Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Năng Lực Của “ngã”

16 Tháng Năm 201806:44(Xem: 8664)
Năng Lực Của “ngã”

NĂNG LỰC CỦA “NGÔ 
(Kính mừng Phật Đản 2642) 

Thích Viên Thành

 
phat dan



Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy có 4 tướng: “Ngã – Nhân – Chúng Sanh – Thọ Giả”. Khi còn phàm phu, chấp thân này là thật là bền vững, sinh ra “ngã”, liền sanh phân biệt, nên có “nhân”, rồi chẳng cần giải thoát, trôi lăn theo nghiệp trong lục đạo luân hồi, từ đó thành “chúng sanh” và bị tâm, cảnh, ý thức dẫn dắt, cho nên “thọ giả”. Khi không có “ngã”, thì không có “nhân”, sẽ không có “chúng sanh” và “thọ giả”. Như vậy, khi có 4 tướng là phàm phu, khi không còn 4 tướng là Bồ Tát. “Ngã” là nguyên nhân đầu tiên!

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có dạy: “Nếu một người Tu màtrải qua năm tháng hành đạo, không thấy mình tầm thường hơn, giản dị hơn và khiêm tốn hơn thời gian ban đầu, thì có lẽ là Ta đã đi lạc đường rồi!” hay “Càng tu lâu chừng nào, càng thấy mình, không là gì cả, đấy mới chính thực là tu”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, nhưng lúc nào Ngài cũng khiêm cung, nói là người bình thường, Ngài chỉ là “hành giả” và truyền bá Pháp Phật mà thôi, nên Ngài mới bảo toàn phước đức để hoằng Pháp được lâu bền và lợi ích rất nhiều, cho số đông.

Hãy thường quán chiếu và luôn nhớ rằng: “Chân không, diệu hữu”. Bầu trời đang yên ổn, bỗng nhiên mưa bão tơi bời, hay trời trong, biển lặng, sóng yên, rồi “sóng thần” hay “vòi rồng” nỗi lên, làm cho bao nhiêu cây cối, nhà cửa, thuyền bè, xe cộ, vạn vật phải nghiêng ngữa, bay bổng, sụp đỗ tàn tành. Đừng tưởng không là không có gì, mà “sắc tức là không, không tức là sắc, vậy! “Có thời có tự mảy may, không thì cả thế giannày cũng không… tâm an vạn sự an”. Cho nên đừng sợ Tu rồi sẽ thành “không là gì cả”, mà trong “chân không” sẽ là “diệu hữu”, tức là Niết bàn vô cùng vi diệu.

“Ngã” là cái duyên hợp giả có, không trường tồn, nhưng vì “chấp ngã” nên có thể biến thành năng lượng, là “nguyên tử” nếu ta biết vận dụng năng lượng ấy, để phụng sự cho nhân sinh, như Đức Phật đã từng vận dụng, thì lợi ích cho chúng sanhvô cùng vô tận. Mấy ngàn năm rồi, mà hạnh nguyện, lời dạy và các Pháp môn Tu của Ngài vẫn vang mãi, lan tỏa khắp nơi, mang lợi íchan bình cho nhân loại.

Nhưng nếu “năng lượng nguyên tử” ấy rơi vào tay kẻ “lớn bản ngã, có máu lạnh, háo chiến” vận dụng năng lượng ấy phục vụ cho “lòng tham” cho sự “sinh tồn, chiếm hữu, hưởng thụ” cho lòng cuồng tín, của những kẻ khủng bố, thì thật nguy hiễm vô cùng. Chiến tranh thế giới, thứ nhất, thứ nhì, và có thể Thánh chiến hay chiến tranh hạt nhân thứ ba xảy ra, cũng từ nơi “ngã”, muốn chứng tỏ mình là nhất, mình là hơn hết, mình là bá chủ, không ai có thể hơn mình được, nếu ai muốn hơn là tìm cách tiêu diệt, hoặc trù dập ngay. Nhưng rồi hầu hết những nhà lảnh đạo độc tài, tàn ác trên thế giới, muốn chứng tỏ “bản ngã” đều phải trả quả và chết một cách thê thảm, điển hình gần đây nhất là: Saddam Hussein Tổng Thống của Iraq cũng bị treo cổ chết, hay Gaddafi Tổng Thống của Libya phải chạy trốn trong ống cống, rồi cũng bị dân quân của mình bắn chết…! Vì đã khiến cho biết bao nhiêu người dân phải chịu cảnh lầm than, khốn khổ, đất nước của họ phải chịu cảnh điêu linh, tan tác.

Cha mẹ nuông chìu con, trưởng dưỡng “bản ngã” cho con, khi lớn lên, nếu không biết Tu để thuần hóa lại “đây là mối nguy cho xã hội, ở gia đình ngỗ nghịch bất trị, vào trường học hung hãn, phá phách xóm làng, gây bất hòa nơi cơ quan, làm loạn xã hội…tất cả cũng đều từ “ngã” mà ra.                                                        

“…Khi tâm trí còn bị cái bóng tối “chấp ngã” trong ba đời che lấp, thì mọi sự xây dựng cuộc đời, toàn là bấp bênh, nhỏ hẹp và xấu xađau khổ. Hể “ngã chấp” càng to, càng sâu, thì mọi xây dựng từ nó, sẽ càng xấu xađau khổ. Hể “ngã chấp” càng nhỏ, càng mõng, thì mọi xây dựng từ nó sẽ bớt xấu xa đau khổQuá khứxây dựng trên “ngã chấp” thì chỉ là cái quá khứ xấu xaHiện tại xây dựng trên “ngã chấp” thì chỉ là cái hiện tại hẹp hòi. Tương lai xây dựng trên “ngã chấp” thì chỉ là cái tương lai tăm tối...

Nên Kinh Kim Cang có dạy rằng: “Hãy làm mọi điều lành, tu tập mọi công đức, với tâm thật trong sạch, không “chấp ngã” không “chấp nhân” không “chấp chúng sanh” không “chấp thọ giả” ắt chứng được Vô Thượng Bồ Đề”. Trích trong Vô Ngã là Niết Bàn của HT Thích Thiện Siêu.

Muốn được giải thoátgiác ngộ, để cứu độ chúng sanh, thì phải trở thành “vô ngã”, như Đức Phật, từ địa vịThái Tử, tương lai là Vua, mà Ngài còn buông bỏ hết, vào rừng Tu. Khi chứng Đạo rồi, hằng ngày phải dẫnđệ tử lội bộ đi xin ăn khắp cả, mới chan hòa, sát cạnh mà giáo hóa được chúng sanh!

Luôn nhớ rằng Tu là diệt vô minh, vì vô minh là nguồn gốc của mọi tội lỗi, nhưng vô minh là từ “chấp ngã” và “chấp Pháp” mà thành. Muốn không còn “chấp Pháp” và “chấp ngã” nữa, thì ta phải thường “quán chiếu nội tâm” tự hạ mình xuống, khiêm cung lắng nghe mọi điều hay lẽ phải, hằng lạy Phật sám hối và xem mọithành tựu đều nhờ ở nhiều duyên hợp lại, chứ không phải ở sự tài giỏi của riêng ta. Chư Tổ hiểu được ý Phật và tâm chúng sanh, nên dạy: ai đến chùa cũng phải bỏ giày dép và mọi đồ đạc ngoài cửa, rồi cúi đầulạy Phật, chứ không có ghế để ngồi, không cung phụng tấm thân tứ đại này, cho được tiện nghi sung sướngmục đích cũng để dẹp trừ “bản ngã”.

Cho nên là người Tu, phải thường xuyên nhắc nhở nhau: Tu sao cho hạ “bản ngã” xuống, đấy là bổn phận và trách nhiệm, chứ đừng mỗi ngày, mỗi chứng tỏ, ta đây tài giỏi, không cần ai hết, ta hơn người, ta tu lâu, ta tu nhiều…để trở thành người cao ngạo, mà xa rời đường đạo, mọi người xa lánh, tổn phước đức.

Ngay cả khi sống ở thế gian, cũng phải thường quán chiếu lại “bản ngã” của mình, nếu muốn thành côngvà lợi ích cho nhân quần xã hội. “…Cho con biết khiêm hạ, biết tôn trọng mọi người, Tự thấy mình nhỏ tôi, việc tu còn kém cỏi…” thì mới có được công đức và cố gắng tu học để tiến lên, mới chịu khó lắng nghe, để hiểu và thương cuộc đời, từ đó mới hài hòa được với tất cả, “chiêu cảm” được những người tốt, việc tốt, để giúp ích chúng sanhmột cách cụ thểđắc lực, hữu hiệu, chính xác hơn.

Khi mới vừa sinh ra đời, Đức Phật cũng đã truyền đi thông điệp “Thiên Thượng Thiên hạ Duy ngã độc tôn” rồi, suốt trong 49 năm hoằng đạo, Ngài giảng dạy, trong suốt các giáo lý, đều hướng dẫn cách hạ ngã vàcụ thể nhất là dẫn đệ tử lội bộ, khất thực qua từng nhà, cũng không ngoài mục đích, muốn cho đệ tử diệt trừ “bản ngã” để có công đức, đủ năng lực và gieo duyên hóa độ chúng sanh.

“Ngã” rất quan trọng, hướng lên để được thăng hoa, Thánh thiện nhiều lợi ích cho đời, hay phải bị đọa lạcxuống, để phải chịu nhiều khổ đau, cũng do “ngã” này. Cho nên trên đường Tu, phải luôn quán chiếu về “ngã”, nếu thấy “tăng thượng mạn”, là tu sai rồi, hãy mau điều chỉnh, để càng tu càng thấy mình khiêm tốn hơn, được mọi người tôn kính, thương quý hơn, thì mới bảo toàn công đức, kẻo không sẽ trôi lăn mãi,trong vòng lục đạo luân hồi, mà đắm chìm trong khổ lụy.

“Tâm khiêm cung, phụng sự” tu đúng Pháp 
“Tâm kiêu ngạo, hưởng thụ” bản ngã tăng 
"Điều hiếu nghĩa phải thực hiện thường hằng 
“Không chấp ngã” mới bảo toàn Phước Đức 

Pháp Hoa – Nam Úc, Quý Xuân – Mậu Tuất (2018)  

Thích Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4860)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 4972)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 6268)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 4635)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 5433)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 4208)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 4711)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 5155)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 6187)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 4584)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 4663)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 4705)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 5647)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 5123)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4969)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 4623)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 5790)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4987)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 7239)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 5348)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 5646)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4976)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 5753)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 6492)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 4443)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 4751)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 5354)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 6157)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3840)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 5437)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 5484)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4962)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 5431)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 5387)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 5228)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 8349)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5906)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 5754)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 5294)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 6367)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 6106)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4851)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 6846)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 5518)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 5552)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 6289)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 6514)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 6596)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
(Xem: 5734)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 5100)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 5439)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 5360)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 6673)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3810)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 6186)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 3428)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4892)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5920)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4931)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3865)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM