Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thời Đức Phật, Chư Tăng Có Được Nhận Tiền Hay Không? Nghiên Cứu Về Một Trường Hợp Trong Luật Thập Tụng.

15 Tháng Mười Một 201707:48(Xem: 6250)
Thời Đức Phật, Chư Tăng Có Được Nhận Tiền Hay Không? Nghiên Cứu Về Một Trường Hợp Trong Luật Thập Tụng.
Thời Đức Phật, Chư Tăng Có Được Nhận Tiền Hay Không?
Nghiên Cứu Về Một Trường Hợp Trong Luật Thập Tụng.


Chúc Phú

khat thuc


Theo kinh, luật quy định, chư Tăng thời Đức Phật không được nhận kim ngân bảo vật. Nói rõ hơn là không được nhận tiền bạc hoặc quý kim tương đương.

Những lời dạy của Đức Phật liên quan đến tiền bạc có thể tìm thấy trong kinh Phạm võng[i], kinh Sa-môn quả[ii], kinh Maṇicūḷam (S.iv,325)[iii], kinh Các uế nhiễm (A.ii,53)[iv] và  được quy định rõ ràng trong các bộ luật như luật Thập tụng[v], luật Tứ phần[vi], luật Ngũ phần[vii],  luật Ma-ha-tăng kỳ[viii], Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da[ix], Phân tích giới tỳ-kheo[x], Mahavagga[xi].

Mặc dù kinh, luật quảng diễn khác nhau, tuy nhiên quy định về vấn đề tiền bạc trong đời sống Tăng-già có thể được khái quát qua câu kinh:

Này Thôn trưởng, các Sa-môn Thích tử không được phép dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được giữ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được nhận lấy vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử đã từ bỏ châu báuvàng bạc. Họ đã ly khai vàng và bạc (S.iv,325)[xii].

 (Na hi, gāmaṇi, kappati samaṇānaṃ sakyaputtiyānaṃ jātarūparajataṃ, na sādiyanti samaṇā sakyaputtiyā jātarūparajataṃ, nappaṭiggaṇhanti samaṇā sakyaputtiyā jātarūparajataṃ, nikkhittamaṇisuvaṇṇā samaṇā sakyaputtiyā apetajātarūparajatā)[xiii].

Như vậy quá rõ ràng, đã có nhiều bản kinh quan trọng cũng như các bộ luật căn bản không cho phép tỳ-kheo ở thời Phật tiếp nhận, cất giữ và sử dụng tiền bạc.

Thế nhưng, trong luật Thập-tụng, quyển thứ 39, phần Minh tạp pháp, phần 4, có một câu đơn lập mang nghĩa như sau:

Phật ở tại nước Xá-vệ, lúc đó vào ngày Tăng Bố-tát, phu nhân Mạt-lợi cúng tiền cho Tăng, các tỳ-kheo không nhận, nói là Phật chưa cho nhận tiền nhân lễ Bố-tát. Các tỳ-kheo không biết xử trí việc này thế nào nên bạch Phật, Phật bảo: Cho phép nhận. (Nguyên tác: 佛在舍衛國. 僧布薩時, 末利夫人施僧錢, 諸比丘不受: 佛未聽受布薩錢. 諸比丘不知云何? 是事白佛, 佛言: 聽受)[xiv].

So với những bản kinh và các bộ luật nêu trên thì điều này hoàn toàn trái ngược. Thậm chí ngay trong luật Thập tụng, nội dung của đoạn văn này đã mâu thuẫn với quy định trước đó[xv]. Vậy câu văn này cần được hiểu như thế nào để đúng với kinh, tương ưng với luật?

Theo chúng tôi, để hiểu đúng câu văn trong luật Thập tụng nêu trên, cần phải nghiên cứu các yếu tố liên quan, thể hiện trên ba phương diện: nhân thân của phu nhân Mạt-lợi, phu nhân Mạt-lợi và vật phẩm cúng dườngcuối cùngnghiên cứu về đặc ngữ hiến cúng Tăng-già.

1.    Nhân thân của phu nhân Mạt-lợi

Phu nhân Mạt-lợi (Mallikā) là một trong những đệ tử tại gia nổi tiếng được ghi nhận trong kinh Tăng Chi (A.iv.347)[xvi]. Theo Jataka số 415[xvii], bà vốn là con của một người làm tràng hoa và đã gặp vua Ba-tư-nặc (Pāsenadī) đang trên đường bôn tẩu. Cảm nhận vẻ nết na thuần hậu của người con gái chân quê, vua Ba-tư-nặc đã phong nàng làm chánh hậu.

Vốn thân cận Tam bảo trước khi trở thành hoàng hậu, vì trước đó bà đã cúng dường ba bát cháo cho đức Thế Tôn[xviii], Mạt-lợi phu nhân siêng năng học hỏi Phật pháp. Sau khi quy y Tam Bảo[xix], phu nhân Mạt-lợi là người hướng dẫn vua Ba-tư-nặc quy ngưỡng Tam Tôn[xx]. Trong kinh Tương Ưng (S.i,75) đã khẳng định sự hiểu biết về tự ngã của bà, trong cuộc tranh luận với vua Ba-tư-nặc, và đã được Phật xác chứng qua vần kệ:

Tâm ta đi cùng khắp,
Tất cả mọi phương trời,
Cũng không tìm thấy được,
Ai thân hơn tự ngã.
Tự ngã đối mọi người,
Quá thân ái như vậy.
Vậy ai yêu tự ngã,
Chớ hại tự ngã người[xxi].

Tương tự, trong kinh Tăng Chi (A.ii,202), nhân câu hỏi của bà: Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây một số nữ nhân, dung sắc xấu, sắc đẹp xấu, hình dáng hạ liệt, nghèo khổ, tài sản ít, sở hữu ít, ảnh hưởng uy tín ít?[xxii] Từ câu hỏi này, Đức Phật đã chỉ bày cặn kẽ, để cuối cùng bà đã phát nguyện mạnh mẽ:

Và bạch Thế Tôn, bắt đầu từ nay, con sẽ không phẫn nộ, không có nhiều não hại, dầu cho bị nói nhiều, con sẽ không nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn. Con sẽ không biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Con sẽ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn món ăn vật uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc[xxiii] Từ sự phát nguyện này đã bước đầu hé lộ hạnh nguyện cúng dường, bố thí của phu nhân Mạt-lợi.

2.    Vài sự cúng dường của Phu nhân Mạt-lợi.

Từ nhân duyên cúng ba bát cháo cho Đức Phật nên được làm hoàng hậu, được ghi nhận trong Jataka số 415, thế nên Mạt-lợi phu nhân rất siêng năng trong hạnh bố thí, cúng dường.

Trước hết, luật Thập tụng đã ghi lại nhiều trường hợp cúng dường của phu nhân Mạt-lợi:

Phật tại nước Xá-vệ, lúc ấy phu nhân Mạt-lợi vào tinh xá Kỳ-hoàn nghe pháp. Thấy các vị tỳ-kheo thuyết pháp trong bóng tối, phu nhân Mạt-lợi liền hỏi: Tại sao không thắp đèn. Các vị tỳ-kheo đáp rằng: Không có đèn. Phu nhân liền thưa: Con xin cúng đèn. Các vị tỳ-kheo đáp: Phật chưa cho phép chúng tôi thắp đèn. Nhân việc này bạch Phật. Phật dạy: Ta cho phép[xxiv].

Một trường hợp khác:

Phật tại nước Xá-vệ. Lúc ấy phu nhân Mạt-lợi cúng dường cho chư Tăng pháp tòa cao. Các vị tỳ-kheo nói: Phật chưa cho phép chúng tôi thọ dụng. Nhân việc này bạch Phật. Phật dạy: Được phép dùng[xxv].

Trong những công đức cúng dường của phu nhân Mạt-lợi, có lẽ việc cúng dường lớn nhất là xây dựng tinh xá cúng cho Tăng. Luật ghi:

Phật tại nước Xá-vệ. Lúc ấy, phu nhân Mạt-lợi làm một giảng đường với nhiều thứ trang nghiêm để cúng dường chư Tăng. Các tỳ-kheo nói: Phật chưa cho phép chúng tôi dùng giảng đường với nhiều thứ trang nghiêm để ở. Các vị tỳ kheo không biết xử trí thế nào liền bạch Phật. Phật dạy: Được dùng giảng đường thanh tịnh này để ở[xxvi].

Xem ra, phu nhân Mạt-lợi đã phát tâm hộ trì chư Tăng với nhiều phẩm vật cúng dường như pháp và đã được Đức Phật hoan hỷ hứa khả.

Có thể nói, với một người tịnh tín Tam Bảo sâu dày, đã phụng cúng nhiều vật dụng đúng pháp cho Đức Phật, Tăng-già như phu nhân Mạt-lợi thì việc cúng dường các vật dụng phi pháp như tiền bạc là một điều kỳ lạ so với hiểu biết của bà. Để giải mã điều này, theo chúng tôi cần phải nghiên cứu về các thuật ngữ liên quan đến bố thí, cúng dường, ngõ hầu làm sáng tỏ nghi vấn nêu trên

3.    Tính đa nghĩa của đặc ngữ hiến cúng dakṣiṇā (दक्षिणा).

Truyền thống cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn vốn đã tồn tại trong xã hội Ấn Độ trước khi Phật giáo ra đời và được khu biệt bằng những thuật ngữ đặc thù trong Phạn ngữ. Cụ thể, khi nói đến bố thí ở nghĩa chung thì gọi là dāna (दान)[xxvii], khi bố thí mang nghĩa công ích, ích lợi cho cộng đồng, gọi là utsarga (उत्सर्ग)[xxviii], khi bố thí mang nghĩa cúng dường cho chư vị Bà-la-môn, thì gọi là dakṣiṇā (दक्षिणा). Dakṣiṇā với nghĩa gốc ban đầucúng dường tiền bạc cho một vị Bà-la-môn sau khi vị ấy cử hành một nghi lễ cúng tế[xxix].

Trong kinh điển Hán tạng, tùy theo từng thời kỳ phiên dịch, tùy theo ngữ cảnh kinh văn mà từ dakṣiṇā (दक्षिणा) được phiên âm thành Đạt-sấn (達嚫), Đạt-sấn (噠嚫)hoặc Đạt-sấn (達䞋). Theo khảo sát, ba cách chuyển âm ở Hán tạng vừa nêu thường được dùng lẫn lộn nhưng có cùng nguồn gốc từ chữ dakṣiṇā (दक्षिणा), và chuyển tải nhiều nghĩa khác nhau phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Ở đây, sở dĩ có sự khác biệt trong ba tự dạng Đạt-sấn nêu trên là do khả năng, sự hiểu biết, quan điểm… của bộ phận đóng vai trò Thư tự (書字) trong hội đồng phiên dịch kinh điển. Theo Phật tổ thống kỷ, quyển 43, trong hội đồng dịch thuật thời xưa gồm có chín bộ phận, bộ phận Thư tự (書字) đứng hàng thứ tư, có vai trò lắng nghe văn chữ Phạn rồi viết thành chữ Hán (審聽梵文書成華字)[xxx]. Sự sai khác trong khi chuyển âm Phạn ngữ dakṣiṇā (दक्षिणा) sang chữ Hán là do bộ phận này.

Trước hết, dakṣiṇā mang nghĩa là cúng dường tiền bạc. Điều này có thể được tìm thấy trong kinh Hiền Ngu, qua đoạn văn sau:

Ba-bà-lê gom góp tất cả tài sản có được rồi tổ chức đại hội, cầu thỉnh tất cả các vị Bà-la-môn cúng dường thức ăn trân bảo mỹ vị. Thiết hội hoàn thành, đại thí đạt-sấn (大施噠嚫) mỗi vị năm trăm đồng tiền vàng[xxxi].

Bản kinh Tập trong kinh tạng Pāli tương đương kinh Hiền Ngu, đã dùng từ dakkhiṇā để chỉ cho trường hợp này[xxxii], tức chỉ riêng cho tiền bạc.

Tương tự, theo Nhất thiết kinh âm nghĩa, quyển thứ 55 và quyển 89 thì Đạt- sấn (噠嚫)có nghĩa là tiền của Tăng (僧錢)[xxxiii].

Như vậy, ở nghĩa thứ nhất, dakṣiṇā, hay Đạt- sấn (噠嚫)có nghĩa liên quan đến là tiền bạc.

Thứ hai, dakṣiṇā hay Đạt- sấn (達嚫) mang nghĩa là vật dụng cúng dường, là tài thí nói chung.

Theo Thích thị yếu lãm, quyển thượng: Phạn-ngữ gọi là Đạt-sẩn-noa, Trung Hoa gọi là tài thí. Nay lược chữ Đạt-noa, chỉ gọi là Sấn (嚫). Theo Ngũ phần luật, thọ thực xong thí y vật gọi là Đạt- sấn (達嚫)[xxxiv].

Theo, Phiên dịch danh nghĩa tập, quyển 4: Đạt-sấn (達嚫), theo luận giải của tôn giả Bà-tu-mật (婆須密), gọi là Đàn sấn (檀嚫)[xxxv], Trung Hoa gọi là tài thí. Giải nghĩa rằng, pháp của bố thí, gọi là Đạt-sấn (達嚫)[xxxvi].

Như vậy, dakṣiṇā hay Đạt-sấn (達嚫) còn mang nghĩa là phẩm vật cúng dường nói chung, thường gọi là tài thí.

Thứ ba, dakṣiṇā, hay Đạt-sấn (達嚫) còn mang nghĩa là chúc phúc, chú nguyện.

Với Đức Phật, sau khi thọ thực xong, Ngài cũng chú nguyện công đức (噠嚫) cho thí chủ. Kinh Ngọc-da đã ghi nhận điều này[xxxvii]. Không những vậy, trong kinh Tăng-nhất-A-hàm, quyển thứ chín, đã ghi lại sự kiện, sau khi thọ thực xong, tôn giả Ca-diếp đã thuyết kệ chú nguyện, tán thán (達嚫)[xxxviii].Cũng trong bản kinh này, ở quyển 25, là trường hợp của tôn giả Thi-bà-la tán thán công đức cúng dường của một vị trưởng giả bằng những vần kệ mỹ diệu[xxxix].

Theo luật Tứ phần, việc tán thán chú nguyện (達嚫) sau khi thọ thực là bổn phận của một vị tỳ-kheo.

Luật ghi: Lúc ấy, tỳ-kheo sau khi ăn xong thì im lặng rời đi, người đàn việt không biết thức ăn ngon hay dở, đủ hay thiếu? Các cư sĩ khởi tâm cơ hiềm: Bọn ngoại đạo đều khen ngợi bố-thí, tán thán đàn-việt, vậy mà Sa-môn Thích tử ăn xong thì im lặng rời đi, làm cho chúng ta không biết thức ăn ngon hay dỡ, đủ hay thiếu. Các tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy: Không được ăn xong lặng lẽ bỏ đi. Phải nên vì đàn-việt tán thán công đức (達嚫), chí ít là một bài kệ[xl].

Như vậy, dakṣiṇā, hay Đạt-sấn (達嚫) còn mang nghĩa tán thán, chú nguyện cho thí chủ sau khi thọ nhận vật thực.

Có thể nói, trong tính đa nghĩa của ngôn ngữ, có những từ Phạn ngữ khi được chuyển dịch sang chữ Hán, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh xuất hiện. Cụm từ dakṣiṇā, hay Đạt-sấn (達嚫) là một trong những trường hợp này.

Nhận định.

Với một người am hiểu Phật phápthâm tín Tam Bảo như phu nhân Mạt-lợi thì việc cúng dường của bà phần lớn đều như pháp.

Theo ngữ cảnh của câu văn trong luật Thập tụng nêu trên, có khả năng câu: phu nhân Mạt-lợi cúng tiền cho Tăng (末利夫人施僧錢), thì cụm từ tiền cho Tăng (僧錢) nguyên tác có thể là từ dakṣiṇā hay Đạt-sấn (噠嚫).

Do đó câu văn trong luật Thập tụng có thể là: phu nhân Mạt-lợi thí đạt-sấn (末利夫人施噠嚫). Cấu trúc của cụm từ thí đạt-sẩn(施噠嚫)cũng từng xuất hiện trong kinh Hiền Ngu[xli].

Từ ba nghĩa cơ bản của đặc ngữ dakṣiṇā được phiên âm thành Đạt-sấn (達嚫); từ ý nghĩa Đạt-sấn (達嚫) được hiểu là cúng dường y vật, cụ thểtài thí (財施); từ những quy định cấm tỳ-kheo không được tiếp nhận, nắm giữ và sử dụng tiền bạc trong kinh, luật; do vậy, câu văn trong luật Thập tụng: phu nhân Mạt-lợi cúng tiền cho Tăng (末利夫人施僧錢) đúng nghĩa với kinh và phù hợp với luật nên đọc là:

Phu nhân Mạt-lợi cúng dường y vật (末利夫人施達嚫).



[i] Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 18.

[ii] Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.70.

[iii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch. NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 370-371

[iv] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.394-396

[v]大正藏第 23 冊 No. 1435 十誦律, 卷第七. Nguyên văn: 若比丘自手取鐵錢, 突吉羅. 若取銅錢, 白鑞錢, 鉛錫錢, 樹膠錢, 皮錢, 木錢, 皆突吉羅.

[vi] 大正藏第 22 冊 No. 1428 四分律, 卷第八, 三十捨墮法之三. Nguyên văn:  若比丘自手捉錢, 若金銀, 若教人捉, 若置地受者, 尼薩耆波逸提: Tỳ-kheo nào, tự tay cầm tiền, hoặc vàng, bạc hoặc bảo người cầm, hoặc để xuống đất mà nhận, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

[vii] Luật ngũ phần, HT. Thích Đỗng Minh, dịch, tập 1, chương 4, Xả đọa, NXB. Hồng Đức, 2011, tr.299

[viii] 大正藏第 22 冊 No. 1425 摩訶僧祇律, 卷第十, 明三十尼薩耆波夜提法之三. Nguyên văn: 若比丘自手捉生色, 似色, 若使人捉舉, 貪著者, 尼薩耆波夜提.

[ix]  大正藏第 23 冊 No. 1442 根本說一切有部毘奈耶, 卷第二十一, 捉金銀等學處第十八.Nguyên văn: 若復苾芻自手捉金銀錢等,若教他捉,泥薩祇波逸底迦.

[x] Phân tích giới tỳ-kheo, Tập 2, chuong7, Ưng xả đối trị, phần tơ tằm, giới điều 18. Tỳ-kheo Indacanda, dịch.

[xi] Đại Phẩm, chương Dược phẩm, [85] Cho phép sự tiên liệu về hành trình đường xa. Nguyên văn: này các tỳ khưu ta không nói rằng: “Vàng và bạc có thể được chấp nhận, có thể được tầm cầu bởi bất cứ cách thức nào.” Tỳ kheo Indacanda, dịch.

[xii] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch. NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 371

[xiii] http://www.tipitaka.org

[xiv]大正藏第 23 冊 No. 1435 十誦律, 卷第三十九, 明雜法之四.

[xv]大正藏第 23 冊 No. 1435 十誦律, 卷第七. Nguyên văn: 若比丘自手取鐵錢, 突吉羅. 若取銅錢, 白鑞錢, 鉛錫錢, 樹膠錢, 皮錢, 木錢, 皆突吉羅.

[xvi] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 434.

[xvii] Kinh Tiểu Bộ, tập 4, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 660-661.

[xviii] Jataka 415. Trong kinh Tăng-nhất-A-hàm, quyển 3, Mạt-lợi phu nhân được ghi nhận là người cúng dường Như lai đệ nhất. Xem, 大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第三,二. Nguyên văn: 我弟子中第一優婆斯, 供養如來, 所謂摩利夫人是.

[xix] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.556.

[xx] Kinh Tiểu Bộ, tập 3. Trần Phương Lan, dịch, NXB. Tôn giáo, 1015, tr. 296-309. Xem thêm, kinh Trung Bộ, kinh Ái Sanh, số 87.

[xxi] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch. NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 144.

[xxii] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.554.

[xxiii] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.556.

[xxiv]大正藏第 23 冊 No. 1435 十誦律, 第三十八. Nguyên văn: 佛在舍衛國. 爾時末利夫人入祇桓聽法, 諸比丘闇中說法. 末利夫人語諸比丘: 何不然燈? 答言: 無燈. 夫人言: 我與燈. 答言: 佛未聽我等然燈. 是事白佛, 佛言:聽.

[xxv]大正藏第 23 冊 No. 1435 十誦律, 第三十八. Nguyên văn: 佛在舍衛國. 時末利夫人施僧高座, 諸比丘言: 佛未聽我等受. 是事白佛, 佛言: 聽受

[xxvi]大正藏第 23 冊 No. 1435 十誦律, 第三十八. Nguyên văn: 佛在舍衛國. 末利夫人作一講堂種種莊嚴施僧, 諸比丘言: 佛未聽我等受種種莊嚴講堂在中出入. 諸比丘不知云何? 是事白佛, 佛言: 此堂清淨, 可受在中出入.

[xxvii] M.Monier-Williams, A Sanskrit English Dictionary. Springfield, VA: Nataraj Books, 2014, p. 474.

[xxviii] M.Monier-Williams, A Sanskrit English Dictionary. Springfield, MA: Nataraj Books, 2014, p. 187.

[xxix] M.Monier-Williams, A Sanskrit English Dictionary. Springfield, MA: Nataraj Books, 2014, p. 466.

[xxx]大正藏第 49 冊 No. 2035 佛祖統紀, 卷第四十三.

[xxxi]大正藏第 04 冊 No. 0202 賢愚經, 卷第十二, 波婆離品. Nguyên văn: 波婆梨自竭所有, 合集財賄, 為設大會, 請婆羅門, 一切都集, 供辦餚饍種種甘美. 設會已訖, 大施噠嚫, 一人各得五百金錢.

[xxxii]Suttanipātapāḷi. Pārāyanavaggo .Vatthugāthā. Xem tại: http://www.tipitaka.org/romn/

[xxxiii] 大正藏第 54 冊 No. 2128 一切經音義, 卷第五十五

[xxxiv]大正藏第 54 冊 No. 2127 釋氏要覽, 卷上.  Nguyên văn: 梵語達嚫拏. 此云財施. 今略達拏. 但云嚫. 五分律云. 食後施衣物名達嚫.

[xxxv] Thực sự ra, theo nguyên tác của tác phẩm: Tôn-bà-tu-mật Bồ-tát sở tập luận (尊婆須蜜菩薩所集論), quyển 2, thì Đạt-sấn (達嚫) ở đây mang nghĩa phước thiện (Puṇya: पुण्य). Nguyên văn: 施法果報是達嚫法.故曰說檀嚫法. Đạt-sấn (達嚫) mang nghĩa công đức có thể tìm thấy trong kinh Tạp-A-hàm, quyển 37, kinh số 1041.

[xxxvi] 大正藏第 54 冊 No. 2131 翻譯名義集, 四. Nguyên văn: 達嚫. 尊婆須密論. 作檀嚫. 此云財施. 解言. 報施之法. 名曰達嚫

[xxxvii] 大正藏第 02 冊 No. 0143 玉耶經

[xxxviii] 大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第九, 四

[xxxix] 大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第二十五,二.

[xl] 大正藏第 22 冊 No. 1428 四分律, 卷第四十[11]九. Nguyên văn: 時有比丘, 食已默然而去, 彼檀越不知食好不好? 食為足不足? 諸居士皆譏嫌: 諸外道人皆稱歎布施讚美檀越, 而沙門釋子食已默然而去, 令我等不知食好不好? 足不足? 諸比丘白佛, 佛言: 不應食已默然而去, 應為檀越說達嚫, 乃至為說一偈.

[xli]大正藏第 04 冊 No. 0202 賢愚經, 卷第十二, 波婆離品.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12255)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
(Xem: 11025)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10911)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13360)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11782)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13663)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11907)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11171)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
(Xem: 12194)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12401)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20591)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12419)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12450)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11710)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11587)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22413)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13566)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29664)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11540)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16730)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 11995)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16833)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 12069)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17919)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12633)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13154)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14753)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22616)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10581)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 14043)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13867)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13714)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13863)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13934)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14830)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13845)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18410)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22794)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15396)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17317)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22411)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14262)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12576)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11157)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17764)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13205)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 13098)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18789)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17176)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13498)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12911)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14695)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14655)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15869)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13512)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27432)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13225)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
(Xem: 16715)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21385)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18808)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant