 46537)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 17156)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
(Xem: 28500)
Những người Phật tử chúng ta phải là những người Phật tử của thế kỷ 21, có nghĩa là Phật tử với kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, điều này rất căn bản.
(Xem: 19001)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
(Xem: 17596)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
(Xem: 17115)
Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất...
(Xem: 17556)
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc...
(Xem: 16536)
Vì mọi hiện tượng tâm lý tinh thầnvật lý vật chất không có cái gì có một chủ thể độc lập hay thường còn cả, nên nó là “vô thường”, nó là “vô ngã”, không có ta.
(Xem: 16889)
Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
(Xem: 30845)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 16943)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
(Xem: 18503)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 18459)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 17388)
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na... Đỗ Hồng Ngọc
(Xem: 18170)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
(Xem: 17078)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
(Xem: 23497)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
(Xem: 16991)
Phật giáo cho rằng tất cả những mâu thuẫn, nội kết, xung đột trong phạm vi cá nhân hay xã hội đều được phát sinh từ ba độc tố trong tâm thức, đó là tham, sân, và si.
(Xem: 17465)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
(Xem: 17673)
Vô ngãhình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
(Xem: 17066)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phậthành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
(Xem: 15740)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấyTỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
(Xem: 18040)
Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp).
(Xem: 17436)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 17214)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
(Xem: 29534)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27730)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 18182)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
(Xem: 16118)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
(Xem: 15373)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
(Xem: 23039)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14838)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
(Xem: 55124)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 14207)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đứcgiới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
(Xem: 13256)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant