Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mười bài thơ mùa xuân của Trần Nhân Tông

20 Tháng Hai 201508:55(Xem: 12345)
Mười bài thơ mùa xuân của Trần Nhân Tông
MƯỜI BÀI THƠ MÙA XUÂN
CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

Nguyễn Lương Vỵ chuyển dịch thơ Việt

 

I. LỜI GIỚI THIỆU:

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.

Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.

Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệuĐầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)

“… Theo sử sách còn ghi được, Trần Nhân Tôngtác giả các tập thơ sau đây: Trần Nhân Tông Thi Tập, Đại Hương Hải Ấn Thi Tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ. Tuy vậy, sau bao nhiêu phen dâu bể của chiến tranh, loạn lạc, số tác phẩm trên đều đã mất. Hiện thơ ông chỉ còn giữ được 31 bài, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán, chép trong các tuyển tập. So với nhiều nhà thơ khác thời Lý – Trần, số lượng ấy kể cũng đã không phải là nhỏ.” (Trích từ bài viết của Nguyễn Huệ Chi và Trần Thị Băng Thanh, ngày 27.08.2012,“Sự thống nhất giữa hoàng đế, thi nhân và thiền gia trong một nhân cách - Trần Nhân Tông” trên trang trannhantong.net)

II. PHẦN DỊCH THƠ:

10 bài thơ có nội dung mùa Xuân được tuyển dịch dưới đây, trích từ  bản PDF của sách Thơ Văn Lý-Trần, tập 2, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977. Phần dịch nghĩa, ghi chú, có hiệu đính thêm một vài ý chưa rõ nghĩa, hoặc thiếu phần Hán văn.

Mỗi bài thơ được trình bày theo thứ tự:

. Nguyên văn bài thơ chữ Hán

. Phiên âm

. Dịch nghĩa

. Ghi chú

. Phỏng dịch thơ Việt

***

1.春 曉

睡起啟窗扉,
不知春已歸。
一雙白蝴蝶,
拍拍趁花飛。

Phiên Âm:

XUÂN HIỂU

Thụy khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quy.
Nhất song bạch hồ điệp,
Phách phách sấn hoa phi.

Dịch Nghĩa:

SỚM XUÂN

Ngủ dậy mở cánh cửa sổ,
Không biết mùa xuân đã về.
Có một đôi bướm trắng,
Vỗ vỗ cánh, bay đến gần với hoa.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

SỚM XUÂN

Ngủ dậy, mở cửa trông

Nào hay Xuân mênh mông

Kìa một đôi bướm trắng

Vỗ vỗ cánh vờn bông!

2. 春 日 謁 昭 陵

貔虎千門肅,
衣冠七品通。
白頭軍士在,
往往說元豐。

Phiên Âm:

XUÂN NHẬT YẾT CHIÊU LĂNG

Tì hổ thiên môn túc,
Y quan thất phẩm thông.
Bạch đầu quân sĩ tại,
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong.

Dịch Nghĩa:

NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG

Lính thị vệ như cọp, đứng nghiêm túc trước ngàn cửa,
Áo mũ các quan đủ cả bảy phẩm.
Người lính già đầu bạc còn đến ngày nay,
Thường nhắc lại chuyện Nguyên Phong đã qua rồi.

Ghi Chú:

. Chiêu lăng [昭 陵]: Lăng vua Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; 10 tháng 7, 1218 – 5 tháng 5, 1277), tên thật là Trần Bồ [陳蒲,] sau đổi thành Trần Cảnh [陳煚,]

là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Thái Tông là cha của Trần Thánh Tông và là ông nội của Trần Nhân Tông.

. Chuyện Nguyên Phong [元豐]: Trần Thái Tông, nguyên tên thậtTrần Cảnh, là vua thứ nhất của nhà Trần. Ông sinh ngày 17.07.1218, mất ngày 04.05.1277. Ông làm vua 33 năm, nhường ngôi 19 năm, thọ 59 tuổi. Khi lên làm vua năm 1226, Trần Cảnh đổi niên hiệu là Kiến Trung; năm 1232, đổi là Thiên Ứng Chính Bình; năm 1251, lại đổi là Nguyên Phong.

Ngày 17.01.1258, (niên hiệu Nguyên Phong thứ 7) quân Nguyên tràn tới cánh đồng Bình Lệ (phía nam Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ). Trần Thái Tông chỉ huy cuộc chiến đấu chống giặc. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tả: "Vua tự làm tướng đốc chiến đi trước, xông pha tên đạn…".

Ngày 29.01.1258, Trần Thái Tông cùng thái tử Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông) đã phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, chiếm lại Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Trần Thái Tông đã đi vào lịch sử như một vị vua anh hùng cứu nước. Chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần đánh tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông được sử sách đời đời ghi nhớ như một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm đầy oanh liệt của của dân tộc ta.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG

Ngàn cửa, uy nghiêm lính

Bảy phẩm, chỉnh tề quan

Sĩ tốt bạc đầu nhắc

Chuyện Nguyên Phong còn vang.

3. 洞 天 湖 上

洞天湖上景,
花草減春容。
上帝憐岑寂,
太清時一鐘。

Phiên Âm:

ĐỘNG THIÊN HỒ THƯỢNG

Động thiên hồ thượng cảnh,
Hoa thảo giảm xuân dung.
Thượng đế liên sầm tịch,
Thái thanh thì nhất chung.

Dịch Nghĩa:

TRÊN HỒ ĐỘNG THIÊN

Quang cảnh hồ Động Thiên,
Hoa cỏ [có vẻ] giảm sút nét xuân tươi.
Trời thương xót nỗi hiu quạnh [nơi nầy],
Thỉnh thoảng điểm một hồi chuông giữa tầng biếc.

Ghi Chú:

Hồ Động Thiên: Tra cứu các từ điển không tìm thấy. Trong sách Thơ Văn Lý Trần (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977,) phần chú thích cũng ghi: “chưa rõ ở đâu.”

Phỏng Dịch Thơ Việt:

TRÊN HỒ ĐỘNG THIÊN

Cảnh trên hồ Động Thiên

Dáng xuân gầy hoa cỏ

Trời thương xót niềm riêng

Một hồi chuông xanh tỏ.

4. 春 景

楊柳花深鳥語遲,
畫堂簷影暮雲飛。
客來不問人間事,
共倚欄杆看翠微。

Phiên Âm:

XUÂN CẢNH

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì,
Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi.
Khách lai bất vấn nhân gian sự,
Cộng ỷ lan can khán thúy vi.

Dịch Nghĩa:

CẢNH XUÂN

Trong khóm hoa dương liễu rậm rạp, tiếng chim hót lời chậm rãi,
Dưới bóng hiên nhà trưng bày tranh vẽ, bóng mây chiều lướt bay.
Khách đến chơi không hỏi việc đời,
Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh biếc trên trời.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

CẢNH XUÂN

Chim chậm lời ca, liễu nở đầy

Hiên tràn bóng lộng, mây chiều bay

Khách đến, chuyện đời không hỏi nữa

Cùng tựa lan can ngắm biếc ngày.

5. 春 晚

年少何曾了色空,
一春心在百花中。
如今勘破東皇面,
禪板蒲團看墜紅。
Phiên Âm:

XUÂN VÃN

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.
Như kim khám phá đông hoàng diện,
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

Dịch Nghĩa:

CHIỀU XUÂN

Thuở nhỏ chưa từng hiểu thấu lẽ Sắc Không,
Mỗi khi xuân đến vẫn gửi chuyện lòng trong trăm hoa.
Ngày nay đã thấy rõ được bộ mặt chúa Xuân [đông hoàng],
Ngồi trên nệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa hồng rơi rụng.

Ghi Ghú:

. Đông Hoàng [東皇]: cũng gọi là Đông Quân [東君,] (ông vua của mùa Xuân.) Trong bài thơ Lập Xuân Hậu Thi [立春後詩] của Vương Sơ [王初] có câu: 東君坷佩嚮珊珊 - 青馭多時下九關 (Đông quân kha bội hưởng san san / Thanh ngự đa thì hạ cửu quan. Dịch nghĩa: Chúa Xuân đeo ngọc kêu leng keng / Cưỡi ngựa xanh nhiều lúc đi xuống chín cửa quan).

. Bồ đoàn [蒲團]: Tấm lót để ngồi bằng cỏ bồ, hình tròn. Ngày xưa, các vị sư thường dùng trong lúc ngồi thiền hay lễ bái.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

CHIỀU XUÂN

Thuở nhỏ chưa thấu lẽ Sắc Không

Xuân phơi trăm đóa gửi chuyện lòng

Gương mặt chúa Xuân nay đã tỏ

Nệm cỏ ngồi xem rụng cánh hồng.

6. 饋 張 顯 卿 春 餅

柘枝舞罷試春衫,
況值今朝三月三。
紅玉堆盤春菜餅,
從來風俗舊安南。

Phiên Âm:

QUỸ TRƯƠNG HIỂN KHANH XUÂN BÍNH

Giá chi vũ bãi, thí xuân sam,
Huống trị kim triêu tam nguyệt tam.
Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính,
Tòng lai phong tục cựu An Nam.

Dịch Nghĩa:

TẶNG BÁNH NGÀY XUÂN CHO TRƯƠNG HIỂN KHANH

Múa bài múa giá chi xong rồi, [mặc] thử tấm áo ngày xuân,
Huống nữa hôm nay lại gặp tiết [hàn thực] mồng ba tháng ba.
Bánh rau mùa xuân, như ngọc hồng bày biện đầy mâm,
Đó là phong tục của nước An Nam [ta] từ xưa.

Ghi chú:

. Trương Hiển Khanh: Tức Trương Lập Đạo [張立道] sang sứ nước ta hai lần. Lần thứ nhất, vào năm 1265 để “tuyên dụ” chiếu chỉ của vua nhà Nguyên (vua Trần Thái Tông đã làm thơ tiễn trong dịp nầy.) Lần thứ hai, vào năm 1291 (dưới triều vua Trần Nhân Tông,) nhằm dụ vua nước ta qui phục và buộc vua Trần Nhân Tông phải sang chầu Bắc triều nhà Nguyên. Do kết quả ba lần nước ta chiến thắng oanh liệt giặc Nguyên-Mông, do thái độ mềm mỏng nhưng đỉnh đạc, kiên quyết của các vua nhà Trần, Trương Hiển Khanh buộc phải có thái độ kính nể. Trong bài thơ họa đáp với vua Trần, Trương Hiển Khanh đã viết:

安南雖小文章在。

未可輕談井底蛙.

An Nam tuy tiểu văn chương tại 

Vị khả khinh đàm tỉnh để oa

(Nước An Nam tuy nhỏ nhưng có văn chương,

Chưa thể nói một cách nông cạn họ là ếch ngồi đáy giếng)

. Giá chi vũ [柘枝舞]: Có thể là một điệu múa cổ của dân tộc Việt Nam.

. Tam nguyệt tam [三月三]: Ngày mồng Ba tháng Ba, thường gọi là tiết Thanh Minh, cũng gọi là Tết hàn thực, là ngày đi tảo mộ sau Tết Âm lịch.

. Thái bính [菜餅]: Bánh rau. Một loại bánh bột làm với rau. Có thể là một loại bánh khúc ở thôn quê miền Bắc ngày xưa.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

TẶNG BÁNH NGÀY XUÂN CHO TRƯƠNG HIỂN KHANH

Giá Chi múa xong, thử áo xuân

Lại thêm hàn thực, tiết thanh nhuần

Bánh rau như ngọc hồng ăm ắp

Tục Việt từ xưa đẹp bội phần.

7. 山 房 漫 興 其 二

是非念逐朝花落,
名利心隨夜雨寒。
花盡雨晴山寂寂,
一聲啼鳥又春殘。

Phiên Âm:

SƠN PHÒNG MẠN HỨNG KỲ NHỊ

Thị phi niệm trục triêu hoa lạc,
Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn.
Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch,
Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

Dịch Nghĩa:

MẠN HỨNG TẠI SƠN PHÒNG LẦN HAI

Nghĩ chuyện thị phi rơi rụng cùng với hoa buổi sáng,
Lòng [ham] danh lợi lạnh theo trận mưa đêm.
Hoa rụng hết, mưa đã tạnh, núi non im vắng,
Một tiếng chim kêu, [thế rồi] lại cảnh xuân tàn.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

MẠN HỨNG TẠI SƠN PHÒNG LẦN HAI

Phải quấy rụng cùng hoa buổi sáng

Lợi danh lạnh theo mưa ban đêm

Mưa tạnh hoa tàn, núi im vắng

Một tiếng chim kêu, xuân úa thêm.

8. 登 寶 臺 山

地寂臺逾古,
時來春未深。
雲山相遠近,
花徑半晴陰。
萬事水流水,
百年心語心。
倚欄橫玉笛,
明月滿胸襟。

Phiên Âm:

ĐĂNG BẢO ĐÀI SƠN

Địa tịch đài du cổ,
Thời lai xuân vị thâm.
Vân sơn tương viễn cận.
Hoa kính bán tình âm.
Vạn sự thủy lưu thủy,
Bách niên tâm dữ [ngữ] tâm.
Ỷ lan hoành ngọc địch,

Minh nguyệt mãn hung khâm.

Dịch Nghĩa:

LÊN NÚI BẢO ĐÀI
Đất [nơi đây là nơi] hẻo lánh, [nên] đài [càng] thêm cổ kính,
Theo thời tiết, mùa xuân [nơi đây] về chưa lâu.
Núi mây [nhìn] như xa, như gần,
Ngõ hoa nửa rợp bóng, nửa nắng chiếu.
Muôn việc như nước tuôn [theo] nước,
Trăm năm lòng lại nhủ lòng.
Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo quý như ngọc,
Ánh trăng sáng rơi đầy trước ngực.

Ghi Chú:

Bảo Đài sơn [寶 臺 山]: Núi Bảo Đài. Địa danh nầy trùng tên rất nhiều nơi, còn có tên khác là Long Đại, thuộc châu Ái; ở Bảo Lộc cũng có; ở xã Động Mạc, huyện Vọng Danh, huyện Đông Triều, Hải Dương cũng có. Núi Bảo Đài trong bài thơ nầy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngọn núi thuộc dãy núiYên Tử, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

LÊN NÚI BẢO ĐÀI

Đất vắng, lầu càng cũ

Xuân mới về chưa lâu

Bóng xa gần mây núi

Ngõ hoa rợp nắng chao

Nước trôi hoài thế sự

Lòng nhủ mãi kiếp nào

Lan can nâng sáo quý

Ngực sáng ánh trăng cao.

9. 早 梅 其 一

五出圓芭金撚鬚,
珊瑚沉影海鱗浮。
箇三冬白枝前面,
些一辨香春上頭。
甘露流芳癡蝶醒,
夜光如水渴禽愁。
姮娥若識花佳處,
桂冷蟾寒只麼休。

Phiên Âm:

TẢO MAI KỲ NHẤT

Ngũ xuất viên ba kim niễn tu,
San hô trầm ảnh hải lân phù.
Cá tam đông bạch chi tiền diện,
nhất biện hương xuân thượng đầu.
Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.
Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ
Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!

Dịch Nghĩa:

MAI SỚM LẦN MỘT

Năm cánh hoa tròn thơm, nhụy hoa điểm sắc vàng,
[Như] bóng san hô chìm, [như] vảy cá biển nổi.
Cành hoa trắng xóa suốt ba tháng đông,
Sang đầu xuân, chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ.
Sương ngọt chảy mùi thơm, làm con bướm tỉnh giấc say đắm,
Ánh sáng ban đêm như nước, khiến con chim khát nước buồn bã.
Nếu Hằng Nga biết được dáng vẻ xinh đẹp của hoa mai,
Thì chẳng ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.

Ghi Chú:

. Hằng Nga [姮娥]: Theo sách cổ Hậu Hán Thư [後漢書], trong tích Hậu Nghệ [后羿] có vợ là Hằng Nga [姮娥] còn có tên là Thường Nga [嫦娥] lấy trộm thuốc của chồng rồi bay lên cung trăng, bị đọa thành con cóc (thiềm thừ.) Từ đó, cung trăng cũng có tên là “cung Thiềm.”

. Quế [桂]: Theo sách cổ Dậu Dương Tạp Trở [酉陽雜俎] chép rằng: Trong trăng có cây quế, cao 500 trượng. Vì thế, “quế” cũng là tên gọi của mặt trăng.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

MAI SỚM LẦN MỘT

Tròn xoe năm cánh, nhụy vàng phơi

Chìm bóng san hô, vảy cá trồi

Đông ba tháng lạnh cành im trắng

Xuân một ngày hanh nhánh ấm ngời

Sương ngọt nức hương lay bướm dậy

Đêm ngời ánh nước khiến chim sầu

Hằng Nga nếu biết hoa mai đẹp

Bóng quế cung thiềm sẽ chán thôi.

10. 早 梅 其 二

五日驚寒懶出門,
東風先已到孤根。
影橫水面冰初泮,
花壓枝頭暖未分。
翠羽歌沉山店月,
畫龍吹濕玉關雲。
一枝迷入故人夢,
覺後不堪持贈君。

Phiên Âm:

TẢO MAI KỲ NHỊ

Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn [căn].
Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thúy vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
Họa long xuy thấp Ngọc Quan vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân.

Dịch Nghĩa:

MAI SỚM LẦN HAI

Năm ngày sợ rét, lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Cành hoa trĩu xuống đầu cành, hơi ấm chưa phân định rõ.
Giọng ca chim Thuý vũ lắng chìm [theo] ánh trăng ở quán trọ trong núi.
Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng người xưa,
Sau khi tỉnh giấc, không thể đem tặng bạn được.

Chú Thích:

. Thúy vũ [翠羽]: Tức “thúy vũ ngâm,” tên một từ khúc nổi tiếng ngày xưa. Cung điệu của khúc ngâm nầy còn thấy ở bài Trúc Sơn Từ [竹山祠] của Tưởng Tiệp [奬捷]. Lời đề tựa của ông nói: “Vương Quân Bản trao cho ta một khúc hát theo Việt điệu có tên là Tiểu Hoa Mai Dẫn, bảo ta lấy ý bay lên tiên, bước trong cõi hư không mà làm lời cho khúc hát…”

. Họa long [畫龍]: Có thể là một loại sáo hay tù và có vẽ hình con rồng. Sách Từ Hải [辞海] dẫn lời của Thẩm Ước [沈箹]và Từ Quảng [徐廣] nói rằng: “Tù và của người Hồ, chỗ tay cầm, vẽ con giao long có chân năm sắc.”

. Ngọc Quan [玉關]: Tên một cửa ải trên đường đi sang Tây vực [西域,] thuộc tỉnh Cam Túc [甘肃], nước Tàu. Ở đây, tác giả mượn cảnh để miêu tả tiếng sáo Họa Long làm ẩm ướt đám mây trên cửa ải.

. Hai câu thơ cuối, tác giả lấy ý trong điển tích “nhất chi xuân” [一枝春,] rút từ câu thơ của Lục Khải [陸啟] trong bài thơ “Tặng Phạm Diệp”[贈范曄]:

折梅逢驛使,

寄與隴頭人。

江南無所有,

聊贈一枝春。

(Phiên âm: Chiết mai phùng dịch sứ / Ký dữ lủng đầu nhân / Giang Nam hà sở hữu / Liêu tặng nhất chi xuân – Dịch nghĩa: Bẻ cành hoa mai, gặp được người đưa thư trạm / Gửi cho người ở Lủng Đầu / Giang Nam chẳng có gì cả / Chỉ tặng bạn một cành xuân).

Trong bài thơ “Tảo Mai Kỳ Nhị” nầy, tác giả mượn ý trên, nhưng đã chuyển ý vào trong cõi mộng rất độc đáo: Nhất chi mê nhập cố nhân mộng / Giác hậu bất kham trì tặng quân. Dịch nghĩa: Một cành hoa lạc vào giấc mộng người xưa / Sau khi tỉnh giấc, không thể đem tặng bạn được.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

MAI SỚM LẦN HAI

Năm ngày trốn lạnh, biếng rời nhà

Gió xuân vừa ghé gốc cây già

Mặt nước bóng chao, băng sớm rã

Cành hoa cánh trĩu, ấm chưa ra

Thúy Vũ chim vờn, trăng núi ẩn

Họa Long sáo ướt, Ngọc Quan nhòa

Cành hoa lạc mộng người xưa khuất

Tỉnh giấc làm sao tặng bạn xa!

10.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20429)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22340)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18764)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 27027)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 18729)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 19951)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 38071)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20151)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 28327)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 46335)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 15453)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 65680)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 13734)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 18637)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 15547)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14574)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 18733)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 12641)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 17662)
Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp.
(Xem: 25487)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 38736)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 17713)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 11250)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 18612)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17415)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
(Xem: 13221)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 13318)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17549)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 24316)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 12384)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13804)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12998)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12892)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14171)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 14633)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
(Xem: 21109)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 22634)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 29983)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 13872)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 18242)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 17060)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12634)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30731)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 22810)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 14651)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13005)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12744)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 12519)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 13063)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 16311)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 15213)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 23851)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
(Xem: 16185)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 29007)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 20296)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
(Xem: 15570)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
(Xem: 37252)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 45047)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
(Xem: 36908)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant