Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm Thứ Tư: Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh

05 Tháng Năm 201100:00(Xem: 13684)
Phẩm Thứ Tư: Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh

KINH ÐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN 
Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Ðăng
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh

QUYỂN THƯỢNG

Phẩm Thứ Tư: Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh

1) Bồ Tát Vâng Chỉ - Lúc đó, Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát bạch cùng đức Phật rằng: 'Bạch Thế-Tôn! Con nương sức oai thần của đức Như-Lai, nên chia thần này ở khắp trăm nghìn muôn ức thế giới, để cứu vớt tất cả chúng sanh bị nghiệp báo.

Nếu không nhờ sức đại từ của đức Như-Lai, thời chẳng có thể biến hóa ra như thế được. Nay con lại được Như-Lai phó chúc: từ nay đến khi Ngài A Dật Ða thành Phật, làm cho chúng sanh trong sáu đường đều đặng độ thoát. Xin vâng! Bạch đức Thế-Tôn! Xin đức Thế-Tôn chớ lo!'.

Bấy giờ đức Phật bảo Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát rằng: 'Những chúng sanh mà chưa được giải thoát, tánh thức của nó không định, hễ quen làm dữ thời kết thành nghiệp báo dữ, còn quen làm lành thời kết thành quả báo lành.

Làm lành cùng làm dữ tùy theo cảnh duyên mà sanh ra lăn mãi trong năm đường không lúc nào tạm ngừng ngớt, mê lầm chướng nạn trải đến kiếp số nhiều như vi trần.

Ví như loài cá bơi lội trong lưới theo dòng nước chảy, thoạt hoặc tạm được ra, rồi lại mắc vào lưới. Vì thế nên ta phải lo nghĩ đến những chúng sanh đó.

Ðời trước ông trót đã lập nguyện trải qua nhiều kiếp phát thệ rộng lớn độ hết cả hàng chúng sanh bị tội khổ, thời Ta còn lo gì!'

2) Ðịnh Tự Tại Vương Bạch Hỏi - Khi đức Phật dạy lời như thế xong, trong Pháp hội có vị đại Bồ Tát hiệu là Ðịnh-Tự-Tại-Vương ra bạch cùng đức Phật rằng:

'Bạch Thế-Tôn! Từ nhiều kiếp đến nay, Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát đã phát thệ nguyện gì, mà nay được đức Thế-Tôn ân cần ngợi khen như thế? Cúi mong đức Thế-Tôn lược nói cho'.

Bấy giờ, đức Thế-Tôn bảo Ngài Ðịnh-Tự-Tại-Vương Bồ Tát: 'Lóng nghe! lóng nghe! Phải khéo suy xét đó, Ta sẽ vì ông mà giải bày rõ ràng.'

3) Ông Vua Nước Lân Cận - Vô lượng vô số na-do-tha bất khả thuyết kiếp về thuở trước. Lúc đó, có đức Phật ra đời hiệu là Nhất-Thiết-Trí-Thành-Tựu Như-Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế-Tôn.

Ðức Phật đó thọ sáu muôn kiếp. Khi Ngài chưa xuất gia, thời Ngài làm Vua một nước nhỏ kia, kết bạn cùng với Vua nước lân cận; hai Vua đồng thật hành mười hạnh lành làm lợi ích cho nhơn dân.

Nhơn dân trong nước lân cận đó phần nhiều tạo những việc ác. Hai Vua cùng nhau bàn tính tìm những phương chước để dắt dìu dân chúng ấy.

Một ông phát nguyện: 'Tôi nguyện sớm thành Phật sẽ độ dân chúng ấy làm cho đều được giải thoát không còn thừa'.

Một ông phát nguyện: 'Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật'.

Ðức Phật bảo Ngài Ðịnh-Tự-Tại-Vương rằng: 'Ông Vua phát nguyện sớm thành Phật đó, chính là đức Nhứt-Thiết-Trí-Thành-Tựu Như-Lai.

Còn ông Vua phát nguyện độ chưa hết những chúng sanh tội khổ thời chưa nguyện thành Phật đó, chính là Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát đây vậy.'

4) Quang Mục Cứu Mẹ - Lại vô lượng vô số kiếp về thuở trước, có đức Phật ra đời, hiệu là Liên-Hoa-Mục Như-Lai. Ðức Phật đó thọ bốn mươi kiếp.

Trong thời mạt pháp, có một vị La-Hán phước đức cứu độ chúng sanh. Nhơn vì đi tuần tự giáo hóa mọi người, La-Hán gặp một người nữ tên là Quang Mục, nàng này sắm sửa đồ ăn cúng dường La-Hán.

La-Hán thọ cúng rồi hỏi: 'Nàng muốn những gì?'.

Quang Mục thưa rằng: 'Ngày thân mẫu tôi khuất, tôi làm việc phước thiện để nhờ đó mà cứu vớt thân mẫu tôi, chẳng rõ thân mẫu tôi thác sanh vào đường nào?'

La-Hán nghe nói cảm thương bèn nhập định quan sát, thời thấy bà mẹ của Quang Mục đọa vào chốn địa ngục rất khổ sở.

La-Hán hỏi Quang Mục rằng: 'Thân Mẫu ngươi lúc sanh tiền đã làm những hạnh nghiệp gì, mà nay phải đọa vào chốn địa ngục rất khổ sở như thế?'

Quang Mục thưa rằng: 'Ngày còn sống, thân mẫu tôi chỉ ưa ăn thịt loài cá trạnh, phần nhiều là hay ăn cá con và trạnh con, hoặc chiên, hoặc nấu, tha hồ mà ăn cho thỏa mãn.

Nếu tính đếm số cá trạnh của người đã ăn thời đến hơn nghìn muôn. Xin Tôn Giả thương xót chỉ dạy phải làm cách nào để cứu thân mẫu tôi?'

La-Hán xót thương bèn dạy phương chước, ngài khuyên Quang Mục rằng:

'Ngươi phải đem lòng chí thành mà niệm đức Thanh-Tịnh-Liên-Hoa-Mục Như-Lai, và vẽ đắp hình tượng đức Phật, thời kẻ còn cùng người mất đều được phước lợi!'

Quang Mục nghe xong, liền xuất tiền của, họa tượng Phật mà thờ cúng. Nàng lại đem lòng cung kính, khóc than chiêm ngưỡng đảnh lễ tượng Phật.

Ðêm đó, nàng chiêm bao thấy thân của đức Phật sắc vàng sáng chói như hòn núi Tu-Di. Ðức Phật phóng ánh sáng mà bảo Quang Mục rằng: 'Chẳng bao lâu đây thân mẫu ngươi sẽ thác sanh vào trong nhà của ngươi, khi vừa biết đói lạnh thời liền biết nói'.

Sau đó, đứa tớ gái trong nhà sanh một đứa con trai, chưa đầy ba ngày đã biết nói. Trẻ đó buồn khóc mà nói với Quang Mục rằng:

'Nghiệp duyên trong vòng sanh tử phải tự lãnh lấy quả báo. Tôi là mẹ của người, lâu nay ở chốn tối tăm. Từ khi vĩnh biệt người, tôi phải đọa vào đại địa ngục.

Nhờ phước lực của người, nên nay được thọ sanh làm kẻ hạ tiện, lại thêm số mạng ngắn ngủi, năm mười ba tuổi đây sẽ bị đọa vào địa ngục nữa. Người có phương thế gì làm cho tôi được thoát khỏi nỗi khổ sở?'

Nghe đứa trẻ nói, Quang Mục biết chắc là mẹ mình. Nàng nghẹn ngào khóc lóc mà nói với đứa trẻ rằng: 'Ðã là mẹ của tôi, thời phải biết tội của mình, đã gây tạo hạnh nghiệp chi mà bị đọa vào địa ngục như thế?'

Ðứa trẻ đáp rằng: 'Do hai nghiệp: giết hại sinh vật và chê bai mắng nhiếc, mà thọ báo khổ. Nếu không nhờ phước đức của người cứu nạn tôi, thời cứ theo tội nghiệp đó vẫn còn chưa được thoát khổ'.

Quang Mục hỏi rằng: 'Những việc tội báo trong địa ngục ra làm sao?'

Ðứa trẻ đáp rằng: 'Những việc tội khổ nói ra càng bất nhẫn, dẫu đến trăm nghìn năm cũng không thuật hết được'.

Quang Mục nghe xong, than khóc rơi lệ mà bạch cùng giữa hư không rằng:

'Nguyện cho thân mẫu tôi khỏi hẳn địa ngục khi mãn mười ba tuổi không còn có trọng tội cùng không còn đọa vào ác đạo nữa.

Xin chư Phật trong mười phương thương xót chứng minh cho tôi, vì mẹ mà tôi phát nguyện rộng lớn như vầy:

Như thân mẫu tôi khỏi hẳn chốn tam đồ và hạng hạ tiện cùng thân gái, cùng kiếp không còn thọ những quả báo xấu đó nữa, tôi đối trước tượng của đức Thanh-Tịnh Liên-Hoa-Mục Như-Lai mà phát lời nguyện rằng: Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanhngạ quỉ, v.v...

Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác'.

Quang Mục phát nguyện đó xong, liền nghe tiếng của Ðức Phật Thanh-Tịnh Liên-Hoa-Mục Như-Lai dạy rằng: 'Này Quang Mục! Nhà ngươi rất có lòng từ mẫn, vì mẹ mà phát ra lời thệ nguyện rộng lớn như thế thật là hay lắm!

Ta quan sát thấy mẹ nhà ngươi lúc mãn mười ba tuổi, khi bỏ báo thân này sẽ thác sanh làm người Phạm Chí sống lâu trăm tuổi.

Sau đó vãng sanh về cõi nước Vô Ưu sống lâu đến số không thể tính kể.

Sau rốt sẽ thành Phật độ nhiều hạng người, trời, số đông như số cát sông Hằng'.

Ðức Phật bảo Ngài Ðịnh-Tự-Tại-Vương Bồ Tát rằng: 'Vị La-Hán phước lành độ Quang Mục thuở đó, chính là Vô-Tận-Ý Bồ Tát. Thân mẫu của Quang Mục là Ngài Giải Thoát Bồ Tát.

Còn Quang Mục thời là Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát đây vậy. Trong nhiều kiếp lâu xa về trước Ngài có lòng từ mẫn, phát ra hằng hà sa số lời thệ nguyện độ khắp chúng sanh như thế.

Trong đời sau, như có chúng sanh không làm lành, mà làm ác, nhẫn đến kẻ chẳng tin luật nhân quả, kẻ tà dâm, vọng ngữ, kẻ lưỡng thiệt, ác khẩu, kẻ hủy báng Ðại Thừa. Những chúng sanhtội nghiệp như thế chắc phải bị đọa vào ác đạo.

Nếu gặp được hàng thiện tri thức khuyên bảo quy y với Ngài Ðịa Tạng Bồ Tát chừng trong khoảng khảy móng tay, những chúng sanh đó liền đặng thoát khỏi báo khổ nơi ba ác đạo.

Nếu người nào có thể quy kínhchiêm ngưỡng đảnh lễ ngợi khen, cùng dưng cúng những y phục, đồ ăn vật uống, các thứ trân bảo.... Thời người đó, trong trăm nghìn muôn ức kiếp sau, thường ở cõi trời hưởng thọ sự vui thắng diệu.

Hoặc lúc phước trời hết, sanh xuống chốn nhơn gian, vẫn còn thường làm vị Ðế Vương trong trăm nghìn kiếp; lại nhớ được cội ngành nhơn quả trong các đời trước của mình.

Này Ðịnh-Tự-Tại-Vương! Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát có sức oai thần rất lớn không thể nghĩ bàn, nhiều sự lợi ích cho chúng sanh như thế. Các ông, những bực Bồ Tát, phải ghi nhớ kinh này hầu tuyên truyền lưu bố rộng ra'.

Ngài Ðịnh-Tự-Tại-Vương bạch Ðức Phật rằng: 'Bạch đức Thế-Tôn! xin Phật chớ lo! Nghìn muôn ức đại Bồ Tát chúng con đều có thể nương oai thần của Phật mà tuyên lưu rộng kinh này nơi cõi Diêm-Phù-Ðề để cho lợi ích chúng sanh'.

Ngài Ðịnh-Tự-Tại-Vương Bồ Tát bạch với Ðức Phật xong, bèn cung kính chắp tay lễ Phật mà lui ra.

5) Tứ Thiên Vương Hỏi Phật - Bấy giờ, bốn ông Thiên Vương đồng từ chỗ ngồi đứng dậy cung kính chắp tay mà bạch cùng Ðức Phật rằng: 'Bạch đức Thế-Tôn! Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát từ kiếp lâu xa nhẫn lại đã phát nguyện rộng lớn như thế, tại sao ngày nay mà vẫn độ chưa hết, Ngài lại còn phải phát lời nguyện rộng lớn nữa? Cúi mong đức Thế-Tôn dạy cho chúng con rõ'.

Ðức Phật bảo bốn vị Thiên Vương rằng: 'Hay thay! Hay thay! Nay vì muốn được sự lợi cho chúng sanh. Ta vì các ông cùng chúng thiên nhơn ở hiện tạivị lai, mà nói những sự phương tiện của Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát ở trong đường sanh tử nơi Diêm-Phù-Ðề ở Ta-Bà thế giới này, vì lòng từ mẫn xót thương mà cứu vớt, độ thoát tất cả chúng sanh mắc phải tội khổ'.

Bốn ông Thiên Vương bạch rằng: 'Vâng! Bạch đức Thế-Tôn! Chúng con xin muốn được nghe'.

6) Phương Tiện Giáo Hóa - Ðức Phật bảo bốn ông Thiên Vương rằng:

'Từ kiếp lâu xa nhẫn đến ngày nay, Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát độ thoát chúng sanh vẫn còn chưa mãn nguyện, Ngài thương xót chúng sanh mắc tội khổ đời này, lại quan sát vô lượng kiếp về sau, tội khổ cứ lây dây mãi không dứt.

Vì lẽ đó nên Ngài phát ra lời trọng nguyện.

Ðịa-Tạng Bồ Tát ở trong cõi Diêm-Phù-Ðề nơi thế giới Ta-Bà, dùng trăm nghìn muôn ức phương chước để giáo hóa chúng sanh.

Nầy bốn ông Thiên Vương! Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát nếu gặp kẻ sát hại loài sanh vật, thời dạy rõ quả báo vì ương lụy đời trước mà phải bị chết yểu.- Nếu gặp kẻ trộm cắp, thời Ngài dạy rõ quả báo nghèo- khốn khổ sở.- Nếu gặp kẻ tà dâm thời Ngài dạy rõ quả báo làm chim se-sẻ, bồ câu, uyên-ương.

-Nếu gặp kẻ nói lời thô ác, thời Ngài dạy rõ quả báo quyến thuộc kình chống nhau.- Nếu gặp kẻ hay khinh chê, thời Ngài dạy rõ quả báo không lưỡi, miệng lở.- Nếu gặp kẻ nóng giận, thời Ngài dạy rõ quả báo thân hình xấu xí tàn tật.

Nếu gặp kẻ bỏn xẻn, thời Ngài dạy rõ quả báo cầu muốn không được toại nguyện.- Nếu gặp kẻ buông lung săn bắn, thời Ngài dạy rõ quả báo kinh hãi điên cuồng mất mạng.

-Nếu gặp kẻ trái nghịch cha mẹ, thời Ngài dạy rõ quả báo trời đất tru lục.- Nếu gặp kẻ đốt núi rừng cây cỏ, thời Ngài dạy rõ quả báo cuồng mê đến chết.- Nếu gặp cha ghẻ, mẹ ghẻ ăn ở độc ác, thời Ngài dạy rõ quả báo thác sanh trở lại hiện đời bị roi vọt.

Nếu gặp kẻ dùng lưới bắt chim non, thời Ngài dạy rõ quả báo cốt nhục chia lìa.- Nếu gặp kẻ hủy báng Tam-Bảo, thời Ngài dạy rõ quả báo đui, điếc, câm, ngọng.

Nếu gặp kẻ khinh chê giáo pháp thời Ngài dạy rõ quả báo ở mãi trong ác đạo.- Nếu gặp kẻ lạm phá của thường trụ, thời Ngài dạy rõ quả báo ức kiếp luân hồi nơi địa ngục.- Nếu gặp kẻ ô nhục người hạnh thanh tịnh và vu báng Tăng già, thời Ngài dạy rõ quả báo ở mãi trong loài súc sanh.

- Nếu gặp kẻ dùng nước sôi hay lửa, chém chặt, giết hại sinh vật, thời Ngài dạy rõ quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau. - Nếu gặp kẻ phá giới phạm trai, thời Ngài dạy rõ quả báo cầm thú đói khát.

- Nếu gặp kẻ phung phí phá tổn của cải một cách phi lý, thời Ngài dạy rõ quả báo tiêu dùng thiếu hụt.- Nếu gặp kẻ tao ta kiêu mạn cống cao, thời Ngài dạy rõ quả báo hèn hạ bị người sai khiến.

Nếu gặp kẻ đâm chọc gây gỗ, thời Ngài dạy rõ quả báo không lưỡi hay trăm lưỡi.- Nếu gặp kẻ tà kiến mê tín, thời Ngài dạy rõ quả báo thọ sanh vào chốn hẻo lánh.

Những chúng sanh trong cõi Diêm-Phù-Ðề, từ nơi thân khẩu ý tạo ác, kết quả trăm nghìn muôn sự báo ứng như thế, nay chỉ nói sơ lược đó thôi.

Những nghiệp cảm sai khác của chúng sanh trong chốn Diêm-Phù-Ðề như thế, Ðịa-Tạng Bồ Tát dùng trăm nghìn phương chước để giáo hóa đó.

Những chúng sanh ấy trước phải chịu phải chịu lấy các quả báo như thế, sau lại đọa vào địa ngục trải qua nhiều kiếp không lúc nào thoát khỏi.

Vì thế nên các ông là bậc hộ vệ người cùng bảo trợ cõi nước, chớ để những nghiệp chướng đó nó làm mê hoặc chúng sanh.

Bốn ông Thiên Vương nghe xong, rơi lệ than thở chấp tay lễ Phật mà lui ra.

****************

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Quyển Thượng Hết

Bổn nguyện Ðịa-Tạng .
Ðao Lợi Thiên Cung,
Thần Thông hiển hóa độ quần mông,
Ðời ngũ trược khó thông,
Chúng sanh cang cường,
Ham vui khổ vô cùng.
Nam
Thường Trụ Thập Phương Phật. (3 lần)
Nam
mô Ðại Nguyện Ðịa Tạng Bồ Tát. (3 lần)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8668)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9113)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 10034)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 10211)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11069)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 9045)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9513)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8029)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9298)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 11325)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8716)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9074)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 17487)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 12195)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 26099)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 9556)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 9421)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 9993)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 11362)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 9716)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 10263)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 13677)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 15978)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15612)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18635)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19069)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18874)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 13836)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19196)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11717)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23169)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19237)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 18317)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 8718)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 27092)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 19991)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15307)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15516)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26842)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 16395)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19426)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19795)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19945)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18640)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 32503)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 20272)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 45949)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 6871)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22745)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 24399)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39271)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 20551)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19899)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 40793)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 18642)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 18482)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
(Xem: 9207)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14227)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 18195)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 17664)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant