Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Viên Ngọc Tâm: Hà Sa Cảnh Là Bồ Đề Cảnh Thiền Sư Kiều Trí Huyền (thế Kỷ 12)

22 Tháng Mười 202119:51(Xem: 2935)
Viên Ngọc Tâm: Hà Sa Cảnh Là Bồ Đề Cảnh Thiền Sư Kiều Trí Huyền (thế Kỷ 12)

Viên Ngọc Tâm: Hà Sa Cảnh Là Bồ Đề Cảnh
Thiền Sư Kiều Trí Huyền (thế Kỷ 12)

 Nguyễn Thế Đăng

hinh phat


 

Trong ngọc bí thanh diễn diệu âm
Trong đây đầy mắt lộ thiền tâm
Hà sa cảnh là Bồ đề cảnh
Nghĩ đến Bồ đề cách vạn tầm.

 

Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm
Cá trung mãn mục lộ thiền tâm
Hà sa cảnh thị Bồ đề cảnh
Nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm.

 

Đây là bài kệ Thiền sư Kiều Trí Huyền chỉ dạy cho sư Đạo Hạnh (? - 1115), khi sư thưa hỏi chân tâm, nhưng lúc ấy sư chưa hiểu ngộ được.

Sau, sư đến pháp hội của Thiền sư Sùng Phạm chùa Pháp Vân. Ở đây sư cũng hỏi, “Thế nào là chân tâm?”

Sùng Phạm nói: “Cái gì chẳng phải là chân tâm?”

Sư hoát nhiên tự nhận được. Lại hỏi: “Làm sao giữ gìn (bảo nhậm)?

Sùng Phạm đáp: “Đói ăn, khát uống”.

Sư lễ tạ, từ giã ra đi. Về sau trụ trì chùa Thiên Phúc ở núi Phật Tích, mở rộng sự chỉ dạy.

 

Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm. Viên Ngọc Tâm có nhiều đặc tính, ở đây chỉ nêu ra vài đặc tính căn bảnchúng ta có thể nhận thức được dầu mơ hồ.

- Mọi người đều có (“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” (Kinh Đại Bát Niết Bàn), có điều vẫn đang bị che phủ bởi những phiền não và những hiểu biết giới hạnsai lầm. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nghĩa là tất cả chúng sanh đều tham dự, ở trong Chân tâm Phật tánh này dầu có biết hay không.

- Trong suốt, theo nghĩa trống không và trong sáng. Các kinh thường nói “tâm như hư không”. Nghĩa là chân tâm hay viên ngọc tâm này hàm chứa tất cả mọi sự, mọi xuất hiện có thể có, thân tâm con người, thế giới, chúng sanh, nhưng cũng như hư không không hề biến chất vì những xuất hiện trong đó. Hư không hay sự trống không còn có nghĩa là bao la, không giới hạn.

- Sáng tỏ. Viên ngọc ấy phải sáng, phải có ánh sáng hay ít nhất phải để cho ánh sáng xuyên qua vì nếu nó hoàn toàn tối đen thì không thể có sự xuất hiện của những ý tưởng, những sự vật, kể cả những phiền não, buồn đau của chúng sanh ở trong nó. Sự sáng tỏ ấy hình như không giới hạn vì tất cả ý tưởnghình ảnh, âm thanh… của tất cả thế giớichúng sanh đều có thể xuất hiện trong đó.

 

Con đường Phật giáo bắt đầu từ việc tin mình đang có Viên Ngọc Tâm này. Rồi thiền định thiền quán để tìm kiếm nó, cho đến khi trực tiếp thấy được nó (mà với ngài Đạo Hạnh là “tự nhận được” nó, nghĩa là thấy nó ở nơi mình). Khi đã trực tiếp thấy nó hay “xác quyết” được nó, thì liên tục giữ gìn (bảo nhậm) cho đến lúc Viên Ngọc Tâm ấy hoàn toàn của và là chính mình, nói cách khác, hoàn toàn sống trong nó.

Tất cả mọi con đường Phật giáo đều để chứng ngộ Viên Ngọc Tâm này. Trong hệ thống Kinh điển Nikaya của Nam tông, nó được gọi là “tâm giải thoáttuệ giải thoát”.

 

Bây giờ chúng ta đi vào bài kệ chỉ ra Chân Tâm của Thiền sư Kiều Trí Huyền.

Trong ngọc bí thanh diễn diệu âm”: trong viên ngọc tâm này có âm thanh bí mật diễn đạt âm kỳ diệu. Âm thanh bí mật là gì? Âm thanh bí mật là nền tảng của mọi âm thanh, đó là tánh Không, sự không có tự tánh của mọi vật. Đó là âm thanh của im lặng, âm thanh của không có âm thanh, âm thanh của tánh Không.

Âm thanh ấy trong Kinh Lăng Nghiêm nói là “thuần âm vô trần”, một trong mười bốn công đức vô uý của Bồ tát Quán Thế Âm khi đã chứng đắc hoàn toàn “Nhĩ căn viên thông”; hay là tánh nghe:

Mười là thuần âm không có trần, căn và cảnh viên dung, không có năng đối sở đối, hay khiến tất cả chúng sanh lìa các nóng giận”.

 

Trong đây đầy mắt lộ thiền tâm”. Trong viên ngọc sáng này, có tất cả mọi xuất hiện sắc tướng. Tất cả mọi hiện tướng bày lộ bản tánh của chúng, trong viên ngọc sáng gọi là Thiền tâm này, trong đó hiện tướngbản tánh là một, không phân cách.

Các hiện tướng, các hình bóng trong viên ngọc trong suốt chính là viên ngọc sáng và viên ngọc trong sáng không có ngoài các hiện tướng của nó. Đồng thời các hiện tướng chẳng phải là viên ngọc sáng: các hiện tướng có đến có đi, có còn có mất nhưng viên ngọc sáng không có đến không có đi, không có còn không có mất.

Các hiện tướng biểu lộ Thiền tâm, biểu lộ Phật tâm, nên tất cả sắc chính là sắc Phật, tất cả âm thanh chính là âm thanh Phật… Các hiện tướng không còn là những xuất hiện tạo ra sanh tử mà là những trang nghiêm cho cõi Phật.

 

Hà sa cảnh là Bồ đề cảnh”. Bồ đềgiác ngộ, là giải thoát. Viên ngọc tâm là pháp giới giải thoát, giác ngộ và vào viên ngọc tâm nghĩa là “nhập pháp giới”, như nhan đề phẩm cuối cùng của Kinh Hoa Nghiêm.

Khi vào viên ngọc tâm, nhập pháp giới thì tất cả cảnh của các giác quan (căn) bình thường chuyển hóa thành cảnh giải thoát, giác ngộ, cảnh Phật. Tại sao như thế? Vì khi ấy các giác quan đã trở lại nguồn của chúng, mà Kinh Lăng Nghiêm gọi là tánh thấy, tánh nghe… Khi ấy người ta không chỉ thấy bằng con mắt, mà tánh thấy thấy qua con mắt, khi ấy “căn và cảnh viên dung”.

Kinh Lăng Nghiêm nói, “Một căn đã về nguồn, sáu căn thành giải thoát”. Khi sáu căn thành giải thoát thì chúng thấy cảnh Bồ đề, cảnh Phật. Khi ấy tất cả cảnh trần gian sanh tử chuyển hóa thành cảnh giải thoát, cảnh Bồ đề, cảnh Phật.

 

Nghĩ đến Bồ đề cách vạn tầm”. Cảnh Bồ đề, cảnh của pháp giới Phật này là cảnh giới của trí, chứ không phải cảnh giới của thức. Cảnh giới của trí là cảnh giới của bản tánh, cảnh giới của thức là cảnh giới của hình tướng, do thức phân biệt mà thành.

Nghĩ đến Bồ đề, đây là hoạt động của thức cho nên Bồ đềtrước mắt lại đẩy ra xa cách vạn tầm và chia cắt thực tại thành vô vàn sắc tướng sai khác nhau, chống đối nhau. Kinh Lăng Già nói về trí và thức như sau:

“Đại Huệ! Thức là do chấp trước các thứ cảnh giới ngôn thuyết làm nhân mà khởi, nên thọ sanh tương tục trong các cõi…

Lại nữa, Đại Huệ! Sanh diệt là thức, chẳng sanh diệt là trí. Sa vào tướng và vô tướng, và lấy các thứ tướng hữu vô làm nhân là thức. Lìa tướngvô tướng, và lìa nhân hữu vô là trí. Có tích tập tướng là thức, không tích tập tướng là trí. Bám tướng cảnh giới là thức, chẳng bám tướng cảnh giới là trí. Ba hòa hợp tương ưng mà sanh là thức, vô ngại tương ưng tự tánh là trí. Có tướng để đắc là thức. Không có tướng để đắc là trí, vì đây là cảnh giới tự chứng thánh trí, như trăng trong nước, chẳng nhập chẳng xuất vậy”.

Thức là thấy tánh thành ra các tướng phân biệt, và trí là thấy tánh, khi ấy các tướng phân biệt của thức trở lại thành tánh. Đây là điều được gọi là “chuyển thức thành trí”. Tóm lại, phân biệt là thức. Vô phân biệt là trí. Khi không có phân biệt, người ta thấy ngay viên ngọc tâm.

 

Khi tâm đã tham thiền khá đủ, nó có thể tương ưng với nghĩa của bài kệ, tức là thực tại của viên ngọc tâm. Mỗi câu của bài kệ này đều có thể giúp thiền giả thấy và sống được trong viên ngọc tâm, tức là cảnh giới chứng ngộ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21414)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18828)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23128)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9522)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant