Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật Trên Cõi Phù Du

31 Tháng Mười 201607:34(Xem: 9422)
Đức Phật Trên Cõi Phù Du

ĐỨC PHẬT TRÊN CÕI PHÙ DU

HT Thích Phước An

Nhà xuất bản Hồng Đức Việt Nam 2012 

Đức Phật trên cõi phù du


LỜI NÓI ĐẦU

Thoảng những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, mỗi buổi sáng Bùi Giáng thường rủ tôi uống café với ông trong các quán rẻ tiền gần chợ Trương Minh Giảng của Sài Gòn thời đó. Tôi nhớ, một lần Bùi Giáng đã hỏi tôi: Đi tu hồi mấy tuổi? Chùa ở thành thị hay ở thôn quê? Tôi trả lời đại khái là đi tu hồi 7 tuổi trong một ngôi chùa nằm dưới chân rặng núi có tên là núi Bà dài nhất của tỉnh Bình Định.
Bùi Giáng chăm chú lắng nghe nhưng tôi vẫn nghĩ rằng ông hỏi cho có hỏi vậy thôi. Không ngờ gần một tuần sau đó, Bùi Giáng trao cho tôi một bài thơ, dưới bài thơ ông đề tên của tôi, nghĩa là tôi là tác giả. (Bài thơ này sau Bùi Giáng cho in trong Lời cố quận, một tác phẩm của Heidegger giảng giải về thơ Holderlin mà ông đã dịch từ nguyên bản tiếng Đức). Bài thơ ấy như thế này:
Giọt mù sương cố quận
Bước chân về dặm xa
Xa vời bóng Thích Ca
Con đi từ ngõ hẹp
Con đi từ nhớ mong
Một con đường đi vòng
Đến bên chân rừng núi
Con ngồi bên bờ suối
Kính tặng một bài thơ.
Tôi không ngờ rằng, cuộc đời của một chú tiểu nhà quê như tôi mà lại thơ mộng đến như vậy với cái nhìn của một nhà thơ đang được hâm mộ nhất thời bấy giờ đặc biệt là giới trẻ. Thì ra tôi tự nói cho chính tôi nghe, mình là một giọt sương mong manh đã đến đây từ một cố quận xa xôi nào đó và hiện đang lưu lạc giữa trần gian đầy bụi bặm này. Vì thế cho nên, trong tập sách này ngoài những bài viết về Đức Phật và các tác giảliên hệ đến Đức Phật thì trong phần phụ lục còn có hai bài viết về các ngôi chùa nơi rặng núi quê nhà của tôi, nghĩa là những nơi mà tôi đã bắt đầu cho cuộc hành trình đi tìm lại cái “Cố quận” xa xôi mà tôiđã quên mất đường trở về đó, theo cách nói của Bùi Giáng.
Sau cùng, theo thông lệ xin các bậc thiện tri thức và bạn đọc thứ lỗi và chỉ giáo cho những sai sót, những sai sót mà chắc rằng không thể nào tránh khỏi. Vì người viết vẫn nghĩ rằng đây không phải là tập sách nghiên cứu Phật học đúng nghĩa mà chỉ là những cảm nhận của một người đã đang và sẽ tiếp tục lên đường tìm kiếm ý nghĩa cho chính cuộc đời của mình mà thôi.

Nha Trang tháng Giêng, Canh Dần 2010.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21414)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18829)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23130)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9523)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant