Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

17 Tháng Chín 201200:00(Xem: 26067)
2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

V. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG VẬT ĐƯỢC THỜ CÚNG


V.2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

Cúng quả tượng trưng cho kết quả, quả báo từ việc tu hoa Lục độ mà thành. Phật tử thường thực hành hạnh bố thí đến mọi người, mọi loài thì quả báo đối với bản thân là phát tài, thông minh, mạnh khỏe, sống thọ. Đối với mọi người xung quanh là việc đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc.

Giữ được hạnh trì giới, thì thân – khẩu – ý được thanh tịnh, an lạc, ngăn ngừa được các hạnh nghiệp xấu ác, được mọi người xung quanh hoan hỷ tin tưởng, kính trọng. Phật dạy: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Hiện nay, ngoài xã hội có rất nhiều loại bệnh kỳ lạ, những cuộc xảy bất hòa, chiến tranh đều do bởi cửa miệng mà ra.

 

traicaycungphat-thichhanhphu 

 

Trái cây cúng Phật - ảnh minh họa

 

Không có gì giá trị, lớn lao và quý báu hơn công đức nhẫn nhục. Không có gì nguy hiểm, tai hại hơn sự nóng giận, cộc cằn. Chúng phá hủy hết mọi công đức của chúng ta trên đường tu tập. Trong kinh, Phật dạy: “Tham lam, quả báo đọa ngạ quỉ; nóng giận quả báo đọa địa ngục; ngu si quả báo đọa súc sanh”. Người có tính hay nóng giận thường bị mọi người xa lánh.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” hay một nhà bác học nói rằng: “Thiên tài: 1% là bẩm sinh, còn 95% là khổ luyện, cần cù, siêng năng”. Ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Cầu học như nghịch thủy hành châu, bất tấn tắc thoái” (Cầu học như chèo thuyền ngược nước, chẳng tiến ắt lùi). Do đó chúng ta biết rằng sự nghiệpthế gian, hay trong Phật pháp muốn đạt thành tựu, điều không thể thiếu yếu tố quan trọng là sự siêng năng, cần cù, tinh tấn đối trị lại với giải đại, phóng dật. Bồ tát thành Phật sớm hay muộn đều quyết định ở sự tinh tấn. Tinh tấn được ví như xăng dầu làm cho chiếc xe hơi chạy. Ðộng cơ dù tốt, người lái dù giỏi, con đường dù bằng phẳng, mục đích dù gần, mà không dầu xăng thì chiếc xe vẫn ở nguyên một chỗ. 

Tập trung tâm ý vào một công việc, một đối tượng, cộng với sự siêng năng, tinh tấn giúp chúng ta hoàn thành công việc một cách tốt đẹp và nhanh chóng, đó là thiền định. Tất cả pháp môn trong Phật pháp đều không rời yếu tố thiền định. Hành giả tu họcsự thiền định sẽ không bị đắm nhiễm bởi cảnh duyên danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần.

Đạo Phật có câu: “Lấy từ bi làm lẽ sống. Lấy trí tuệ làm sự nghiệp”. Vô minh là nguồn gốc của khổ đau, của sanh tử luân hồi. Do đó trên bước đường học Phật giải thoát cần có gươm trí tuệ để chặt phá vỏ vô minh, tát cạn sông phiền não. Trong ứng xử giao tiếp với mọi người, chúng ta phải có đủ sự sáng suốt để phân biệt đúng-sai, tốt-xấu, phải-trái, v.v… để tránh những chuyện không tốt xảy ra cho bản thân, gia đình, xã hội.

Thế gian hay Phật pháp đều không rời lý nhân quả. Nhân quả là nền tảng căn bản thiết thực của chân lý vũ trụ. Chúng ta muốn ăn trái mít thì phải trồng cây mít. Nhìn thấy hoa phải tu nhân thiện thì quả báo sẽ hưởng là thiện quả. Đó là ý nghĩa của việc cúng hoa, trái cây cho Phật.

Hiện nay, trong xã hội nhiều người quan niệm rằng có một số loài hoa, trái cây không thể dùng cúng dường Phật, vì họ nghĩ rằng sẽ đem đến những điều không tốt, không may mắn cho bản thân, gia đình. Đây là một quan niệm sai lầm, không đúng. Truyện kể rằng: Thời Phật còn tại thế, một hôm có đứa bé cúng dường đến Phật một nắm cát, Phật liền thọ nhận và thọ ký cho đứa bé sau này sẽ trở thành vị vua (tức là vị vua A-dục). Hoặc trong một câu chuyện khác, một hôm đức Thế Tôn đi vào thành khất thực, có anh chàng Ba-lia nghèo khổ đã không ngần ngại đem nửa chén cơm và nửa bát canh thừa của mình cúng dường lên đức Phật, Ngài liền thọ nhận. Do đó, chúng ta thấy rằng cúng dường đến Phật là cúng bằng tấm lòng, sự chân thành, tâm cung kính, chứ không phải bằng hình tướng vật thể bên ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16742)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21413)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18825)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23124)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20094)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9521)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant