Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

09. Lịch sử, ý nghĩa của chuông trống Bát Nhã

15 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12254)
09. Lịch sử, ý nghĩa của chuông trống Bát Nhã

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG II
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHUÔNG TRỐNG BÁT NHÃ

Chuông trống là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát Nhã (phiên âm của chữ “prajin-aa” (Sankrit) có nghĩa là “Trí tuệ” vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông trống Bát Nhã là danh từ chung để chỉ đại hồng chung (chuông, trống rất lớn) thường được đăït 2 bên trái phải của chánh điện. Nhiều chùa còn xây tháp an trí chuông và trống, nên nơi đăït chuông trống là “lầu chuông trống”.

I.- Nguồn gốc và ý nghĩa của tiếng chuông:

Nhiều nguồn tài liệu khác nhau đềâu cho rằng quá trình đưa chuông vào tự việnđược xử dụng rộng rãi trong các tự viện, chùa chiền ở Trung Quốc vào thời kỳ nào không được xác định. Tuy nhiên, như sử liệu ghi lại chuông đã được sử dụng vào đời nhà Chu (557 trước TL-89 TL). Phật giáo Trung Hoa đã đưa chuông và trống vào các tự viện năm nào và do ai đề xướng, hiện nay chúng tôi chưa tìm ra tài liệu. Tài liệu của chuông và trống Bát Nhã thực là quí hiếm. Tuy nhiên, chúng tôi dựa vào một số tài liệu dưới đây để truy tìm nguồn gốc của chúng.

Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời lục triều (420-479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hòa thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. Hai trong ba cái nầy được đúc vào năm 570 và 665 Tây Lịch.

Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tuỳ Đại Nghiệp (609), Ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện.

Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hòa Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ 6) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi là trong chốn U-Minh. Có hai loại chuông thường được sử dụng trong các chùa chiền, tự viện như sau:

1.- Phạn Chung (Chuông phạn): Cũng gọi là “đại chung” “hồng chung” “hoa chung” hoặc “cự chung”. Chuông này được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt, thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt mình thường dùng từ “đại hồng chung”, chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có qui định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi là chuông U-Minh.

2.- Bán chung (chuông bán): Vì chiều kích chỉ lớn bằng một nửa ½ chuông phạn, nên gọi là bán chung, còn được gọi là “hoán chung” hoặc “tiểu chung “Chuông này thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại một góc trong chánh điệnđược xử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên khác là hành lễ chung”. Người Việt Nam cũng như các nước khác ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng “bán chung” này, nhưng cũng không có kích thước cố định.

Về thỉnh chuông, xưa ở Trung quốc tuỳ mỗi Tông phái, từng địa phương và qui định có khác nhau, nhưng tổng quát là khi bắt đầu thỉnh ba tiếng và khi kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi 9 tiếng cho các loại chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi thỉnh 36 tiếng, 108 tiếng. Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. Mười tám tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức.

Ngoài ra trong thời cực thịnh của Thiền Tông, chuông an trí tại thiền đường, trai đường gọi là “chuông Tăng đường” “chuông trai” chuông để tại chánh điện gọi là “chuông điện”... Những vị lo việc chuông này gọi là “chung đầu”.

Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỉ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hậngiải thoát khỏi kiếp ngạ quỉ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các ngôi chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật Giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên... thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ, hoặc trước thời công phu buổi sáng, tuỳ theo qui định của mỗi chùa. Người thỉnh chuông vừa đánh chuông vừa đọc bài kệ:

Nguyện thử chung thỉnh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn.

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,

Nhất thiết chúng sanh thành chánh giác.

Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, thiết vi u ám cùng nghe được, căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông, hết thẩy chúng sanh thành chánh giác. (Bản dịch của Hòa Thượng Trí Quang, LUẬT SA DI, SA DI NI, Phật học viện quốc tế xuất bản, 1989).

Dịch thơ: 

Nguyện tiếng chuông vang rền pháp giới,
Chúng sanh ngục Sắt thẩy đều nghe

Tiếng đời sạch, chứng được viên thông

Tất cả muôn loài đều giác ngộ

(Thích Nhựt Từ dịch)

Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay

Âm thanh đời lắng sạch thay

Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên.

 (Thích Nhật Từ dịch)

II.- Nguồn gốc và ý nghĩa của trống: 

Ai đã đưa trống vào tự viện? Năm nào? Chúng tôi chưa tìm ra tài liệu để đưa ra một giả thuyết khả dĩ. Tuy nhiên, dựa vào bản dịch bài Thiền Sư Đại ĐiênHàn Dũ thời Đường Hiến Tông năm 820, chúng ta thấy chuông và trống đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Phật Giáo. Do đó, ít nhất chúng ta đoán được là trước năm 820, trống đã được đưa vào chùa để làm pháp khí.

Ngày nay, có một vài nghi thức tán tụng ở miền Trung và miền Nam sử dụng trống nhỏ để hỗ trợ cho quí Thầy khi tán tụng. Các loại nghi thức tán tụng này có lẽ là đặc thù của Việt Nam, vì không hề tìm thấy tài liệu nào liên quan đến cách sử dụng trống nhỏ (trống cơm) trong văn học hoặc tán tụng của Trung quốc.

III.- Nguồn gốc và ý nghĩa của mõ:

Theo sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời Minh có đoạn: “Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó.”

Mõ có 2 loại:

Loại hình con cá dài thẳng treo ở nhà kho, nhà ăn... khi đến thời dùng cơm cháo thì gõ nó để báo hiệu. Loại mõ này chỉ dùng trong các chùa cổ Trung Quốc; các chùa chiền, tự việnViệt Nam không dùng.

Loại hình con cá có vây cuộn tròn, khi tụng kinh thì gõ. Loại này cả Trung Quốc, Việt Nam, Nhật BảnTriều Tiên đều dùng. Loại mõ này được nói là xuất hiện thuộc triều đại nhà Minh Trung Hoa. Theo sách tham thiền Ngũ Đài Sơn Ký (quyển 3), Tống Thần Tông, Hy Ninh năm thứ 5, ngày mồng 8 tháng 8 ghi:

Trong chùa Thanh Thái có thờ tượng Ngài Phó Đại Sĩ. Mỗi khi ngài muốn gặp các vị tu hạnh đầu-đà nơi cao sơn, chỉ gõ mõ, chư vị sau khi nghe tiếng mõ ấy liền đến. Sau đó, các tự viện lớn nhỏ ở dưới chân núi đều dùng mõ để tập họp đại chúng. Lại có người cho rằng mõ là do Sa-Môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng điều này cũng không lấy gì làm chắc, vì không có sử liệu rõ ràng. Sách Tăng Tu Giáo Uyển Thanh Qui (quyển hạ, phần pháp khí) có ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản Thầy, hủy pháp mà bị đọa làm thân cá, trên lưng con cá ấy lại mọc một cái cây, mỗi khi sóng to gió lớn, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng.

Một lần nọ, vị Thầy Bổn Sư qua biển, nhân đó nó muốn đòi nợ liền nói rằng: Thầy không dậy bảo nó nên nó mới phải đọa làm thân cá như thế này. Do đó nay nó muốn báo oán, thế nên vị thầy ấy bảo cá nên ăn năn sám hối. Thầy ấy cũng vì con cá mà cầu siêu chú nguyện và ngay đêm ấy nó được hóa kiếp. Vị Thầy Bổn Sư liền đem cây ấy đẽo thành hình con cá và treo lên để cảnh tỉnh đại chúng. Có thể vì lý do này các mõ tròn, sau này cũng thường hay khắc hình con cá trên mõ để cảnh tỉnh đại chúng.

Theo sách Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: Chuông khánh, bảng đá, bảng gỗ, mõ đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ nghe đó mà đại chúng tập họp nên các loại đó đều gọi là “kiền chùy”. Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui, chương Pháp Khí cũng nói khi dùng cơm hoặc khi phổ thỉnh chúng tăng đều gõ mõ. Từ đây chúng ta có thể hiểu lúc đầu mõ dài (loại 1) được dùng để tập họp Tăng chúng.

Nhưng vì sao cả hai loại mõ đều khắc hình con cá? Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui nói rằng vì loại cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ, chúng ta tự nhắc mình phải tỉnh thức, chớ có hôn trầm giãi đãi.

Tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng khi tụng kinh điển cho nhịp nhàng, cũng có vài ý nghĩa biểu trưng khi mõ được khai như sau: 

- “Mới đầu đánh nhập 2 tiếng: Biểu thị NHỊ ĐẾ dung thông (pháp thế gian và pháp xuất thế gian dung thông, không ngăn ngại). Ba tiếng tiếp (mỗi lần một tiếng): Tượng trưng cho sự khấu đầu qui y TAM BẢO, nguyện dứt trừ TAM ĐỘC: Tham, sân, si”.

Bẩy (7) tiếng sau đó (vì tiếng thứ 7 và thứ 8 đánh gấp, tính gộp thành một tiếng), tượng trưng cho: BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT THƯỢNG ĐƯỜNG, tức tác pháp thỉnh Phật thăng toà.

Nếu 7 tiếng này tính thành 8 tiếng: Tượng trưng cho câu “MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA” hoặc BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT LAI CHỨNG MINH. Tức tác pháp thỉnh Phật chứng minh. Cuối cùng đánh nhập 4 tiếng: Tượng trưng cho chứng nhập TỨ ĐẾ.

IV.- Vài ý tưởng khác:

1.- Quá trình sử dụng chuông trống và các pháp khí khác tại Ấn-Độ và các nươc khác. Theo cuốn A Dictionary of Symbols (London, 1962, trang 23) cho rằng âm thanh của chuông là biểu tượng của năng lực sáng tạo. Chuông treo lơ lửng tượng trưng cho sự huyền bí của trời và đất. Hình dáng của chuông xuất phát lấy từ hình tượng vòm trời.

Ấn Độ đã biết sử dụng chuông trên 2000 năm về trước, và có lẽ chuông đươc sử dụng rộng rãi trong cung đình, đặc biệt trong các chùa chiền. Các hình thức nghệ thuật như điêu khắc chùm chuông xuất hiện vào thời kỳ đầu của Phật Giáo, có thể được tìm thấy trên các bức phù điêu trên các trụ đá của Vua Asoka (A-Dục) và các tháp tôn trí xá-lợi của Đức Phật. Không phải tại Ấn Độ mà ngay cả các nước lân cận chịu ảnh hưởng lớn nền văn hóa tư tưởng Ấn Độ như Tích Lan, Miến Điện cũng sử dụng chuông và sau này cả trống nữa, để biểu hiện lòng thành của người cầu nguyện, và đặc biệt dùng khi chấm dứt môt khóa lễ.

Trong các dịp tưởng niệm Đức Phật, các chuông được sử dụng cùng với một số nhạc khí khác như trống, sáo để biểu hiện lòng tôn kính Đức Phật. Tác phẩm Saddharmàlankàra, một tác phẩm văn học tôn giáo thời trung đại của người Tiùch Lan ghi rằng: Chuông được sử dụng đầu tiên ở Tích Lan vào những dịp đặc biệt như triệu tập tăng chúng. Sau này dần dầntrở thành một phần của nghi lễ cúng dường âm nhạc (sabda-pùjà) cho Đức Phật.

Tín đồ Phật Giáo Tây Tạng tin rằng khi họ niệm chú, nhờ sức quay chuông của họ mà các câu thần chú sẽ đi muôn nơi, vạn hướng, làm vơi bớt nỗi đau khổ của cuộc đời. Cho nên Phật Giáo Tây Tạng chế nhiều cỡ chuông cầm tay cho tín đồ trị niệm và cả những chuông lăn lớn để tín đồ quay.

Dĩ nhiên các loại chuông trống ở Ấn Độ thuở ban đầu không giống với các loại chuông trống ngày nay ở Trung Quốc hay ở Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Trung Quốc trống chỉ được sử dụng để thúc quân ra trận. Chuông (một hình thức của chiêng) được sử dụng như dấu hiệu của rút quân. Trong các buổi lễ tế giao của các Thiên Tử không thấy đề cập sử dụng đến các loại nhạc khí này. Trông phần lớn cũng để triệu tập ba quân tướng sĩ hoặc kêu oan ở cửa quan. Loại trống này được sử dụng rộng rãi về sau trong giới quan lại để hành quyết tội nhânpháp trường.

2.- Sự mầu nhiệm của tiếng khánh:

Theo như các thiền sư ghi lại qua các hành trang của một số vị thiền sư, thì tiếng khánh có tác dụng rất lớn đối với người tu thiền. Một khi thiền giả đã vào các tầng thiền như “diệt thọ tường định” thì dù có trời long đất lở thân tâm của vị ấy vẫn bất động. Tuy nhiên, chỉ với một vài tiếng khánh nhỏ cũng đủ đánh thức các Ngài dậy. Câu chuyện Ngài Hư Vân là một điển hình, trong một cơn thiền định xuất thần kéo dài cả tuần, chư vị Hòa Thượng khác đã dùng khánh mà đánh thức Ngài xuất định.

3.- Tiếng chuông có khả năng làm giảm bớt nỗi thống khổ của chúng sanh đang bị đoạ lạc?

Như trên ta thấy, tiếng chuông, trống, khánh (hoặc các loại pháp khí khác) được sử dụng như một dấu hiệu mệnh lệnh triệu tập tăng như các nước Ấn Độ, Tích Lan, Miến điện và Trung Quốc. Ở Việt NamTrung Quốc, đánh trống giộng chuông, đặc biệttiếng chuông còn có ý nghĩa khác mang chiều sâu tâm linh hơn, huyền bí hơn.

Phật Giáo Trung Quốc giải thích rằng khi tiếng chuông vừa được thỉnh lên thì dưới cõi địa ngục tội nhân được tạm ngưng hành phạt. Cách giải thích này mang nhiều vẻ huyền bí và không có sức thuyết phục lớn. Nếu sự thật là vậy có lẽ Đức Phật đã bảo các hàng tỳ kheo và các Phật Tử tại gia thời Phật đúc chuông để thỉnh liên tục hầu giúp chúng sinh không còn đau khổ nữa. Người viết nghĩ rằng nhờ tiếng chuông này mà có thể thức tỉnh phần nào những người chết oan, cô hồn, vất vưởng cần người trợï duyên của các bậc cao Tăng. Giống như ở cõi trần, nhiều người cõi lòng đang nặng trĩu với trăm mối tơ lòng, thế mà một tiếng chuông chùa vào buổi hoàng hôn có thể làm họ thức tỉnh cơn mê vạn kiếp.

Do đó, thỉnh chuông không hoàn toàn mang ý nghĩa cứu vớt những người đã chết mà chỉ là trợ duyên cho những ai có duyên lành với Phật Pháp sớm tỏ ngộ quay đầu, như câu kệ sau đây thường được đọc trong các thiền lâm:

Tiếng chuông cảnh tỉnh thiên thu mộng
Niệm Phật tiêu dao vạn kiếp sầu”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5799)
Trong các kinh sách thừa hưởng từ [Phật giáo] Ấn Độ thì nguyên tắc căn bản đó lúc thì được gọi là "tâm thức tự tại
(Xem: 7414)
Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch.
(Xem: 6347)
Con người muốn có cuộc sống an lạchạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện...
(Xem: 5952)
Phát huy sự chú tâm đúng đắn hướng vào một điểm nhằm mục đích gì? Việc luyện tập đó không nhất thiết là chỉ để giúp tâm thức đạt được một mức độ tập trung thật cao...
(Xem: 4734)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5659)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường đức Phật...
(Xem: 5827)
Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài.
(Xem: 6106)
Trong Phật giáo, giải thoát hay thoát khỏi luân hồi là một đề tài vô cùng lớn lao. Ngay cả những người Phật tử đã học qua giáo lý, cũng mường tượng sự giải thoát như ...
(Xem: 6585)
Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
(Xem: 5922)
Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như: Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…
(Xem: 7022)
Chánh pháp của Đức Phật hay Đạo Phật được tồn tại lâu dài, đem lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh, chư thiênloài người.
(Xem: 6629)
“Đạo Phật nhấn mạnhtu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”.
(Xem: 4751)
Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán
(Xem: 4906)
Bài viết này sẽ phân tích Bát Nhã Tâm Kinh dưới cái nhìn bất nhị, hy vọng sẽ làm sáng tỏ bài kinh cốt tủy này như một lối đi của Thiền Tông
(Xem: 7671)
Đọc “Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải“ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa, do TT Thích Minh Định dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ
(Xem: 9796)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trần nên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau.
(Xem: 7495)
Đạo Phật khai sinh ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm hoằng pháptruyền bá của thế hệ các tăng sĩ tiền bối...
(Xem: 5299)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh”
(Xem: 6407)
Nhân duyên là thực lý chi phối thế gian này. Không có một pháp nào hiện khởi hay mất đi mà không theo qui luật “Có nhân đủ duyên mới có quả”.
(Xem: 5400)
Việc dịch lại Tâm Kinh của Thiền sư Nhất Hạnh tuy theo ý thầy là dành riêng cho các đệ tử của thầy trong Làng Mai khi thầy nói với “các con” của thầy...
(Xem: 5816)
Sau khi Đức Phật tịch diệt được khoảng 150 năm thì giáo pháp của Ngài tách ra hai đường hướng:
(Xem: 6384)
Giúp đỡ người nghèo khó là một phẩm tính cố hữu của con ngườixã hội loài người. Phẩm tính này vốn tồn tại từ thời xa xưa và vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại.
(Xem: 5685)
Làm Thế Nào Có Được Trí Tuệ Lớn Để Đạt Đến Bờ Giải Thoát - Đó phải là quán chiếu, thực hành, tu tập theo giáo lý bát nhã
(Xem: 6394)
Nhiều người trong chúng ta đã theo dõi sự phát triển về di truyền học mới đã tỉnh thức về sự băn khoăn lo lắng sâu xa của công luận đang tập họp chung quanh đề tài này.
(Xem: 7049)
Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, có một vị Bồ-tát thường được gọi là Quan Âm hay Quán Âm.
(Xem: 6261)
Theo kinh, luật quy định, chư Tăng thời Đức Phật không được nhận kim ngân bảo vật. Nói rõ hơn là không được nhận tiền bạc hoặc quý kim tương đương.
(Xem: 10623)
Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ?
(Xem: 6656)
Trong Phật giáo cũng có giới luật do Đức Phật chế định. Nhưng những luật này không bắt buộc mọi người phải tuân theo mà nó ...
(Xem: 6140)
Trong kinh Tăng nhất A-hàm Đức Phật nhận định: “Ta không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh
(Xem: 6698)
Nguyên lý làm tư tưởng nền tảng cho lập trường Pháp hoa chính là cở sở lý tính duyên khởigiáo nghĩa Phật tính thường trú, được biểu hiện qua...
(Xem: 6092)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau.
(Xem: 6470)
Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất.
(Xem: 5497)
Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về.
(Xem: 8221)
Bài viết này ghi lại một số suy nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh, một bản kinh phổ biến trong Phật giáo nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
(Xem: 5715)
Dharma tức Giáo Huấn của Đức Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ đều tương liên và tương tác với nhau
(Xem: 7544)
Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu, chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suốt thật tướng của các pháp.
(Xem: 6238)
Tất cả những điều này rất kỳ diệu không những đối với người Phật Tử mà còn cho những người của các tôn giáo khác nữa.
(Xem: 9643)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 4050)
Nguyên tác: Toward a Science of Consciousness, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6378)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoátgiác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển...
(Xem: 4155)
Vấn đề [tâm] thức đã hấp dẫn nhiều sự chú ý tuyệt mỹ trong lịch sử dài lâu của tư tưởng triết lý Phật giáo.
(Xem: 4295)
Đối nghịch với khoa học, trong Phật giáo không có sự thảo luận triết lý trọng yếu về vấn đề những sinh vật sống xuất hiện từ vật chất vô tri giác...
(Xem: 4742)
Nguyên tác: The Big Bang and The Buddhist Beginningless Universe; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5296)
Âm nhạc fanbei (việc tụng niệm các bài kinh dịch âm từ tiếng Phạn) đã ảnh hưởng và góp phần tạo ra gia tài văn hóa của Trung Quốc qua nhiều đế quốc và triều đại
(Xem: 5255)
Trong vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm “mục đích ban vui cứu khổ cho hết thảy chúng sanh”.
(Xem: 5800)
Trong lịch sử nhân loại, tùy theo ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa… mà các thể thức tang nghi cũng như phương cách xứ lý xác thân sau khi chết, được thực hiện với nhiều phương cách đặc thù.
(Xem: 6748)
Người xuất gia đích thực thì không khác gì người cày ruộng, gieo trồng, bón phân để thu hoạch thốc lúa.
(Xem: 5534)
Quan Âm Truyền Thuyết (Tuyển Tập) Diệu Hạnh Giao Trinh Chuyển Ngữ
(Xem: 4486)
Một trong những thứ gây cảm hứng nhất về khoa học là việc thay đổi sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới dưới ánh sáng của những khám phá mới.
(Xem: 5324)
Y hệt một thành trì, canh gác trong và ngoài, hãy tự canh gác chính bản thân mình. Chớ để một khoảnh khắc nào trôi qua sơ suất…
(Xem: 4961)
Một khi tâm thức chúng ta trở thành thành kiến, thì chúng ta không thể thấy mọi thứ một cách khách quan.
(Xem: 4349)
“Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo. Chúng ta khi tới với thế gian này không hề là tín đồ của tôn giáo nào. Nhưng đạo đức là nằm sẵn trong bản tâm.”
(Xem: 6854)
Kinh Lăng Già nói rằng sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn sẽ có Bồ tát Long Thọ xuất hiện trùng tuyên lại giáo pháp của người.
(Xem: 4589)
Xã hội tương lai của họ hoàn toàn khác với xã hội chúng ta đã trưởng thành tại VN, và cả khác với thế hệ đầu tiên gốc Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.
(Xem: 8391)
Quyển sách nói về Hoàng Đế A Dục tương đối đầy đủ nhất và những cứ liệu của tác giả Lê Tự Hỷ có tính thuyết phục và độ chính xác rất nhiều...
(Xem: 7199)
Năm uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Thuật ngữ Uẩn 蘊, nguyên ngữ Sanskrit là skandha, Pāli là khandha,
(Xem: 8349)
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng - Thượng Tọa Thích Minh Định (Pháp Quốc) dịch sang Việt ngữ từ Hán Văn
(Xem: 7469)
Này các tì kheo, người thường tục, không có kiến thức tinh tế, quy phục thế giới hàng ngày của danh, và thấy các sự vật với con mắt, trung thành với các sự vật mà ...
(Xem: 7556)
Thưa đồng bào Tây Tạng của tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng, cùng tất cả những người thực hành theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, và hết thảy những ai có...
(Xem: 6089)
Một thời Thế Tôn ngự tại tịnh xá Kỳ Viên. Bấy giờ Thiên tử Rohitassa, biệt danh Xích Mã, dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài rồi kể rằng:
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant