Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quay Về Nương Tựa Ba Ngôi Báu

20 Tháng Tư 201906:09(Xem: 5756)
Quay Về Nương Tựa Ba Ngôi Báu

QUAY VỀ NƯƠNG TỰA BA NGÔI BÁU


Thích Ngộ Trí Viên


Pythagore Và Thuyết Luân Hồi

Trong nhạc phẩm Hải đảo tự thân, câu đầu tiên là: “Quay về nương tựa, hải đảo tự thân, chánh niệm là Bụt, soi sáng xa gần”. Trong Kinh Hải đảo tự thân [1] (Nguồn: Kinh Trường A-hàm 02, Kinh Du hành [2]), Phật cũng nhắn nhủ: “Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác, phải thực tập nương tựa vào hải đảo chánh pháp, biết nương tựa nơi chánh pháp chứ đừng nương tựa vào một hải đảo nào khác hay một ai khác.”

Ý nghĩa chính của cả 2 câu mà tác giả bài viết này muốn đề cập đến, đó là nhận ra Tam Bảo đã có sẵn trong mình. Nếu viết như vậy thì tấm thân tứ đại này, chứa bao nhiêu bất tịnh lại có Ba ngôi báu (Tam Bảo) chăng! “Nương tựa” được hiểu là kề vai chăng! Thực ra, Tam Bảo không phải là hình thức, mà là bản tính giác ngộ sẵn có, chỉ vì bị che lấp bởi tham, sân và si.

Nếu nói rằng Tam Bảo đã có sẵn trong tâm mỗi người như vừa nêu, vậy cần gì nương tựa Tam Bảo qua hình thức bên ngoài? (Tôn tượng, tôn ảnh Phật; kinh, sách, pháp môn hành trì; học tập và ứng dụng lời Phật dạy qua sự hướng dẫn của quý Thầy, quý Sư cô). Những hình thức bên ngoài của Phật, Pháp và Tăng là cách thức để chúng ta nhận ra Tam Bảo đã và đang có trong tự tâm của mình, mà nuôi lớn (trưởng dưỡng) tuệ giácthiền địnhđạo hạnh của người con Phật (dù xuất sĩ hay thế nhân) để đạt được mục đích giác ngộgiải thoátmục đích chính của bao công phu hành trì, tu tập (cultivate). Giác ngộgiải thoát không phải là một “khung trời mơ ước”, một “giấc mơ tự tại” nào đó, bởi vì đó chỉ là tưởng tượng của con người.

“Nương tựa vào hải đảo chánh pháp” tức tìm hiểu, nghiền ngẫmứng dụng lời Phật dạy (văn – tư – tu) trong Kinh điển (S= Sūtra, P = Sutta, C = 經藏), nói vắn tắt là nương tựa Pháp. Sau này, khi Tam tạng giáo điển (Tipitaka) được truyền qua Trung Hoa thì nương tựa chánh pháp ngoài việc nương tựa kinh, còn có thêm nương tựa Luật (S = P = Vinaya, C = 律藏), tức giới luật [3].

----------------------

[1] Kinh Hải đảo tự thân dịch từ Kinh 639, thuộc bộ Tạp A-hàm (99, Đại chính tân tu Đại Tạng Kinh) và Trường A-hàm 02, Kinh Du hành. Nguyên tác trong Trường A-hàm rất dài, khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch lại trong Nhật tụng thiền môn, Ngài đã trích một phần trong nguyên tác để biên tập thành Kinh Hải đảo tự thân.

[2] Nguyên văn: “Vì vậy, A-nan, hãy tự mình thắp sáng; thắp sáng nơi pháp, chớ thắp sáng nơi khác. Hãy tự nương tựa mình, nương tựa nơi pháp, chớ nương tựa nơi khác.”.

[3] Tam tạng giáo điển ban đầuKinh tạng, sau này có Luật tạng. Kể từ sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn xuất hiện thêm Luận tạng.

Thích Ngộ Trí Viên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21408)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18824)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23121)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20092)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9521)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant