Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cánh Cửa Đi Tới Giải Thoát

18 Tháng Tư 201100:00(Xem: 4597)
Cánh Cửa Đi Tới Giải Thoát

CON ĐÃ CÓ ĐƯỜNG ĐI
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

Cánh cửa đi tới giải thoát


Cánh cửa đi tới giải thoát

Trong đạo Bụt có đề cập tới ba phép thực tập để đưa tới giải thoát: Giới, Định, Tuệ, đó là Tam vô lậu học. Thực tập giới đưa tới định lực. Khi giới và định hùng hậu, ta có khả năng chọc thủng được bức màn vô minhtiếp xúc được với thực tại, đạt tới tuệ giác. Mà có tuệ giác là có sự giải thoát. Thông thường, giới được hiểu như là đạo đức, nhưng tại Làng Mai giới được hiểu như là sự thực tập chánh niệm. Do vậy, theo truyền thống Làng Mai, Giới, Định, Tuệ còn được gọi là Niệm, Định, Tuệ. Cách đây bốn chục năm, tôi đã khám phá ra điều này: giới tức là niệm. Tại vì niệm có nghĩa là ý thức được những gì đang xảy ra trong mình và xung quanh mình. Ví dụ, khi có sự căng thẳng và ta biết rằng ta đang có sự căng thẳng. Thở vào, tôi ý thức được sự căng thẳng trong thân tâm tôi. Thở ra, tôi buông bỏ sự căng thẳng trong thân tâm tôi. Trước hết, phải nhận diện được sự căng thẳng đang có mặt, và sự căng thẳng là một nỗi khổ. Nếu có niệm lực hùng hậu, thì định sẽ xuất hiện. Khi để hết tâm ý vào sự căng thẳng tức là khổ đế thì ta sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng (tập đế), đó là cách sống hấp tấp, vụt chạc, dồn nén, mà không chịu buông thư trong đời sống hằng ngày. Rõ ràng, niệm giúp ta nhận diện ra cái khổ, và giúp ta thấy được gốc rễ của cái khổ. Niệm đi cùng định tìm đến với tuệ. Tuệ tức là thấy được cái nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Khi biết được nguyên nhân của sự căng thẳng, ta sẽ thực tập và lấy những căng thẳng ra khỏi thân tâm, đó là diệt đế. Phương pháp buông thư, phương pháp thực tập để chuyển hóa tận gốc những căng thẳng chính là đạo đế. Vì vậy, niệm là đầu dây mối nhợ. Nhờ có niệm mà có định, nhờ có định mà có tuệ. Nhờ niệm định tuệ, ta thấy được chân tướng của Bốn sự thật.

Trong văn học đạo Bụt, chữ học có nghĩa là thực tập, Tam học là ba sự thực tập. Khi người hãy còn phải thực tập thì gọi là hữu học. Người đã thực tập thành công rồi, không còn phải học nữa thì gọi là vô học. Vô học không có nghĩa là vô giáo dục. Vô học trong đạo Bụt là một địa vị rất cao. Các bậc vô học cao hơn các bậc hữu học nhiều. Khi nói tôi là một người hữu học có nghĩa tôi là người đang còn thực tập. Bạn là một người vô học có nghĩa bạn đã thực tập thành công rồi. Ta thực tập niệm tức là ta thực tập giới. Vì vậy, ta cần biết rằng nền tảng của đạo đức đạo Bụt là chánh niệm. Đầu dây mối nhợ bắt đầu từ chánh niệm. Có chánh niệm, ta biết mình cần làm gì và không nên làm gì. Giới cũng có nghĩa là đạo đức. Đạo đức là những quy tắc, những tuệ giác giúp ta biết được nên làm gì và không nên làm gì để tránh khổ đau và mang lại hạnh phúc cho mình và cho người.

 

Tuệ giác là cái thấy sâu sắc

Trong quá khứ, có thể nhiều vị thầy đã thấy được giới tức là niệm. Nhưng có lẽ tôi là người đầu tiên nói ra điều đó. Chúng ta biết, nếu niệm hùng hậu sẽ mang tới định. Nếu niệm, định hùng hậu ắt sinh tuệ. Trong phạm vi Đạo đức học, tuệ tức là cái thấy. Như ví dụ về sự căng thẳng vừa xét trên, mình thấy được sự căng thẳng đang diễn ra trong thân tâm mình, mình cũng biết rằng mình có thể buông thư và có những phương pháp cụ thể để đạt tới sự buông thư, chấm dứt căng thẳng. Cái thấy này gọi là tuệ. Tuệ rất quan trọng, bởi không có tuệ, ta chẳng biết đường đâu mà thực tập. Tuệ tức là chánh kiến. Khi có chánh kiến, ta sẽ có chánh tư duy, và hẳn nhiên là sẽ nói năng đúng phép, tức là chánh ngữ. Khi có chánh kiến, ta sẽ hành động đúng, tức là chánh nghiệp. Và khi có chánh kiến, ta sẽ biết tìm nghề nghiệp mà không gây khổ đau, không tàn hại sinh môi, không gây tác hại cho những sự sống khác đó là chánh mạng. Tư duy, ngôn ngữ, hành động và nghề nghiệp đúng, không gây khổ đau cho ta và cho người khác là nhờ có tuệ hay chánh kiến. Sự siêng năng trong các hoạt động để phục vụ cho hạnh phúc của người và của mình gọi là chánh tinh tấn. Tinh tấn có khi còn được gọi là cần. Bát Chánh Đạocon đường của tám sự hành trì chân chính có thể được coi như nền tảng của nền đạo đức Phật giáo.

Nhìn tổng quát, ta thấy rằng trong nền đạo đức Phật giáo, giáo lý Bát chánh đạo không phải chỉ dành riêng cho những vị tu sĩ. Giáo lý Bát chánh đạo dành cho tất cả mọi người trong xã hội. Bởi khi sống trong xã hội, ta phải tiếp xúc với mọi người và mọi loài. Do vậy, hành động, ngôn ngữ của ta đừng để gây đổ vỡ, gây khó khăn cho người khác, cho các loài khác. Bát chánh đạocăn bản của một nền đạo đức được áp dụng trong xã hội chứ không chỉ áp dụng riêng trong chùa hay trong các tu viện. Rõ ràng, đạo Bụt có tính cách nhập thế. Cho nên chúng ta xác định rằng Bát chánh đạo là nền tảng của nền đạo đức cho toàn xã hội. Đạo Bụt nhập thế, đạo Bụt đi vào cuộc đời có cơ sở ngay từ giáo lý Bát chánh đạo.

 

Làm sao để có tuệ giác ?

Sự quán chiếu trong đạo Bụt phải dùng đến năng lượng niệm và định. Đối tượng của niệm và định trước hết là những đau khổ, những khó khăn trong đời sống. Đạo Bụt không chủ trương về những vấn đề siêu hình như sự quán sát trăng sao, vũ trụ, nguồn gốc của thế giới này… Đạo Bụt đưa con người trở về với vấn đề của hiện tại, vấn đề của những khổ đau, những khó khăn đang tồn tại trong cuộc sống, và giúp đưa ra phương pháp chuyển hóa những khổ đau và khó khăn ấy để mọi loài có thể sống hạnh phúc.

Vậy nên nền đạo đức đạo Bụt có tính cách thực dụng. Nếu quay trở về quán chiếu sự thật về khổ, ta sẽ khám phá ra được khổ đau và hạnh phúc đều có gốc rễ. Tập là gốc rễ của khổ và đạo là gốc rễ của hạnh phúc. Qua đó ta có thể thấy được Bốn sự thật nương vào nhau mà có, Bốn sự thật tương tức không thể tách rời nhau. Do vậy, tuệ giác là nền tảng của đạo đức đạo Bụt. Nhưng làm sao để có tuệ? Muốn có tuệ cần phải có niệm và định. Có tuệ thì tư duy đúng, nói năng đúng, hành động đúng, phương thức sống đúng, tinh tấn đúng. Một khi đã có tuệ thì không còn khổ đau nữa. Do đó, Bát chánh đạo bắt đầu bằng chánh kiến (cái thấy đúng). Cái thấy đúng tức là cái thấy tương tức. Nếu đạt được cái thấy tương tức thì sự thực tập bảy chi phần còn lại của Bát chánh đạo mới sâu sắc được. Ví dụ khi nhìn cây bắp, ta thấy được hạt bắp, cây bắp và hạt bắp không ở ngoài nhau, chúng ở trong nhau.

Trong khoá tu tổ chức đầu năm 2008 tại Ý, tôi có phát cho mỗi thiền sinh một hạt bắp. Tôi yêu cầu họ đem hạt bắp đó về trồng trong chậu, chăm sóc cho đàng hoàng. Khi cây bắp nẩy mầm, ra lá thì đến nói chuyện với nó, hỏi nó như thế này: "Cây bắp ơi, em có nhớ rằng, ngày xưa em đã từng là hạt bắp không?" Hỏi xong, hãy lắng nghe cây bắp trả lời. Cũng có thể cây bắp quên mất, nó lúng túng hỏi lại: “Tôi hả? Tôi đã từng làm hạt bắp hả? Lạ quá, tôi không nhớ chuyện đó”. Nếu nó quên, ta cần nhắc cho nó nhớ. Ta là người đã trồng ra nó, ta đã mang nó từ khóa tu về, ta đã chăm sóc nó, quan sát nó từ khi nó nẩy mầm, ra lá thứ nhất, lá thứ hai, lá thứ ba v.v…

Đôi khi, ta cũng giống như cây bắp. Khi giận cha, giận mẹ, ta quên mất rằng ta được sinh ra và lớn lên như thế nào. Ta nghĩ cha mẹ là những thực thể ngoài ta. Ta không còn nhớ cha mẹ là người đã từng sinh ra ta và ta đang mang cha mẹ trong người. Ta đâu biết, ta bước được một bước, nở được nụ cười là cha mẹ ta cũng được hưởng những điều ấy. Nếu thấy được như vậy thì ta không thể nào giận cha mẹ được. Đối với người Hồi giáoẤn Độ giáo hay giữa người Palestine và người Do Thái, nếu họ thấy được tính tương tức trong nhau thì họ sẽ không còn chống đối nhau, kỳ thị nhau nữa. Tất cả chúng ta cùng chung một tổ tiên cho dù chúng ta mang màu da khác nhau. Nếu thấy được rằng chúng ta có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì chúng ta sẽ không còn làm khổ nhau nữa. Tương tức là cái thấy căn bản do đức Thế Tôn khám phá ra.

Các nhà khoa học đặt ra câu hỏi: bộ não và tâm thức của ta có dính líu với nhau không? Có phải tâm thức là do não bộ sinh ra không? Bộ óc và tâm thức là hai hay là một? Có cái chủ thể nhận thức nằm ở trong bộ não không? Có một thế giới được nhận thức ở bên ngoài bộ não không? Cái tâm thức chủ quan và cái thế giới khách quan có liên quan với nhau không? Đây là những mối quan tâm nhất hiện nay của các nhà khoa học. Nhưng ba mươi mấy năm nay, phần lớn giới khoa học chủ trương theo đường hướng nhị nguyên. Còn đạo Bụt quan niệm rằng, tâm thức và pháp (đối tượng của tâm thức) ở trong nhau. Thân ở trong tâm và tâm ở trong thân. Thân và tâm không thể ở ngoài nhau. Đó là cái nhìn tương tức, bất nhị. Theo cái nhìn bất nhị, não bộ với tâm ý chứa đựng nhau, trong não bộ có tâm ý, trong tâm ý có não bộ. Trong cây bắp có hạt bắp, trong hạt bắp có cây bắp. Con có trong cha mẹ, cha mẹ có trong con.

Một trong những phép tu của đạo Bụt là các phép quán: quán vô thường, quán vô ngã, quán duyên sinh, quán không, quán tương tức. Nhưng chúng ta phải thấy được các phép quán này có tính tương tức. Nếu ta thực tập thành công một phép quán thì ta có thể hiểu được những phép quán khác. Ví dụ, đứng về phương diện thời gian thì cái chuông này vô thường. Nhưng đứng về phương diện không gian, cái chuông này vô ngã. Cái chuông không có một thực thể riêng biệt. Nó được tạo thành từ rất nhiều yếu tố và nó biến chuyển không ngừng theo thời gian. Do vậy, vô thườngvô ngã. Hơn nữa, tất cả các hiện tượng đều do nhân duyên mà thành, mà biểu hiện nên vô ngã cũng chính là duyên sinh. Từ đóa hoa, chiếc bàn cho đến vì sao trên bầu trời… đều do những điều kiện hội tụ mà thành. Mọi hiện tượng do duyên sinh, mọi hiện tượng đều vô ngã, vô thường. Vô thường tức vô ngã, vô ngã tức duyên sinh, duyên sinh tức không. Không tức là không có mặt riêng biệt, độc lập. Hạt bắp làm sao có mặt riêng biệt với cây bắp được ? Cây bắp làm sao có mặt riêng biệt với hạt bắp được ? Cha làm sao có mặt riêng biệt ngoài con và con cũng làm sao có mặt ngoài cha được? Ta cần thấy được tính tương tức giữa các sự vật, hiện tượng. Về mặt hình thức, đôi lúc ta thấy dường như có những cái chống đối nhau. Nhưng sự thực chúng không chống đối nhau, chúng tương tức với nhau. Nếu ta quán chiếu Tứ Điệu Đế dưới ánh sáng của chánh niệm, ta sẽ thấy được rằng có khổ cho nên mới có vui, có vui cho nên mới có khổ, khổ và vui tương tức. Và cái thấy này cũng đúng với tất cả các hiện tượng hiện hữu trong vũ trụ.

Như đã nói ở trên, mọi sự vật hiện tượng đều có tính thường, vô ngã, tương tức và không. Nhưng nếu dùng chữ không, nhiều người sẽ hiểu lầm là đạo Bụt chủ trương đoạn diệt, bi quan. Trong đạo Bụt có nhiều phép quán, ta có thể đem Niệm, đem Định chuyên chú về một phép quán. Nếu ta thành tựu được Định đó thì ta sẽ có Tuệ. Định này có thể là định vô thường, định vô ngã, định không, định duyên sinh hay định tương tức. Khi có Tuệ, ta sẽ có được nền tảng đạo đức không sai lạc. Lúc này, ta không còn bị kéo theo những cái tà kiến. Tà kiến là những cái thấy đi ngược lại với tính không, vô thường, vô ngã, duyên sinh, tương tức. Nếu lấy tà kiến làm nền tảng thì tư duy sẽ sai lầm, ngôn ngữ sẽ sai lầm, hành động sẽ sai lầm, gây khổ đau cho ta và cho người khác. Ở đây, ta nói chánh kiến là nền tảng của nền đạo đức chân chính. Nhưng chánh kiến này từ đâu đến? Nó đến từ công phu quán chiếu. Nó không đến từ một đấng Thượng Đế. Chúng ta phải dùng Niệm, Định để khảo sát Tứ Đế, và đạt tới cái thấy về không, về tương tức, về vô thường về, vô ngã, và về duyên sinh. Đây là cái thấy Bất nhị. Chư Tổ có dạy, chánh kiến chính là tuệ, trước hết là cái thấy về Bốn sự thật. Nếu thấy được Bốn sự thật trong chân tướng của nó thì sẽ thấy được bản chất của toàn bộ vũ trụ.

Triết gia Aristotle có để lại thuyết Natural Law (luật tự nhiên). Thuyết này ra đời nhiều trăm năm trước Chúa giáng sinh. Và đã được một người đệ tử của Plato Aristotle ghi chép lại. Aristotle nói rằng mình phải đặt câu hỏi về bản chấtcông dụng của những sự vật đang hiện hữu trong vũ trụ này. Cần hỏi rằng cái này là cái gì? Cái này làm bằng gì? Nó được làm ra như thế nào? Dùng vào việc gì? Ví dụ như ta cầm con dao lên hỏi cái này là cái gì? Trả lời : Con dao. Hỏi tiếp : Làm bằng gì? Trả lời : Sắt. Cái này do đâu mà có? Trả lời : Do ông thợ rèn. Dùng để làm gì? Trả lời : để cắt, gọt. Aristotle thấy sự xuất hiện của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có lý do tồn tạimục đích, chứ không phải là sự tình cờ. Còn khoa học thì tin vào sự tình cờ, vào sự chọn lọc tự nhiên.

Nhưng có một điều rất thú vị là khi Aristotle được hỏi vi trùng vì sao mà có, lý do tồn tại của nó, mục đích của bệnh tật là gì thì ông ta hơi bỡ ngỡ, hơi lúng túng. Hoặc những trận bão, những trận hỏa hoạn có lợi íchcông dụng gì thì thật là khó hiểu, khó trả lời. Tới đây thì người ta loanh quanh, lẩn quẩn, và tìm cách để giải thích rằng đó là những hình phạt của Thượng Đế đối với những con người sống không đàng hoàng. Rõ ràng thuyết tự nhiên có những khó khăn.

Còn Cơ Đốc giáoDo Thái giáo nói rằng chính Thượng đế đã tạo ra thế giới này và Thượng đế đã đặt vào trong lòng sự vật những luật lệ, khi nhìn vào sự vật thì ta thấy được những ý định của Thiên chúa. Do Thái giáoCơ Đốc giáo thì dạy rằng vũ trụ đã được một Thượng đế toàn năng và đầy thương yêu tạo ra để làm chỗ ở cho con người. Con người được tạo ra từ Thượng đế. Sự có mặt của vũ trụ này có ý nghĩa và có mục đích. Và vũ trụ này là nơi để thực hiện các chương trìnhmục đích của Thượng đế. Đó là cái nhìn theo Do Thái giáoCơ Đốc giáo.

Căn cứ trên cái thấy đó, một nền đạo đức mà trong đó có mệnh lệnh của Thượng đế được thành lập. Thượng đế nói rằng cái này là đúng, cái này là sai; không được làm cái này, không được làm cái kia; phải làm cái này, phải làm cái kia. Vì vậy, đạo đức học của Cơ Đốc giáoDo Thái giáo căn cứ vào mệnh lệnh của đấng Thượng đế. Và mười điều răn của Chúa đã xuất hiện trong đạo Cơ Đốc và Do Thái. Trong khi đó, Năm Giới của đạo Bụt không xuất phát từ phán quyết của Bụt mà xuất phát từ nhận thức của Bụt và tăng đoàn. Nhận thức này do sự thực tập mà có. Ý thức được rằng những khổ đau do sự sát hại gây ra, đó chính là Niệm. Ý thức được chính những tà kiến, chính từ cái nhìn lưỡng nguyên, từ sự kỳ thị, lo lắng, giận hờn, sợ hãiđưa tới sự giết hại lẫn nhau, con nguyện thực tập giới thứ nhất là buông bỏ tà kiến. Đi theo chánh kiến, tập nhìn bằng cái nhìn Bất nhị, Tương tức, để con có thể bảo hộ được sự sống của mọi người và mọi loài.

Trong Mười Bốn Giới Tiếp Hiện có những giới liên hệ tới tuệ, tức là chánh kiến. Giới thứ nhất là không lạc vào tà kiến, không nắm giữ tà kiến, không bị kẹt vào cái thấy và phải sẵn sàng buông bỏ cái thấy. Cho nên có những ý trong các giới Tiếp hiện có thể bổ túc cho Năm giới. Khi nói về giới thứ nhất là bảo hộ sinh mạng, không sát sanh, chúng ta nói rằng: Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, đó là niệm. Khổ đau là sự thật thứ nhất, khổ đế. Giết hại sinh mạng là nguồn gốc của khổ đau tức là sự thật thứ hai, tập đế. Nhưng trong ánh sáng của Bát chánh đạo thì nguồn gốc khổ đau không phải chỉ là giết hại; sự giết hại đó là do ta không có chánh kiến. Ta không thấy được người đó là anh chị em của mình, là chính mình. Do vậy, giới thứ nhất của Năm giới cần được tu chỉnh lại để người hành trì thấy rõ rằng, khi người ta giết là vì người ta có tà kiến. Các giới khác cũng cần được tu chỉnh lại để Năm giới có thể trở thành một đóng góp của đạo Bụt.

Ở Bombay vừa có một loạt thảm sát, gây chết và bị thương hàng mấy trăm người. Đó là khổ đau rất lớn do sự khủng bố và giết hại gây ra. Sự giết hại đó đã tới từ những cái thấy sai lạc. Đôi khi ta tưởng người ta kia sắp giết mình, nhưng thực tế có thể người kia không có ý định giết ta mà chỉ vì ta sợ nên đã ra tay giết người ta trước cho chắc ăn. Sự sợ hãi nằm ở mặt sau của sự giết hại. Mặt sau của giết hại cũng có thể là sự kỳ thị, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị chủng tộc. Mặt sau của sự giết hại cũng có thể là tham lam. Nhưng tựu trung lại, nguyên nhân của sự giết hại đến từ tà kiến. Bụt đã dùng chánh niệm để chế giới nhằm mục đích đối trị với những khổ đau đó. Do đó, giới tức là niệm, từ niệm mà sinh ra. Niệm sinh ra một nền đạo đức. Và nhờ có niệm, có định mà sinh ra tuệ, chánh kiến. Chánh kiến làm nền tảng trở lại cho sự hành trì, cho những hành động của chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 38482)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 14644)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
(Xem: 14629)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 14064)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14948)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16564)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29904)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16223)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15541)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 14891)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
(Xem: 14879)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
(Xem: 17887)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
(Xem: 15576)
Tiếng Nói Của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo - Jack Petranker - Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 38677)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 26729)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
(Xem: 39664)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 50767)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 38750)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 35051)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 18309)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
(Xem: 16473)
Tam vô lậu học - Giới, Ðịnh, Tuệ là phương tiện duy nhất để vượt thoát bến mê sinh tử... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 42408)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 39247)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 35619)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 17464)
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thườngphi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm...
(Xem: 46537)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 17156)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
(Xem: 28500)
Những người Phật tử chúng ta phải là những người Phật tử của thế kỷ 21, có nghĩa là Phật tử với kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, điều này rất căn bản.
(Xem: 19001)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
(Xem: 17596)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
(Xem: 17115)
Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất...
(Xem: 17556)
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc...
(Xem: 16536)
Vì mọi hiện tượng tâm lý tinh thầnvật lý vật chất không có cái gì có một chủ thể độc lập hay thường còn cả, nên nó là “vô thường”, nó là “vô ngã”, không có ta.
(Xem: 16889)
Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
(Xem: 30847)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 16943)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
(Xem: 18504)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 18459)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 17388)
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na... Đỗ Hồng Ngọc
(Xem: 18170)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
(Xem: 17078)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
(Xem: 23497)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
(Xem: 16991)
Phật giáo cho rằng tất cả những mâu thuẫn, nội kết, xung đột trong phạm vi cá nhân hay xã hội đều được phát sinh từ ba độc tố trong tâm thức, đó là tham, sân, và si.
(Xem: 17465)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
(Xem: 17673)
Vô ngãhình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
(Xem: 17066)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phậthành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
(Xem: 15740)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấyTỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
(Xem: 18040)
Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp).
(Xem: 17438)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 17214)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
(Xem: 29534)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27730)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 18182)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
(Xem: 16118)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
(Xem: 15373)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
(Xem: 23040)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14838)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
(Xem: 55124)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 14207)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đứcgiới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
(Xem: 13256)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant