Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nói với Ba

31 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 9572)
Nói với Ba

NÓI VỚI BA

Chuyện của Vĩnh Hảo-Chuyển thơ Lan Hề

Diễn tả mẹ nào là cau chuối
Luôn dịu hiền như suối triền miên
Hay như bài hát thần tiên
Ảnh hình đẹp nhất mẹ hiền phô lên.
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ
Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Người con hiếu thương cha mến mẹ
Chỉ một câu như thế đủ rồi
Hành trang vốn liếng vào đời
Lặng im mà cũng bày phơi thỏa lòng.
Lý do ấy con mong có lúc
Nói lên công dưỡng dục biển trời
Cũng như đức độ cao vời
Ánh dương rạng rỡ sáng ngời của cha.
Lễ Vu lan gọi là Báo hiếu
Nhắc đền ơn báo hiếu mẹ cha
Màu hồng màu trắng cài hoa
Nói lên nỗi nhớ thương mà mẹ thôi !
Vui hãnh diện bồi hồi thương bố
Không thơ văn dành chổ cho ba
Hoa hồng con nhận vui nhà
Lòng ba hoan hỷ mừng bà sống lâu.
Con còn mẹ ba hầu vui sướng
Biết con thương quý tưởng đến người
Hài lòng ba thỏa mười mươi 
Cần gì nhạc tụng hoa cười đâu con.
Qua hình ảnh hồng son cài áo
Ba với con cùng bảo nhau rằng
Mặc nhiên nhận chẳng băn khoăn
Mẹ là trên hết sao bằng mà so. 
Nay khôn lớn con dò mới biết
Chỉ vì thương ba quyết đưa ra
Trái tim chung thủy thiết tha
Làm tròn trách nhiệm xông pha một đời.
Ai quý mẹ ba thời thấy đủ
Ba không mong ai chú ý nình
Những gì cao quý đẹp xinh
Ba đều nhường nhịn luôn dành mẹ yêu.
Ba không muốn nói điều gì cả
Ba giữ gìn lặng lẽ trong tâm
Nhưng con không thể lặng căm
Nói ra là để gieo mầm thảo ngay.
Nhớ có lúc đứng ngay cạnh mẹ
Ba đã từng tự xét quê mùa
Khô khan cục mịch luôn thua
Có gì đáng nói đáng đua với đời.
Con biết bố cũng tươi cũng thiện
Cũng dễ thương dễ quyến tâm hồn
Làm về nhọc mệt dạ nôn
Ôm con khô cứng nụ hôn không mềm.
Ba tất bật ngày đêm sinh kế
Nuôi gia đình chẳng nệ cực thân
Nào ngờ râu rậm bạc dần
Mặt mày nhăn nhúm xa dần các con.
Nếu giọng nói không còn êm mát
Cũng vì ba lao tác mòn hơi
Nói ra khô chát ít lời
Âm thanh bớt dịu buồn người chung quanh.
Nếu ba ít thời gian chăm sóc
Hoặc giỡn đùa vui chọc con mình
Cũng vì cật lực cánh sinh
Để nuôi nhiều miệng gia đình ấm no.
Nếu có lúc so đo tiền bạc
Con xin tiền bị quát chối từ
Bởi vì ba chẳng có dư
Mẹ chi gạo, học cũng như áo quần.
Mẹ đi vắng giao phần cho bố
Phải giữ em ba cố cho xong
Nhưng tay gân guốc cứng còng
Cố bồng cố bế đừng hòng con an.
Ru con ngủ giọng khàn ong óng
Bài hùng ca kích động hát lên
Dậm chân tay nhịp vang rền
Làm con không nín ré lên từng hồi.
Mẹ về tới ba mừng giao trả
Con cũng mừng lăn sả vòng tay
Nếu con biết nói mét ngay
Ở nhà ba chọc con hoài mẹ ơi !
Mẹ chê bố nhiều lời phiền trách
Chê vụng về chẳng biết dỗ con
Ba chỉ mỉm miệng cười dòn
Tiếp tục bẹo má lại còn trề môi.
Con hơi lớn biết ngồi biết chạy
Làm ngựa người con khoái cưỡi nhong
Trò chơi bịt mắt chạy rong
Dù rằng có mệt ba không chối từ.
Ba vậy đó không như nguồn suối
Không trăng thanh không gió mát lành
Cũng chẳng sóng biển đuổi nhanh
Sáo diều vi vút dịu lành chiều hôm.
Nhưng ba cũng ôn tồn hiền hậu
Ánh mắt ba yêu dấu biết bao
Nụ cười thật tuyệt làm sao
Miệng cười sóng mắt ngọt ngào thương ba.
Mẹ kể lại cả nhà đau bệnh
Ba làm về vào bếp nấu ăn
Áo quần giặt giũ lăn xăn
Chăm nom con mẹ thuốc thang chu toàn.
Cơm ba nấu chỉ toàn nhão sống
Rửa chén thì khua động mẻ sần
Ủi đồ nhăn cháy áo quần
Đôi tay quờ quạo vạn lần mẹ hơn.
Đôi tay ấy đâu sờn cực khổ
Đâu thua ai vật lộn với đời
Nhưng ba giúp mẹ nghĩ ngơi
Mẹ thương mẹ xót mẹ cười với ba.
Những buổi tối mẹ và con sốt 
Ba bên giường thức nốt đêm thâu
Ngủ gà ngủ gật giờ lâu
Lấy mền mẹ đắp thương sâu muôn bề.
Ba như vậy vụng về nghiêm khắc
Đâu phải là đáng trách mà hay
Thương ba nhiều lắm vơi đầy
Phong sương ba chịu đọa đày ba cam. 
Như vậy đó ba làm không kể
Ba luôn là tinh tế kỷ càng
Việc làm nhẫn nại giỏi giang
Đôi tay thật khỏe mở đàng cho con.
Người ta nói mẹ còn gánh vát
Mang thai con xơ xác thân dong
Nuôi con dạy dỗ hết lòng
Truyền hơi bú mớm ẳm bồng công sâu. 
Cũng do đó nhu cầu con trẻ
Tính ý con mẹ lẹ biết liền
Hỏi ba lúng túng cười hiền
Làm như ba chẳng biết gì về con.
Ba có lúc nỉ non cùng mẹ
Con của mình muốn hát bài này
Bánh này con nó thích ngay
Ba vui đơn giản con rày càng yêu.
Con đi xa mẹ đều miệng nhắc
Lòng nhớ con dạ thắc tim đau
Ba an ủi mẹ giảm bào
Làm như ba chẳng lòng nào thương ai.
Rồi tựa cửa lòng hoài trông ngóng
Nhìn xa xa đầu ngõ cuối đình
Thấy ai ngang cửa giật mình
Tưởng chừng con trẻ thình lình về thăm.
Mẹ có hỏi lặng thầm không nói
Vậy chứ ba theo dõi người nào
Ba không giấu mẹ được sao
Ba thương ba nhớ giọt đào của ba.
Như vậy đó người cha yêu quý
Ba lặng im chẳng lý gì nhiều
Ít cười ít nói đăm chiêu
Lời ăn dáng điệu đáng yêu vô cùng.
Con còn nhỏ ba thường dạy bảo
Đứa con nào hiếu thảo ba nhờ
Nhao nhao một đám trẻ thơ
Giành nhau chữ hiếu để chờ bố khen.
Cũng có lúc lắm phen roi vọt
Ba lúc nào cũng lót phần nghiêm
Ba hà khắc mẹ dịu mềm
Lòng ba thương lắm nhưng hiền con hư.
Nhiều lầm lỡ tưởng như khó thứ
Nhưng thương con ba cự sơ sài
Ba khuyên ba dứt một hai
Mong con trọn hiếu sau này ấm thân.
Khi khôn lớn con dần khác ý
Lại chạy theo tình lý riêng tư
Cuốn vào sở thích nên hư
Không vừa ý bố không như mẹ hiền.
Ơn cha mẹ nối liền trời biển
Đâu có mong cái chuyện báo đền
Dạy con hiếu thảo làm nền
Mong rằng chữ hiếu giữ bền phước may.
Con là ruột là rà của mẹ
Dù lớn khôn riêng lẻ gia đình
Mẹ luôn phải giữ phải gìn
Coi như khúc ruột của mình mà thôi.
Con bỏ mẹ xa xôi biền biệt
Còn mẹ cha mải miết mong chờ
Mẹ thương con mãi dại khờ
Mẹ thương con phải bơ vơ lạc loài.
Quen cực khổ bừa cày để sống
Những tưởng con bé bỏng ngày nào
Nhớ thương ruột thắt gan bào
Làm con phải thấu công lao biển trời.
Đứa con hỏng nhiều lời khuyên dứt
Con không nghe giận tức từng cơn
Cha từ mẹ bỏ thêm hờn
Lắng nghe rõ con khóc thầm mỗi đêm.
Mẹ thôi thúc xin ba tha thứ
Cha quyết rồi phải giữ cho ngay
Rút lời con tưởng mình sai
Lừng lên nó nghĩ một hai nó tài.
Miệng ba nói mạnh rày búa bổ
Nhưng đêm đêm ba khổ nhớ ai
Giờ này nó vẫn lạc loài
Mẹ thương nó một mình hoài nó hai.
Nếu con trẻ một mai thiếu sót
Tấm chân tình mật ngọt dành cho
Dù ai có lợi danh to
Cũng không khôn lớn khó so với người.
Tình cha mẹ cao vời biết mấy
Phận làm con phải thấy cho tường
Phải cho nó hưởng tình thương
Để con hạnh phúc mà nương vào đời.
Nếu con dại xa rời diệu vợi 
Nghĩ thương con mẹ đợi cha chờ
Kiếm tìm nhắn nhủ con thơ
Cái ngày tái ngộ lệ mờ tràn mi.
Ba ít nói ôm ghì tha thứ
Tội nghiệp con xa xứ cô đơn
Cha con giải tỏa mọi hờn
Tình thương rộng mở gì hơn thâm tình.
Tình của ba cho mình thế đó
Dù có nghiêm có khó làm sao
Những khi cần nói lời nào
Bao dung tình nghĩa nghẹn ngào lòng con.
Con không phải ba còn phiền mích
Ba lâu nay không thích nói ra
Những điều sâu kín trong ba
Hay lời xưng tụng thiết tha cho mình.
Con chỉ muốn nói rằng con biết
Cảm nhận rằng tình thiết hy sinh
Qua lời cử chỉ thâm tình
Thương yêu đầy ắp ba gìn cho con.
Ba phải nói ba còn lựa chọn
Trao tặng con một ngọn suối hiền
Ấy là người mẹ thần tiên
Tràn đầy sữa ngọt thiêng liêng Phật bà.
Tuyệt vời mẹ không gì so sánh
Con không quên thế cảnh đổi đời
Tình ba thương mẹ biển khơi
Đủ đầy chung thủy không vơi thêm tràn.
Ba thương mẹ chẳng màng cuộc sống
Lòng yêu con quên bổng thân mình
Ba là một vị thần linh
Để con quý kính muôn nghìn ba ơi !
Sự có mặt trên đời như vậy
Giàu tình thương dầy bấy cha yêu
Không lời dàn trải dệt thêu
Làm sao giải hết ơn nhiều sâu xa
Người đề nghị hoa hồng hoa trắng
Để tưởng cho riêng hẳn mẹ thương
Có nên thêm cánh hoa hường
Lớn to đặc biệt kính nhường cho ba.
Đề nghị đó nghe mà có lý
Con biết ba chẳng nghĩ là hay
Phô trương biểu hiện gió mây 
Tấm lòng hiếu thảo hương bay ngập trời.
Hoa hồng đỏ rạng ngời yêu dấu
Trắng thanh cao tỏa thấu trời xanh
Ba luôn là lá là cành
Là cuốn hoa đỡ bước lành mẹ đi.
Ba hiện diện không vì hương sắc
Mà chở che dìu dắt cho hoa
Ngõ hầu phát tiết nõn nà
Đóa hồng xinh đẹp mượt mà yêu thương.
Nơi có mẹ là thường có bố
Nơi có hoa trước trổ lá cành
Đằng sau lặng lẽ tinh anh
Ấy là hạnh phúc ba dành mẹ thôi.
Trên ngực áo một chồi đỏ thắm
Hoa hồng tươi nổi đậm lá xanh
Đơn sơ thầm lặng bên cành
Thấy ba cười mỉm hiền lành bao dung.
Lời kêu gọi ba ơi có biết
Thương mẹ nhiều da diết thương ba
Ba là mẹ mẹ là ba
Hai mà như một ngỡ là Phật Tiên.

OTTAWA Lập thu 2008

Đọc thêm: Nguyên tác "Nói với ba" - Vĩnh Hảo

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11707)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11205)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11930)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10244)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29239)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11955)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11938)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10950)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 19619)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
(Xem: 7331)
Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động.
(Xem: 11361)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 35307)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 12861)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12210)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 17339)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11476)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 22105)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 11822)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 15918)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12124)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14105)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 12605)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13218)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 13655)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 19995)
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian.
(Xem: 14410)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
(Xem: 13542)
Rước một cành lộc xuân Bao niềm vui hớn hở Theo mẹ đi lễ chùa Một bài thơ vừa nở
(Xem: 12342)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 11901)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34726)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 13410)
Trở về quê có nghĩa là quay về với khung cảnh chứa đựng nhiều hình ảnh thuộc về kỷ niệm, những kỷ niệm ấu thơ, hồn nhiên, vô tư và vô lo.
(Xem: 13730)
Có lẽ tuổi ấu thơ vô tư vô lự, là độ tuổi đẹp nhất đời người. Vì thế, người xưa đã ưu ái dành tên gọi mùa xuân để chỉ thị độ tuổi ấy.
(Xem: 31980)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13208)
Càng xa cách càng nhớ nhung, càng cần thiết một khung cảnh quen thuộc để an ủi tâm hồn. Một ngôi chùa, một tinh xá, thiền viện để ngày cuối tuần trở về.
(Xem: 13069)
Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn.
(Xem: 13426)
Dàn trải nét hân hoan tươi mới khắp tận núi khe sông hồ, đâu đâu cũng thấy một màu xuân. Nếu để lòng buồn vui theo cảnh, đó gọi là khách của mùa Xuân...
(Xem: 13312)
Mỗi người hái một lộc xuân Vô tình vùi dập bao mầm cây xanh Người ơi sao nỡ đoạn đành Bẻ đi một nhánh tươi xanh cuộc đời
(Xem: 18045)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 14928)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15730)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14871)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15850)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20777)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 21306)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 35127)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 27529)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 43929)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 37897)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
(Xem: 15136)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15069)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 12973)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12642)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 15614)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27698)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 14959)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 11407)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 53178)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 16523)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 13164)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 20695)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 12610)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15584)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15495)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14758)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15611)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 13034)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 11763)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12298)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 12579)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13476)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12466)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 24977)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 11969)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12737)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11619)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13734)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14101)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12914)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12743)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 13009)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 13911)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 12988)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13610)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12445)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14432)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13290)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13760)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14628)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 11857)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 12725)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28285)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11782)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12643)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15058)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 12005)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11761)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12854)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 11976)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11520)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10281)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant