Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quan Điểm Của Đức Phật Về Ngôn Ngữ Kinh Điển

21 Tháng Hai 201810:22(Xem: 5252)
Quan Điểm Của Đức Phật Về Ngôn Ngữ Kinh Điển
QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ NGÔN NGỮ KINH ĐIỂN 
Thích Nguyên Hùng

Thời Đức Phật tại thếẤn Độ có ít nhất mười sáu tiểu vương quốc, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được. 

Sự kiện Đức Thế Tôn là người Kapilavastu, đi tu ở rừng Uruvilvā thuộc nước Magadha, chuyển pháp luân ở nước Vāraṇasi, sau đó vân du giáo hóa cùng một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo khắp toàn cõi Ấn Độ, nhập Niết-bàn ở nước Kuśinagara… cho thấy giữa các vương quốc hẳn có một thứ ngôn ngữ chung mà người dân mỗi nước đều có thể nói, nghe và hiểu được. Cho đến thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng minh thuyết phục, có tính khẳng định Đức Phậtđã thuyết pháp bằng ngôn ngữ nào, cho dù có nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng Đức Phật đã giảng kinhbằng tiếng Magadhi, ngôn ngữ của vương quốc Magadha. 

Trong 45 năm hoằng hóa độ sanh, Đức Phật đã sử dụng mười hai thể loại hay thể tài văn học, từ thi kệ, văn xuôi, đến ẩn dụ, thí dụ2… để giảng pháp, nhưng hầu như Đức Phật không đặt nặng vấn đề ngôn ngữ, và không chủ trương biên tập những lời dạy của Ngài thành kinh điển bằng một ngôn ngữ văn họcnào đó. Đoạn ghi chép sau đây trong Luật tạng Nam truyền cho chúng ta thấy quan điểm của Đức Phậtvề ngôn ngữ kinh điển

“Vào lúc bấy giờ, hai Tỳ-kheo tên Yamelu và Tekula là hai anh em xuất thân dòng dõi Bà-la-môn có lời nói nhã nhặn với âm điệu ngọt ngào. Họ đã đi đến gặp Đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, các Tỳ-kheo ấy đã nói với Đức Thế Tôn điều này: 

- Bạch Ngài, hiện nay các Tỳ-kheo có tên gọi khác nhau, có dòng dõi khác nhau, có giai cấp khác nhau, có gia tộc khác nhau đã xuất gia. Các vị ấy đang làm hỏng lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính họ. Bạch Ngài, hãy để chúng con hoán chuyển lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật.”
3 


Đoạn ghi chép này phác họa bức tranh hoằng pháp sinh động và đa dạng của Tăng-già thời Đức Phật. Tăng-già này tập hợp mọi tầng lớp trong xã hội, với tên gọi, dòng dõigiai cấpgia tộc, quốc tịch… khác nhau, nhưng ai cũng nghe, hiểu, thực hành được lời Phật dạyđặc biệt là họ đều có ước muốn và nỗ lực hoằng pháptruyền bá lời dạy của Đức Phật theo ngôn ngữ của mình. Việc làm này, đối với hai vị Tỳ-kheo Yamelu và Tekula - vốn xuất thân từ dòng dõi Bà-la-môn, sử dụng ngôn từ nhã nhặn, âm điệu ngọt ngào, tức là có đủ điều kiệntiêu chuẩn của một Bà-la-môn cao quý4 - là làm mất giá trị lời Phật dạy và đề nghị được hoán chuyển lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật. 

Hoán chuyển lời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật, có vần có điệu, tức là sử dụng ngôn ngữtiếng Phạn Vệ-đà, thứ ngôn ngữ vốn dành riêng cho giai cấp Bà-la-môn mà hầu hết mọi người dân bình thường thuộc các giai cấp thấp hơn không được quyền học. Do đó, Đức Phật đã bác bỏ ngay đề nghị của hai Tỳ-kheo. Ngài khiển trách rằng: 

- “Này những kẻ rồ dại kia, vì sao các ngươi lại nói như vầy: ‘Bạch Ngài, hãy để chúng con hoán chuyểnlời dạy của Đức Phật sang dạng có niêm luật?’ Này những kẻ rồ dại kia, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, và làm thay đổi niềm tin của một số người đã có đức tin.”5 

Tại sao Đức Phật lại khiển trách hai vị Tỳ-kheo nặng như vậy? Bởi, Đức Phật là “Một Chúng sanh duy nhất, một Con Người phi thườngxuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho phần đông, vì hạnh phúccủa phần đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹpvì lợi ích và hạnh phúc của chư thiên và nhân loại.”6 Đức Phật và những lời dạy của Ngài chắc chắn không phải phục vụ cho một nhóm đặc quyền, đặc lợi cho một giai cấp, một tầng lớp người nào. Trong khi đó, tiếng Phạn Vệ-đà lại là ngôn ngữ thuộc về số ít, của giai cấp tự cho mình cao quý, mặc nhiên được thừa hưởng những đặc quyền, đặc lợi về danh vănlợi dưỡng, trái ngược với tinh thần vô ngãvị tha của đạo giải thoát. Do đó, Đức Phật khuyến khích: 

-“Này các Tỳ-kheo, không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật; vị nào hoán chuyển thì phạm tội dukkata (đột-cát-la, ác táckhinh cấu tội). Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính họ.”7 

Rõ ràng Đức Phật mong muốn tất cả mọi người đều có thể nghe, hiểu, thực hành và diễn đạt những lời dạy của Ngài bằng chính tiếng địa phương của mình. Nói một cách khác, Đức Phật mong muốn những lời dạy của Ngài được truyền bá bằng một thứ ngôn ngữ phổ thông nhất, dễ hiểu nhất, để cho mọi tầng lớp người dân đều nghe và hiểu được. 

Đức Phật từ chối hoán chuyển những lời dạy của Ngài sang thứ ngôn ngữ hàn lâm, kinh viện, với những kỹ thuật niêm luật, văn phạm quá khó đối với nhiều người. Và nếu ai làm điều này sẽ phạm tộiđột-cát-la, bởi có thể khiến cho số đông dân chúng đánh mất niềm tin nơi Tam bảo khi họ nghĩ rằng đạo Phật cũng không khác đạo Bà-la-môn chỉ dành riêng cho giới thượng lưuquý tộc nếu sử dụng tiếng Phạn Vệ-đà. 

Dĩ nhiên, “đa văn, nghề nghiệp giỏi” là điều Đức Phật khuyến khích. “Quảng học đa văn” để có được “biện tài vô ngại” luôn là mục đích lý tưởng của nhà hoằng pháp. Nhưng hơn hết, không phải là kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ và văn phạm, mà là khéo léo thủ hộ trước năm con đường của ngôn ngữnói đúngthời hay không đúng thời, nói chân thật hay không chân thật, nói dịu dàng hay cứng ngắt, nói từ hòa hay sân nhuế, nói có nghĩa hay không có nghĩa.8 Đối với năm con đường của ngôn ngữ này, các Tỳ-kheo phải tu tập Tứ vô lượng tâmhọc hạnh như đất, học hạnh như nước, học hạnh như hư không… để tâmkhông biến đổitâm từ mẫn, tâm như đất, như nước, như hư không, không kết, không oán, không nhuế, không tranh… 
Thích Nguyên Hùng

________________________________
(1) Tì-xá-li (Vaśiali), Kiều-tát-la (Kosala), Thất-la-phiệt (Śrāvasti), Ma-kiệt-đà (Magadha), Ba-la-lại (Bārāṇasi), Ca-tì-la-vệ (Kapilavastu), Câu-thi-na (Kuśinagara), Kiều-thiểm-di (Kauśāmbi), Bát-trá-la (Pañcāla), Ba-trất-la (Pāṭaliputra), Mạt-thổ-la (Mathurā), Ô-thi (Uṣa), Bôn-trá-bạt-đa (Puṇgavardhana), Đề-bà-bạt-đa (Devātāra), Ca-thi (Kāśi), Chiêm-ba (Campā). 
(2) Mười hai thể tài kinh điển : 1. Kinh (sūtra) 2. Trùng tụng (geya) 3. Ký thuyết (vyākaraṇa) 4. Kệ tụng (gāthā) 5. Cảm hứng ngữ (udāna) 6. Như thị ngữ (Bổn sự), (iti-vṛttaka hoặc ity-uktaka) 7. Bổn sanh (jātaka) 8. Phương quảng (vaipulya) 9. Vị tằng hữu (adbhuta-dharma) 10. Nhân duyên (nidāna) 12. Luận nghị (upadeśa). 
(3) Vinayapitaka Cullavagga, Tạng luật, Tiểu phẩm, V, 33, Tỳ-kheo Indacanda dịch Việt. 
(4) Xem Trường A-hàm, kinh Chủng đức
(5) Luật tạng Nam truyền đã dẫn trước. 
(6) Kinh Tăng nhất A-hàm. 
(7) Vinayapitaka Cullavagga, Tạng luật, Tiểu phẩm, V, 33, Tỳ-khưu Indacanda dịch Việt. 
(8) Trung A-hàm, kinh Mâu-lê-phá-quần-na. Pali: M. 21. Kakacūpama sutta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21414)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18826)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23125)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20095)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9521)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant