Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tứ động tâm là gì? Ý nghĩa của tứ động tâm

24 Tháng Chín 201914:35(Xem: 6075)
Tứ động tâm là gì? Ý nghĩa của tứ động tâm

Tứ động tâm là gì? Ý nghĩa của tứ động tâm

Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.

Tứ động tâm là gì?  Tứ động tâm bao gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân - thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Bốn nơi này là Thánh địa rất thiêng liêng, khiến cho khách hành hương xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tinh tấn hơn trong sự nghiệp tu tập.

 

Bốn Thánh tích được gọi là bốn động tâm, bởi vì nếu như chúng ta đến được bốn nơi Thánh tích này thì do tận mắt thấy được các di tích lịch sử Đức Phật, thấy được di tích nơi Ngài hiện thân, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển pháp luân, nơi Ngài Niết Bàn và nơi những dấu chân Ngài đã đi qua, nên lòng tin phát khởităng trưởng, tức rung động tâm thức. Nhờ lòng tin tăng trưởng nên có thái độ quyết chí tu hành, hạ thủ công phu, quyết không làm điều ác, làm tất cả việc lànhnhiếp tâm thanh tịnh và do tiến trình nhân quả, quả báo tươi tốt đơm hoa kết trái, chắc chắn khi mệnh chung sẽ sanh cõi người hay cõi Trời, hưởng phước báu lâu dài.

 

Trong Kinh Trường Bộ I (Đại Bát Niết Bàn), trước khi nhập diệt, Đức Thế Tôn đã có lời căn dặn như sau: “Này Ananda, có bốn Thánh tích, người thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡngtôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, nam nữ cư sĩ sẽ đến với niềm suy tư: Đây là chỗ Như Lai đản sanh, đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác, đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng, đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn. Này Ananda, những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”. 

 

Như vậy, theo lời dạy của Đức Phật, những ai có đủ duyên lành hành hương chiêm bái, đảnh lễ Tứ động tâm thì được phước báo lớn. Đặc biệt, những vị hành giả nào trong và sau khi chiêm bái Thánh tíchthành tựu được tâm tịnh tín, tức lòng tin kiên cố không lay chuyển, bất động vào Tam bảo cùng với tâm hoan hỷ, luôn vui vẻan lạc nhẹ nhàng, thì chắc chắn vị ấy sẽ được sanh vào các cõi lành. Đồng thời, nếu những vị ấy phát tâm cầu giải thoát, thì việc chiêm bái Tứ thánh tích sẽ trợ duyên cho các hành giả rất nhiều trong lộ trình tu tập, nhất là sự tinh tấn và nhiếp phục tâm.

 

Ý nghĩa của tứ động tâm Tứ động tâm được xem là cái nôi của văn minh nhân loại là nơi khởi nguồn của Phật giáo, Ấn Độ nói chung và Tứ động tâm nói riêng luôn đón chào Phật tử đến tham quan chiêm bái với lòng thành kính.

Theo quy luật vô thường, các Thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ, theo thời gian đã trở nên hoang phế. Thế nhưng năng lượng tâm linh của Đức Phật và chư vị Thánh tăng ở những nơi ấy vẫn còn dào dạt, Phật tử khắp nơi cảm nhận được sự hộ trì của Tam bảo rất rõ ràng. Đặc biệt, tại Thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo dưới cội bồ đề, nhiều vị hành giả đã dừng chân khá lâu ở đây để miên mật dụng công tu tập. Theo kinh nghiệm riêng của họ, được tu tập ngay trên Thánh địa là một phước duyên, vì họ nhận được rất nhiều sức gia trìhộ niệm của Đức Phật.

Nếu hội đủ duyên lành hành hương chiêm bái Tứ động tâm với tất cả sự khát ngưỡng của một cuộc hành trình tâm linh thì chắc chắn quý Phật tử sẽ tích được nhiều phước báo. Chính sự chuyển hóa nội tâm sau cuộc hành hương sẽ làm thay đổi quan niệm sống, biết tỉnh thức trước tham ái, phiền não nên cải tạo được nghiệp lực. Một khi nghiệp nhân đã được thay đổi, chuyển hóa theo hướng thiện lành thì nghiệp quả sẽ tốt đẹp, viên mãn ngay trong đời này và những đời sau.

Điều quan trọng khi đến chiêm bái "Tứ động tâm" là phải động tâm, tức lòng tin phát khởi nếu chưa có lòng tin, và tăng trưởng lòng tin nếu đã có lòng tin, còn nếu đến mà tâm thức không mảy may rung động, và không nỗ lực tu hành sau đó, thì cũng giống như những người dân Ấn Độ hay Nepal thấy bốn Thánh tích này hàng ngày, thử hỏi họ có hưởng phước báu không, có sanh cõi trời khi lâm chung không hay những người có nhiều tiền của, có phước báu đi Ấn Độ nhiều lần, đến nơi có thể có động tâm nhưng rồi khi trở về theo thời gian lòng tin nguội dần, không nỗ lực tu tập, không quyết chí tu hành, thì theo tiến trình nhân quả sẽ ra sao? kiếp sau có được hưởng nhiều hay bị bớt phước báu không?

Trong ý nghĩa đó, nếu chưa hội đủ duyên lành để thực hiện một chuyến hành hương về đất Phật, chiêm báiđảnh lễ bốn Thánh tích thì chúng ta hãy hướng về Pháp thân. Pháp thân Phật có ở khắp nơi, chiêm báiđảnh lễ Phật bằng tâm thanh tịnh của chính mình cũng giúp chúng ta thành tựu phước báo vô lượng và nhận được trọn vẹn sức gia hộ của chư Phật. Tứ động tâm, bốn thánh tích thiêng liêng làm lay động lòng người.

Tận trong sâu thẳm của mỗi người con Phật ai cũng mong mỏi được ít nhất một lần trong đời chiêm ngưỡnglễ bái bốn Phật tích, để tiếp nhận thêm niềm tin, sức sống và năng lượng yêu thương.


Lâm Linh

 

Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười Một 201900:20
Khách
Adi₫àphật con Nguyện vãng sanh Tây phuong cực lạc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21414)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18829)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23130)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9523)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant