Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Cầu An Truyền Thống Nam Truyền

31 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 12356)
Kinh Cầu An Truyền Thống Nam Truyền

CẨM NANG CƯ SĨ
Tâm Diệu
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2008

PHỤ LỤC
NGHI THỨC CẦU AN 
THEO TRUYỀN THỐNG NAM TRUYỀN
(Trích Nghi Thức Tụng Niệm do Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam tu chính 18-1-1998 Tự Viện Liên Hoa, Irving, 
Texas USA ấn hành 2002)

Ðây là khoá lễ cầu nguyện an lành và phước báu. Dùng trong các dịp hỷ sự như tân gia, an vị Phật, khai trương ... Cũng được dùng để giải trừ tai ách, bệnh tật. Nội dung khoá lễ gồm các bài kinh xưng tán uy đức Tam Bảo, gia trì nguyện lực, sung mãn phúc lành. 

Dâng Hương
[Chủ lễ xướng]

Trước Tam Bảo uy linh tối thượng 
Ðèn trầm hương tâm nguyện chí thành 
Cầu cho pháp giới chúng sanh 
Khắp cùng ba cõi muôn phần phước duyên 
Mãi tấn hóa trên đường thiện nghiệp 
Mãi vun bồi hạnh phúc vô dư 
Liên hoa nở khắp biển từ 
Trần sa vô nhiễm huyễn hư đoạn lìa (lạy) 

Kỳ Nguyện

Hôm nay đệ tử chúng con chí thành đảnh Tam Bảo vô thượng tôn Phật, vi diệu Chánh Pháp, thánh đức Tăng Già

Chúng con thành tâm cúng dường Tam Bảo, thiết lễ cầu an cho .... bản thângia đình tai ách tiêu trừ, thân tâm an lạc, vạn sự cát tường, sở cầu như ý
Chúng con nguyện trọn đời y lời Phật dạy, lánh xa điều ác, tu tập hạnh lành, thanh tịnh tâm ý. Trước báo đền thâm ân hoá độ, đáp nghĩa nặng sinh thành, sau vun bồi duyên lành giải thoát, lợi lạc chúng sanh
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (lạy) 

Dâng Hoa 
[Ðại chúng cùng tụng]

Pūjemi buddhaṃ kusumenanena 
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ 
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me 
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ. 
Pūjemi dhammaṃ ... 
Pūjemi saṅghaṃ ... 

Dâng hoa cúng dường Phật 
Bậc thương xót muôn loài 
Dâng hoa cúng dường Pháp 
Ðạo nhiệm mầu cứu khổ 
Dâng hoa cúng dường Tăng 
Ruộng phước không gì bằng 
Hoa tươi đẹp sẽ tàn 
Thân giả hợp sẽ tan 
Nguyện tu mau chứng đạt 
Quả chân thường giải thoát (lạy) 

Lễ Tam Thế Tam Bảo 
[Ðại chúng cùng tụng]

Nam mô thập phương tam thế Phật Bảo 
Nam mô thập phương tam thế Pháp Bảo 
Nam mô thập phương tam thế Tăng Bảo (lạy) 

Thỉnh Chư Thiên

Ðạo tràng thanh tịnh bồ đề 
Mười phương thiên chúng hội về nghe kinh 
Pháp mầu diệt tận vô minh 
Pháp mầu cứu khổ sinh linh vạn loài 
Từ dục giới vân đài sáu cõi 
Ðến thiên cung sắc giới hữu hình 
Duyên xưa đã tạo nghiệp lành 
Kết thành phúc quả thiện sanh đến giờ 
Ngự khắp chốn bến bờ đồng ruộng 
Hoặc hư không châu quận thị phường 
Non xanh rừng rậm đất bằng 
Hoặc nơi quán cảnh xóm làng gần xa 
Xin đồng thỉnh dạ xoa chư chúng 
Càn thát bà long chủng nơi nơi 
Miếu đền thành quách lâu đời 
Sông hồ hoang đảo biển khơi trùng trùng 
Pháp vi diệu nghìn thân nan ngộ 
Phước nhân thiên muôn thuở khó cầu 
Ngày tàn tháng lụn qua mau 
Ðắm say trần cảnh vùi đầu tử sinh 
Ðây là giờ chuyển kinh vô thượng 
Ðây là giờ đọc tụng pháp âm 
Lời vàng lý nghĩa cao thâm 
Xin chư hiền giả lắng tâm thọ trì (lạy) 

Xưng Tán

Namo tassa bhagavato arahato 
sammāsambuddhassa 
Namo tassa bhagavato arahato 
sammāsambuddhassa 
Namo tassa bhagavato arahato 
sammāsambuddhassa 
Cúi đầu đảnh lễ đấng Từ Tôn 
Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường 
Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh 
Làm lành lánh dữ lợi quần sanh (lạy) 

Tam Qui

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi 
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi 
Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi 
Dutiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi 
Dutiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi 
Dutiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi 
Tatiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi 
Tatiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi 
Tatiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi 

Ðệ tử qui y Phật 
đấng Thiên Nhơn Ðiều Ngự 
bi trí vẹn toàn 

Ðệ tử qui y Pháp 
đạo chuyển mê khai ngộ 
ly khổ đắc lạc 

Ðệ tử qui y Tăng 
bậc hoằng trì Chánh Pháp 
vô thượng phước điền 

Lần thứ hai đệ tử qui y 
Phật Pháp Tăng Tam Bảo 
Lần thứ ba đệ tử qui y 
Phật Pháp Tăng Tam Bảo (lạy) 

Lễ Phật Bảo

Cội bồ đề trang nghiêm thiền tịnh 
Thắng thiên ma vạn chướng trùng trùng 
Con xin lạy đấng Ðại Hùng 
Rọi vô biên trí tận cùng thế gian 
Từ quá khứ vô vàn Phật hiện 
Ở tương lai vô lượng Phật thành 
Hiện tiền chư Phật độ sanh 
Con xin kính lễ tâm minh nguyện cầu 
Hồng danh Phật nhiệm mầu Ứng Cúng 
Chánh Biến Tri Minh Hạnh đủ đầy 
Ðức ân Thiện Thệ cao dày 
Bậc Thế Gian Giải chỉ bày lý chân 
Vô Thượng Sĩ pháp âm tịnh diệu 
Bậc Trượng Phu Ðiều Ngự độ sanh 
Thiên Nhân Sư đấng cha lành 
Phật Ðà toàn giác Thế Tôn trong đời 
Phật là nơi nương nhờ tối thượng 
Cho chúng con vô lượng an lành 
Qui y Phật Bảo từ ân 
Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên 
Gieo năm vóc trọn niềm sám hối 
Những sở hành lầm lỗi vô minh 
Từ thân khẩu ý khởi sanh 
Ngưỡng mong Phật Bảo đức lành từ dung (lạy) 

Lễ Pháp Bảo 

Bát thánh đạo con đường chánh giác 
Ðưa chúng sanh vượt thoát trầm luân 
Chân truyền diệu pháp thánh nhân 
Con xin tịnh ý nghiêm thân thực hành 
Từ quá khứ vô vàn Diệu Pháp 
Ở tương lai vô lượng Pháp mầu 
Hiện tiền Phật Pháp thâm sâu 
Thuyền từ phương tiện bắc cầu độ sanh 
Pháp vi diệu cha lành khéo dạy 
Lìa danh ngôn giác ngộ hiện tiền 
Vượt thời gian chứng vô biên 
Sát na đại ngộ hoát nhiên liễu tường 
Ðạo vô thượng đến rồi thấy rõ 
Hướng thượng tâm thoát ngõ vọng trần 
Trí nhân tự ngộ giả chân 
Diệu thường tịnh lạc Pháp ân nhiệm mầu 
Pháp là nơi nương nhờ tối thượng 
Cho chúng con vô lượng an lành 
Qui y Pháp Bảo chánh chân 
Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên 
Gieo năm vóc trọn niềm sám hối 
Những sở hành lầm lỗi vô minh 
Từ thân khẩu ý khởi sanh 
Ngưỡng mong Pháp Bảo đức lành từ dung (lạy) 

Lễ Tăng Bảo

Hoà hợp chúng Tăng Già thanh tịnh 
Ðức vô song tứ thánh sa môn 
Thừa hành di giáo Thế Tôn 
Ðời đời tương tục bốn phương phổ hoằng 
Từ quá khứ vô vàn Tăng Chúng 
ở tương lai vô lượng thánh hiền 
Hiện tiền Tăng Bảo phước điền 
Con xin kính lễ gieo duyên Niết bàn 
Bậc diệu hạnh thinh văn Thích Tử 
Bậc trực hạnh pháp lữ thiền gia 
Bậc như lý hạnh Tăng Già 
Bậc chơn chánh hạnh dưới toà Thế Tôn 
Thành đạo quả bốn đôi tám chúng 
Ðệ tử Phật ứng cúng tôn nghiêm 
Cung nghinh kính lễ một niềm 
Thánh chúng vô thượng phước điền thế gian 
Tăng là nơi nương nhờ tối thượng 
Cho chúng con vô lượng an lành 
Qui y Tăng Bảo tịnh thanh 
Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên 
Gieo năm vóc trọn niềm sám hối 
Những sở hành lầm lỗi vô minh 
Từ thân khẩu ý khởi sanh 
Ngưỡng mong Tăng Bảo đức lành từ dung (lạy) 

Lễ Phật tích

Ngàn xưa lưu dấu Cha Lành 
Bảo tháp Xá lợi kim thân Phật Ðà 
Bồ đề khắp cõi ta bà 
Nhất tâm kính lễ hương hoa cúng dường (lạy) 

Kinh Châu Báu

Dẫn nhập 
Tôn Giả A Nan Ða 
Với từ tâm vô lượng 
Trì tụng Kinh Châu Báu 
Suốt trọn cả đêm dài 
Ba vòng thành Vê Sa Li 
Niệm tất cả ân đức 
Của Như Lai đại lực 
Là mười ba la mật 
Mười thượng ba la mật 
Mười thắng ba la mật 
Năm pháp đại thí xả 
Ba hạnh nguyện độ sanh 
Trong kiếp chót giáng trần 
Xuất gia tầm giải thoát 
Khổ hạnh nghiệm đạo mầu 
Chiến thắng đại ma quân 
Ðạt nhất thiết chủng trí 
Chứng chín pháp siêu phàm 
Chư thiên khắp các cõi 
Mười muôn triệu thế giới 
Ðều vui mừng lãnh hội 
Kinh Châu Báu uy lực 
Tiêu trừ mọi tai ương 
Ðói khát và bệnh tật 
Cùng phi nhơn quấy nhiễu 
Trong thành Vê Sa Li 
Thảy đều được tan biến 
Chúng đệ tử nhất tâm 
Trì tụng Kinh Châu Báu (lạy) 
Chánh kinh 

Chúng thiên nhân các cõi 
thiên tiên địa tiên 
Ðã vân tập nơi đây 
Mong khởi lòng hoan hỷ 
Thành kính nghe lời nầy 
Rồi với tâm bi mẫn 
Năng hộ trì nhơn loại 
Vốn đêm ngày hồi hướng 
Phước lành đến chư thiên 
Những vật quí trong đời 
Chốn nầy hay nơi khác 
Cả châu báu cõi trời 
Không gì sánh bằng được 
Với Như Lai Thiện Thệ 
Do vậy chính đức Phật 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Pháp bất tử tối thượng 
Ly dục diệt phiền não 
Phật Thích Ca Mâu Ni 
Chứng pháp ấy trong thiền 
Không gì sánh bằng được 
Pháp thiền vi diệu ấy 
Do vậy chính Chánh Pháp 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Con đường thanh lọc tâm 
tu tập thiền định 
Chứng hiện tại lạc trú 
Ðức Phật hằng ngợi khen 
Không gì so sánh được 
Do vậy chính Chánh Pháp 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Thánh tám vị bốn đôi 
Là những bậc ứng cúng 
Ðệ tử đấng Thiện Thệ 
Ðược trí giả tán thán 
Cúng dường đến các ngài 
Hưởng vô lượng công đức 
Do vậy chính Tăng Chúng 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Bậc tu hành thiểu dục 
Với ý chí kiên trì 
Khéo chơn chánh phụng hành 
Lời dạy đức Ðiều Ngự 
Chứng đạt quả giải thoát 
Thể nhập đạo bất tử 
Lạc trú quả tịch tịnh 
Do vậy chính Tăng Chúng 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Ví như cột trụ đá 
Khéo chôn chặt xuống đất 
Dầu bốn hướng cuồng phong 
Cũng không thể lay động 
Ta nói bậc chân nhân 
Liễu ngộ tứ thánh đế 
Cũng tự tại bất động 
Trước tám pháp thế gian 
Do vậy chính Tăng Chúng 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Bậc thánh tu đà huờn 
Chứng trithánh đế 
Ðược đức Gô Ta Ma 
Khéo thuyết giảng tường tận 
Các ngài dù phóng dật 
Thì cũng không bao giờ 
Tái sanh kiếp thứ tám 
Do vậy chính Tăng Chúng 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Nhờ chứng đạt chánh trí 
Ðọan trừ ba kiết sử 
Thân kiếnhoài nghi 
Luôn cả giới cấm thủ 
Thoát khỏi bốn đọa xứ 
Bậc nhập lưu không tạo 
Sáu bất thiện trọng nghiệp 
Do vậy chính Tăng Chúng 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Bậc thánh tu đà huờn 
vô tâm phạm lỗi 
Bằng thân lời hay ý 
Cũng không hề che dấu 
Ðược xứng danh hiền thánh 
Do vậy chính Tăng Chúng 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Ðức Thế Tôn thuyết giảng 
Pháp đưa đến niết bàn 
Tịnh lạc và thù thắng 
Lợi ích chúng hữu tình 
Ví như mưa đầu hạ 
Khiến ngàn cây đâm chồi 
Do vậy chính đức Phật 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Ðức Phật bậc vô thượng 
Liễu thông pháp vô thượng 
Ban bố pháp vô thượng 
Chuyển đạt pháp vô thượng 
Tuyên thuyết pháp vô thượng 
Do vậy chính đức Phật 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Nhân quá khứ đã đoạn 
Mầm tương lai không gieo 
Với tâm không ái chấp 
Trong sanh hữu đời sau 
Bởi tham muốn đã đọan 
Các chủng tử không còn 
Ví như ngọn đèn tắt 
Bậc trí chứng niết bàn 
Do vậy chính Tăng Chúng 
châu báu thù diệu 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Chúng thiên nhân các cõi 
thiên tiên địa tiên 
Ðã vân tập nơi đây 
Hãy chí thành đảnh lễ 
Ðức Phật bậc như lai 
Ðược chư thiên nhân loại 
Ðảnh lễ và cúng dường 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Chúng thiên nhân các cõi 
thiên tiên địa tiên 
Ðã vân tập nơi đây 
Hãy chí thành đảnh lễ 
Chánh Pháp đạo như chân 
Ðược chư thiên nhân loại 
Ðảnh lễ và cúng dường 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc 
Chúng thiên nhân các cõi 
thiên tiên địa tiên 
Ðã vân tập nơi đây 
Hãy chí thành đảnh lễ 
Tăng Chúng bậc như đức 
Ðược chư thiên nhân loại 
Ðảnh lễ và cúng dường 
Mong với chân ngôn nầy 
Tựu thành muôn hạnh phúc (lạy) 

Kinh Phật Lực 

Ma Vương biến ngàn tay 
Cầm khí giới đủ loại 
Cỡi voi Mê Khá Lá 
Cùng vô số binh ma 
Vang rền như sấm động 
Quyết chiếm đoạt bồ đoàn 
Phật cảm thắng ma vương 
Bằng hạnh lành bố thí 
Do Phật lực vô biên 
Tựu thành muôn phúc lạc 
Dạ xoa A La Vá Ká 
Hung bạo hơn Ma Vương 
Kiêu căng và tự phụ 
Suốt đêm trổ thần lực 
Quyết chiến cùng Thế Tôn 
Phật cảm thắng dạ xoa 
Bằng uy đức nhẫn nại 
Do Phật lực vô biên 
Tựu thành muôn phúc lạc 
Voi Na La Ghi Ri 
Bị phục rượu uống say 
Nộ khí như lửa rừng 
Như sấm sét chấn động 
Như xa luân bảo khí 
Phật điều phục voi cuồng 
Bằng từ tâm vô lượng 
Do Phật lực vô biên 
Tựu thành muôn phúc lạc 
Ăng Gu Li Ma Lá 
Cuồng tín và tinh nhuệ 
Giết người chặt ngón tay 
Kết làm tràng đeo cổ 
Cầm gươm toan giết Phật 
Ðường xa ba do tuần 
Phật độ kẻ bạo tàn 
Bằng thần thông mầu nhiệm 
Do Phật lực vô biên 
Tựu thành muôn phúc lạc 
Nàng mỹ nữ Chin Cha 
Giả dạng như thai phụ 
Vu cáo đức Trọn Lành 
Giữa đạo tràng thính chúng 
Ðức Phật cảm thắng nàng 
Bằng an nhiên chánh định 
Do Phật lực vô biên 
Tựu thành muôn phúc lạc 
Du sĩ Sách Cha Ka 
Vốn lợi khẩu kiêu mạn 
Giương cao cờ kiến chấp 
Với tâm tư si ám 
Phật độ kẻ lầm mê 
Bằng hào quang trí tuệ 
Do Phật lực vô biên 
Tựu thành muôn phúc lạc 
Nanh Ðô Bá Nanh Ðá 
Rồng chúa đại thần lực 
Chấp định kiến sai lầm 
Dùng thần thông thị uy 
Vây Phật và thánh chúng 
Ðức Ðiều Ngự huấn thị 
Tôn giả Mục Kiền Liên 
Biến thành đại long vương 
Chế ngự rồng chúa dữ 
Do Phật lực vô biên 
Tựu thành muôn phúc lạc 
Ðại phạm thiên Bá Ká 
pháp lực cao cường 
Hào quang sáng vô lượng 
Lòng kiêu mạn tà kiến 
Tự phụ đức thuần tịnh 
Phật cảm hoá phạm thiên 
Bằng nhất thiết chủng trí 
Do Phật lực vô biên 
Tựu thành muôn phúc lạc 
Người hiền trí tinh cần 
Ngày đêm thường trì niệm 
Tám cảm thắng nhiệm mầu 
Tiêu trừ mọi khổ chướng 
Chứng an lạc giải thoát. (lạy) 

Kinh Vô Úy

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo 
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo 
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo 
Xin Tam Bảo gia hộ 
Ngăn ngừa mọi tai ương 
Những hiện tượng bất tường 
Những mộng mị xấu xa 
Những nghịch duyên trở ngại 
Thảy đều mau tan biến 
Nguyện muôn loài chúng sanh 
Người khổ xin hết khổ 
Người sợ hết sợ hãi 
Người sầu hết sầu bi 
Biết cho với niềm tin 
Biết hộ trì giới hạnh 
Biết lạc trú trong thiền 
Chư thiên đã vân tập 
Xin tùy hỷ phước lành 
Ðược cát tường như ý 
Rồi phản hồi thiên xứ 
Chư Toàn Giác đại lực 
Chư Ðộc Giác đại lực 
Thinh Văn Giác đại lực 
Nguyện tổng trì uy đức 
Cầu phúc lành phát sanh (lạy) 

Từ Bi Nguyện

Nguyện cầu tám hướng mười phương 
Chúng sanh muôn loại hãy thường an vui 
Dứt trừ oan trái nhiều đời 
Bao nhiêu đau khổ đến hồi duyên tan 
Hại nhau chỉ chuốc lầm than 
Mê si điên đảo vô vàn lệ châu 
Chúng sanh vô bệnh sống lâu 
Nguyện cho thành tựu phước sâu đức dày 
Nguyện cho an lạc từ nay 
Dứt trừ thống khổ đắng cay oán hờn 
Dứt trừ kinh sợ tai ương 
Bao nhiêu phiền não đoạn trường vĩnh ly 
Nguyện cầu Tam Bảo chứng tri 
Sống đời thanh tịnh từ bi vẹn toàn (lạy) 

Hồi Hướng Công Đức

Con xin hồi hướng phước lành 
Khắp cùng pháp giới chúng sanh gội nhuần 
Mẹ cha thầy tổ thân nhân 
Hiện tiền quá vãng trọn phần phước duyên 
Cầu xin hộ pháp chư thiên 
Phát tâm hoan hỷ báo truyền gần xa 
Cầu cho mưa thuận gió hoà 
Pháp luân thường chuyển nhà nhà an khương 
Chúng sanh ba cõi sáu đường 
Do nhờ thực phẩm bảo tồn mạng căn 
Nghiệp lành từ khẩu ý thân 
Hoá thành phúc quả tùy nhân sở cầu (lạy) 

Phổ Nguyện

Nguyện công đức đã làm 
Kết duyên lành giải thoát 
Ðệ tử và chúng sanh 
Ðồng viên thành chánh giác (lạy) 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11922)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12825)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
(Xem: 26675)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 13076)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
(Xem: 27056)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 32901)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 31697)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32609)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 13041)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
(Xem: 12166)
Lời dạy của đức Phậtpháp môn phương tiện, chứ không phải là chân lý. Vì vậy, học Phật là học pháp môn để tu tập, để chuyển hóa tâm thức, lời nói...
(Xem: 17522)
Không gian nhận thức bị giới hạn, vì thế nó hữu hạn. Khi bạn ngồi trong lớp học, không gian nhận thức bị bao bọc bởi các bức vách, nền nhà và trần nhà.
(Xem: 18768)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 12590)
Trong kinh Phật có dạy: Chúng ta phải cố gắng tu không thể chần chờ, bởi vì đâu có ai bảo đảm mình sống đến tám mươi tuổi mới chết. Trẻ có cái chết của trẻ...
(Xem: 11793)
Ý thứcvọng tưởng, là những mảnh vụn của tâm thể, là những áng mây đen che mờ mặt trăng tuệ giác, là những lượn sóng dấy động trên mặt biển chân tâm thanh tịnh...
(Xem: 13143)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
(Xem: 12235)
Trong đời sống chúng ta ai cũng có bản năng tự nhiên mong được hạnh phúc và thoát được đau khổ. Mong cầu được sung sướng là điều chính yếu của tất cả mọi người.
(Xem: 12513)
Khi ta cố chấp vào một sự việc thì tế bào thần kinh không có sự ráp nối dồi dào, khiến ta không nhận biết được những dữ kiện khác của sự thật. Ta trở thành người mù sờ voi...
(Xem: 11654)
Bằng Đạo Pháp, Phật mở ra cho ta một thế giới êm ả, an bìnhhạnh phúc, thay vì bước vào ta lại bước ra. Cái cánh cửa của thế giới đó ta không thấy...
(Xem: 12016)
Tôn chỉ Phật giáochí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
(Xem: 10624)
Chúng ta tu Phật, nên biết nhân quả là một giáo lý căn bản của đạo Phật, không thể nào hiểu lơ là hay sơ sài, mà phải hiểu cho tường tận mới khỏi những ngờ vực.
(Xem: 10938)
Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sanh mê tín dị đoan.
(Xem: 28352)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 11185)
Ðạo Phật đã thấm sâu, đâm chồi, mọc rễ và lớn mạnh qua các lãnh vực văn hóa, gia đình, xã hội, nghệ thuật, kiến trúc... để hòa quyện thành nếp sống tâm linh tối thượng.
(Xem: 11388)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộvô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
(Xem: 13612)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
(Xem: 11056)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Namhiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo đưọc các vua chúa ủng hộ...
(Xem: 11445)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
(Xem: 10909)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
(Xem: 11203)
Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng phápĐức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
(Xem: 26388)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 12408)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
(Xem: 14895)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
(Xem: 11071)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
(Xem: 20373)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 12374)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
(Xem: 11498)
Trước khi nói đến lộ trình của sự tạo nghiệp, cũng cần đề cập đến câu “nhất thiết duy tâm tạo” trong tư tưởng kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo để thấy rõ bản chất của nghiệp...
(Xem: 10786)
Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết-bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến...
(Xem: 23962)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 11872)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
(Xem: 12320)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
(Xem: 12859)
Là đóa hoa ưu tú, tinh ba của dân tộc, là bậc kiệt xuất anh tài của Phật Giáo Việt Nam, sử gia Lê Mạnh Thát đã khai quật những nguồn tài liệu vô cùng quý giá...
(Xem: 11064)
Phong trào phục hưng đạt được động lực khi một số người con của đất nước trở thành những Tăng sĩ Phật giáophục sinh lại sự quang vinh cổ thời của Tăng già.
(Xem: 38757)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 10555)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
(Xem: 12221)
Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh...
(Xem: 17726)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 25105)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 10569)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
(Xem: 10780)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
(Xem: 12063)
Trước tiên đề cập vấn đề trên, có lẽ cũng nên xác định lại niên đại đản sinh của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) và niên đại nhập diệt của đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni).
(Xem: 11340)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
(Xem: 11614)
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thườngKhổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnhDiệt đế...
(Xem: 14753)
Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
(Xem: 21450)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
(Xem: 9919)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
(Xem: 11279)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
(Xem: 27399)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 11190)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
(Xem: 11854)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
(Xem: 11019)
Chân dung toàn cảnh về Học phái Phật giáo cho chúng ta cái nhìn mà qua đó Phân kỳ Phật giáo có thể chia làm 3 thời kỳ, đó là Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Phát triển...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant