Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Con Cò Trắng (udakabaka) Đến Sanh Diệt (udayabbaya) Trong Tỳ-nại-da Khảo Về Những Nhầm Lẫn Tự Dạng Trong Kinh Điển

28 Tháng Giêng 202309:36(Xem: 1645)
Từ Con Cò Trắng (udakabaka) Đến Sanh Diệt (udayabbaya) Trong Tỳ-nại-da Khảo Về Những Nhầm Lẫn Tự Dạng Trong Kinh Điển

Từ Con Cò Trắng (udakabaka) Đến Sanh Diệt (udayabbaya)
Trong Tỳ-nại-da Khảo Về Những Nhầm Lẫn Tự Dạng Trong Kinh Điển


Chúc Phú


hinh phat 16


Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xácrõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ. Trên phương diện giữ gìn và truyền đạt Thánh giáothành tựu khả năng lắng nghe này là một trong những điều kiện cần. Đặc biệt, trong những phương cách truyền đạt thông tin thời cổ đại ở Ấn Độ, mọi kiến thức nói chung và kinh điển Phật giáo nói riêng, sở dĩ được tiếp nối và truyền trao đều phải dựa vào việc lắng nghe chính xác và cẩn thận giữ gìn. Từ đây đã mở ra một giai thoại đáng suy gẫm cũng như những trường hợp tương tự, trong quá trình truyền dịch kinh điển Phật giáo nói chung.

1.  Từ con cò trắng (udakabaka) đến sanh diệt (udayabbaya) trong Tỳ-nại-da


Trước hết,
 trong tác phẩm Luật tạng Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự (根本說一切有部毘奈耶雜事) do ngài Nghĩa Tịnh 義淨 (635-713) phiên dịch, đã ghi lại một trường hợp liên quan đến việc nhầm lẫn trong việc lắng nghe và thọ trì kinh điển. Luật ghi:

Bấy giờ, ngài A-nan-đà cùng với các Tỳ-kheo an trú tại vườn Trúc Lâm, có vị Tỳ-kheo đã nói kệ rằng:

Nếu người sống trăm năm
Không thấy con cò trắng
Không bằng sống một ngày
Được thấy con cò trắng.

Khi ấy, ngài A-nan-đà nghe điều đó xong liền bảo vị Tỳ-kheo kia rằng:

- Đấng Đại sư không dạy như những điều mà thầy vừa tụng đọc. Đức PhậtThế Tôn đã nói như vầy:

Nếu người sống trăm năm
Không rõ biết sanh diệt
Không bằng sống một ngày
Được rõ biết sanh diệt[1].

Đoạn sau của bản luật này còn cho biết thêm, sau khi nghe ngài A-nan-đà giải thích, vị Tỳ-kheo này đã về hỏi lại thầy của mình. Thầy của vị ấy dùng kệ đáp rằng:

 A-nan-đà già suy
Sức nghĩ không còn gì
Lời nói thường quên sót
Chưa chắc để tin, y.
Con cứ nương lối cũ,
Như vậy mà tụng đọc[2].

Sự kiện này cũng còn được ghi nhận trong Phó pháp tạng nhân duyên truyện (付法藏因緣傳) với một vài thay đổi nhỏ[3]. Tác phẩm này được ngài Cát-ca-dạ (吉迦夜) và ngài Đàm Diệu (曇曜) dịch vào đời Nguyên Ngụy 元魏 (386-534). Căn cứ vào niên đại và hành trạng của hai vị dịch giả này, đã cho thấy rằng, sự kiện nhầm lẫn giữa con cò và lẽ sanh diệt từ tác phẩm Phó pháp tạng nhân duyên, được ghi nhận từ một nguồn kinh điển khác và có niên đại sớm hơn dịch phẩm nêu trên của ngài Nghĩa Tịnh.

Thứ hai, xét về nguồn cội, bài kệ trong Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự có nguồn gốc từ các truyền bản kinh Pháp cú, được ghi nhận ở hầu hết các truyền bản như:

-  Kinh Pháp cú Nam truyền (Dhamapada), phẩm Ngàn (Sahassavagga) 8.14:
Yo ca vassasataṃ jīve, apassaṃ udayabbayaṃ;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo, passato udayabbayaṃ.
(Ai sống một trăm năm,

Không thấy pháp sinh diệt,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp sinh diệt).
HT. Thích Minh Châu dịch.

-   Kinh Pháp cú Tây Tạng (Udānavarga), phẩm Quảng thuyết (Peyālavarga), 24.6:

Yac ca varṣaśataṁ jīved apaśyann udayavyayam
ekāhaṁ jīvitaṁ śreyaḥ paśyato hy udayavyayam।।
(Sống một trăm năm không thấy pháp sanh diệt,

không bằng sống chỉ một ngày thấy pháp sanh diệt).
Nguyên Giác dịch

-  Kinh Pháp cú Bắc truyền (法句經), phẩm Nói về ngàn (述千品), 16.14:

若人壽百歲, 不知成敗事,
不如生一日, 見微知所忌
(Nếu người sống trăm năm,
Không biết lẽ thành, bại,
Không bằng sống một ngày,
Thấy, hiểu rõ sự chết).

Kinh Xuất diệu (出曜經), phẩm Quảng diễn (廣演品), 25.5:

雖復壽百歲,不知生滅事,
不如一日中,曉了生滅事
(Nếu như sống trăm năm,
Không biết lẽ sanh diệt,
Không bằng sống một ngày,
Hiểu rõ lẽ sanh diệt).

Kinh Pháp tập yếu tụng (法集要頌經), phẩm Quảng thuyết (廣說品), 24.6:

若人壽百歲,不觀生滅法,
不如一日中,而解生滅法.
(Nếu người sống trăm năm,
Không quán pháp sanh diệt
Không bằng sống một ngày
Mà hiểu pháp sanh diệt).

Thứ ba, từ những trường hợp sai lầm được dẫn bởi Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự  根本說一切有部毘奈耶雜事) và Phó pháp tạng nhân duyên truyện (付法藏因緣傳) có thể phát xuất từ cả hai truyền bản kinh Pháp cú Pāli và cả Sanskrit .

Vì lẽ, với nguyên tác Pāli là Udayabbaya, nghĩa là sanh diệt (生滅), nhưng đã bị đọc nhầm thành Udakabaka, nghĩa là con cò trắng (水白鶴). Cú ngữ này, gồm hai thành tố Udaka, nghĩa là nước (水) và Baka, nghĩa là con diệc, con cò (蒼鷺). Về phương diện ngôn ngữ Sanskrit cũng mang nghĩa tương tự[4].

Ở đây, có điều lưu ý rằng, theo kinh Tương ưng bộ (S.22.37 - III.37) và kKinh Tạp A-hàm (Tạp. 雜 T.02. 0099.49. 012a27) thì cú ngữ Udayabbaya cũng được dùng như Udayavaya. Có thể do bởi điều này mà Hiệp hội Thánh điển Pāli (Pāli Text Society - PTS) đã sử dụng cú ngữ Udayavaya trong bản kinh Pháp cú của mình[5]. Từ những điều vừa nêu cho thấy, cả hai truyền bản kinh Pháp cú Pāli và kinh Pháp cú Sanskrit đều thống nhất sử dụng cú ngữ Udayavaya, nghĩa là sanh diệt.

Như vậy, có thể do sơ suất trong việc phát âm, thuộc về âm ngạc mềm (軟顎音, Velar consonant), hoặc có khả năng là do bị nghe nhầm, nên từ nguyên tác Udayavaya đọc thành  Udakabaka, đã tạo nên sự hiểu lầm đáng tiếc về phương diện ngữ nghĩa.

Ngoài trường hợp đặc thù này, trong quá trình xử lý văn bản ở tạng Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新脩大藏經), chúng tôi cũng phát hiện thêm vài trường hợp tương tự.

2.  Vài trường hợp nhầm lẫn tự dạng trong quá trình phiên dịch Phạn-Hán


Có nhiều trường hợp nhầm lẫn tự dạng trong quá trình phiên dịch từ Phạn sang Hán. Có thể do lỗi ở bản gốc Phạn ngữ, có thể do lỗi của vị Kinh sư (經T01n0026_p0809b23║ 師- Bhāṇaka)[6] trong khi tuyên đọc, có thể do lỗi ở việc chọn nghĩa hoặc khả năng lắng nghe của vị Bút thọ (筆受)[7]nên đã xuất hiện một vài trường hợp đặc dị trong dịch ngữ chữ Hán. Trong khuôn khổ bước đầuchúng tôi xin điểm qua một vài trường hợp tiêu biểu.

2.1.  Về chữ Đoạn (斷)

Trong nghĩa Hán-Việt, Đoạn (斷) mang nghĩa là cắt đứt (折斷), dứt bỏ hoàn toàn (斷絕), phân chia ra (分離)… Tuy nhiên, trong kinh Trung A-hàm và Tạp A-hàm, có nhiều trường hợp chữ Đoạn (斷) không mang nghĩa như vậy. Trường hợp này chính là cú ngữ Tứ chánh đoạn (四正斷). Trong kinh Trung A-hàm cú ngữ này xuất hiện trong năm kinh, gồm kinh 69, 86, 196, 210, 222. Trong kinh Tạp Tạp A-hàm cú ngữ này xuất hiện trong 20 kinh, gồm các kinh 638, 646, 655, 658, 663, 666, 667, 675, 679, 684, 691, 694, 698, 715, 832, 875, 876, 877, 878, 879.

Trong những trường hợp này, Tứ chánh đoạn (四正斷) mang nghĩa là Tứ chánh cần (四正勤). Vì lẽ, chữ Cần (勤) có nguyên tác Pāli là Padhāna, có nghĩa là gắng sứcnỗ lực, nhưng bị đọc nhầm thành Pahāna nghĩa là từ bỏ, đoạn dứt.

Cũng là chữ Cần (勤), trong ngôn ngữ Sanskrit thì được ghi là Prahāṇa (प्रहाण) nhưng mang cả hai nghĩa. Thứ nhất là sự gắng sức, sự nỗ lực (exertion) và thứ hai là sự từ bỏ (abandoning)[8].

Có lẽ do thấy được điều này nên ở hai bản kinh trên có vài chỗ cũng dùng cả hình thức là Tứ chánh cần (四正勤). Ở kinh Trung A-hàm, gồm hai kinh 35,  37. Ở kinh Tạp A-hàm, gồm ba kinh 57, 75, 305.

Như vậy, Tứ chánh cần (四正勤) được đọc thành Tứ chánh đoạn (四正斷) có thể do nghe nhầm hoặc do chọn nghĩa của chữ.

2.2.  Về chữ Bảo (寶)

Trong nghĩa Hán-Việt, Bảo (寶) chỉ cho một loại ngọc (玉也), quý giá (珍貴), tôn xưng người khác (敬辭)… Ở nghĩa quý báukinh điển Phật giáo có từ Thất bảo (七寶) tức là bảy loại trân bảo[9]. Tuy nhiên, có một trường hợp ở trong kinh Trung A-hàm, kinh Ca-hi-na (迦絺那經), cụm từ Thất bảo (七寶) không mang nghĩa như vừa nêu trên. Nguyên tác đoạn kinh đó là:

Nhược vương đại tượng, hoặc hữu thất bảo, hoặc phục giảm bát, dĩ đa-la diệp phú chi, như ngã phú tàng ư thử lục thông (若王大象, 或有七寶, 或復減八, 以多羅葉覆之, 如我覆藏於此六通).

Dịch nghĩa:

 Như con voi lớn của nhà vua, hoặc có thất bảo, hoặc lại giảm tám, dùng lá đa-la mà che cho voi, như tôi che dấu sáu thần thông này[10].

Trong trường hợp này, nếu chỉ dựa vào chữ thì khó có thể thông đạt nghĩa lý của kinh. Do vậy, chúng tôi đã khảo sát các bản kinh tương đương từ các nguồn thì phát hiện có hai bản kinh liên quan đến trường hợp này.

Trước hết, đó là kinh Tạp A-hàm, số 1144[11], với nguyên tác: Thí như Chuyển luân Thánh vương bảo tượngcao thất bát trửu, nhất đa-la diệp năng ánh chướng giả. Như thịngã sở thành tựu lục thần thông trí, tắc khả ánh chướng (譬如轉輪聖王寶象, 高七八肘, 一多羅葉能映障者. 如是我所成就六神通智,則可映障).

Dịch nghĩa:

 như voi báu của Chuyển luân Thánh vương cao bảy, tám khuỷu tay mà một chiếc lá đa-la có thể che phủ. Sáu trí thần thông mà ta thành tựu cũng có khả năng che phủ như vậy.

Thứ hai, kinh Tương ưng bộ (S.16.11 - II. 217), với nguyên tác: Sattaratanaṁ vā, āvuso, nāgaṁ aḍḍhaṭṭhamaratanaṁ vā tālapattikāya chādetabbaṁ maññeyya, yo me cha abhiññā chādetabbaṁ maññeyyā”ti.

HT.Thích Minh Châu dịch:

Này Hiền giả, ai nghĩ rằng có thể che đậy sáu thắng trí của ta được, thời không khác gì họ nghĩ rằng có thể lấy một lá cây ta-la mà che đậy một con voi lớn đến bảy hay tám khuỷu tay rưởi bề cao.

Ở đây, cả hai bản kinh Tạp A-hàm và Tương ưng bộ đều dùng cú ngữ cao từ bảy đến tám khuỷu tay. Trong khi đó, ở kinh Trung A-hàm, số 80 lại ghi: hoặc có thất bảo, hoặc lại giảm tám. Vấn đề chưa rõ ở đây chính là cụm từ: hoặc có thất bảo (或有七寶).

Thất bảo (七寶), ngoài định nghĩa thông dụng lược nêu ở trên, trong nguyên tác Pāli, chữ Bảo (寶) được viết là ratana, vừa có nghĩa là quý báu vừa chỉ cho đơn vị đo độ dài thời xưa, tiếng Anh gọi là cubit, tức là chiều dài của cẳng tay, còn gọi là từ ngón tay đến khuỷu tay (肘), tương đương với từ hattha trong Pāli, tức khoảng 44cm. Từ điển Pāli-Hán của ngài Mahinda xác định rằng, ratana bằng một khuỷu tay (肘)[12]. Từ nghĩa này, Thất bảo (七寶) là chiều dài của bảy khuỷu tay (ratana). Theo Từ điển Pāli-Anh của PTS, bảy ratana sẽ bằng một yaṭṭhi[13]tức khoảng 3 mét.

Như vậy, căn cứ vào sự phân tích ngữ nguyên vừa nêu, đặc biệt là dựa trên sự tham chiếu hai bản kinh Tạp A-hàm và Tương ưng bộ vừa dẫn, câu kinh Trung A-hàm, số 80 với nguyên tác: (若王大象, 或有七寶, 或復減八, 以多羅葉覆之, 如我覆藏於此六通), được dịch nghĩa:

Như con voi lớn của nhà vua, hoặc có thất bảo, hoặc lại giảm tám, dùng lá đa-la mà che cho voi, như tôi che dấu sáu thần thông này.

Có thể dịch là:

Như con voi lớn của nhà vua, hoặc cao từ bảy cho đến gần tám khuỷu tay, dùng lá đa-la mà che cho voi, như tôi che dấu sáu thần thông này.

2.3 Về chữ Hành dục (行欲)

Trong nghĩa Hán-Việt, từ Hành dục (行欲) mang nghĩa là thọ hưởng dục lạcthực hành dâm dụcBài kinh 126 thuộc Trung A-hàm, kinh Hành dục (行欲經) đã đề cập một phần về nghĩa này. Mặt khác, bản kinh tương đương thuộc kinh Tăng chi bộ (A.10.91-V.177), được HT.Thích Minh Châu dịch là kinh Người hưởng dục (Kāmabhogī Sutta) đã góp phần lý giải thêm về nghĩa Hành dục (行欲), với nguyên tác Pāli là Kāmabhogī.

Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt, cú ngữ hành dục (行欲) dường như không được hiểu theo nghĩa như trên, xuất hiện trong kinh Trung A-hàm, đó là Ni-kiền kinh 尼乾經 (T.01. 0026.19. 0442b29). Nguyên tác đoạn kinh đó là:

Bỉ hoặc dục đoạn khổ nhânhành dục, hoặc dục đoạn khổ nhânhành xả dục; bỉ nhược dục đoạn khổ nhân, hành dục giả, tức tu kỳ hành dục, dĩ đoạn giả, khổ tiện đắc tận. Bỉ nhược dục đoạn khổ nhânhành xả dục giả, tức tu kỳ hành xả dục, dĩ đoạn giả, khổ tiện tức tận.

 彼或欲斷苦因,行欲,或欲斷苦因,行捨欲,彼若欲斷苦因,行欲者,即修其行欲,已斷者,苦便得盡。彼若欲斷苦因,行捨欲者,即修其行捨欲,已斷者,苦便得盡.

Bản kinh Trung A-hàm này có kinh tương đương ở kinh Trung bộ, đó là kinh M. 101, Devadaha Sutta (Kinh Devadaha), có đoạn gần tương đương sau:

So evaṁ pajānāti: ‘imassa kho me dukkhanidānassa saṅkhāraṁ padahato saṅkhārappadhānā virāgo hoti, imassa pana me dukkhanidānassa ajjhupekkhato upekkhaṁ bhāvayato virāgo hotī’ti.

HT.Thích Minh Châu dịch:

Vị ấy biết như sau: “Trong khi ta tinh cần chống lại nguyên nhân đau khổ này, do chống lại nguyên nhân đau khổ, ta không có tham dục. Nhưng trong khi ta xả đối với nguyên nhân đau khổ này, trong khi tu tập xả, ta không có tham dục”.

Tỳ-kheo Bodhi dịch:

He knows thus: “When I strive with determination, this particular source of suffering fades away in me because of that determined striving; and when I look on with equanimity, this particular source of suffering fades away in me while I develop equanimity.” (Vị ấy biết như sau: “Khi ta nỗ lực với sự quyết tâm, nguồn đau khổ đặc biệt này trong ta sẽ tiêu tan do quyết tâm phấn đấu đó; và khi ta quán sát với tâm xả, nguồn đau khổ đặc biệt này sẽ biến mất trong ta khi ta phát triển tâm xả.”)

Tỳ-kheo Sujato dịch:

They understand: “When I actively strive I become dispassionate towards this source of suffering. But when I develop equanimity I become dispassionate towards this other source of suffering.”  (Họ hiểu rằng: “Khi ta tích cực phấn đấu, ta trở nên vô cảm đối với nguồn đau khổ này. Nhưng khi ta phát triển tâm xả, ta trở nên thanh thản đối với nguồn đau khổ khác.”)

Trong ba bản dịch, cụm từ: saṅkhāraṁ padahato được HT.Thích Minh Châu dịch: tinh cần chống lại[14]; Tỳ-kheo Bodhi dịch: strive with determination (nỗ lực với sự quyết tâm); Tỳ-kheo Sujato dịch: actively strive (tích cực phấn đấu).

Đối chiếu hai bản kinh Trung A-hàm, số 19 và Trung bộ, số 101, thì cú ngữ hành dục (行欲) theo Hán tạng được trực dịch từ saṅkhāraṁ padahato theo Pāli. Ở đây, saṅkhāra thường được Hán dịch là Hành (行). Tuy nhiên, về phương diện ngữ nghĩa Pāli, saṅkhāra là một thuật ngữ đặc biệttùy theo ngữ cảnh mà mang nghĩa khác nhau. Theo ngài Nyanatiloka, vị tu sĩ và là học giả người Đức, saṅkhāra có nghĩa là quyết tâm nỗ lực (volitional effort)[15]. Cơ sở của quan điểm này, ngài Nyanatiloka dựa vào trường hợp Hữu hành Bát-niết-bàn (有行般涅槃, Sasankhāra)[16] và Vô hành Bát-niết-bàn (無行般涅槃, Asankhāra)[17] của quả vị Bất hoàn (不還,Anāgāmi). Về cú ngữ  padahato trong trường họp này được Hán dịch là Dục (欲), có nghĩa là cần phảicần thiết (須要). Thực ra, padahato ở dạng động từ là padahati, nghĩa là nỗ lựctinh cần. Việc dùng chữ Dục (欲) của kinh Trung A-hàm và padahato ở kinh Trung bộ đều có hàm ý riêng và hiện chưa đủ cơ sở tư liệu để khẳng định bản kinh nào nguyên thủy hơn bản kinh nào.

Như vậy, từ những đối khảo và phân tích ở trên, cú ngữ hành dục (行欲) trong Ni-kiền kinh (尼乾經) có nghĩa là: cần phải nỗ lực.

Và từ đây, đoạn kinh Ni-kiền, số 19 thuộc Trung A-hàm với nguyên tác:

彼或欲斷苦因,行欲,或欲斷苦因,行捨欲,彼若欲斷苦因,行欲者,即修其行欲,已斷者,苦便得盡。彼若欲斷苦因,行捨欲者,即修其行捨欲,已斷者,苦便得盡.

Có thể được dịch là:

 Vị ấy nếu muốn đoạn trừ nguyên nhân của khổ, cần phải nỗ lực, hoặc muốn đoạn trừ nguyên nhân của khổ, cần phải nỗ lực buông xả. Vị ấy nếu muốn đoạn trừ nguyên nhân của khổ thì cần phải nỗ lực, tức là cần phải tu tập về sự nỗ lực đó, việc tu tập hoàn tất thì khổ liền được dứt sạch. Vị ấy nếu muốn đoạn trừ nguyên nhân của khổ thì cần phải nỗ lực buông xả, tức là cần phải tu tập về sự nỗ lực buông xả đó, việc tu tập hoàn tất thì khổ liền được dứt sạch.

3. Nhận định


Trong quá trình truyền dịch kinh điển, tùy theo bản kinh được ghi nhớ hoặc thủ đắc, tùy theo quan điểm riêng của từng vị phiên dịch mà ngôn ngữ truyền đạt, cấu trúc văn phápthuật ngữ Phật học… có nhiều điểm đặc thù. Giai thoại nhầm lẫn về âm tiết được nêu dẫn trong Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự có thể là một sự kiện có thật. Qua đó đã liên hệ, gợi mở đến nhiều vấn đề cần phải cân nhắc, cần được giải mã trong kho tàng kinh điển Phật giáo mà những trường hợp nêu trên chỉ mang tính khởi đầu.

Theo kinh Đại Bát-niết-bàn, số mười sáu, thuộc Trường bộ và kinh Du hành, số hai, thuộc Trường A-hàm, trong chuyến hành trình cuối cùng trước khi viên tịch, tại cổ thành Bhoga (Bhoganagara), Đức Phật đã dự cảm nguy cơ sai lệch của giáo pháp trong quá trình lưu giữ, truyền thừa nên Ngài đã dạy về Bốn pháp y cứ to lớn (Catumahāpadesa, 四大教法). Theo đó, để xác định tính chân thực của một bản kinh thì cần phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Đây là hai cơ sở quan trọng, mang tính xuyên suốt, và là cơ sở lý luận của chuyên khảo này.

Nguyện giải nghĩa chân thật của Như Lai là lời ước nguyện cao cả và thiêng liêng; vì lẽ, không những giúp cho hàng đệ tử Phật thấy rõ con đường thực hành mà còn mang ý nghĩa hưng vong đối với kho tàng Pháp bảo cao quý.

 


[1] Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự  根本說一切有部毘奈耶雜事 (T. 24. 1451.40. 0409c11). Nguyên tác: 時阿難陀與諸苾芻在竹林園,有一苾芻而說頌曰: 若人壽百歲, 見水白鶴,不如一日生, 得見水白鶴. 時阿難陀聞已告彼苾芻曰: 汝所誦者, 大師不作是語. 然佛世尊作如是說: 若人壽百歲, 不了於生滅, 不如一日生, 得了於生滅.

[2] Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự  根本說一切有部毘奈耶雜事 (T. 24. 1451.40. 0410a12). Nguyên tác: 阿難陀老闇,無力能憶持,出言多忘失,未必可依信.汝但依舊如是誦持.

[3] Phó pháp tạng nhân duyên truyện 付法藏因緣傳 (T. 50.2058.2. 0302b25). Nguyên tác: 若人生百歲,不見水老鶴,不如生一日,而得覩見之. Và câu kệ của Tôn giả A-nan: 若人生百歲,不解生滅法,不如生一日,而得解了之.

[4] Theo Monier-Williams. Sanskrit-English Dictionary, Udaka (उदक) có nghĩa là nước, nhúng vào nước; Baka (बक) có nghĩa là một loại diệc hay chim sếu.

[5]113. Yo ca vassasataṃ jīve apassaṃ udayavyayaṃ.
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo passato udayavyayaṃ. Xem tại: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sltp/Dhp_utf8.html#v.33

[6] Xem, T.023. 1435. 0125a14; T.028. 1548. 0525b08;  T.054. 2125. 0217b23; T.054. 2125. 0227a11.

[7] Bút thọ (筆受): Ghi chép lại lời dạy, lời nói mà ở đây là ghi chép bản dịch kinh điển. Xem, Đại trí độ luận 大智度論 (T. 025. 1509.11. 0136b11). Theo Đại Tống Tăng sử lược 大宋僧史略 (T. 054. 2126.1. 0236b09) thì chức năng của vị bút thọ là tùy theo những gì được nghe mà ghi chép lại (隨聲筆受).

[8] Theo Monier-Williams, Sanskrit-English Dictionary, mục từ Prahāṇa (प्रहाण).

[9] Thất bảo (七寶): Bảy loại quý báu. Các kinh liệt kê không giống nhau. Theo Trường A-hàm, ở Du hành kinh 遊行經 (T.01. 0001.2. 0021c12) ghi là: Bảy báu là những gì? 1. Bánh xe báu bằng vàng; 2. Voi trắng báu; 3. Ngựa tía báu; 4. Thần châu báu; 5. Ngọc nữ báu; 6. Cư sĩ báu; 7. Chủ binh báu (何謂七寶? 一、金輪寶,二、白象寶,三、紺馬寶,四、神珠寶,五、玉女寶,六、居士寶,七、主兵寶). Diệu pháp liên hoa kinh 妙法蓮華經 (T.009. 0262.3. 0021c19) cho rằng: Vàng, bạc, lưu ly, xa-cừ, mã não, chân châu, mai khôi (金、銀、琉璃、車𤦲、馬瑙、真珠、玫瑰)…

[10] Đoạn kinh này, Hòa thượng Tuệ Sỹ dịch: Như con voi lớn của vua, hoặc có bảy báu, hoặc lại giảm tám, lấy lá đa-la mà che đi, như tôi được che phủ với sáu thông này.

[11] Tạp. 雜 (T.02. 0099.1144. 302c13).

[12] Ba-lợi ngữ hối giải và Ba-lợi tâm âm dịch, Mã-hân-đức Tôn giả (巴利語匯解&巴利新音譯 瑪欣德尊者). Mục từ Ratana.

[13] The Pāli Text Society's Pāli-English dictionary. Mục từ Ratana: 7 ratanas =1 yaṭṭhi.

[14] Cụm từ padahato theo Từ điển Pāli của PTS cũng có một nghĩa là chiến đấu chống lại (fight against).

[15] Nyanatiloka. Buddhist Dictionary, 3rd ed. Singapore: Singapore Buddhist Meditation Centre, 2002, p. 163.

[16] Hữu hành Bát-niết-bàn (有行般涅槃, Sasankhāra). Xem thêm kinh Tăng chi bộ (A.7.55-IV.71): So pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā sasaṅkhāraparinibbāyī hoti. Tỳ-kheo Sujato dịch: With the ending of the five lower fetters they’re extinguished with extra effort (Với sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, họ được thể nhập Niết-bàn với môt vài nỗ lực).

[17] Vô hành Bát-niết-bàn (無行般涅槃, Asankhāra). Kinh Tăng chi bộ (A.7.55-IV.71): So pañcannaṁ orambhāgiyānaṁ saṁyojanānaṁ parikkhayā asaṅkhāraparinibbāyī hoti. Tỳ-kheo Sujato dịch: With the ending of the five lower fetters they’re extinguished without extra effort (Với sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, họ được thể nhập Niết-bàn không cần thêm nỗ lực).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15520)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13211)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19370)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24636)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15750)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37841)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13489)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13112)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17189)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13208)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17394)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21651)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13227)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14420)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12825)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13672)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28651)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23413)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34397)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28891)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32200)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11331)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 12011)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26311)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17396)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14535)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34511)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13127)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12289)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13424)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40529)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26960)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14471)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13266)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13467)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12543)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13161)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12322)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11804)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12582)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17677)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12221)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12764)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18454)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14306)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 13010)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11332)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12162)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13474)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10851)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11086)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10307)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28933)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25305)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26868)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25783)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18683)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23050)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34565)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32194)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant