Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tác Pháp Yết Ma - Nguyên Tắc Nghị Sự Trong Tăng Đoàn Phật Giáo

09 Tháng Tư 201400:00(Xem: 7988)
Tác Pháp Yết Ma - Nguyên Tắc Nghị Sự Trong Tăng Đoàn Phật Giáo

TÁC PHÁP YẾT MA 

NGUYÊN TẮC NGHỊ SỰ TRONG TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO


(Tham khảo Yết-ma yếu chỉ, HT. Thích Trí Thủ)
Thích Minh Thông


Nếu một cộng đồng xã hội thịnh vượng được bắt đầu bằng yếu tố cơ bản của sự thống nhất ý chí và hành động, thì thanh tịnhhoà hợpyếu tố tiên quyết cho mạng mạch của Tăng-già. Tăng-già có thanh tịnhhoà hợp thì Phật pháp mới trường tồn và hưng thịnh. Trong đó, ý chí hoà hợp để đưa đến hành động thanh tịnh của Tăng-già chính là “tác pháp yết-ma”, một nguyên tắc nghị sự trong tổ chức Tăng đoàn Phật giáo có bề dầy truyền thống gần ba ngàn năm qua.

Yết-ma, được phiên âm từ karmam[1] của tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự tác pháp”, được định nghĩa: “Vạn sự do tư thành biện cố”. Nghĩa là, tất cả công việc của Tăng đều do đây mà được thành tựu mỹ mãn. Nghĩa đen của “yết-ma” có nghĩa là hành động hay hành vi. Có hành động thuộc cá nhân mà cũng có hành động thuộc tập thể. Ở đây, yết-ma chỉ dùng cho các hành vi tập thể.

ĐỐI TƯỢNG YẾT-MA: 


Nhân: 
tức nhân cách hay cá nhân. Tăng tác yết-ma với đối tượng là một cá nhân nào đó, như các loại yết-ma truyền giới cụ túc, yết-ma trị phạt, v.v… Thí dụ trong trường hợp yết-ma truyền giới cụ túc. Trước khi tác pháp, Tăng phải kiểm nghiệm tất cả điều kiện cần thiết của giới tử Tỳ-kheo. Người muốn được Tăng tác pháp yết-ma để trao giới cụ túc phải không có các già nạn, tuổi đủ hai mươi, ba y, bình bát,… phải đủ.

Pháp: 
hay bỉnh pháp, chỉ cho các sinh hoạt tập thể của Tăng mà Phật đã quy định, như việc thuyết giới mỗi nửa tháng, tự tứ,v.v… Mục đích của việc thuyết giớiduy trì và phát huy sự thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng.

Sự: 
tức là sự thể hay sự vật. Nói rõ hơn y xứ của yết-ma trong các trường hợp này là những vật thể hữu hình, như việc kết đại giới, tiểu giới, việc phân chia Tăng phòng, Tăng vật v.v… mỗi loại đối tượng có một sắc thái tác thành bản chất của nó. Thí du, đại giới thì phải có mốc rõ rệt của các đường ranh; Tăng vật thì có những vật dụng thuộc sở hữu của chiêu-đề Tăng, hay của thường trú Tăng. Như việc phân chia bình bát giữa Tăng, nếu các bình bát này không được chế tạo đúng theo qui luật, nó không thể là y xứ toàn vẹn của yết-ma. Và nếu đối tượng để phân chia là thường trú Tăng trong một trú xứ, nhưng các Tỳ-kheo không tập họp đúng pháp như vậy thì y xứ cũng bị khuyết.

PHÂN LOẠI YẾT-MA: 
có 3:

Tâm niệm (
Cita karma): Tâm niệm là tự mình nghĩ và nói lên lời mà không cần có người thứ hai. Như tâm niệm bố-tát hay tâm niệm tự tứ.

Đối thú: 
Đối thú là sự tác pháp giữa hai hay ba người. Một người nói, một hay hai người khác nghe.
Cả hai pháp này thực chất không phải là yết-ma, nhưng sự tác pháp vẫn tuân theo những gì mà Tăng đã qui định, chỉ có điều không hội đủ túc số để thành Tăng pháp.

Tăng pháp (
Saṅgha kamma): căn cứ trên pháp thức, có ba loại[2]:

a. Đơn bạch (Ñatti kamma), có 44 pháp: Tăng sự trong các trường hợp này vốn đơn giản, chỉ cần một lần tác bạch cho Tăng biết là đủ.

b. Bạch nhị (Ñatti dutiya kamma), có 78 pháp: Tăng sự trong các trường hợp này có tầm quan trọng hơn các Tăng sự thuộc loại đơn bạch yết-ma. Do đó, sau khi tác bạch cho Tăng biết sự việc mà Tăng cần phải quyết định, rồi bấy giờ hỏi xem các Tỳ-kheo đang hiện diện giữa Tăng có ai phản đối hay không. Nếu tất cả đều im lặng, không Tỳ-kheo nào nói lời phản đối, hay phủ quyết, thì quyết định của Tăng có hiệu lực. Nói cách khác, bạch nhị yết-ma tức là một lần tác bạchmột lần biểu quyết.

c. Bạch tứ (Ñatti catuṭṭha kamma), có 39 pháp: Một lần bạch và ba lần yết-ma, tức một lần tác bạch cho Tăng biết Tăng sự cần làm rồi ba lần lấy biểu quyết. Đây là trường hợp của những Tăng sự quan trọng nhất. Căn bản thực chất của các Tăng sự này chỉ có thể thành tựu sau khi ba lần hỏi và ba lần toàn thể Tăng đều đồng ý chấp thuận bằng cách im lặng.
161 pháp yết-ma trên không phải là con số cố định. Tuỳ vào mức độ Tăng sự khinh trọng, hoàn cảnh lịch sử, môi trường xã hội,v.v… Nhưng điều căn bản cần nắm vững là ba loại pháp thức yết-ma ấy. Mỗi khi có sự việc gì xảy ra giữa Tăng, cần phải cân nhắc y xứ để áp dụng một pháp thức yết-ma nào cho tương xứng.

Như vậy, trong sự diễn tiến của tác pháp yết-ma có thể được thực hiện qua các động tác của thân và ngữ, như lễ bái, cầu thỉnh,v.v… nhưng căn bản cho sự thành tựu này vẫn bằng ngôn ngữ. Không phải tất cả các Tỳ-kheo trong Tăng đều cùng nói một lượt để xác định một vấn đề. Nhưng một Tỳ-kheo trong Tăng biết rõ các pháp thức yết-ma, đại diện Tăng tác pháp. Lời nói của vị này trong khi tác pháplời nói cá nhân, nhưng thể tính của căn bản nghiệp đạo ở đây là cộng nghiệp. Cũng như trong các sinh hoạt tập thể xã hội, khi một mệnh lệnh được ban hành hay một quyết định được thông báo, thì chỉ có thể phát xuất từ lời nói của một người có tư cách đại diện (phát ngôn viên).

Cũng nên lưu ý, theo thông lệ tác pháp yết-ma, sau tác bạch của Tỳ-kheo tác pháp, có thêm câu hỏi: “Tác bạch có thành không?” Toàn thể Tăng đồng thanh đáp: “Thành”. Và sau mỗi lần yết-ma, tức lấy biểu quyết, cũng có thêm câu hỏi: “Yết-ma có thành không?” Toàn thể Tăng đáp: “Thành”. Có ý kiến cho rằng thủ tục hỏi như vậy trái với bản chất của yết-ma. Nhưng cũng có giải thích nói rằng, điều này không có nghĩa là quyết định của Tăng được nói bởi nhiều người cùng một lúc, mà chỉ là xác nhận của toàn thể Tăng về sự thành tựu của yết-ma như pháp. Tức văn từ của người tác pháp được phát biểu đúng pháp.
 

[1] s:karmavācanā (p:kammavācā), Hán: yết-ma ngữ 羯摩語; dịch: biện sự tác pháp 辨事作法.
[2] Ma-ha Tăng kỳ luật 24 (Đại 22, tr. 422a) gọi là đơn bạch, bạch nhất và bạch tam; Tùy cơ Yết-ma (Đại 40, tr. 492b: 1.Tăng pháp yết-ma có 134 pháp. Trong đó, a) đơn bạch: 39 pháp; b) bạch nhị: 57 pháp; c) bạch tứ: 38 pháp. 2. Đối thủ: 28 pháp. 3. Tâm niệm: 7 pháp
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21408)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18824)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23123)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20092)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9521)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant