Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật chưa từng nhập diệt

27 Tháng Tư 201100:00(Xem: 10126)
Đức Phật chưa từng nhập diệt

ĐỨC PHẬT CHƯA TỪNG NHẬP DIỆT

Tôn Nữ Diệu Liên

Thăm xứ Ấn Sau khi hoàn tất một số công việc từ thiện ở Biển Hồ, tôi giã từ Cam Pu Chia để chuẩn bị vào Ấn Độ. Vừa rời phi trường chuyển tiếp Thái Lan được một ngày thì phi trường bị đoàn biểu tình làm tê liệt. May quá, nếu không có lẽ tôi sẽ phải ở lại đây một thời gian thật lâu. 

Lần đầu tiên đến chiêm bái xứ Phật, không một người quen, tôi may mắn được thầy Tánh Tuệ và sư cô Liên Thật ra đón tận phi trường. Vùng nầy thuộc tỉnh Gaya, nơi có những thánh tích Phật giáo như Bồ Đề Đạo Tràng, Khổ Hạnh Lâm, sông Ni Liên Thuyền… Mục đích của chuyến đi nầy là xem lại những công việc từ thiện của “Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời” đã làm trong những năm qua, tìm hiểu để làm thêm những công việc mới, mong giúp một chút cho Đạo và chia xẻ khó khăn với những người dân giai cấp cùng đinh

blank
Tượng Đức Phật Niết BànẤn Độ

Có lẽ vì là vùng đất Thánh, nên mọi kế hoạch từ thiện của tôi tại đây đã biến thành các Phật sự mầu nhiệm. Việc đầu tiên là tôi quyết định không ở khách sạn, xin về lưu trú tại một ngôi chùa Việt Nam có thời khóa tu học: tụng kinh lúc 4 giờ sáng, 5 giờ nghe thuyết pháp và 6 giờ ăn điểm tâm. Chùa đang xây dựng nên chưa có phòng cho Phật tử vãng lai. Chùa được dựng tạm lên bằng những tấm tolle, vách hở nên gió và bụi bay vào, nằm bên cạnh đồng ruộng nên có nhiều chuột. Những con mèo hoang trong làng vào chùa rượt chuột chạy rầm rầm cả đêm. Mặc dù là tuổi chuột nhưng tôi rất sợ Chuột. Ngày đầu khi về phòng, tôi co chân ngồi trên giường và bỏ mùng xuống để các “cô”, “chú” ham rượt nhau không tông vào tôi. Những lúc như vậy thì tôi trì chú Đại Bi, khi tâm dịu xuống thì tôi ngồi yên theo dõi hơi thở. Tôi quán tưởng hình ảnh ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa rời bỏ cung điện vào rừng lang thang một mình, sống hòa đồng với thú dữ, chịu cảnh màn trời chiếu đất, rừng sâu nước độc. Hình ảnh con đường tìm đạo 2.500 năm về trước của đức Phật với nhiều chông gaithử thách giúp tôi vượt qua được khổ thọ khi phải sống chung với mấy chú Chuột trong chùa. Và hình như các Chú các Cô cũng cảm được cái “oán tắng hội khổ” nên chỉ ba ngày sau, các chú mèo và chuột, rút hết ra khỏi phòng, qua tạm cư ở những căn nhà kho không có người xử dụng. 

Tôi còn nhớ vào năm 1997, cũng nhờ quán tưởng cuộc đời tu hành của vua Trần Nhân Tông mà tôi đã leo lên được đỉnh núi Yên Tử. Lúc đó đường lên núi chưa có dây cáp, chồng tôi và tôi được Ni sư Như Minh cho đi tham quan núi Yên Tử. Khi leo lên giữa núi, nhìn thấy bên trái vách núi cao chọc trời, bên phải thì vực sâu thăm thẳm. Tôi tự trách mình sao lại tìm đến những nơi nguy hiểm, lỡ trượt chân mất mạng thì thật là khờ khạo biết bao. Để trấn an tâm sợ hãi và những suy nghĩ dại dột, tôi mang hình ảnh vua Trần Nhân Tông ngày xưa một mình lên núi ra để giúp tôi có thêm năng lực tiếp tục lên đường. Khi tôi bước trên rễ lớn của những cây thông bắt ngang làm thành bậc đi lên, tôi nghe kể lại rằng, những hàng Thông nầy là do Vua Trần Nhân Tông trồng trong thời gian ở đây, tôi bắt đầu bước những bước chân vững chãi hơn, ý thứccon đường với những kỷ niệm của người xưa để lại. Những bước chân của tôi hôm nay có lẽ đã dẫm lên những bước chân của Ngài hơn 700 năm về trước. Bao nỗi sợ hãi trong lòng tan biến, tôi không còn bị ảnh hưởng của địa thế núi rừng hiểm trở, mà chỉ còn lại ý thức của mỗi bước chân đi và hình ảnh tuyệt vời của một lão tăng, đầy dũng khí

Trở lại câu chuyện Xứ Phật, sau khi được thoải mái vì không phải sống chung với các chú Chuột, tôi đối đầu với thức ăn khó nuốt. Thức ăn khô trong chùa được quý Phật tử Việt Nam cúng dường mang theo trong các chuyến hành hương. Nhiều lần họ đem được vào Ấn Độ rồi nhờ người chuyển về chùa, vì vậy có những thức ăn khô 2 năm sau mới đến được chùa. Những gói mì ăn liền bị bể vụn do di chuyển qua nhiều nơi, những lần vo gạo và nếp tôi thấy nhiều hạt nổi lên vì mọt ăn rỗng ruột. Ngôi chùa nầy thuộc hệ phái Khất sĩ, nên mỗi ngày chỉ ăn hai bữa: sáng và trưa, trước giờ ngọ. Khi món ăn được lập đi lập lại mỗi ngày làm tôi bắt đầu khó nuốt, nhưng nghĩ đến sức khỏethời tiết khắc nghiệt mùa Đông xứ Ấn, tôi phải nghĩ ra cách đưa thức ăn vào cơ thể. Bài pháp ăn trong chánh niệm của Sư ông Làng Mai đến ngay với tôi để cứu vãn tình huống. Tôi nhớ lại, trong khóa tu mùa Đông năm 1993, trong giờ ăn sáng Sư ông dạy mọi người nhai mẩu bánh mì ít nhất là 50 lần và chỉ nhai bánh mì thôi, vào giờ trưa Sư ông lại nhắc nhở rằng mỗi miếng thức ăn đưa vào miệng chúng ta nhai ít nhất là 80 lần, chúng ta đếm từng lần nhai với ý thức rõ ràng, nương theo hơi thở nương theo số đếm, và chỉ nhai thức ăn mà thôi, không nhai bất cứ cái gì khác. Khi cắn phải miếng đậu que thì ta biết ta đang cắn miếng đậu que, không cắn những nỗi buồn, cơn giận, những dự án... Nhớ lại những lời sư ông dạy tôi đã nhai từng lát bột mì hấp và ý thức là mình đang nhai lát bánh mì hấp cho đến lúc bánh mì dẻo ra thành nước hòa lẫn với nước bọt mới nuốt xuống, không nhai miếng bánh mì dở hay ngon. Sau lần thành công nhai được thức ăn trên 80 lần và nếm được hương vị ngọt lịm của miếng bánh mì hấp mà đáng ra rất nhạt nhẽo; tôi đã tin cách ăn trong chánh niệm, giờ ăn lúc đó không còn khó chịu nữa mà là giây phút thú vị của sự thực tập thiền quán

Hàng ngày, sau giờ ăn sáng tôi cùng thầy Tánh Tuệ và sư cô Liên Thật vào các làng nghèo để kiểm tra lại các công tác từ thiện đã làm, và tiếp tục làm thêm những công việc mới, tôi học hỏi được nhiều từ chư Tăng Ni về kinh nghiệm từ thiện trên đất Ấn. Tôi trở về trước 11 giờ trưa để kịp dùng cơm, rồi đến giờ nghĩ và xế chiều tôi và chị Diệu Thuận đi bộ ra Bồ Đề Đạo Tràng hay các chùa Việt Nam lân cận để tụng kinh chiều, ngôi chùa tôi tạm trú đi bộ đến Bồ Đề Đạo Tràng mất khoảng 20 phút. 

Đức Phật Chưa Từng Nhập Diệt 

Những sợi nắng thưa dần nhường chỗ cho bóng chiều buông xuống, tôi đi vào bên trong Bồ Đề Đạo Tràng (BĐĐT) hoà nhập với tăng đoàn tu sĩcư sĩ từ nhiều quốc gia quy tụ về đây. Đúng là thế giới Cực Lạc. Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước, lòng tôi tràn ngập niềm hạnh phúc khó tả. Thoáng nhẹ trong không gian thênh thang tôi như thấy linh ảnh Đức Phật đang đứng ở dưới gốc cây Bồ Đề cuối bức tường, Ngài với nụ cười nhẹ và đôi mắt từ bi nhìn tôi khích lệ. Đó không phải là mơ, không phải là sự tưởng tượng, mà là một cái cảm thọ của sự tiếp xúc chân thật phát khởi từ tâm thể trong sáng. Không phải một lần mà xảy ra vài lần trong thời gian tôi tu tập tại BĐĐT. Chỉ có những lúc tôi có sự an lạc trọn vẹntỉnh thức tròn đầy thì tôi mới tiếp xúc được cảm nhận mầu nhiệm đó. Tôi tin chắc rằng “Đức Phật Chưa Từng Nhập Diệt”, Pháp Thân ngài tỏa sáng khắp mọi nơi, trong bước chân tĩnh lặng tôi thấy rõ tâm thể của một người tỉnh thức; tôi đã nói câu này nhiều lần với chồng tôi trong thời gian tôi sống tại đây. Đức Thế Tôn muốn những đứa con Ngài tự thắp đuốc lên mà đi nên Ngài đã thị hiện Niết Bàn, ngài mãi mãi ở khắp nơi, ngài chưa từng rời xa cội Bồ Đề, chưa từng rời xa Khổ Hạnh Lâm, chưa từng rời xa dòng sông Ni Liên Thuyền. Chỉ cần chúng ta có sự tỉnh thức trọn vẹn thì chúng ta có thể tiếp xúc được với Ngài ngay trong từng bước chân. 

Bồ Đề Đạo Tràng 

BĐĐT mở cửa từ 4 sáng đến 9 giờ tối, lúc nào cũng tấp nập khách hành hươngtín đồ Phật giáo. Có rất nhiều tu sĩ Tây Tạng về đây tu học, những chiếc áo màu hỏa hoàng của quý sư chiếm đến 80% bên ngoài và trong BĐĐT. Các thánh tích Phật giáo tại vùng Gaya thường có những ngôi chùa Tây Tạng xây bên cạnh, những vị tu sĩ Tây Tạng sống trong các chùa nầy vừa chuyên hành trì, vừa lo chăm sóc thánh tích. Phật giáo Ấn Độ nếu không có hình bóng và sự đóng góp của Phật giáo Tây Tạng thì e rằng sẽ rất nghèo nàn và buồn tẻ. Trong cái khổ nạnPhật Giáo Tây Tạng phải gánh chịu trong 50 năm qua, lại sinh ra được cái huy hoàng của nó, đó là sự chấn hưng và phát triển Phật Giáo trên đất nước Ấn vốn đã tàn rụi từ lâu. 

Vào những tháng mùa Đông, khí trời chuyển lạnh đẩy lui sức nóng khắc nghiệt, hàng đoàn tu sĩ tụ về BĐĐT để hạ thủ công phu. Hàng ngày có hàng ngàn khách hành hương có mặt bên trong BĐĐT. Trong số đó có khoảng 300 đến 400 người được gọi là tu học thường trú, tu sĩ Tây Tạng chiếm đến 90%, thời khóa mỗi ngày từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối, kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Mỗi người chọn cho mình một pháp môn tu: trì chú, trì kinh, lễ lạy, thanh tịnh thân và tâm (purify body and mind), thiền định…. Ví như trăm dòng sông cùng đổ về biển cả, hàng trăm người an tĩnh hết lòng thực hành pháp môn của mình, năng lượng tu học hòa điệu trong không gian, không còn một sự ngăn ngại nào ngoài sự thanh tịnh tỏa rộng, thấm vào từng tế bào của cỏ cây, đất đá và hành giả

Để tỏ lòng hỗ trợ sự tu trì của quý thầy, cô và đại chúng, thầy Thích Tánh Tuệ, sư cô Liên Thật và “MTNCD” đã cúng dường tịnh tài đến 375 vị tu sĩ thường trú. Trước giờ cúng dường, chúng tôi đứng trước linh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cầu nguyện, niệm chú Đại Bi, tụng kinh Phổ Môn. Vì có một quá trình vào ra BĐĐT mỗi ngày nên thầy Tánh Tuệ biết vị tu sĩ nào là tu sĩ thường trú để cúng dường. Tôi lễ lạy một cách thành kính từng vị trước khi dâng phong bì cúng dường. Thầy Tánh Tuệ đi theo hướng dẫn để tôi không bị sót vị nào. Hai chân tôi có lúc không còn có thể đứng lên lạy xuống, tôi quay về theo dõi hơi thở, đưa hơi thở vào ra trong mỗi hành động, khi hơi thở và hành động được hoà hợp với nhau thì tôi chỉ còn một việc là nhiếp hết tâm ý cúng dường, và nhờ vậy mà tôi đã tìm được sự bình an và tập trung cho đến lúc cúng dường vị tu sĩ cuối cùng. Dù chỉ lễ lạy trong 4 tiếng đồng hồ, vậy mà hai ngày liền cơ bắp đau nhức, từ đó tôi mới tâm phục khẩu phục công năng hành trì pháp môn “thanh tịnh thân tâm” của quý thầy Tây Tạng. Mỗi ngày quý sư đã lễ lạy khoảng 2500 lần từ 1 đến 3 tháng. Có một điều kỳ lạ là chẳng ăn uống bồi bổ mà quý sư nhìn rất khoẻ mạnh và tươi vui. 

Nuôi Lớn Sự Thanh Tịnh 

Hàng ngàn người vào ra BĐĐT ban ngày, còn có những đạo tràng từ các nước Á Châu, phần lớn Thái Lan, về đây đăng ký với văn phòng BĐĐT để ở lại tu từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau, gọi là trưởng tịnh (nuôi lớn sự thanh tịnh). Cá nhân cũng có thể đăng ký với văn phòng, đóng lệ phí 100 rupees để tu trưởng tịnh. Không khí thanh tịnh về đêm tại BĐĐT hoàn toàn khác với ban ngày, những người còn lại sau 9 giờ đêm là những người thật sự muốn tìm đến một sự im lặng tuyệt đối. Mỗi hành giả hành trì pháp môn riêng của mình, chọn một nơi thích hợpnhất tâm hành trì

Trước khi lên đường đi Ấn Độ, tôi đã sắp xếp một chương trình dày đặc để mong được thực hiệnhọc hỏi. Vả lại, trên 15 năm qua chúng ta đã có một quá trình ủng hộ chư tăng tu học ở các tu viện Tây Tạng, nên tôi muốn biết thực trạng của vấn đề để mong điều chỉnh cho thích hợp. Nhưng rồi, như tôi đã nói, tôi đã thật sự tiếp xúc với năng lượng an lạc của tự thân. Những ngày ở đây trở thành những giây phút yên tĩnh lạ thường, từ những bước chân thiền hành qua những khu đất nghèo văng vẳng tiếng kinh chiều của các chùa Tây Tạng cho đến những đêm thanh tịnh tọa thiền, tất cả dâng lên một khúc nhạc trầm lắng và đầy yêu thương, làm cho người qua đây không còn nhất thiết phải làm chi khác nửa. Tôi quyết định dành thời gian để trở về với chính mình, tôi khao khát được tu, và được làm việc từ thiện trong tinh thần chánh niệm

Vị sư phụ ngôi chùa Việt Nam, nơi tôi xin tá túc, có Phật sự đi xa, nên từ đó mỗi ngày tôi vào BĐĐT lúc 6 giờ chiều, ngồi nhìn mọi người qua lại, hay cùng các bạn đạo chia xẻ những mẩu chuyện, rồi xế tối tôi vào điện chính lễ lạy đức Bổn Sư, tụng kinh Phổ Môn và niệm chú Đại Bi. Chị Diệu Thuận kể lại rằng khi tôi nhiếp tâm tụng kinh thành tiếng rặt giọng Huế thì các sư Tây Tạng chung quanh ngưng tụng, họ nhìn tôi rồi nhìn nhau mỉm cười. Sau 9 giờ tối tôi dựng lều ngồi thiền, và bắt đầu tĩnh tọa, đến gần nữa đêm, rồi đi thiền hành đến lúc bước chân tôi đưa tôi về lều nghỉ ngơi. Thời gian vô tậnkhông gian thênh thang luôn có mặt nơi đây, không có việc gì cần làm, không có mục đích cần đạt, không cần rong ruổi với thời gian. Tôi đã mở tung ra được nhiều sợi dây ràng buộc trong thời gian ngắn ngủi này mà hương hoa của sự vắng lặng đó vẫn còn ảnh hưởng trong cuộc sống hàng ngày của tôi cho đến hôm nay. 

Cái lều của tôi được dựng chơ vơ ngoài trời ngay bên lề đường, khí trời về đêm xứ Ấn lạnh lắm, sương rơi thấm ướt tấm khăn tôi trải che gió trên đỉnh lều, khí lạnh từ lớp đá hoa cương dưới nền tỏa ra được làm ấm lại bằng một tấm chăn mỏng. Lều được thiết kế tránh muỗi, dành cho ngồi thiền chứ không phải để nằm, nhưng cũng may là tôi nhỏ xíu, nằm co lại như mình đang nằm trong bào thai mẹ trước khi ra đời, tôi hạnh phúc mỉm cười từ từ đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng, thỉnh thoảng tôi nghe tiếng những con chó hoang rượt và cắn nhau trong đêm tối. Tờ mờ sáng lúc chưa nhìn rõ được mặt nhau, những bước chân đi mạnh mẽ, những tiếng niệm chú xì xào từ các sư Tây Tạng vào BĐĐT lúc 4 giờ sáng mở đầu cho một ngày mới tu tập, đánh thức tôi dậy. Tôi lấy chăn đắp lên người, ngồi yên trong lều, theo dõi hơi thở và “thiền quan sát” sinh hoạt buổi sáng tại BĐĐT. 

Thức dậy mỉm miệng cười 
Hai bốn giờ tinh khôi 
Xin nguyện sống trọn vẹn 
Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời 

Năm giờ sáng, sương còn rơi và khí trời se se lạnh, vậy mà tiếng chân người mỗi lúc một rộn ràng hơn, số người thưa thớt ban đầu dần dần trở thành từng đoàn nối chân nhau tìm đến địa điểm hành trì mỗi ngày của mình. Mặt trời từ từ hé dạng, vén nhẹ màn sương khuya, đem hơi ấm ôm ấp lên muôn vật, tôi bước ra khỏi lều và xếp gọn hành trang chuẩn bị đi ăn điểm tâm. Tại khuôn viên trước BĐĐT, dù người sang hay kẻ hèn thì cũng chỉ có hai món để điểm tâm đó là trà sữa và bánh bột mì hay bột chapatti (lúa mì). Mỗi ly trà sữa là 5 ruppes, một cái bánh bột chỉ 10 rupees (0.25 usd), đây cũng là một sinh hoạt đáng nhớ, cái thế giới mà ai cũng như ai, ngồi trên thành lề đường, sưởi ấm hai tay bằng ly trà sữa nóng và lót dạ một miếng bánh mì để chuẩn bị cho một ngày sinh hoạt mới. 

Cúng Dường Ba La Mật 

Một buổi sáng vào mùa lễ hội Tripitaka, BĐĐT đông nghẹt người về tham dự. Đang đi thiền hành sau thời khóa trưởng tịnh, tôi dừng lại khi nghe tiếng xôn xao khác thường từ phía cổng chính của BĐĐT. Tôi thấy nhiều Phật tử nói tiếng Hoa, có lẽ là người Đài Loan, thuê những em bé người Ấn đem bánh mì và trà sữa vào cúng dường cho bất cứ người nào đang có mặt trong BĐĐT. Họ làm việc nhanh nhẹn để kịp đem đến tặng từng người như sợ người ta đi mất khỏi tầm nhìn của họ, người nhận muốn bao nhiêu thì họ tặng bấy nhiêu, không phân biệt tu sĩ hay khách hành hương, không tính toán, không kỳ thị, không phân tích, họ trao tận tay những miếng bánh mì tươi mềm và ly trà sữa nóng hổi vừa mới rót ra. Họ đến trước mặt tôi để “cúng dường”, tôi lặng yên tiếp nhận, hơi ấm từ ly trà nóng chuyền qua lòng bàn tay theo dòng nước mắt lăn dài trên đôi má, tôi nói thầm “hạnh phúc thay… hạnh phúc thay” khi thấy con người biết sống với nhau trong biển tình thương bao la

Chó Hoang 

Buổi sáng tôi chia xẻ phần điểm tâm cho vài chục con chó. Đây là những con chó hoang, không có nhà để về, không có chủ cho ăn, bãi rác là nơi các “em” tìm thức ăn và ngủ từng bầy với nhau. Rất nhiều chó hoang. Tôi và chị Diệu Thuận mua hàng chục miếng bánh mì, xé nhỏ ra và thảy cho từng em một. 

Một hôm khi đi qua làng, tôi thấy một con chó con từ đằng xa, cái đuôi ve vẫy, cái mồm sủa oang oang, “em” thuộc giống Pomerine nên rất đẹp và được nuôi đàng hoàng. Tôi đến gần, ngồi xuống chơi với “em” thì con chó bỗng nhiên ngưng sủa, ngửi quanh người tôi, rồi nhảy chồm lên liếm vào tay vào mặt tôi. Tôi thương quá, ôm “em” vào lòng, và hôn lên đầu lên má “em”, chị Diệu Thuận bảo tôi: “thôi đi mau kẻo tối”. Những hôm đầu tôi nhờ chị Diệu Thuận giúp tôi cho chó ăn bánh mì chị không nhiệt tình cho lắm. 

Thế rồi mỗi ngày hai chị em cùng đi tu học với nhau, và thường có những chú chó hoang theo gót chân tôi. Một hôm tôi phát hiện có một con chó màu đen, tôi đặt tên là “Mực” đã theo tôi từ lâu lắm, tận ngoài BĐĐT. Cứ mỗi góc đường Mực lại đứng chờ, tôi rẽ về hướng nào là nó quẹo về hướng đó. Thương quá! tôi nói với chị Diệu Thuận: “Lát nữa về chùa em đứng ngoài giữ nó chị vào tìm thức ăn cho nó giúp em nghe”. Chị Diệu Thuận cản: “thôi, đừng lấy thức ăn cho chó, trong chùa không thích đâu”. Ngay sau câu nói của chị Diệu Thuận, tôi thấy Mực đến trước cổng chùa rồi quây lưng đi ra lại đầu xóm. Tôi không nói gì hết, chạy nhanh vào bếp lấy mấy miếng bánh mì cũ chạy ra thì Mực đã đi mất, tôi cầm miếng bánh mì đi tới đi lui quanh xóm, tôi gọi thầm trong tâm: “Mực ơi! con đi đâu rồi? ra đây với cô đi con” nhưng mãi mãi em không trở lại. Tôi về kể lại cho chị Diệu Thuận nghe và tỏ lòng xót xa. Từ hôm đó chị Diệu Thuận không còn ngăn cản tôi “thương chó”, chị đã phụ tôi xé bánh mì và ném ra cho từng con một. Tôi rất vui vì có lần các “em” đến đông quá, chị bảo tôi mua thêm ít miếng nữa vì còn một số “em” ăn chưa no. 

Hôm nay ghi lại đây một vài kỷ niệm của những ngày hạnh phúc bên Bồ Đề Đạo Tràng như một sự chia xẻ nồng ấm với mọi người. Nhân mùa Phật đản Phật lịch 2553, xin dâng một đóa tâm hương với tất cả lòng thành kính lên đức Thế Tôn. Nguyện cầu cho chúng ta có đủ hùng lực để cùng nhau vững tiến trên con đường giác ngộ. Kính chúc các bật tôn túc, cùng chư tăng ni vô lượng an lành

Tôn Nữ Diệu Liên Mùa Phật đản – PL. 2553

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9770)
Câu chuyện của Tôn giả Mục-kiền-liên trong quá khứhiện tại như vậy là một bài học cho chúng ta, cho những người con còn biết có mẹ có cha.
(Xem: 9938)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
(Xem: 9917)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
(Xem: 20497)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
(Xem: 10328)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
(Xem: 9938)
Bởi vì, em có biết không, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nếu em viết được chữ Hiếu để cúng dường Mẹ và mười phương chư Phật trong ngày Vu lan, em đã ở rất gần Phật rồi.
(Xem: 10326)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
(Xem: 9920)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
(Xem: 34390)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 9614)
Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo...
(Xem: 8707)
Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết.
(Xem: 9274)
Đêm qua, ngồi thiền dưới trăng khuya, hương đêm chợt dấy trong hồn con một cảm xúc cực kỳ mãnh liệt. Đó là cảm xúc khi Thầy vẩy nhẹ đóa hoa trên đỉnh đầu con...
(Xem: 11077)
Chúng ta thường tự dễ dãi, nhận mình là Phật tử mà ít quan tâm phản quang tự kỷ xem, là con Phật, chúng ta có thực sự tin và nghe lời Phật dạy hay không?
(Xem: 8513)
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò...
(Xem: 9787)
Sự yên tĩnh trở nên nhẹ hửng, lững lờ trôi theo dòng sông trong nắng sớm. Chén nước trà ban mai uống đã thôi không vội vàngthong thả từng ngụm...
(Xem: 9169)
Một truyền thống đẹp của mùa Vu Lan, giúp mọi người nhớ đến ân sanh thành dưỡng dục, ân tổ tiên đất nước, ân Tam Bảo thầy bạn, ân chúng sanh thí chủ.
(Xem: 20409)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19179)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 8718)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
(Xem: 8846)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
(Xem: 12083)
Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh.
(Xem: 9584)
Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đứcgiá trị chung cho toàn thể nhân loại. Giáo dục hiếu đạo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định trật tự xã hội.
(Xem: 22986)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 8985)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
(Xem: 9250)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng...
(Xem: 9959)
Khi chúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chú vào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đích thực của mình...
(Xem: 9875)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
(Xem: 10594)
Mẹ tôi là niềm tự hào và hạnh phúc lớn nhất của tôi. Tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúchãnh diện vì có một bà mẹ tuyệt vờihiền đức như vậy.
(Xem: 10910)
Tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật đã hun đúc nên một tình thương rộng lớn không chỉ hạn cuộc trong phạm vi nhân sinh mà còn phổ huân khắp tất cả các loài chúng sanh...
(Xem: 12459)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9319)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9169)
Hàng năm, mùa Vu lan là lúc người con Phật học hạnh báo hiếu của chư Phật, làm lành, bố thí, cúng dường, ăn chay, phóng sanh để cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc...
(Xem: 9297)
Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ...
(Xem: 10444)
Chân lý "bản thể tuyệt đối" vừa được khám phá, cũng là bản tánh nguyên uỷ, thường hằng, tự tại, gọi tên sao cũng được, cũng là tánh biết sáng suốt...
(Xem: 21979)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22212)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 16594)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
(Xem: 9517)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian.
(Xem: 10150)
Nhờ ông Phật, tôi hiểu được ba nhiều hơn. Cái khó nhất ba đã đạt rồi, đứng giữa đôi dòng Đạo và Đời. Ung dung như vị Phật...
(Xem: 8376)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
(Xem: 8277)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
(Xem: 9434)
Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh.
(Xem: 8827)
Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần...
(Xem: 8613)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
(Xem: 12259)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
(Xem: 9123)
Đêm nay chị lại có mặt nơi chùa xưa dự Lễ Vu lan, chị rất hạnh phúc được cài một bông hồng, và chị đã rất xúc động khi được hát lại ca khúc mà chị đã từng hát ngày nào.
(Xem: 9597)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
(Xem: 8599)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
(Xem: 9434)
Đợi đôi vai của cha khuất dần trong đám người qua lại, không nhìn thấy rồi, tôi mới ngồi xuống ghế, nước mắt chảy dài từ khi nào không biết thấm vào môi mằn mặn...
(Xem: 8602)
Cúng dường làm phước hồi hướng cho mẹ cho cha. Trong nhà thuận hòa thì cha mẹ vui. Một niệm niệm Phật hồi hướng một niệm.
(Xem: 8340)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
(Xem: 8444)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ...
(Xem: 10167)
Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn...
(Xem: 23603)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 9560)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Xem: 9367)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếpâm thanh của một tràng tiếng chân...
(Xem: 8987)
Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây.
(Xem: 8326)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8505)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7863)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7957)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8784)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8914)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 10046)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8634)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8607)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 30393)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 30038)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 24138)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 9249)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9615)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9496)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9488)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7840)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 9051)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 28178)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 23667)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12232)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 8864)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 14233)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14093)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 9643)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9326)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9628)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 30864)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 27098)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 32680)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 33985)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27734)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 10564)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 12458)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 58633)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 10638)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9379)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9535)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 13929)
Đạo Phật như một biển khơi, dẫu có nổi sóng ba đào trong một thời điểm biến động thì cuối cùng vẫn trở lại thể tánh an tịnh ban đầu.
(Xem: 14196)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 10754)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 28114)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23259)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant