Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

04. Những Bằng Chứng Lịch Sử Về Đức Phật

31 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 12905)
04. Những Bằng Chứng Lịch Sử Về Đức Phật

NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VỀ ÐỨC PHẬT

Ðức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất mà thế giới đã từng chứng kiến. Giáo lý của Ngài tỏa sáng con đường hướng dẫn nhân loại vượt qua từ một thế giới đen tối, vô minh, hận thù và khổ đau sang một thế giới của ánh sáng, tình thươnghạnh phúc.

Ðức Phật Cồ Ðàm không phải là một nhân vật huyền thoại mà là một nhân vật có thực trong lịch sử nhân loại, người đã khai sáng một tôn giáochúng ta biết đến ngày nay-Phật giáo. Những bằng chứng để chứng minh sự hiện hữu của bậc đạo sư vĩ đại này được tìm thấy trong những sự kiện sau đây:

1. Những bằng chứng về những người biết đến đích thân Ngài. Những bằng chứng này được khắc ghi trong những bia ký bằng đá, những trụ đá và những tháp được dựng lên để tôn kính Ngài và tưởng nhó Ngài. Những bằng chứng và những khu tưởng niệm này để tưởng nhớ Ngài được tạo dựng bởi các bậc vua chúa và một số người khác rất gần thời đại của Ngài để mà họ có thể kiểm chứng câu chuyện về cuộc đời của Ngài.

2. Việc khám phá những nơi thánh tích và những di sản về đền đài được đề cập đến trong những chuyện kể về thời đại của Ngài.

3. Tăng già, đoàn thể thánh thiện mà Ngài đã thành lập, vẫn được duy trì không bị gián đoạn cho đến ngày nay. Tăng đoàn có những sự kiện về cuộc đời Ngài và những lời dạy của Ngài đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tại hầu hết mọi vùng trên khắp thế giới.

4. Sự kiện rằng chính vào năm Ngài nhập Niết-bàn và những thời kỳ sau này, những cuộc đại hộikết tập kinh điển của Tăng già được tổ chức nhằm mục đích xác chứng giáo lý thực sự của bậc đạo sư sáng lập. Những cuộc kết tậpđại hội này chứng minh rằng giáo lý của Ngài đã được truyền từ người thầy sang cho chư vị đệ tử Ngài từ thời đại của Ngài cho đến ngày nay.

5. Sau khi Ngài nhập diệt, nhục thân của Ngài được trà tỳ và những viên xá lợi được phân chia cho tám vương quốc tại Ấn Ðộ đương thời. Mỗi vị quốc vương xây một ngọn tháp để tôn thờ phần xá lợi được phân chia. Phần xá lợi được chia cho vua Ajata Satthu được nhà vua tôn thờ trong một ngôi bảo tháp tại Rajagriha. Gần 2 thế kỷ sau này, hoàng đế A dục đem những viên xá lợi này và phân chia khắp cả nước. Những bia ký được tôn thờ trong này và những bảo tháp khác khẳng định rằng đây là những viên xá lợi của Ðức Phật Cồ Ðàm.

6. Bộ “Mahavansa”, một bộ sách đáng tin cậy nhất và cổ xưa nhất trong lịch sửchúng ta biết đến ngày nay cung cấp cho chúng ta những sự kiện chi tiết về cuộc đời cũng như những chi tiết về cuộc đời của đại đế A dục và tất cả những triều đại khác liên quan đến lịch sử Phật giáo. Lịch sử Ấn Ðộ cũng dành những trang sử vàng son viết về cuộc đời, sự hoằng hoá, sự phục vụ của Ðức Phật và những phong tục văn hoá truyền thống Phật giáo.

7. Vài trăm năm sau khi Ðức Phật nhập diệt, chúng ta có thể tìm thấy những bằng chứng, sử sách được ghi nhận ở những quốc gia Phật giáo như Tích Lan, Việt Nam, Miến Ðiện, Trung Quốc, Tây Tạng, Nepal, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia và Lào đã chứng tỏ những bằng chứng nguyên vẹn về mặt văn hoá, lịch sử, tôn giáo, văn chương, và truyền thống phong tụầm không có một Bậc đạo sư nào tại Ấn Ðộ được mọi người biết đến như Ðức Phật Cồ Ðàm.

8. Tam Tạng Thánh điển, một bộ sưu tập những lời dạy trong 45 năm thuyết giảng của Ngài đủ để chứng minh rằng Ðức Phật là một nhân vật lịch sử đã thật sự hiện hữu trên cõi đời này.

9. Tính chính xácthiết thực của hệ thống Kinh điển Phật giáo được hỗ trợ bằng sự kiện rằng những nguồn tư liệu từ hệ thống kinh điển này cung cấp những thông tin cho những nhà sử học Ấn Ðộ viết về lịch sử Ấn Ðộ trong giai đoạn lịch sử thế kỷ thứ 5 và 6 trước Tây lịch. Những bản kinh điển, tiêu biểu là những bản kinh được viết tại Ấn Ðộ vào thời kỳ sớm nhất có độ tin cậy cao, cung cấp một nguồn tri thức thâm uyên cho những điều kiện và môi trường xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị trong suốt cuộc đời hành đạo của Ðức Phật cũng như cuộc đời của những vị vua đương thời với Ngài như vua Bình Sa (Bimbisara).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16746)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21414)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18830)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23131)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9523)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant