Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tổng Luận Sĩ Dụng Quả

21 Tháng Tám 201521:14(Xem: 10417)
Tổng Luận Sĩ Dụng Quả

TỔNG LUẬN SĨ DỤNG QUẢ

Phước Nguyên

MỤC LỤC

 

TIẾT 1. ĐỊNH NGHĨA.. 2

1.1.     Ngữ nguyên. 2

1.2.     Ý nghĩa trong văn hệ A-tỳ-đạt-ma. 3

*A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận. 3

*A-tỳ-đạt-ma Tỳ-bà-sa luận. 4

*A-tỳ-đạt-ma Thuận Chánh Lý Luận. 4

1.3.     Ý nghĩa trong các luận sớ.. 5

TIẾT 2. NỘI DUNG CHỦ YẾU.. 5

2.1. Sĩ dụng quả trong hệ thống các loại Quả (Phala) 5

2.2. Phân biệt sĩ dụng quảtăng thượng quả. 7

2.3. Liên hệ giữa nhân câu hữu, nhân tương ưngsĩ dụng quả. 7

2.4. Bản thứcSĩ dụng quả. 9

2.5. Sĩ dụng y xứ, Nhiếp thọ nhân liên hệ với sĩ dụng quả. 9

*Quan điểm theo Bodhisattvabhūmi Samuccaya. 9

*Quan điểm theo Du-già sư địa luận. 10

2.5. Các thuyết về quả Sĩ dụng. 10

2.6. Sĩ dụng của sinh tướngtrụ tướng. 10

2.7. Sĩ dụng quả sinh khởi nhờ vào năng lực của Pháp. 11

TIẾT 3. NGHIỆP LUẬN A-TỲ-ĐÀM VÀ SĨ DỤNG QUẢ.. 11

3.1. Nghiệp của sĩ dụng quả. 11

3.2. Sĩ dụng quả và ba học. 14

- Nghiệp của hàng hữu học: 16

- Nghiệp của hạng vô học: 16

- Nghiệp của hạng phi hữu học phi vô học: 16

3.3. Sĩ dụng quả và ba đoạn. 16

-Nghiệp thuộc kiến sở đoạn: 17

-Nghiệp thuộc tu sở đoạn: 17

-Nghiệp thuộc phi sở đoạn: 17

TIẾT 4. KẾT LUẬN.. 18

THƯ MỤC THAM KHẢO.. 19

 

TIẾT 1. ĐỊNH NGHĨA

1.1.            Ngữ nguyên

Sĩ dụng quả, Sanskrit gọi là पुरुषकारफल​ puruakāraphala, Tây Tạng: སྐྱེསབུ་ི བྱེདཔ་ི ་ཧྦྲསབུ  skyes bu’i byed pa’i ‘hbras bu.

Từ Sĩ dụng, theo nguyên ngữ Sanskrit được hình thành từ :

-          प्उरुस Purusa là sĩ, con người, tác giả. Dạng biến cách của nó là puruo (=purua): danh từ, giống đực, số ít, thể cách, Hán: sĩ phu士夫, Tây Tạng: སྐྱེས་བུ།, Ed. Conze dịch từ này là: man (người đàn ông)[1].

-          कार​ kāra: thực hiện, dụng cụ, công cụ...  Tây Tạng: བྱེབཔ  byeb pa. Từ कार​ kāra + đuôi क​ ka, nó có nghĩa là tác giả 作者, Tây Tạng: dịch là བྱེབཔ པོ byeb pa po.

Nên पुरुषकार​ puruakāra: thực hiện bởi con người, nhân lực.

Sanskrit प्उरुस  Purua, Tây Tạng là: སྐྱེས་བུ། Skyes bu, སྐྱེསྤ  Skyes pa, ཕོ pho, མི, từ Tạng ngữ nó có nhiều nghĩa, như: Con người (person); Nhân cách (personality); Đàn ông (man/men),  người đàn ông tốt (superior man), Người đàn ông thánh thiện (holy man), người cao thượng (noble person), người vĩ đại (great being).

Như vậy प्उरुस  Purua hay སྐྱེས་བུ། Skyes bu, còn được dịch là Trượng Phu; điều này được thấy rõ trong mười phẩm tính giác ngộ của Như Lai, Sanskrit gọi là: पुरुषदम्यसारथि puruadamyasārathi, Pāli: पुरिसदम्म​ सारथि purisadamma-sārathi, Tây Tạng: སྐྱེསབུ ཧྡུལབཧི ཁེ Skyes-bu-dul-bai-khe, hoặc ལོབྶགྱུརྦ Lobs-gy-ur-pa. Ngữ nguyên Sanskrit पुरुषदम्यसारथि puruadamyasārathi, được thiết lập từ:

- प्उरुस Purusasĩ phu, trượng phu, con người có phẩm cách, người có tư cách,..

- डम्य​ Damya, có động từ căn à दम् dam: huấn luyện, chế ngự, nhiếp phục, chinh phục, làm cho an tâm…

- सारथि sārathi có nghĩa là lái xe, điều khiển cỗ xe.

Vậy पुरुषदम्यसारथि puruadamyasārathi: người có nhân cách, phẩm cách, điều khiển/chế ngự cỗ xe một cách an toàn. Hán phiên âm là: Phú-lâu-sa đàm-miệu ba-la-đề[2] và dịch là Điều ngự Trượng Phu[3], Khả Hóa Trượng Phu Điều Ngự Sư[4], Điều Ngự Sĩ[5],…

Tây Tạng: སྐྱེས་བུ། Skyes bu còn được dùng để dịch các từ Sanskrit như: jana, pumān, pums, pudgala

Sanskrit पुरुषकार​ Puruakāra, Tạng ngữ dịch là: སྐྱེསབུ་ིཔྱེདཔ Skyes bu’i byed pa, có nghĩa là nhân công 人功, sĩ dụng 士用, công lực 功力,trượng phu năng 丈夫能.

Quả 果, Sanskrit gọi là फल​ Phala, Tây Tạng dịch là : ་བྲསབུ  ‘bras bu.

Theo những ý nghĩa Sanskrit पुरुषकारफल​ puruakāraphalaTây Tạng སྐྱེསབུ་ི བྱེདཔ་ི ་ཧྦྲསབུ  skyes bu’i byed pa’i ‘hbras bu, Hán còn dịch là Sĩ phu quả 士夫果, nhân công quả 人功果, công lực quả 功力果,trượng phu năng quả 丈夫能果.

1.2.            Ý nghĩa trong văn hệ A-tỳ-đạt-ma

*A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận

Luận về Sĩ dụng quả, A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, Ngài Vasubandhu (Thế-thân) có tạo một bài tụng, nguyên điển Sanskrit như sau :

भवऩाकपरभन्त्यस्य ऩूवमस्याभधऩजं परभ् ।

सबागसवमत्रगमोभनमष्यि् ऩौरुषं द्वमो् ॥५६॥

vipākaphalamantyasya pūrvasyādhipata phalam|

sabhāga sarvatragayorniyanda paurua dvayo||[6]

Nhân cuối: quả dị thục.

Nhân đầu: quả tăng thượng.

Đồng loại, biến: đẳng lưu.

Câu, tương ưng sĩ dụng[7].

Chúng ta cũng có thể tìm thấy bài tụng tương tự trong A-tỳ-đạt-ma Câu-xá văn điển Tây Tạng:

ཬམ་སིན་འཕྴས་བུ་ཐ་མའི་ཡིན། །བདག་པོའི་འཕྴས་བུ་དང་པོའི་ཡིན། །

རྒྱུ་མཐུན་སྐལ་མ཈མ་ཀུན་འགྷོ་བའི། །སེས་བུ་པ་ནི་ག཈ིས་ཀི་ཡིན། །[8]

Dị thục là quả của nhân cuối cùng.

Tăng thượng là quả của nhân đầu tiên.

Đẳng lưu là quả của đồng loạibiến hành

Sĩ dụng là quả của câu hữutương ưng.

bài kệ Sanskrit này ngài Huyền Tráng dịch sang Hán ngữ:

後因果異熟              前因增上果

同類遍等流              俱相應士用 .[9]

Nhân sau cùng sinh quả dị thục

Nhân đầu tiên sinh quả tăng thượng

Nhân đồng loại, biến hành sinh quả đẳng lưu

Nhân câu hữu, tương ưng sinh quả sĩ dụng[10].

Nhân đồng loại, nhân biến hành thành tựu quả đẳng lưu. Quả của hai nhân này thành tựu đều cùng loại với nhân. Nhân câu hữu, tương ưng thành tựu quả sĩ dụng; chẳng phải ngoài thể của sĩ mà có sĩ dụng riêng, chính cái được thành tựu này là sĩ dụng quả.

Sĩ dụng này gọi là pháp gì? Thế Thân giải thích: Đó chính là “chư pháp sở hữu tác dụng”: tác dụng của các pháp; như do hoạt dụng của sĩ phu nên mới có từ sĩ dụng; cũng như thế gian nói: “nha túc tợ dược thảo, dược thảo tợ nha túc”, hay nha túc dược thảo, tuý tượng, tướng quân.

A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận cắt nghĩa Sĩ dụng quả là: “Pháp mà tác động của nó như hành vi của con người, pháp ấy được gọi là sĩ dụng quả. Cũng như người ta gọi một loại dược thảo là chân quạ (kākajaghā) vì nó giống chân quạ; hoặc gọi vị tướng quân là voi say vì ông dũng cảm như con voi say.”[11]

*A-tỳ-đạt-ma Tỳ-bà-sa luận

Tỳ-bà-sa luận định nghĩa Sĩ dụng quả như sau: “Pháp mà được tác thành do bởi hành vi của con người, pháp ấy được gọi là sĩ dụng quả.”[12]

*A-tỳ-đạt-ma Thuận Chánh Lý Luận

Ngài Chúng Hiền giải thích Sĩ dụng quả: “若法因彼勢力所生。即說此法。名士用果 Nếu pháp nào được sinh khởi do thế lực của nhân và pháp, thì pháp ấy được gọi là Sĩ dụng quả”[13].

1.3.            Ý nghĩa trong các luận sớ

Từ Sanskrit puruṣakāra, nó có nghĩa hành vi bởi người, nhân tạo, nhân công. Về ý nghĩa này đã được giải nghĩa rõ ràng:

“यत पुनर एकत्यद्ऱ्ष्टे धर्मेऽन्यतमान्यतमेन शिल्पकर्मस्थानसन्निश्रितेन पुरुषकारेण यदि वा क्ऱ्ष्या यदि वा वणिज्यया यदि वा राजप्औरुष्टेण लिपि-गणन​-न्यसन​-सम़्ख्या-मुद्रया सस्यादिकम़्लाभादिकञ्च फलम अभिनिर्वर्तयति इदम उच्यते पुरुषकारफलम् yat punar ekatyadṛṣṭe dharme'nyatamānyatamena śilpakarmasthānasanniśritena puruakārea yadi vā kṛṣyā yadi vā vaijyayā yadi vā rājapauruṣṭea lipi-gaana-nyasana-sakhyā-mudrayā sasyādika lābhādikañca phalam abhinirvartayati idam ucyate puruakāraphalam”[14]

“Một phần trong pháp hiện tại, bằng hành động bởi con người, y trên kỹ năng như canh nông, thương mại, hoặc quan chức vua làm các việc như chép sách, kế toán, bói toán, thuật số, thủ ấn, mà thu hoạch được thành quả như thóc lúa, tài lợi các thứ; thành quả đạt được ấy gọi là quả sĩ dụng”.

Định nghĩa về nhân-duyên-quả, Thành Duy Thức luận giải thích: “Sĩ dụng quả, đó là các sự nghiệp được hoàn tất bởi các công cụ hành động dựa vào các tác giả”.

***

TIẾT 2. NỘI DUNG CHỦ YẾU

2.1. Sĩ dụng quả trong hệ thống các loại Quả (Phala)

Khế kinh nói, quả có năm loại:

(1) Quả đẳng lưu

(2) Quả dị thục

(3) Quả ly hệ

(4) Quả sĩ dụng

(5) Quả tăng thượng.[15]

Tây phương chư Sư (Các Sư Kiền-đà-la) nói có chín quả, tức là năm quả trên cọng thêm các quả: an lập quả, da hạnh quả, hoà hiệp quả, tu tập quả.

Ngài Huyền Tráng trong Thành Duy Thức Luận nói quả có năm loại: (1) dị thục, (2) đẳng lưu, (3) ly hệ, (4) sĩ dụng, (5) tăng thượng[16].

Theo Câu-xá quang ký, quả có hai loại: (1) quả hữu vi gồm dị thục, đẳng lưu, sĩ dụng, tăng thượng; (2) quả vô vi, đó là ly hệ[17].

Ngài Thế Thân, trong A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận làm bài tụng để nói về các loại Quả (Phala) như sau:

विपाकोऽव्याकृतो धर्मः सत्त्वाख्यः व्याकृतोद्भवः।

निःष्यन्दो हेतुसदृशः विसंयोगः क्षयो धिया॥५७॥

यद्वलाज्जायते यत्तत्फलं पुरुषकारजम्।

अपूर्वः संस्कृतस्यैव संस्कृतोऽधिपतेः फलम्॥५८॥

vipāko'vyākto dharma sattvākhya vyāktodbhava|

niḥṣyando hetusadśa visayoga kayo dhiyā||57||

yadvalājjāyate yattatphala puruakārajam|

apūrva sasktasyaiva saskto'dhipate phalam||58||[18]

Dị thục: Pháp vô ký,

Hữu tình, hữu ký sinh,

Đẳng lưu: tương tự nhân.

Ly hệ: diệt bởi huệ.

Nó do năng lực ấy sinh,

Gọi là quả sĩ dụng.

Quả tăng thượng: hữu vi

Của hữu vi trước không[19].

Bản Tây Tạng chúng ta có tương đương như sau :

ཬམ་སིན་ལུང་དུ་མ་བཨན་ཆོས། །སེམས་ཅན་བརོད་ལུང་བཨན་ཕྱིས་འབྱུང་། །

རྒྱུ་མཐུན་རྒྱུ་དང་འདྲ་བའོ། །ཕྴལ་བ་ཕྵོ་ཡིས་ཟད་པའོ། །

གང་གི་ཨོབས་ཀིས་གང་སེས་པའི། །འཕྴས་དེ་སེས་བུ་ཕླེད་ལས་སེས། །

སྔོན་བྱུང་མ་ཡིན་འདུས་ཕླས་ནི། །འདུས་ཕླས་ཁོ་ནའི་བདག་པོའི་འཕྴས། ། [20]

Quả dị thục là pháp vô phú vô ký,

Thuộc hữu tình số, do hữu ký sanh,

Quả đẳng lưu có nhân là pháp tương tự,

Quả ly hệ do huệ đoạn sạch các hoặc.

Nếu từ lực của nó sinh ra

Gọi là quả sỹ dụng.

Trừ pháp hữu vi trước, còn lại

Đều là quả tăng thượng của các pháp hữu vi khác.

Và ngài Huyền Tráng đã dịch bài tụng Sanskrit này sang Hán ngữ như sau:

異熟無記法              有情有記生

等流似自因              離繫由慧盡

若因彼力生              是果名士用

除前有為法              有為增上果[21]

Dị thục: Pháp vô ký,

Hữu tình, hữu ký sinh,

Đẳng lưu: tương tự nhân.

Ly hệ: diệt bởi huệ.

Nếu từ (năng) lực của nó sinh,

Đó gọi là quả sĩ dụng.

Ngoại trừ pháp hữu vi trước, (còn lại)

(Đều là) Quả tăng thượng: (của các pháp) hữu vi (khác).[22]

Nếu một pháp do chính thế lực của nó sinh ra thì nói pháp đó là quả sĩ dụng. Chẳng hạn nương vào tâm lực được gia hànhhạ địa mà định hữu lậu, vô lậuthượng địa sinh khởi; và nhân lực thiền định thanh tịnh của tâm mà tâm biến hoá sinh khởi. Những loại trạch diệt như vậy nên nói do đạo lực khiến thành tựu.

2.2. Phân biệt sĩ dụng quảtăng thượng quả

Cần phân biệt sự khác nhau giữa hai quả sĩ dụng và tăng thượng:

- Quả sĩ dụng gọi là duy đối tức chỉ đối với tác giả hay người tạo tác (kartar)

- Quả tăng thượng gọi là thông đối tức cả tác giả và ngoài tác giả, hay nói khác là người tạo tác và những gì không phải là người tạo tác

Ví dụ cũng giống như tác phẩm được hoàn thành bởi người hoạ sĩ:

- Đối với hoạ sĩ, người làm bức tượng, họ có đầy đủ cả hai tên: sĩ dụng và tăng thượng.

- Đối với những người không phải hoạ sĩ, họ chỉ có quả tăng thượng.

2.3. Liên hệ giữa nhân câu hữu, nhân tương ưngsĩ dụng quả

Theo luận Câu-xá: Nhân câu hữu (sahabhūhetu) và nhân tương ưng (saprayuktaka-hetu) cho kết quả sĩ dụng[23].

Về mối liên hệ giữa nhân câu hữu, nhân tương ưngsĩ dụng quả, Thế Thân giải thích bằng bài tụng sau:

स्वतोऽन्ये कारणं हेतुः (1) सहभूर्ये मिथःफलाः।

भूतवच्चित्तचित्तानुवर्तिलक्षणलक्ष्यवत्॥५०॥ (2)

svato'nye kāraa hetu (1) sahabhūrye mithaphalā|

bhūtavaccittacittānuvartilakaalakyavat (2)[24]

Trừ tự thể của nó

Ngoài ra là năng tác (1)

Câu hữu, hỗ tương quả

Như đại, tướng, sở tướng,

Tâm tùy chuyển với tâm (2).

Bản Tạng ngữ ta có tương đương như sau :

རང་ལས་གཞན་པ་ཕླེད་རྒྱུའི་རྒྱུ། །ལྷན་ཅིག་འབྱུང་གང་ཕན་ཚུན་འཕྴས། །

འབྱུང་བཞིན་སེམས་ཀི་རེས་འཇུག་དང་། །སེམས་དང་མཚན་཈ིད་མཚན་གཞི་བཞིན། །[25]

Làm năng tác cho tất cả,

ngoại trừ tự thể của chính nó.

Câu hữu nhânhỗ tương làm quả cho nhau;

Như các đại chủng, tướng và sở tướng,

Tâm với tâm tùy chuyển.

Và ngài Huyền Tráng đã dịch bài tụng Sanskrit này sang Hán ngữ, ngài dịch rất sát với ngữ pháp, cũng như ý nghĩa của bài Tụng Sanskrit:

除 自 餘 能 作

俱 有 互 為 果

如 大 相 所 相

心 於 心 隨 轉[26]

Trừ tự thể, còn lại đều là năng tác

Câu hữuhỗ tương làm quả

Như đại (chủng), tướng và sở tướng

Tâm với tâm tùy chuyển

Những pháp nào có khả năng làm quả (sĩ dụng quả, puruakāraphala) cho nhau thì gọi là câu hữu nhân (sahabhūhetu). Quả của câu hữu nhân (sahabhūhetu) và tương ưng nhân (saprayuktakahetu) có tên là sĩ (purua) bởi vì nó là quả của những hoạt động thuộc về con người (sĩ dụng, puruakāra). Những hoạt động thuộc về con người không khác với bản thân con người (puruabhāva) bởi vì hành động không khác với người hành động. Do đó loại quả này mới có tên là loại quả thuộc về con người (purua).

Thế Thân cho rằng: Trừ dị thục ra, các nhân khác cũng có quả sĩ dụng. Loại quả này vốn sinh khởi cùng thời với nhân hoặc ngay liền sau nhân trong khi quả của dị thục nhân thì khác. Hay nói cách khác bởi do quả sĩ dụng với nhân cùng sinh khởi hoặc vô gián sinh khởi.

Theo Câu-xá, có luận sư cho rằng dị thục nhân cũng có quả sĩ dụng ở xa hay cách xa, như trường hợp quả thu hoạch được của nông phu, tức là có một khoảng cách thời gian dài.

Như vậy, chúng ta lưu ý một vài điểm như sau: một pháp làm:

(1) Đẳng lưu quả là vì sinh khởi tương tợ với nhân;

(2) Sĩ dụng quả là vì sinh khởi nhờ lực của nhân;

(3) Tăng thượng quả là vì sinh khởi mà không bị nhân chướng ngại

Cái năng huân sản sinh chủng tử; chủng tử phát khởi hiện hành; như nhân câu hữu đạt được quả sĩ dụng. Chủng tử cùng với đồng loại trước sau sinh sản nhau, như nhân đồng loại dẫn đến quả đẳng lưu. Cả hai cái này là nhân duyên tính cho kết quả. Trừ đó ra, các pháp còn lại đều không phải là nhân duyên. Nhưng đặt tên là nhân duyên, nên biết, đó chỉ là giả thuyết.

2.4. Bản thứcSĩ dụng quả

Tam Thập Tụng, ngài Thế Thân có tạo bài tụng như sau:

सर्वबीजमं हि विज्ञानम़् परिणामस तथा तथा।

यात्यन्योऽन्यवशाद येन विकल्पह़् स स जायते

sarvabīja hi vijñāna pariāmas tathā tathā|

yātyanyo'nyavaśād yena vikalpa sa sa jāyate[27]

Thức, hạt giống hết thảy, tiến hành biến thái như vậy (là như vậy) như vậy (là như vậy).

Bằng sự biến thái đó phát sinh cấu trúc phân bố không hiện thực thế này, thế kia.

Thành Duy Thức Luận, Ngài Huyền Tráng giải thích bài tụng này như sau: “…Đó là sai biệt công năng trong bản thức từ đó sản sinh kết quả của chính nó. Nó sản sinh các kết quả đẳng lưu, dị thục, sĩ dụng và tăng thượng, do đó được gọi là nhất thiết chủng, hạt giống của hết thảy”[28].

2.5. Sĩ dụng y xứ, Nhiếp thọ nhân liên hệ với sĩ dụng quả

Một đề mụcliên quan mật thiết với Sĩ dụng quả, đó là Sĩ dụng y xứ, loại y xứ thứ chín trong mười lăm loại y xứ, chính là tác dụng của tác giả đối với nghiệp được tạo tác. Tức là trừ chủng tử, các duyên khác hiên diện tác thành.

Giải thích về điều này, chúng ta có thể tìm thấy luận giải trong Thuật ký: như đối với thóc lúa, người là sĩ dụng; đất nước các thứ là tức dụng (tác cụ).

Hoặc theo quan điểm của Du-già sư địa luận, đất, nước các thứ là sĩ dụng; mắt trời, sự cày bừa, là tác dụng (tác cụ).

*Quan điểm theo Bodhisattvabhūmi Samuccaya

Y cứ trên tổng thể sáu cơ sở: vô gián diệt y xứ, cảnh giới y xứ, căn y xứ, tác dụng y xứ, sĩ dụng y xứchân thật kiến y xứ, lập thành nhiếp thọ nhân. Giải thích về Nhiếp thọ nhân, Theo Bodhisattvabhūmi: “बीजनिर्मुक्तः तदन्यः प्रत्ययः परिग्रहहेतुः। bījanirmukta tadanya pratyaya parigrahahetu[29]: Nhiếp thọ nhân, nguyên nhân giúp ích, nguyên nhân hỗ trợ, trừ chủng tử của chính nó ra, các điều kiện khác như đất, nước.

Và ở chỗ khác cũng nói: “परिग्रहकारणम़् तदन्यहः प्रत्ययहः, तद्यथा क्षेत्रोदकपाष्यादिकम़् सस्योदयस्य … स्वबीजोत्पादिन उपोत्द्बलवात् parigrahakāraa tadanya pratyaya, tadyathā ketrodakapāyādika sasyodayasya … svabījotpādina upotdbalavāt”[30]: Các duyên khác (trừ chủng tử của nó), như ruộng, nước, phân, đối với sự sinh trượng của hạt lúa, vì là lực hỗ trợ tuy chúng sinh từ hạt giống của chính mình.

*Quan điểm theo Du-già sư địa luận

Còn ở trong Hán Tạng, ý nghĩa tương tự được thấy ở trong Du-già sư địa luận: “pháp trong các giới hệ, hoạt động của các hành (samskāra) đều nhờ sàu yếu tố này như là nguyên nhân trợ lực”[31].

Cho nên, Du-già sư địa luận nói rằng, y trên sĩ dụng y xứ được quả sĩ dụng[32].

Nói sĩ dụng xứ, là chỉ năm y xứ: lãnh thọ, sĩ dụng, tác dụng, hòa hiệp, bất chướng ngại, tất cả công năng trong hoàn tất cảm quả sĩ dụng, hay dẫn đến hoàn tất quả sĩ dụng, và trong sĩ dụng y xứ nó cũng lôi cuốn quả tăng thượng.

2.5. Các thuyết về quả Sĩ dụng

Theo ngài Huyền Tráng quả sĩ dụng, có hai thuyết như sau[33]:

a. Đạt được từ các nhân quan đãi, nhiếp thọ, đồng sự, bất tương vi và duyên tăng thượng;

b. Từ quan đãi, khiến dẫn, sinh khởi, nhiếp thọ, dẫn phát, định dị, đồng sự, bất tương vi, và ba duyên trừ sở duyên.

Và ở trong Tạp Tập luận nói rằng:

-          “Đoạn trừ đối trị, là ly hệ quả;

-          Hiện tại tự tha thọ dụng, là sĩ dụng quả;

-          Tương lai càng phát triển: đẳng lưu quả;

-          Cảm tài sản lớn: dị thục quả.

Đủ cả năm quả, do tu tập mười thắng hành.”[34]

2.6. Sĩ dụng của sinh tướngtrụ tướng.

Sĩ dụng (puruakāra) của sinh tướng là dẫn dắt một pháp từ vị lai và đưa pháp này vào hiện tại; một khi pháp này đã nhập vào vị lai thì sinh tướng không thể đưa nó nhập vào một lần nữa.

Trong khi sĩ dụng của trụ tướng là làm tồn tại (sthāpayati) một pháp “cần phải được làm cho tồn tại” (sthāpya) là ngăn chặn pháp mà nó đang làm cho tồn tại không bị suy yếu và hủy diệt.

Đối với pháp đang tồn tại thì trụ tướng phải làm cho nó được tồn tại vĩnh viễn; vì thế trụ tướng có khả năng lập lại sĩ dụng của chính nó.

2.7. Sĩ dụng quả sinh khởi nhờ vào năng lực của Pháp

Sĩ dụng quả là quả của một pháp khi nó sinh khởi nhờ vào lực của pháp này. Nó có quan hệ với một pháp hữu vi (saskta). Ví dụ: như định của sơ tĩnh lự là quả sĩ dụng của tâm gia hành (tatprayogacitta) thuộc Dục giới; định của tĩnh lự thứ hai là quả sĩ dụng của tâm thuộc tầng thiền thứ nhất.

Một pháp vô lậu có thể là quả sĩ dụng của một pháp hữu lậu; các pháp thế gian (laukikāgradharma) có quả là khổ pháp trí nhẫn (dukhe dharmajñānakānti).

Thế Thân giải thích rằng: Biến hóa tâm (nirmāacitta) là quả sĩ dụng của tâm thuộc về một tầng tĩnh lự nào đó.

Trạch pháp hay Niết-bàn được xem nhưsĩ dụng quả; tuy nhiên định nghĩa về sĩ dụng quả ở trên không áp dụng cho các loại diệt pháp (nirodha) thường hằngkhông sinh khởi.

Vì thế có thể nói rằng quả sĩ dụng của một pháp là loại quả đắc được nhờ vào thế lực của chính pháp này.

***

TIẾT 3. NGHIỆP LUẬN A-TỲ-ĐÀM VÀ SĨ DỤNG QUẢ

3.1. Nghiệp của sĩ dụng quả

Trong phẩm चतुर्थं कोशस्थानम् caturtha kośasthānam, Ngài Vasubandhu (Thế-thân) tạo tụng như sau:

प्रहाणभागे सभरत सपरं कभम ऩञ्चभब् ।

चतुभबमयभरतऽन्यच्च सास्रवं मच्छुबाशुबभ् ॥८७॥

अनास्रवं ऩुन् शतषं भत्रभबयव्यााकृतं चमत् ।

prahāamārge samale saphala karma pañcabhi|

caturbhiramale anyacca sāsrava yacchubhāśubham||87||

 anāsrava puna śea tribhiravyākta ca yat|[35]

Đoạn đạo, nghiệp hữu lậu

Có đầy đủ cả năm quả

Nghiệp vô lậu có bốn.

Các vô lậu còn lại,

vô ký: ba quả,

Trừ các quả đã trừ.

Bài kệ này, chúng ta cũng có thể tìm thấy ở trong nguyên điển Tây Tạng như sau:

དྲིར་བཅས་སྤོང་བའི་ལམ་དག་གི[36]། །ལས་ནི་ལྔ་ཡི་[37]འཕྴས་བུར་བཅས། །

དྲི་མེད་བཞི་ཡི་[38]ཟག་བཅས་གཞན། །དགེ་དང་མི་དགེ་གང་ཡིན་པའང་། །

ཟག་པ་མེད་པ་ལྷག་མ་དང་། །ལུང་བཨན་མིན་གང་གསུམ་གིས་སོ། །[39]

Nghiệp hữu lậu, đoạn đạo

Có đủ năm loại quả;

Nghiệp vô lậu có bốn loại,

Các vô lậu còn lại và vô ký khác

Có ba loại quả, tức trừ hai loại quả ở trên.

Và ngài Huyền Tráng đã dịch bài tụng Sanskrit này sang Hán ngữ, Ngài diễn rộng ra thêm một vài chỗ, có lẽ muốn làm cho rõ nghĩa:

斷道有漏業              具足有五果

無漏業有四              謂唯除異熟

餘有漏善惡              亦四除離繫

餘無漏無記              三除前所除[40].

Đoạn đạo, nghiệp hữu lậu

Có đầy đủ năm quả

Nghiệp vô lậu có bốn.

Tức chỉ trừ dị thục.

Hữu lậu thiện (và) ác khác,

Cũng bốn, trừ  ly hệ

Vô lậu, vô ký khác

(Có) ba (quả), trừ (các quả) đã trừ ở trước.

Quả sĩ dụng là các pháp (dharmas) mà loại nghiệp này đã sinh khởi (tadākṛṣṭa), có bốn điểm như sau:

(1)               Giải thoát đạo (vimuktimārga): Vimukti: giải thoát, mārga: đạo lộ; Trí được nói là giải thoát đạo (vimuktimārga), đã thoát ly hệ phược sau khi đoạn trừ phiền não liên hệ[41].

(2)               Các pháp cùng hiện hữu (câu hữu, sahabhū): Cái năng huân sản sinh chủng tử; chủng tử phát khởi hiện hành; như nhân câu hữu đạt được quả sĩ dụng.

Đây là điều liên hệ đến Nhiếp bản luận, tức là trên thắng nghĩa, chủng tử có 6 đặc tính: sát-na diệt (kaa-bhaga), câu hữu (sahabhū), hằng tùy chuyển (satānapravtta) nên biết, quyết định (viniyata), hội đủ duyên (pratyayāpeka), chỉ dẫn quả đồng loại (svaphalopārjita)[42].

(3) Các pháp vị lai được thành tựu nhờ vào loại nghiệp này (yac cānāgata bhāvyate)

(4) Chính sự đoạn trừ.

चत्वाभय द्वत तथा त्रीभण कुशरस्य शुबादम् ॥८८॥

अशुबस्य शुबाद्या द्वत त्रीभण चत्वाममनुक्रभभ् ।

अव्यााकृतस्य द्वत त्रीभण त्रीभण चैतत शुबादम् ॥८९॥

catvāri dve tathā trīi kuśalasya śubhādaya||88||

aśubhasya śubhādyā dve trīi catvāryanukramam|

avyāktasya dve trīi trīī caite śubhādaya||89||[43]

Thiện đối thiện các thứ

Thiện có bốn, hai, ba.

Bất thiện có hai, ba,

Và bốn, theo thứ tự.

Vô ký: hai, ba, ba,

Cho thiện và bất thiện v.v..

Bản Tạng ngữ ta có tương đương như sau :

དགེ་བའི་དགེ་ལ་སོགས་པ་ནི། །བཞི་དང་ག཈ིས་དང་དེ་བཞིན་གསུམ། །

མི་དགེའི་དགེ་སོགས་ག཈ིས་དང་ནི། །གསུམ་དང་བཞི་ཨེ་རིམ་པ་བཞིན། །

ལུང་བཨན་མིན་གི་དགེ་ལ་སོགས། །དེ་དག་ག཈ིས་དང་གསུམ་དང་གསུམ། །[44]

Thiện[45] đối[46] thiện[47] các thứ v.v..

(Nghiệp) thiện: Bốn, hai, ba loại quả;

(Nghiệp) bất thiện: Hai, ba và bốn loại quả theo thứ tự.

(Nghiệp) vô ký: Hai, ba, ba loại quả.

Cho thiện và bất thiện v.v..

Và ngài Huyền Tráng đã dịch sang Hán văn như sau

善等於善等              初有四二三

中有二三四              後二三三果[48].

            Thiện đối thiện các thứ

            (Thiện)Trước có: bốn, hai, ba (loại quả);

            (Bất thiện) Trung có: hai, ba, bốn (loại quả);

            (Vô ký) Sau có: hai, ba, ba (loại quả).

Các pháp thiện, bất thiện, vô ký, tạo thành bốn loại quả, hai loại quả, ba loại quả của nghiệp thiện:

-          Các quả đẳng lưu, ly hệ, sĩ dụng và tăng thượng của loại nghiệp thiện là các pháp thiện. Quả dị thục vốn thuộc tánh vô ký.

-          Các quả sĩ dụng và tăng thượng của loại thiện nghiệp là các pháp bất thiện.

-          Quả đẳng lưu của một nghiệp thiện nhất định thuộc thiện; quả ly hệ vốn thuộc tánh thiện.

-          Các quả dị thục, sĩ dụng và tăng thượng của loại nghiệp thiện là các pháp vô ký.

Các pháp thiện, bất thiện, vô ký, theo thứ tự này, tạo thành hai loại quả, ba loại quả, bốn loại quả của nghiệp bất thiện:

-          Hai quả sĩ dụng và tăng thượng của loại nghiệp bất thiện là các pháp thiện.

-          Ba quả - tức loại trừ quả dị thụcly hệ - là các pháp bất thiện.

-          Bốn quả - tức loại trừ quả ly hệ - là các pháp vô ký.

Các pháp thiện, bất thiện, vô ký tạo thành hai loại quả, ba loại quả, ba loại quả của nghiệp vô ký:

-          Hai loại quả sĩ dụng và tăng thượng là các pháp thiện.

-          Các pháp hiện tại là quả tăng thượng và sĩ dụng của nghiệp ở giữa.

-          Đối với loại nghiệp vẫn còn chưa sinh thì có ba loại quả được tạo thành bởi các pháp vị lai; đó là quả dị thục, tăng thượng và sĩ dụng.

Nghiệp vị lai không có quả đẳng lưu. Các pháp vô lậu thuộc về một địa khác với địa của nghiệp tạo thành ba quả của nghiệp này là sĩ dụng, tăng thượngđẳng lưu.

Các pháp hữu lậu thuộc về một địa khác với địa của nghiệp tạo thành hai quả sĩ dụng và tăng thượng của chính nghiệp này.

3.2. Sĩ dụng quả và ba học

शैक्षस्य त्रीणि शैक्षाद्याः अशैक्षस्य तु कर्मणः॥९१॥

धर्माः शैक्षादिका एकं फलं त्रीण्यपि च द्वयम्।

ताभ्यामन्यस्य शैक्षाद्या द्वे द्वे पञ्च फलानि च॥९२॥

śaikasya trīi śaikādyā aśaikasya tu karmaa||91||

dharmā śaikādikā eka phala trīyapi ca dvayam|

tābhyāmanyasya śaikādyā dve dve pañca phalāni ca||92||[49]

Ba học, mỗi học có ba (quả).

Vô học (có) một, ba, hai (quả)

Phi học phi vô học

Có hai, hai, năm quả.

Bài kệ này, chúng ta cũng có thể tìm thấy ở trong Tạng ngữ như sau:

སོབ་པའི་སོབ་ལ་སོགས་པ་གསུམ། །མི་སོབ་ལས་ཀི་འཕྴས་བུ་ནི། །

སོབ་པ་ཡི་ནི་ཆོས་ལ་སོགས། །གཅིག་དང་གསུམ་དང་ག཈ིས་[50]ཡིན་ནོ། །

དེ་ལས་གཞན་པའི་འཕྴས་བུ་ནི། །སོབ་སོགས་ག཈ིས་དང་ག཈ིས་ དང་ལྔ། །[51]

Ba (hữu) học, mỗi học có ba quả

Vô học: một, ba và hai quả

Phi học phi vô học

Có hai, hai và năm quả.

Huyền Tráng dịch bài tụng này sang Hán ngữ như sau:

學於三各三

無學 一三二

非學非無學

 有二 二五果[52].

Ba (hữu) học, mỗi học (có) ba (quả).

Vô học một, ba, hai

Phi (hữu) học phi vô học

Có hai, hai, năm quả[53].

 Như vậy, Các pháp hữu học, v.v. tạo thành:

-          Ba loại quả của nghiệp hữu học;

-          Một loại quả, ba loại quả, hai loại quả của nghiệp vô học;  

-          Hai loại quả, hai loại quả, năm loại quả, của nghiệp phi học phi vô học.

Ngài Thế Thân giải thích trong Phẩm Phân biệt nghiệp của A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận như sau:

- Nghiệp của hàng hữu học:

Các pháp hữu học (śaikṣa), hay tức thuộc hàng thánh giả không phải là A-la-hán, tạo thành các quả đẳng lưu, sĩ dụng và tăng thượng của loại nghiệp hữu học.

- Nghiệp của hạng vô học:

Các pháp vô học, tức thuộc hàng thánh giả A-la-hán, cũng giống như nghiệp của hữu học.

Các pháp vô học là quả tăng thượng, đẳng lưu và sĩ dụng của loại nghiệp này.

- Nghiệp của hạng phi hữu học phi vô học:

Tạo thành quả sĩ dụng, tăng thượngly hệ của nghiệp hữu học.

Như vậy, các pháp hữu học và các pháp vô học là quả sĩ dụng và tăng thượng của loại nghiệp này.

3.3. Sĩ dụng quả và ba đoạn

त्रीभण चत्वाभय चैकं दृग्घतमस्य तदादम् ।

तत द्वत चत्वाममथ त्रीभण बावनाहतमकभमण् ॥९३॥

अप्रहतमस्य तत त्वतकं द्वत चत्वाभय मथाक्रभभ् ।

trīi catvāri caika ca dggheyasya tadādaya|

te dve catvāryatha trīi bhāvanāheyakarmaa||93||

apraheyasya te tveka dve catvāri yathākramam|[54]

Nghiệp kiến đoạn v.v..

Mỗi nghiệp đối ba pháp,

Đầu: có ba, bốn, một.

Giữa: hai, ba, bốn quả

Cuối: có một hai bốn.

Theo thứ tự nên biết.        

Bài tụng này, trong văn điển Tây Tạng viết như sau:

མཐོང་བས་སྤང་ཕླའི་དེ་ལ་སོགས། །གསུམ་དང་བཞི་དང་གཅིག་ཡིན་ནོ། །

བསོམ་པས་སྤང་བར་ཕླ་ལས་ཀི། །དེ་དག་ག཈ིས་དང་བཞི་དང་གསུམ། །

སྤང་ཕླ་མིན་པའི་དེ་དག་གཅིག། །ག཈ིས་དང་བཞེ་ཨེ་གོ་རིམས་བཞེན། །[55]

Nghiệp kiến sở đoạn, v.v..

Mỗi nghiệp đối ba pháp,

Đầu có ba, bốn, một quả;

Giữa có hai, bốn, ba quả;

Cuối có một, hai, bốn quả;

Nên biết, theo thứ tự này.

Ngài Huyền Tráng đã dịch bài tụng này như sau

見所斷業等              一一各於三

初有三四一              中二四三果

後有一二四              皆如次應知[56].

Các nghiệp kiến sở đoạn v.v..

Tất cả mỗi nghiệp đều đối ba pháp,

Trước có ba, bốn, một (quả);

Giữa có hai, bốn, ba quả;

Cuối có một, hai, bốn;

Đều theo giống như[57] thứ tự (này), nên biết.

Bài tụng này được Luận Câu-xá, Phẩm thứ tư, thuộc bản Sanskrit giải thích rất rõ, lược ghi một vài ý như sau:

-Nghiệp thuộc kiến sở đoạn:

Các pháp thuộc kiến đoạn làm ba quả tăng thượng, sĩ dụng và đẳng lưu của nghiệp thuộc kiến đoạn, trừ dị thụcly hệ.

Có các pháp thuộc tu sở đoạn làm bốn quả: tăng thượng, sĩ dụng, dị thụcđẳng lưu; trừ ra quả ly hệ.

Có các pháp thuộc phi sở đoạn làm một quả: tức là quả tăng thượng; trừ ra bốn quả: sĩ dụng, đẳng lưu, ly hệ, và dị thục.

-Nghiệp thuộc tu sở đoạn:

Có các pháp thuộc kiến đoạn làm hai quả sĩ dụng và tăng thượng.

Có các pháp thuộc tu sở đoạn làm bốn quả: tăng thượng, sĩ dụng, dị thụcđẳng lưu; trừ ra quả ly hệ.

Có các pháp thuộc phi sở đoạn làm ba quả: tăng thượng, sĩ dụng, ly hệ; trừ ra quả dị thụcđẳng lưu.

-Nghiệp thuộc phi sở đoạn:

Các pháp thuộc kiến sở đoạn làm một quả: tăng thượng, trừ ra bốn quả: sĩ dụng, đẳng lưu, ly hệ, và dị thục quả.

Có các pháp thuộc tu đoạn làm hai quả sĩ dụng và tăng thượng. Trừ ra: đẳng lưu, ly hệdị thục quả.

Các pháp thuộc phi sở đoạn làm bốn quả: đẳng lưu, ly hệ, sĩ dụng và tăng thượng; tức trừ ra quả dị thục.

TIẾT 4. KẾT LUẬN

Tác dụng (kāritra, kriyā, karma) của một pháp được gọi là sĩ dụng (puruakāra) bởi vì tác dụng này tương tợ đối với hoạt động của một con người (purua).

Tám mươi chín Giải thoát đạo là quả hữu vi của Sa-môn tánh, là đẳng lưu quảsĩ dụng quả của Sa-môn tánh. Sự đoạn trừ hoặc trạch diệt (pratisaṃkhyānirodha) tám mươi chín nhóm phiền não là quả vô vi của Sa-môn tánh, là sĩ dụng quả của Sa-môn tánh.

Với quả Dự lưu, vô gián đạo đoạn trừ các hoặc để thành tựu Ly hệ, căn vị tri làm dẫn nhân. Dẫn nhân tức đồng loại nhân, dẫn dắt ly hệ đắc khởi sanh đẳng lưu sĩ dụng quả[58].

Ngài Huyền Tráng, trong Thành Duy Thức Luận, nói rằng Sĩ dụng quả thành tựu từ tám nhân gồm: Quán đãi, Khiên dẫn, Sanh khởi, Nhiếp thọ, Dẫn phát, Định dị, Đồng sự, Bất tương vi, cùng với ba duyên gồm: Nhân duyên, Đẳng vô gián duyên, Tăng thượng duyên hỗ tương tạo thành Sĩ dụng quả[59].

Theo Thành Duy Thức Luận Thuật Ký, Sĩ dụng quả gồm có: Nhân Sĩ dụng và Pháp Sĩ dụng[60]:

-Nhân sĩ dụng: năng lực này nương theo chúng sinh mà khởi phát.

-Pháp sĩ dụng: Năng lực tác dụng của các pháp tạo ra.  Ý kiến khác cho rằng pháp sĩ dụng: nghĩa là các pháp sinh do các công cụ mà thành tựu.

A-tỳ-đạt-ma Thuận Chánh lý luận, Ngài Chúng Hiền giải thích Sĩ dụng quả có bốn loại: Câu sinh俱生, Vô gián無間, Cách việt 隔越và Bất sanh 不生[61].

Tóm lại, sĩ dụng quả là pháp được tác thành do bởi hành vi của con người; hay nói cách khác pháp mà tác động của nó như hành vi của con người và được sinh khởi do thế lực của nhân và pháp, pháp ấy chính là Sĩ dụng quả vậy.

 

Tịnh Viên Thị Ngạn Am, Cận Vu Lan 2559.

Phước Nguyên

 

[Ghi chú của người viết : Ngày trước khi còn đi học ở bên ĐHVKSG, chúng tôi có viết rất nhiều về các loại Nhân-duyên-quả, nhưng vì còn bận việc học ở trường nên chỉ mang tính chất phác họa, sơ sài với một vài điểm gợi ý. Và lúc đó, do thời gianđiều kiện nên thiếu tham khảo được tư liệu, do đó mắc phải nhiều sai sót. Nay, nhân mùa an cư, xem lại những sai sót, đối chiếu với nguồn tư liệu hiện có, chúng tôi sửa chữa lại từng phần, mong sao có thể tránh được những lẫm lẫn ; và phần chúng tôi sửa ở đây là Sĩ dụng quả, chúng tôi đổi thành Tổng Luận Sĩ dụng quả, tạm đặt như vậy để phổ biến đến những ai có duyên với bài viết này. Nhưng chắc chắn những phần này chưa thể nào hoàn chỉnh được, nên nếu có gì bất như ý trong đây, chúng tôi xin nhận hoàn toàn mọi tránh nhiệm về sự thất trách của bản thân. Mong tấm lòng hoan hỷ của quý độc giả khi đọc những dòng chữ này. P.N.]

 

THƯ MỤC THAM KHẢO

*Hán Tạng

- Kinh văn Hán tạng trích dẫn theo Taishō Edition of Chinese Tripiṭaka 大正新脩大藏經 Đại Chánh Tân Tu Đại tạng kinh, có đánh số trang, số tập ở phần cước chú. Dẫn: Đại/T.

A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, 30 quyển, Tôn giả Thế Thân tạo, Huyền Tráng dịch; No.1558, Đại 29, tr. 1ff. Dẫn: Câu-xá.

Du-già sư địa luận, 100 quyển, Di-lặc Bồ tát thuyết, Huyền Tráng dịch; No. 1579, Đại 30, tr. 279ff. Dẫn: Du-già.

Thành duy thức luận, 10 quyển, Hộ Pháp và các Bồ tát tạo, Huyền Tráng dịch; No.1585, Đại 31, tr. 1ff. v.v…

v.v…

-Như Thật Phật Học Nghiên Cứu Thất biên trước tại thành phố Đài Bắc, 1995.

*Tạng Sanskrit

 Dẫn theo Buddhist Sanskrit Text.

- आभिधर्मकोषकारिका Abhidharmakoakārikā, द्वितीयं कोशस्थानम् dvitīya kośasthānam

-अभिधर्मकोशकारिका Caturthaṃ kośasthānam चतुर्थं कोशस्थानम्

-बोधिसत्त्वभूमि Bodhisattvabhūmi

-षमुच्चय Samuccaya ​, Gokhale p. 27, 12; Tatia, p. 36, 18.

- Abhidharmakośabhāyam of Vasubandhu, Ed., A. Thakur, Jayasṣal Research Institut, Patna, 1975.

- The Madhyamakaśāstram of Nāgārjuna, 2 vols., R. Pandeya, Motilal Banarsidass, 1988. - Śikāsamuccaya of Śantideva, edited by Dr.P.L. Vaidya, The Mithila Institut, Darbhanga, 1961.

-Abhidharma-Samuccaya, 大乘阿毗达磨集论(S), Compendium of Abhidharma by Asanga; མངོན་པ་ཀུན་བཏུས་ mngon pa kun btus, 大乘阿毘達磨集論(T).

* Tạng Tây Tạng

Dẫn theo Tạng Peking và Derge

- ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་ཀི་ཚིག་ལེའུར་ཕླས་པ།,梵藏漢對照本, 北塔佛學寶藏, 2012.

- ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་་ chos mngon pa'i mdzod.

*Anh ngữ

-                      Edward Conze, Vajracchedikā Prajñāpāramitā, biên tập- dịch với giới thiệu và chú, Rome, Istituto italiano per il Medio ed Estremo Oriente, 1957, XII-113 p

-                      F.B Cowell, Buddhist Mahayana Texts, Oxford, the Clarendon Press, 1894, Part II, p.112.

-                      Aspects of Mahayāna Buddhism and its relation to Hinayāna Buddhism, N. Dutt, University Microfilms (1980)…

-                      Williams ,Monier M.A. Williams , Sanskrit-English Dictionary, The Clarendon Press, Oxford.

-                      Dialogues of the Buddha I, II, III, Translated from Pāli by T W Rhys Davids, Pāli Text Society 2002.

-                      Middle Length of the Buddha, Translated by Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, Pāli Text Society 2002.

-                      Bonwadaijiten (Phạn-Hòa đại từ điển)., Unrai Wogihara, Kôtansha,  1997.

-                      Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar and Dictionary, F.Edgerton, Motilal Barnasidass, 1972.

-                      The Pratical Sanskrit-English Dictionary, V.Sh. Apte, Motilal Barnarsidass, 1975.

* Bản Việt

- Thành Duy Thức Luận, Bản Việt, Tuệ Sỹ dịch và chú, Thư quán Hương Tích ấn hành.

- A-tỳ-đạt-ma Câu xá, Bản Việt: Phẩm Phân biệt căn, Phân biệt giới, Phân biệt thế gian, và Phân biệt nghiệp, Tuệ Sỹ dịch – chú, các tập I, II, III, Thư quán Hương Tích ấn hành.

*Ghi chú kỹ thuật:

hạn chế của font chữ máy tính nên một số chữ Sanskirt và Tibetan hiện thị không đúng với nguyên bản của nó, để độc được đúng font, quý độc giả vui lòng tải về máy font sau, font này được tải miễn phí:

Font Tibetan: CTRC-Uchen (tải tại đây: https://collab.itc.virginia.edu/wiki/tibetan-script/CTRC-Uchen.html)

Font Sanskrit:Sanskrit 2003 (tải tại đây: http://www.sanskritweb.net/itrans/#SANS2003 )

Hoặc có thể liên hệ trao đổi với chúng tôi để nhận bản pdf theo email: tinhvien4557@gmail.com



[1] Cf. Edward Conze, Vajracchedikā Prajñāpāramitā, biên tập- dịch với giới thiệu và chú, Rome, Istituto italiano per il Medio ed Estremo Oriente, 1957, XII-113 p

[2] Đại trí độ luận 11, Đại 25, tr. 72b và tiếp: Lại có danh hiệu là Phú-lâu-sa Đàm-miệu Bà-la-đề (puruadamyasārathi). Phú-lâu-sa (purua), Tàu dịch là Trượng phu. Đàm-miệu (damya) dịch là khả hóa (có thể giáo hóa). Bà-la-đề (sārathi) dịch là Điều ngự sư. Đó gọi là bậc Thầy điều ngự của những người có thể giáo hoá (Điều ngự trượng phu). (…) Điều ngự sư có năm thứ: 1- Trước hết là pháp sửa trị của cha mẹ, anh chị, thân lý. 2- Thứ đến là phép của quan. 3 - Dưới hết là phép của thầy. Đó là ba thứ sửa trị trong đời hiện tại. 4- Đời sau thì có Diêm-la vương trị. 5- Phật thì dạy sự lợi ích an lạc cho đời này, đời sau và Niết-bàn. Thế nên gọi là Điều ngự sư. Bốn pháp sửa trị người trên kia không bao lâu tất hủy hoại, không thể thường có kết quả thật sự. Phật thành tựu cho người với ba thứ đạo, thường theo đạo, không bỏ. Như lửa không bỏ yếu tính của tự thể (svalakaa - tự tướng) của nó cho đến khi tắt. Phật làm cho người được thiện pháp cũng vậy, đến chết không bỏ; vì vậy cho nên Phật có hiệu là Điều ngự trượng phu.

[3] Thập hiệu kinh, Đại 17, No. 0782, tr. 0719a. Cf. Đại bát Niết-bàn kinh 18, Đại 12, tr. 496ab.

[4] Đại trí độ luận 11, Đại 25, tr. 72b.

[5] Pháp uẩn túc luận 11, Đại 26, tr. 461ab.

[6] Cf. Abhidharmakoakārikā, द्वितीयं कोशस्थानम् dvitīya kośasthānam, tụng 56.

[7] Cf.阿毘達磨順正理論卷第十八(T29n1562, tr. 0435c10): 後因 果異熟/ 前因增 上果/ 同類 遍等流/ 俱相應 士用 hậu nhân quả dị thục /tiền nhân tăng thượng quả/đồng loại, biến, đẳng lưu/câu tương ưng sĩ dụng.

[8] Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་ཀི་ཚིག་ལེའུར་ཕླས་པ།,梵藏漢對照本, 北塔佛學寶藏, 2012, p.36. Cf. ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་་ chos mngon pa'i mdzod.

[9] Đại 29, No. 1558, tr. 0035a16.

[10] Cf. Chân-đế, T29n1559: 後因果報果/前因增上果/同類及遍行/等流二功力.

[11] Câu-xá 6, Đại chánh, tr. 35a28.

[12] Tì-bà-sa 121, Đại chánh, tr.630b01.

[13] 《阿毘達磨順正理論》卷18, Đại 29, no. 1562, tr. 437, a13. Tham khảo thêm T29n1562, 0436a08: 然經主 謂此士用名即目諸 法所有作用。是則 彼應作如是說。同 牽一果。故名士 用.

[14] Bodhisattvabhūmi, tr. 72.

[15] Cf. Đại tì bà sa 121,tr.629c04, tr. 630b15.

[16] Thành duy thức 8, tr.42a 29

[17]Cf.  Quang ký 06, tr.126c01.

[18] Cf. Abhidharmakoakārikā, द्वितीयं कोशस्थानम् dvitīya kośasthānam, tụng 57,58.

[19] Bản Việt, Câu-xá tập I, tr. 461; Tuệ Sỹ dịch & chú, Hương Tích ân hành 2013.

[20] Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་ཀི་ཚིག་ལེའུར་ཕླས་པ།,梵藏漢對照本, 北塔佛學寶藏, 2012, p.37. Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་་ chos mngon pa'i mdzod.

[21] Câu-xá 10, Đại 29, No. 1563, tr. 0819b11. Cf.  Chân đế, Câu-xá 5, Đại 29, No. 1559, tr. 0193a27: 果報無記法/眾生有記生/等流似自因/離滅由智盡/若由法力生/是果名功力/先未有有為/有為增上果/

[22] Thuận Chánh Lý Luận, cũng có bài tụng này, T29n1562, tr.0436b03: 異熟無記法 有情有記生 等流似自因 離繫由慧盡 若因彼力生 是果名士用 除前有為法 有為增上果.

[23] Câu-xá 10, tr.35a27.

[24] Cf. Abhidharmakoakārikā, द्वितीयं कोशस्थानम् dvitīya kośasthānam

[25] Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་ཀི་ཚིག་ལེའུར་ཕླས་པ།,梵藏漢對照本, 北塔佛學寶藏, 2012, p.35. Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་་ chos mngon pa'i mdzod.

[26] Đại 29, No. 1562, tr. 0417c12. Cf. Đại 29, No. 1558, tr. 0030a16:  除自餘隨造俱有互為果如大心心法隨心相所相.

[27] Cf. T31 No. 1586《唯識三十論頌》卷1, tr. 0061a06: 由一切種識 如是如是變 以展轉力故 彼彼分別生Thức, hạt giống của hết thảy, do tác động hỗ tương, tiến hành biến thái như thế (là như thế), như thế (là như thế), do bởi đó, xuất hiện cấu trúc phân biệt thế này, thế kia.

[28] Cf. Thành Duy Thức, Huyền Tráng, Hán, Đại Chánh.

[29] Bodhisattvabhūmi, p. 69.

[30] Cf. Samuccaya, Gokhale p. 27, 12; Tatia, p. 36, 18.

[31] Du-già 5, tr. 302a19. Cf. Hiển dương 18, tr. 570c28.

[32] Du-già 5 ibid.; Hiển dưong 18 ibid.

[33] Cf. Thành Duy Thức, Huyền Tráng, Hán, Đại Chánh.

[34] Tạp tập 12, tr. 750a29.

[35] Cf. अभिधर्मकोशकारिका Caturthaṃ kośasthānam चतुर्थं कोशस्थानम्, Tụng 87, 88.

[36] 《པེ་》《སྣར་》གིས།

[37] 《པེ་》《སྣར་》ཡིས།

[38]  《པེ་》《སྣར་》ཡིས། 

[39] Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་ཀི་ཚིག་ལེའུར་ཕླས་པ།,梵藏漢對照本, 北塔佛學寶藏, 2012. Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་་ chos mngon pa'i mdzod.

[40] Cf. Câu-xá, Chân đế: 於滅道有垢業有果由五於無垢由四有流餘善惡 所餘無流業由三無記爾.

[41] Câu-xá 23, tr. 121a29.

[42] Nhiếp luận bản 1, tr.135a24: 勝義諸種子 當知有六種 剎那滅俱有 恒隨轉

[43] Cf. अभिधर्मकोशकारिका Caturthaṃ kośasthānam चतुर्थं कोशस्थानम्, Tụng 88, 89.

[44] Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་ཀི་ཚིག་ལེའུར་ཕླས་པ།,梵藏漢對照本, 北塔佛學寶藏, 2012. Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་་ chos mngon pa'i mdzod.

[45] དགེ་བའི་: Thiện, đạo đức (virtuous ), dùng ở nghĩa khác, cũng dịch là đáng tán dương, khen thưởng (meritorious).

[46] ནི་: đối, đối với (as for).

[47] དགེ་, Anh dịch nhiều từ: virtue; virtuous; wholesome, good; merit; lovely; pleasant; helpful

Tương đương với các từ Sanskrit: zubha; kuzala; kalyāna.

[48] Cf. Câu-xá, Chân đế.: 四二及餘三善業善等果若惡善等二三四如次第無記有二三三復於善等.

 

[49] Cf. अभिधर्मकोशकारिका Caturthaṃ kośasthānam चतुर्थं कोशस्थानम्, Tụng 91, 92.

[50]《པེ་》《སྣར་》གཉིས་དང་གསུམ། 

[51] Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་ཀི་ཚིག་ལེའུར་ཕླས་པ།,梵藏漢對照本, 北塔佛學寶藏, 2012. Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་་ chos mngon pa'i mdzod.

[52] T29n1558, tr. 0091c12.

[53] Cf. Câu-xá, Chân đế:有學三學等/無學業學等/諸法但一果/或三果及二/異此二學等/二二及五果.

[54] Cf. अभिधर्मकोशकारिका Caturthaṃ kośasthānam चतुर्थं कोशस्थानम्, Tụng 93, 94.

[55] Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་ཀི་ཚིག་ལེའུར་ཕླས་པ།,梵藏漢對照本, 北塔佛學寶藏, 2012. Cf.  ཆོས་མངོན་པའི་མཛོད་་ chos mngon pa'i mdzod.

[56] T29n1563, tr. 0884c05(00). Cf. Câu-xá, Chân đế:三四果及一見滅業彼等二果四及三修道所滅業非滅業彼一二四果次第.

[57] Huyền Tráng văn dịch là: 皆如 giai như. Skt. Yathā: diễn tả tình trạng giống như, ở đây nên hiểu “theo giống như (thứ tự này…)”. Tib.: ལྟར། (as).

[58] Quang ký 3, tr.67b03.

[59] Thành Duy Thức Luận 8, Đại 31, tr. 42.

[60] Cf.成唯識論述記卷第八(本), T43n1830, p.0505c-p.0511b

[61] Cf. 阿毘達磨順正理論卷第十八,T29n1562, tr. 0436, a10-a28.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12836)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
(Xem: 26689)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 13089)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
(Xem: 27076)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 32910)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 31712)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32617)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 13049)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
(Xem: 12170)
Lời dạy của đức Phậtpháp môn phương tiện, chứ không phải là chân lý. Vì vậy, học Phật là học pháp môn để tu tập, để chuyển hóa tâm thức, lời nói...
(Xem: 17535)
Không gian nhận thức bị giới hạn, vì thế nó hữu hạn. Khi bạn ngồi trong lớp học, không gian nhận thức bị bao bọc bởi các bức vách, nền nhà và trần nhà.
(Xem: 18776)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 12595)
Trong kinh Phật có dạy: Chúng ta phải cố gắng tu không thể chần chờ, bởi vì đâu có ai bảo đảm mình sống đến tám mươi tuổi mới chết. Trẻ có cái chết của trẻ...
(Xem: 11795)
Ý thứcvọng tưởng, là những mảnh vụn của tâm thể, là những áng mây đen che mờ mặt trăng tuệ giác, là những lượn sóng dấy động trên mặt biển chân tâm thanh tịnh...
(Xem: 13149)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
(Xem: 12244)
Trong đời sống chúng ta ai cũng có bản năng tự nhiên mong được hạnh phúc và thoát được đau khổ. Mong cầu được sung sướng là điều chính yếu của tất cả mọi người.
(Xem: 12518)
Khi ta cố chấp vào một sự việc thì tế bào thần kinh không có sự ráp nối dồi dào, khiến ta không nhận biết được những dữ kiện khác của sự thật. Ta trở thành người mù sờ voi...
(Xem: 11664)
Bằng Đạo Pháp, Phật mở ra cho ta một thế giới êm ả, an bìnhhạnh phúc, thay vì bước vào ta lại bước ra. Cái cánh cửa của thế giới đó ta không thấy...
(Xem: 12027)
Tôn chỉ Phật giáochí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
(Xem: 10637)
Chúng ta tu Phật, nên biết nhân quả là một giáo lý căn bản của đạo Phật, không thể nào hiểu lơ là hay sơ sài, mà phải hiểu cho tường tận mới khỏi những ngờ vực.
(Xem: 10945)
Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sanh mê tín dị đoan.
(Xem: 28363)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 11187)
Ðạo Phật đã thấm sâu, đâm chồi, mọc rễ và lớn mạnh qua các lãnh vực văn hóa, gia đình, xã hội, nghệ thuật, kiến trúc... để hòa quyện thành nếp sống tâm linh tối thượng.
(Xem: 11401)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộvô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
(Xem: 13613)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
(Xem: 11057)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Namhiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo đưọc các vua chúa ủng hộ...
(Xem: 11459)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
(Xem: 10913)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
(Xem: 11219)
Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng phápĐức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
(Xem: 26403)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 12415)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
(Xem: 14904)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
(Xem: 11078)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
(Xem: 20384)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 12382)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
(Xem: 11511)
Trước khi nói đến lộ trình của sự tạo nghiệp, cũng cần đề cập đến câu “nhất thiết duy tâm tạo” trong tư tưởng kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo để thấy rõ bản chất của nghiệp...
(Xem: 10794)
Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết-bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến...
(Xem: 23984)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 11886)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
(Xem: 12334)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
(Xem: 12865)
Là đóa hoa ưu tú, tinh ba của dân tộc, là bậc kiệt xuất anh tài của Phật Giáo Việt Nam, sử gia Lê Mạnh Thát đã khai quật những nguồn tài liệu vô cùng quý giá...
(Xem: 11076)
Phong trào phục hưng đạt được động lực khi một số người con của đất nước trở thành những Tăng sĩ Phật giáophục sinh lại sự quang vinh cổ thời của Tăng già.
(Xem: 38766)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 10563)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
(Xem: 12237)
Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh...
(Xem: 17740)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 25126)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 10575)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
(Xem: 10789)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
(Xem: 12070)
Trước tiên đề cập vấn đề trên, có lẽ cũng nên xác định lại niên đại đản sinh của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) và niên đại nhập diệt của đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni).
(Xem: 11346)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
(Xem: 11623)
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thườngKhổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnhDiệt đế...
(Xem: 14757)
Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
(Xem: 21459)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
(Xem: 9927)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
(Xem: 11289)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
(Xem: 27412)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 11197)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
(Xem: 11861)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
(Xem: 11026)
Chân dung toàn cảnh về Học phái Phật giáo cho chúng ta cái nhìn mà qua đó Phân kỳ Phật giáo có thể chia làm 3 thời kỳ, đó là Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Phát triển...
(Xem: 14340)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant