Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật đã chuẩn bị những gì trước khi Đại diệt độ?

11 Tháng Sáu 201421:52(Xem: 9229)
Đức Phật đã chuẩn bị những gì trước khi Đại diệt độ?

blankTheo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn. Chính vì kết hợp ba sự kiện quan trọng này nên lễ Vesak cũng được gọi là lễ Tam hợp. Tưởng niệm ngày Tam hợp, cũng là dịp nhắc nhở chúng ta về những lời dạy của bậc Đạo sư.

Đức Phật là bậc tự chủ hoàn toàn chuyện sống, chết. Việc muốn sống bao lâu hoặc ra đi vào thời điểm nào, Đức Phật đều có thể tự mình quyết định. Đó là sự thực được ghi nhận khi Đức Phật báo trước cho môn đệ và cả những thế lực chống đối về thời điểm Ngài sẽ viên tịch. Hơn đâu hết, với chân lý mà Ngài đã giác ngộ: Không có cái gì sinh mà không già, không chết (1), thì việc từ bỏ xác thân tứ đại cũng là một cách khẳng định và làm rõ thêm, về những quy luật căn bảnĐức Phật đã dày công khám phá.

Có thể nói, kể từ thời điểm Ngài tuyên bốSau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ. Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành (không duy trì mạng sống lâu hơn nữa) (2), thì còn rất nhiều việc mà Đức Phật đã nghiêm cẩn chuẩn bị cho cuộc trở về vĩ đại của mình.

Qua việc khảo sát kinh Đại bát Niết-bàn, các bản kinh liên quan và các dịch phẩm tương đương trong Hán tạng, đã phát lộ những chi tiết quan trọng về việc Đức Phật đã chuẩn bị cho sự kiện Đại diệt độ. Trong số những chi tiết theo kinh văn, người viết chỉ tập trung vào bốn trọng tâm chính. Thứ nhất, kiện toàn tổ chức Tăng-già; thứ hai xác tín Kinh, Luật làm kim chỉ nam; thứ ba hiện thân cho lý tưởng phụng sựcuối cùngchỉ định cư sĩ phụ trách tang nghi.

Kiện toàn tổ chức Tăng-già

Sau những góp ý dành cho Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha, liên quan đến những giải pháp dành cho việc trị an quốc gia, thuật ngữ thường gọi là bảy pháp bất thối; nhân đó, Đức Phật đã thể hiện sự quan tâm sâu sát đến sự tồn tại và phát triển vững chãi của đoàn thể Tăng-già.

Ngài đã cho Tôn giả Ananda triệu tập Tăng chúng ở gần Rajagaha và chỉ dạy về những nguyên tắc cơ bản cho một sự ổn định và phát triển bền vững của tổ chức đoàn thể xuất gia. Theo thống kê, chỉ trong tụng phẩm thứ nhất của kinh Đại bát Niết-bàn, Đức Phật đã liệt kê có tới 35 pháp bất thối và sáu nguyên tắc căn bản cho sự hòa hợp của đoàn thể Tăng (3).

Trong 35 pháp bất thối và sáu nguyên tắc sống chung liên quan thâm thiết đến bản thể sinh mệnh của Tăng-già. Theo Đức Phật, bản thể sinh mệnh của Tăng-già là nội chứng, là thiền định, là giới luật. Sống tuân thủ theo học giới, tu tập Tứ niệm xứ, Thất giác chi, quán lý vô thường, vô ngã, bất tịnhhư giả,… thì đoàn thể Tăng-già sẽ vững chãi về sinh mệnh. Nói cụ thể, nỗ lực chuyển hóa tự thân theo những phương thức mà Đức Phật đã chỉ dạy, là điều kiện căn bản nhằm góp phần vào việc kiện toàn tổ chức Tăng-già.

Bên cạnh đó, sức mạnh của Tăng chínhsức mạnh tổng hợp của các cá nhân sống trong đoàn thể. Muốn có được sức mạnh đó, cần phải tôn trọng những nguyên tắc sống chung. Sự cung kính, tôn trọng các bậc cao niên lạp trưởng, biết tàm, biết quý, không tụ họp và phiếm luận vô bổ, giữ gìn sáu phép hòa kính, sống với nhau hòa hợp như nước với sữa… là những nguyên tắc và chuẩn mực làm cho đoàn thể Tăng-già phát triển vững mạnh.

Sự quan tâm đến việc sống chung và những chuẩn mực ứng xử giữa các Tỳ-kheo như danh xưng, hình thức giao tiếp giữa người nhỏ với người lớn và ngược lại cũng được Đức Phật dạy bảo hết mực chi tiết (4). Không dừng lại ở đó, Đức Phật đã có những quan tâm với những cá thể đặc thù trong tổ chức Tăng-già. Việc tìm cách chuyển hóa Tỳ-kheo Channa phạm lỗi (5) vào thời khắc cuối của đời sống, là một minh chứng sống động của Đức Phật, đối với sự ổn định, đoàn kết và phát triển của Tăng chúng.

Từ hiện thực các chúng đệ tử của giáo phái Nigantha Nathaputta không biết tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh và tàn hại lẫn nhau sau khi giáo chủ viên tịch ở Pava, cách Kusinagar khoảng 15km về phía Đông, được ghi lại trong kinh Phúng tụng (6), kinh Thanh tịnh (7), đã làm cho vấn đề kiện toàn tổ chức Tăng-già trở thành một trong những vấn đề quan trọng và bức thiết. Bảy pháp bất thối được liên tục triển khai trên năm phương diện, cộng với sáu phép hòa kính, là một trong những cơ sở biện minh cho quan điểm này.

Xác tín Kinh, Luật làm kim chỉ nam

Sau khi Đức Phật diệt độ, thì Tăng chúng phải nương tựa vào ai và ai là người lãnh đạo Tăng-già? Đây không những là băn khoăn của riêng ngài Ananda mà dường như của hầu hết những đệ tử Phật. Đức Phật đã xóa tan nghi vấn đó bằng sự khẳng định mạnh mẽ: Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác (8). Không những thế, trong những lời cuối cùng, Đức Phật đã trở lại sự khẳng định này: Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là đạo sư của các ngươi (9).

Lời dạy của Đức Phật đã rất mực rõ ràng khi xác tín giáo pháp là kim chỉ nam, là chỗ y cứ cho mọi phương châm và hành động của chúng đệ tử Phật về sau. Thế nhưng, một thực tế được đặt ra là ở thời Phật, kinh điển chưa được ghi lại bằng văn bản, thế nên dễ xảy ra tình trạng bất cập về nội dung. Ở đây, vấn đề làm cách nào để xác tín những lời dạy hoặc truyền tụng do chính Đức Phật thuyết, cũng là một vấn đề quan trọng, được Đức Phật thuận thứ chỉ bày.

Theo Đức Phật, cơ sở để phân biệt đâu là lời dạy chân thực của Đức Phật cần phải tham chiếu vào hai yếu tố, đó là Kinh và Luật.

Theo kinh Đại bát Niết-bàn, Đức Phật đã dẫn ra bốn trường hợp liên quan đến việc xác tín tính chân thực của kinh văn (10). Trong tất cả bốn trường hợp, dù tự nhận rằng chính bản thân được nghe từ kim khẩu của Đức Thế Tôn hoặc được nghe từ chính một vị Tỳ-kheo hay nhiều vị Thượng tọathẩm quyền về kinh điển… thì cũng không nên vội vã khẳng định rằng, đó là kinh văn do Phật thuyết. Theo Đức Phật, cần phải dựa vào Kinh và Luật mới có thể minh định đó có phải là lời dạy của Đức Phật hay không. Đây cũng là ưu tư mà trước đó Đức Phật đã dạy cho dân chúng Kalama trong bài kinh Các vị ở Kesaputta (11).

Cùng liên quan đến việc kiện toàn cơ sở Kinh, Luật, do vì bị đau lưng nên Đức Phật chỉ định Tôn giả Sariputta thay Ngài tóm tắt lại những điểm chính của giáo pháp. Đáng chú ý, trước khi bắt đầu bài pháp, Tôn giả Sariputta cũng dẫn lại câu chuyện về sự tranh cãi của môn đệ sau khi Giáo chủ Nigantha Nathaputta từ trần. Sự cấp thiết của vấn đề đã được Tôn giả Sariputta trình bày thống thiết: Này các Hiền giả, pháp này được Thế Tôn khéo giảng dạy, khéo trình bày, một Chánh pháphiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh đẳng giác trình bày. Ở đây, tất cả mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không cãi cọ nhau, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiênloài Người (12).

Có một điều đáng lưu ý, vì trước đó khá lâu, trong đô thị Campa, Tôn giả Sariputta đã thuyết cho chúng Tỳ-kheo bài thuyết giảng với mười pháp số tương tự qua bài kinh Thập thượng (13). Trong lần này, với những nội dung căn bản, sâu sắc, cô động, bài thuyết giảng của Tôn giả Sariputta có thể được xem là cuộc kiết tập kinh điển đầu tiên khi Phật còn tại thế.

Hiện thân cho lý tưởng phụng sự

Kể từ khi chứng đạo, Đức Phật đã dành trọn thời gian còn lại của đời mình chỉ với một mục đích duy nhất: giáo hóa chúng sanh nhận ra chân lý mà Ngài đã giác ngộ. Xúc động hơn cả, trong những chặng cuối và đêm cuối của hành trình, bàng bạc trên mỗi dấu chân của Ngài vẫn chất ngất chí nguyện độ sanh.

Trong câu chuyện về bữa cơm cuối cùng ở Pava do chàng thợ rèn Cunda hiến cúng, là khúc ca bi tráng về chí nguyện độ sanh của Đức Thế Tôn (14). Theo kinh văn, Cunda cúng dường Đức Thế Tôn một bữa cơm với thức ăn tinh túy và tốt nhất trong điều kiện khả dĩ của mình. Kinh Trường bộ ghi rằng, đó là món Sùkara-maddave (một loại mộc nhĩ). Điều cực kỳ bất hạnhbữa ăn đó không phù hợp với thể trạng hiện tại của Đức Thế Tôn, nói chính xác hơn là thức ăn vô tình bị nhiễm độc, nhưng Cunda không nhận ra. Với lòng chí thành của Cunda, Đức Thế Tôn hoan hỷ thọ dụng, và để phòng hộ cho mọi người, Đức Phật đã nhỏ nhẹ bảo Cunda chôn ngay món ăn mộc nhĩ còn lại, vì không một ai ở cõi Trời, cõi Người, ở Ma giới, ở Phạm thiên giới, không một người nào trong chúng Sa-môn và chúng Bà-la-môn, giữa những Thiên, Nhân, ăn món mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được, trừ Như Lai (15).

Cần phải thấy, với luận điểm: các Đức Như Lai nhập Vô dư Niết-bàn không có sự hãm hại (16), do vậy, mọi sự tác động của các yếu tố bên ngoài đều không ảnh hưởng đến thọ mạng của Đức Thế Tôn. Mặc dù vậy, với trách nhiệm của một bậc Thầy tối thượng, Đức Phật e rằng, sau khi Ngài viên tịch, thợ rèn Cunda sẽ mãi hối hận về bữa cơm cúng dường, xem đó là một trong những nguyên do làm cho Thế Tôn sớm viên tịch, nên Ngài đã căn dặn Tôn giả Anan: Có hai sự cúng dường ăn uống đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác? Thế nào là hai? Một là bữa ăn trước khi Như Lai chứng vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hai là bữa ăn trước khi Như Lai diệt độ Niết-bàn giới, không còn di hưởng sanh tử. Hai bữa ăn này đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác.

Có thể nói, mặc dù biết rõ thức ăn có độc, thế nhưng vì muốn lợi lạc hữu tình, cụ thể là đem lại phước quả lớn cho thợ rèn Cunda, Đức Thế Tôn đã không ngại ngần thọ dụng bữa ăn cuối. Hình ảnh bữa ăn cuối cùng của Đức Phật có nhiều nét tương đồng như ly thuốc độc mà nhà hiền triết Socrate (469-399) đã ung dung uống cạn, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho con người và mọi loài.

Cũng trong đêm trước khi Đại diệt độ, với lòng chí thành của du sĩ ngoại đạo Subhadda, Đức Phật đã cho thuận thứ thuyết giảng, ông ta đã phát nguyện xuất gia, thọ cụ túc giới và không bao lâu, đắc quả A-la-hán. Sự hóa độ du sĩ Subhadda trong đêm Đại diệt độ, Đức Thế Tôn đã hiện thân cho lý tưởng độ sanh không mệt mỏi, dù đó là phút cuối của đời mình.

Chỉ định cư sĩ đảm trách tang nghi

Với Đức Phật, thân thể chỉ là sự hòa hợp của tứ đại. Sau khi Đức Phật nhập Vô dư Niết-bàn thì thân tứ đại dù được kết tinh thành xá-lợi thì cũng theo quy luật tụ, tán cùng thời gian. Do đó, Ngài đã chọn phương thức hỏa tángchỉ định cho hàng cư sĩ phụ trách tang nghi.

Trước trăn trở của ngài Ananda về hình thức tang nghi và ai là người đứng ra chủ trì sự kiện quan trọng này, Đức Phật đã trang nghiêm phân định: Này Ananda, các ngươi đừng có lo lắng vấn đề cung kính thân xá-lợi của Như Lai. Này Ananda, các người hãy nỗ lực, hãy tinh tấn hướng về tự độ, sống không phóng dật, cần mẫn, chuyên hướng về tự độ. Này Ananda, có những học giả Sát-đế-lỵ, những học giả Bà-la-môn, những học giả gia chủ thâm tín Như Lai, những vị này sẽ lo cho sự cung kính cúng dường thân xá-lợi của Như Lai (17).

Đây là di huấn quan trọng, có ý nghĩa tham khảo đối với mọi vấn đề liên quan đến việc hậu sự của người xuất gia, bất kể thời đại nào. Mặc dù có mặt trong khoảng thời gian diễn ra tang lễ, thế nhưng cả ba đại đệ tử của Đức Phật như Tôn giả Maha Kassapa, Tôn giả Anurudha và Tôn giả Ananda vẫn đứng ngoài mọi diễn biến tang lễ. Nếu có đóng góp chăng, thì chỉ riêng Tôn giả Maha Kassapa châm lửa vào đài hỏa táng kim thân của Đức Từ Phụ. Ngay sau khi Đức Phật vừa diệt độ, trong phần đêm còn lại, ngồi hầu bên di thể của Đức Thế Tôn, Tôn giả Ananda và Anurudha an tịnh bàn luận Chánh pháp và chờ trời sáng, để vào thành Kusinagar thông báo cho dân chúng Mala.

Sau khi được Tôn giả Ananda thông báo, các vị cư sĩ ở Mala đã đứng ra lo tang lễ của Đức Phật và họ đã làm những gì cần làm theo di huấn. Đặc biệt, vị cưtại giaảnh hưởng quyết định trong tang lễ của Đức Phật là Bà-la-môn Dona (18). Chính bản thân vị Bà-la-môn này đã ngăn ngừa một cuộc xung đột giữa tám nước, khi các nước muốn phụng thỉnh một phần xá-lợi của Đức Thế Tôn về xây tháp tôn thờ. Một vị Bà-la-môn, không phải là người xuất gia, đứng ra phân chia xá-lợi của Đức Phật và có khả năng thuyết phục cả tám nước, thì tất có một nhân thân vững chãi, đặc thù.

Đọc kỹ lại kinh văn, nhân thân của Bà-la-môn Dona hiện rõ dần. Trước hết, đó là vị Bà-la-môn phát hiện dấu chân rất lạ và dõi theo chúng, để cuối cùng diện kiến Đức Phật trên con đường giữa Ukkatthà và Setabbya. Từ cuộc hội kiến, Bà-la-môn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và cuối cùng nhận ra người đang đàm thoại chính là một vị Phật (19). Từ nhân duyên gặp Phật ban đầu, Bà-la-môn Dona từng bước hâm mộ Phật pháp. Trong cuộc tham vấn về năm hạng Bà-la-môn, ngài Dona đã xin quy y với Đức Thế Tônchính thức trở thành một vị cưtại gia thâm tín Tam bảo (20). Được biết, đã có một bảo tháp được xây dựng để tôn thờ cái bát mà Bà-la-môn Dona dùng để phân chia xá-lợi Đức Phật. Ngài Huyền Trangxác nhận trong nhật ký của mình và theo ngành du lịch Ấn Độ, bảo tháp này vẫn hiện còn tại một địa điểm gần Kusinagar (21).

Như vậy, mặc dù tang nghi Đức Phật chỉ định do hàng cư sĩ phụ trách, thế nhưng, căn cứ vào tư liệu kinh văn đã xác tín, đó là hạng cư sĩ vững chãi, thâm tín Tam bảo, mới đủ phước, đủ duyên thực hiện thiện hạnh rất mực quan trọng này.

Thay lời kết hay vài suy nghĩ về hậu sự của người xuất gia

Trong thời Đức Phật, các vị xuất gia lấy việc tu tập, thú hướng giải thoát, xem đó là việc chính yếu và không quá chú trọng về các thể thức tang nghi. Theo kinh điển ghi lại, đã có vài vị Tỳ-kheo bị rơi xuống núi tử nạn, bị rắn cắn chết, bị mạng vong do bệnh tật và tang lễ được tổ chức rất mực giản đơn. Ngay như cao đệ của Đức PhậtTôn giả Sariputta, tang lễ của ngài diễn ra đơn giản, chỉ có vài vị xuất gia bên cạnh và sau đó, Sa-di Cunda hỏa thiêu xác thân, thu lấy xá lợi bỏ vào bình báttrở về cáo bạch cùng Đức Thế Tôn (22).

Học theo sự giản đơn về tang nghi của tiền nhân, trong di ngôn của Huyền Tráng, ngài mong muốn chỉ được bó chiếu chôn (23). Gần hơn, Pháp sư Thánh Nghiêm cũng chọn hỏa táng và tro cốt còn lại đem rải trong rừng cho cây cối tốt tươi (24). Ở Việt Nam trong quá khứhiện tại, cũng có nhiều bậc cao tăng thể hiện sự giản đơn nhất định, trong việc lo hậu sự của mình.

Đành rằng, tùy theo không gian văn hóa mà ở mỗi quốc gia, khu vực có những cách thức xử lý đối với di thể người đã khuất. Trong những táng thức đặc thù của từng khu vực, thì riêng đối với người xuất gia, việc gia tăng sự tu tập của bản thân, hầu lấy đó làm công đức yểm trợ cho người vừa khuất, tối giản đến mức có thể các thể thức tang nghi… là những lựa chọn gần giống với những điều mà bậc Thầy của mình đã làm, từ hàng ngàn năm trước.

 Chú thích

(1) Kinh Tương ưng, tập 1, Thiên có kệ, chương 3, Tương ưng Kosala, phẩm thứ nhất, kinh Vua.

(2) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, tụng phẩm III, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.309.

(3) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, Tụng phẩm I, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.280-284.

(4) Kinh đã dẫn, tr.337. Nguyên văn: Này Ananda, nay các vị Tỳ-kheo xưng hô với nhauHiền giả. Sau khi Ta diệt độ, chớ có xưng hô như vậy. Này Ananda, vị Tỳ-kheo niên lão hãy gọi vị Tỳ-kheo niên thiếu, hoặc bằng tên, hoặc bằng họ, hoặc bằng tiếng Hiền giả. Vị Tỳ-kheo niên thiếu, hãy gọi vị Tỳ-kheo niên lão là Thượng tọa (Bhante) hay Đại đức.

(5) Kinh đã dẫn, tr.338.

(6) Kinh Trường bộ, kinh Phúng tụng, số 33, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.645.

(7) Kinh Trường bộ, kinh Thanh tịnh, số 29, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.571.

(8) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, Tụng phẩm II, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.298-299.

(9) Kinh đã dẫn, Tụng phẩm VI., tr.337.

(10) Kinh đã dẫn, Tụng phẩm IV, tr.315-316.

(11) Kinh Tăng chi, chương 3, phẩm Lớn, kinh Các vị ở Kesaputta, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336.

(12) Kinh Trường bộkinh Phúng tụng, số 33, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.647.

(13) Kinh Trường bộkinh Thập thượng, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.691.

(14) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, Tụng phẩm IV. NXB. Tôn giáo, 2013, tr.317-319.

(15) Kinh đã dẫn, Tụng phẩm IV, tr.318.

(16) Cullavagga, chương Chia rẽ hội chúng, Việc làm Như Lai chảy máu của Devadatta, đoạn 372.

(17) Kinh Trường bộ, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, Tụng phẩm V NXB. Tôn giáo, 2013, tr.329.

(18) Trong Hán tạng, kinh Trường A Hàm thì gọi là Bà-la-môn Hương Tánh; kinh Đại bát Niết-bàn, quyển 42, thì gọi là Bà-la-môn Tánh Yên; kinh Đại bát Niết-bàn, quyển Hạ, do ngài Pháp Hiển dịch thì gọi là Bà-la-môn Đồ Lô Na (徒盧那).

(19) Kinh Tăng chi, chương Bốn pháp, phẩm Bánh xe, kinh Tùy chuyển thế giới.

(20) Kinh Tăng chi, chương Năm pháp, phẩm Bà-la-môn, kinh Bà-la-môn Dona. Các bản kinh Bắc truyền liên quan đều xác tín, vị Bà-la-môn này thâm tín Tam bảo.

(21) http://www.buddhanet.net/e-learning/pilgrim/pg_04.htm

(22) Samyutt Nikaya: The grouped discourses, Satipatthana-Samyutta -The Four Frames of Reference (Foundations of Mindfulness) ; SN 47.13: Cunda Sutta - About Cunda. (Source:http://www.accesstoinsight.org).

(23) Theo, Hòa thượng Thích Minh Châu, Huyền Trang- nhà chiêm bái và học giả, theo di chúc của Pháp sư Huyền Trang, di thể ngài được phụng táng trong một cái hòm tre giản đơn.

(24) Thánh Nghiêm tự truyện, Hạnh Đoan biên dịch, NXB. Phương Đông, 2010, tr.399-342.


Hoằng Quảng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15520)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13211)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19370)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24636)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15750)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37840)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13489)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13112)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17189)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13208)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17394)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21651)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13227)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14420)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12825)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13671)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28651)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23413)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34397)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28891)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32200)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11331)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 12011)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26311)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17396)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14535)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34511)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13127)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12289)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13424)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40529)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26960)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14471)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13266)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13467)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12543)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13161)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12322)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11804)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12582)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17677)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12221)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12764)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18454)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14306)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 13010)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11332)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12162)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13474)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10851)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11086)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10307)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28933)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25305)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26868)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25783)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18683)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23050)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34565)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32194)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant