Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

08 Kinh Giảng

06 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4054)
08 Kinh Giảng


KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ GIẢNG THÍCH

Tỳ Kheo Thích Hằng Quang

Kinh Văn:

Phật nói Kinh này rồi, Tôn giả Mục Kiền Liên, Tôn giả A NanVi Đề Hy, cùng thị nữ quyến thuộc, nghe lời đức Phật dạy tất cả đều rất vui mừng.
Bấy giờ đức Thế Tôn chân đi trên hư không trở về núi Kỳ Xà Quật. Tôn giả A Nanđại chúng nói rộng sự ấy. Vô Lượng chư Thiên Long Bát Bộ, nghe lời Phật nói đều rất vui mừng lạy Phật lui ra.

Lược giảng:

Có cái bắt đầu thời phải có cái cuối cùng, tiếng Anh cũng có, gọi là Start nghĩa là bắt đầu và The End tức là hết (cuối cùng) đây chính là đạo lý vô thường, không có tồn tại lâu dài, cho nên người tu đạo cần phải hiểu rõ cái đạo lý này, đừng sao lãng thì làm sao có thể sanh ra những thứ tham lam, sân hận, và tà kiến. Thân mình còn không bền thì hỏi, làm sao có thể sanh ra những thứ trợ duyên cho sinh tử. Ngoài trừ chúng ta không có ý chí dứt trừ loại siêu vi khuẩn này, chính là sanh tử vậy. 

Một khi đã phát tâm muốn diệt bọn chúng thời phải dụng công, chớ đừng dụng công bên ngoài cho người khác thấy, mà những việc thô cằng ở bên trong thời vẫn còn nguyên vẹn, nếu làm như vậy chỉ là vì sự tôn kính từ người khác mà thôi, chớ không phải vì vòng sanh tử vô minh này mà sửa. Đừng chỉ biết đếm tiền dùm người mà cho là của mình, được cơm mà không ăn thì làm sao hết đói.

Người tu đạo chỉ có một nguyên do mà thôi, đó là gì? Chính là vì muốn thoát khỏi đường sanh tử, chớ không vì những thứ khác, nếu những ai vì nguyên do khác thời không nên lợi dùng danh Phật để đạt được nguyện vọng ích kỷ của mình. Không phải là chư Phật không biết, trái lại Ngài đều biết rõ chúng ta muốn làm gì. 

Chúng ta như một con kiến nhỏ, đang bò trên vạt áo của Ngài, Ngài thấy rõ chúng đang bò trên áo của Ngài nhưng không bắt chúng ra, vì lòng từ bi nên Phật muốn cho chúng cơ hội, để tự mình biết mà bỏ đi. 

Những con kiến này, thật không biết trời cao đất rộng là gì? Lại còn tìm cách để chui vào da của Ngài, với ý đồ sẽ hại Ngài. Đức Phật vốn từ bi, nhưng phải nên biết Ngài có rất nhiều người chăm nom và hầu cận (hộ pháp), đừng để họ thấy nhé? bằng không những chú kiến bé nhỏ kia, sẽ bị họ bắt nhốt vào hủ thời là nguy.

Chúng ta cũng vậy, đã không theo giáo lý để học tập thì thôi, chớ đừng làm cho giáo lý của Phật bị che lấp bởi những thứ tâm, tham lam, ích kỷ, tự lợi, mưu tà kiến gây nên. Người học Phật đã không giúp ích gì cho đạo thời cũng không nên làm cho đạo bị suy thoái trong vòng tay của mình. 

Người học Phật, cần phải thực hành,chớ không phải chỉ biết nói mà thôi, thấy người uống nước thì làm sao giúp mình hết khát được. Cho nên phải ráng dụng công, vì thoát khỏi đường sinh tử, khổ đau ở cõi đời này mà dụng công. Khi dụng công, cần phải chuyên nhứt. Chuyên nhứt như thế nào? Tức là hành động và lời nói phải khế hợp với nhau

Giờ giờ khắc khắc phải nhớ rằng mình là người tu đạo, mỗi mỗi việc làm cần phải kiểm điểm, xem coi những việc làm đó có hợp với đạo không? có hợp với những gì mà Đức Như Lai đã vì chúng ta mà sanh vào cõi đời ô trược này mà giảng nói không?, hãy tự mình làm thầy cho chính mình, đừng vì một ác duyên nào đó mà lãng quên đi, thối thất không còn muốn sửa mình nữa. Muốn những việc này được thành tựu thì cần phải phòng bị trước tức là bỏ sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vào trong tâm của mình, đừng lãng quên, thì bất luận là ác duyên gì đến đi nữa thời cũng an nhiêntự tại.

Muốn sửa nhà thời cần phải sửa trước khi trận cuồng phong thỏi đến, chớ đừng đợi bảo đến rồi mà sửa thời sẽ không kịp đâu. Chúng ta niệm Phật chính là đã chuẩn bị cho mình rồi đấy, dầu cho trời có mưa to, hay bảo táp thời người niệm Phật cũng được an nhiên tự tại trong sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, mà không có gì phải nghi ngờ. Người niệm Phật phải thành tâm mà niệm, phát hết lòng tin tưởng với Phật mà niệm, thì sẽ không bị những thứ cuồng phong này cuốn đi.

Sinh Viên đi học, cốt chỉ muốn mình được tốt nghiệp và có việc làm. Nhưng thử hỏi có được bao nhiêu người được tốt nghiệp? Cũng vậy, người tu đạo tuy nhiều nhưng phần chứng thời rất ích, không phải người này giỏi kẻ khác ngu mà có sự sai biệt này, mà là chính ở bản thân họ có thật sự muốn tốt nghiệp hay không mà thôi. Vạn pháp xưa nay không sanh không diệt. Không cao cũng không thấp. Kinh Kim Cang dạy:"Tất cả pháp đều bình đẵng". Đã như vậy, thời pháp không thiên vị một chúng sanh nào, mà pháp có công năng thâu nhiếp hết tất cả mọi loài chúng sanh Thượng Trung hạ căn trong khắp mười Phương mà không sai biệt. Ai tu thì người ấy chứng, chớ không phải do pháp thiên vị một chúng sanh nào.

Nếu quí vị muốn được thoát khỏi vòng sanh tử đời này, thời phải quyết chí tu hành, ngày đêm phải ghi nhớ (thọ trì) và lau chùi sáu cây cột siêu Tam Giới cho nó được đứng vững trước trận cuồng phong, lau chùi cho nó được bóng láng hơn. Ngày ngày phải ghi nhớ trong tâm của mình, là phải lau chùi cho sạch, khi lau chùi tốt nhứt không nên đem vãi bẩn mà lau, nếu cứ như vậy càng lau thời càng dơ thêm thôi, như vậy tốt nhứt là không nên lau chùi để làm gì, vừa uổng công và phí sức lực làm việc vô ích, làm trò cười cho kẻ khác. 

Hãy dùng tâm chí thành, tâm không tham, tâm không sân, tâm không si, không tự lợi, không ích kỷ, không mưu cầu, không nói dối mà lau chùi, thời chẳng những sáu trụ cột này được cấm sâu vào lòng đất mà lại càng bóng loáng phát ra ánh sáng chiếu khắp Tam Thiên, làm cho tất cả thứ ma đều phải chạy dài, không thể hiện trước quí vị được.

Niệm Phậtcông năng như vậy đó, cho nên phải phát lòng thành, chơn tín mà niệm. Bắt đầu vào giảng đường thời mưa tầm tả như vậy, nhưng do lòng thành của quí vị, mà bắt đầu giảng không bao lâu thời mưa cũng phải tạnh. Tuy hôm nay nhà khí tượng cho biết là sẽ mưa nguyên ngày, nhưng vì lòng thành của quí vị muốn được nghe những lời dạy vô giá của đức Thích Ca Thế Tôn, chư thiên hộ pháp không thể đứng yên mà khoanh tay, để cho trận mưa này làm não lòng người nghe.

Thứ năm vừa rồi có Phật Tử bảo với tôi, tuần này sẽ mưa, e rằng việc giảng kinh Quán Vô Lượng Thọ sẽ bị trở ngại. 

Lúc đó tôi bảo, Phật pháp là cần có người thành tâm, chơn tín để nghe chớ không phải là những chúng sanh, ham vui mà đến, đã là chơn tín, chí thành thời không thể bị trận mưa làm trở ngại họ.

Quí vị đến đây đông đủ như vầy, cũng chính là qua được thềm thử thách, cho nên tôi hy vọng rằng; những gì nghe được hôm nay, quí vị chớ có lãng quên đi, đừng ra công làm việc vất vả mà chẳng được đồng lương nào.

Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn
Niệm càng nhiều phiền não càng tăng
Cực Lạc không sang, Địa ngục có phần
Hỏi sao Cực Lạc xa vời vợi?
Trời trông tự kéo mây đen
Vì niệm Ma chớ nào niệm Phật
Đừng niệm Di Đà cổ khô rang

Nói tóm lại, nếu như có người nào niệm Phật với lòng thành chuyên nhứt, thành tâm sửa đổi, vì thoát khỏi luân hồi sanh tử mà niệm, mà không được vãng sanh thời chuyện này vốn không có.

Niệm Phật thời phải có Phật, chớ đừng niệm Phật mà đeo chữ Ma trước cổ thời đều là vô ích. Đức Từ Phụ A Di Đà vì muốn độ chúng sanh hết khổ, thoát khỏi đường sanh tử, cho nên mới có sáu chữ này, chớ không phải tự có.

Người Phật Tử hãy vì sanh tửcố gắng lên thời sẽ được đức Như Lai tiếp độ. Chỉ cần thành tâm sửa đổiý chí vãng sanh thời không sót một chúng sanh nào, vì đây là bổn nguyện của đức Phật A Di Đà. Mỗi trong bốn mươi tám nguyện của Ngài, đều kết thúc bằng bốn chữ " bất thủ Chánh Giác" (thời chẳng thành Phật), mà nay Ngài đã thành Phật rồi, thời chúng ta nên biết là Phật đã làm được những đại nguyện đó, nên mới thành Phật. Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca cho chúng ta biết là đức Phật A Di Đà đã thành Phật được mười kiếp rồi, và Ngài đang vì chúng sanhthuyết Pháp, quốc độ của Ngài tên là An Dưỡng.

Cho nên người thật sự muốn ra khỏi nhà tam giới này, thời hãy dụng công đi, hãy siêng năng dành thời gian gởi cho Ngài email. Phật sẽ nhận được qua những đóa hoa sen trong ao thất bảo, mỗi khi có người niệm Phật, thời trong ao thất bảo, lại sanh ra một hoa sen, càng niệm nhiều và thành tâm thời hoa sen càng lớn thêm và tươi sáng. 

Thế giới Cực Lạc chính là nơi quy túc (về nghỉ) của chúng ta. một khi sanh về đó tức là đã thoát ly được đường sanh tử luân hồi rồi đó, cũng là nấc thang để cho chúng ta bước lên đường cứu cánh giải thoát (thành Phật). Cho nên nói, niệm Phật tức là thành Phật vậy.

Chúng ta xem đó, lòng từ bi của Đức Phật A Di Đà đối với mọi loài chúng sanh không thể nào đo lường được. Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả không sai biệt chút nào. 

Cho nên, những ai muốn thoát ly ra ngoài tam giới này, thời phải dụng công chơn chánh, phải tinh tấn để niệm Phật, thành tâm hối cải những việc mình đã làm thời tất cả đều được Phật A Di Đà tiếp độ.

Sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, là y dược nhiệm mầu để trị khỏi bịnh sanh tử. Nếu quí vị muốn diệt trừ được vòng sanh tử thời phải niệm Phật. Thời mạt pháp này, khó mà tìm được y dược để trừ căn bịnh sanh tử, dù Phật Thích Ca đã cho chúng ta đến 84 ngàn toa thuốc, để diệt trừ chúng, nhưng thời nay khó mà tìm được những thứ thuốc này. Vì sao? Vì thời nay, thế gian này sanh ra nhiều thảo dược, mà hình dáng bên ngoài của chúng trong giống như những loại mà đức Phật Thích Ca đã ra toa, nhưng chúng chỉ có bên ngoài vỏ mà thôi, còn diệu dụng bên trong thời một trời một vực, xa thăm thẳm, cao trùng trùng. Chỉ có những bực đại trí đại huệ mới có thể nhận ra nổi bọn chúng mà thôi.

Còn toa thuốc mà chúng ta hôm nay có được, đó là Pháp niệm Phật thời không ai có thể giả mạo được, chỉ trừ ở quí vị mà thôi, vì công dụng của thuốc này rất là hay, một khi có chúng sanh nào thành tâm tin tưởng mà tự mình uống vào thời đều được lành bịnh cả, ngoài trừ người không có lòng chánh tín, không thật lòng muốn hết bịnh. Mà đem pha trộn với những thứ thuốc độc hại tham, sân, si v.v.... thời không những không được lành bịnh mà còn tăng thêm. 

Cho nên người Phật Tử muốn thoát khỏi vòng vô minh, thời hãy tự mình quyết định cho chính mình, hãy tự hỏi xem, mình có thật sự muốn hết bịnh hay không. Uống hay không đều nằm trong vòng tay của quí vị. Phật chỉ là bực đại lương y, chuẩn bịnh dùm và ra toa đúng như vậy. Vị đại lương y này không bao giờ chuẩn sai, dù là sợi chỉ, hay mảy may. Ngài đã cho toa và quí vị cũng đầy đủ thiện căn, mà có được những thứ thuốc đó trong vòng tay của quí vị. Nhưng uống hay không uống thời ở bịnh nhân, chớ Ngài không thể uống dùm được, dù Ngài rất muốn uống dùm cho họ, nhưng khi Ngài uống thời chỉ diệt được con vi khuẩn ở thân của Ngài thôi, chớ không thể diệt được con vi khuẩn trong thân thể người khác. 

Cho nên, Chúng ta là người tu đạo thời phải biết đủ, biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Hãy thuyết pháp cho nhau, để share với nhau những gì mà mình chứng ngộ, hãy bỏ đi tánh tăng thượng mạng. Chúng ta tu đạo, là tu với mọi người, chớ không phải là tu với Phật, tu với mình. Mọi người đều thiện tri thức của chúng ta, dù họ là người như thế nào, hiền, dữ v.v...

Hãy xem họ như là người bạn chí thân của mình, đang giúp mình vượt qua những chỗ nguy hiểm, mà xưa nay mình không dám vào, huống gì vào trong chứ. Trong khi tu đạo, thời không nên bàn luận những việc vô ích, nói những lời tạp nhạp để làm gì, hãy dành thời gian đó xưng lên một câu niệm Phật, vì xưng một câu Nam Mô tức là bước gần đến đạo Bồ Đề một bước rồi đó.

Người Phật Tử, vào chùa là phải học Phật Pháp, phải sửa mình, phải sám hối, phải học cách thuyết pháp, chớ đừng vào đây mà chỉ biết nói lỗi của người. Đem những chuyện ở thế gian vào đây làm cho Già Lam không còn được thanh tịnh nữa, thời không là phải người Phật tử.

Tôi đã chủ trương cho hàng Phật Tử khi vào chùa thời phải theo quy cũ của chùa, bất luận là ở đâu cũng phải giúp giữ gìn cho chốn đạo tràng được thanh tịnhtrang nghiêm, vì đạo tràng chính là nơi thường trụ của Tam Bảo, cũng là nơi nương tựa của mọi loài chúng sanh. Nếu quí vị làm được như vầy, thơì là đã làm tròn bổn phận của người Phật Tử rồi.

Pháp môn niệm Phật là một trong pháp môn vi diệu, không dễ được nghe đâu quí vị, mà nay chúng ta nghe được, thời nên biết rằng; mọi người ở đây và những ai được nghe những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni thời điều là bực thiện nhân, đầy đủ phước. Nếu thật sự có một ai đó không có đủ thiện căn, nhân duyên, thời tôi dám bảo đảm rằng, người này không thể nghe được sáu chữ đại hồng danh Nam Mô A Di Đá Phật được, huống gì được nghe đến những bổn nguyện thanh tịnh sâu xa của Ngài. 

Chúng ta đã bước lên được một nấc thang rồi đó, nhưng không phải chỉ bước lên một nấc mà muốn vào được căn nhà của mình. Đã bước lên một thềm thang rồi, thời hãy cố gắng lên, để bước thêm một nấc nữa, tức là phải dụng công, trì niệm danh hiệu của Phật, đi đứng nàm ngồi đều có thể niệm. Người học y khi tốt nghiệp thì làm bác sĩ, người niệm Bồ Tát thời làm Bồ tát, niệm Phật thì làm Phật, còn niệm chúng sanh thì là chúng sanh, không sai biệt một gang tấc. 

Pháp môn này chính là pháp môn viên mãn bực nhứt, thu nhiếp hết mọi chín pháp giới, trên từ Đẳng giác Bồ Tát, dưới đến những chúng sanh đang lưu chuyển trong vòng luân hồi. Hễ có một chúng sanh, thành tâm vào niệm Phật, thời đều viên mãn cho mỗi ước nguyện của chúng sanh đó.

Ước nguyện của chúng sanhtam giới này, chính là thoát khỏi vòng sanh tử. Vì vòng sanh tửniệm Phật, vì muốn về với căn nhà trang nghiêm của mình thời càng phải niệm.

Đức Phật A Di Đà, có đầy đủ phương tiện, đường đi tắc để cho chúng sanh được trở về với căn nhà vốn có của mọi người. Ngài là bực đầy đủ Phước Trí, không còn thiếu một mảy may nào, cho nên Ngài chính là bậc đại lương ychúng ta cần phải biết đến. Ngài không những trị được lành căn bịnh của mọi người, mà khắp Tam Giới này đều phải bó tay. Khi trị lành căn bịnh của chúng sanh, Ngài còn bang cho những thứ diệu dược như Thường Lạc Ngã Tịnh. Không còn thọ những thứ bịnh não lòng của họ nữa. Cho nên phải biết công ơn của Ngài thật là bao la, không có cái bắt đầu cũng không có cái cuối cùng, mà là bao khắp hết vũ trụ, không nơi nào mà không có.

Muốn đền đáp công ơn của Ngài, chúng ta phải dụng công chơn chánh, phải thành thật sửa lỗi lầm của mình, quyết không làm việc ác nữa, thời là đã đáp công ơn củaPhật vậy.

Những sự việc mà Đức Phật A Di Đà làm lợi ích cho hết mọi loài chúng sanh không thể nghĩ bàn được. Cho nên chúng ta cần phải niệm Phật, muốn thaót khỏi sự vô minh này, thì cần phải chơn thành mà niệm. Pháp môn này không phải là đơn giản, quí vị đừng cho nó là đơn giản nhé. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, ở Phẩm "lễ cúng thính Pháp" thứ 26, Sau khi đức Phật nói về diệu dụng lợi ích của Phật A Di Đà rồi ngài dùng kệ tuyên như sau:

Đông Phương Chư Phật sát
Hằng Sa Bồ Tát Chúng
Vãng lễ Vô Lượng Thọ.
Nam Tây Bắc tứ duy
Thượng hạ diệc phục nhiên
Hàm dĩ tôn trọng tâm
Phụng chư trân diệu cúng.
Sướng phát hòa nhã âm
Ca thán tối thắng tôn
Cứu đạt thần thông huệ
Du nhập thâm pháp môn.
Văn Phật thánh đức danh
An ổn đác đại lợi
Chủng chủng cúng dường trung
Cần tu vô giải quyện
Quán bỉ thù thắng sát
Vi diệu nan tư nghì
Công đức phổ trang nghiêm
Chu Phật quốc nan tỷ.
Nhân phát vô thượng tâm
Nguyện tốc thành Bồ Đề
Ứng thời vô lượng tôn
Vi tiếu hiện Kim Dung.
Quang ming tùng khẩu xuất
Biến chiếu thập phương quốc
Hồi quang hồi nhiễu Phật
Tam tạp tùng đảnh nhập
Bồ tát khiến thử quang
tức chứng bất thối vị
Thời hoi nhứt thiết chúng
Hổ khánh sanh hoan hỷ
Phật ngữ phạm lôi chấn
Bát âm sướng diệu thinh
Thập Phương lai Chánh Sĩ
Ngô tất tri bỉ nguyện
Chí cầu nghiêm Tịnh Độ
Thọ ký đương tác Phật
Giác liễu nhứt thiết Pháp
Do như mộng huyễn hưởng.
Mãn túc chư diệu nguyện
tất thành như thị sát
Tri độ như ảnh tượng
Hằng phát hoằng thệ thâm.
Cứu cánh Bồ Tát đạo
Cụ chư công đức bổn
Tu thắng Bồ Đề hạnh
Thọ ký đương tác Phật.
Thông dạt chư Pháp tánh
Nhaứt thiết không vô ngã
Chuyên cầu Tịnh phật Độ
Tất thành như thị sát
Văn Pháp nhạo thọ hành
Đắc chí thanh tịnh xứ
Tất ư vô lượng tôn
Thọ ký thành đẳng Giác
Vô biên thù thắng sát
Kỳ Phật bổn nguyện lực
Văn danh mục vãng sanh
tự trí bất thối chuyển
Bồ Tát hưng chí nguyện
Nguyện kỷ Quốc vô dị
Phổ niệm độ nhứt thiết
Các phát Bồ Đề tâm.
Xả bỉ luân hồi thân
Câu linh đăng bỉ ngạn
Phụng sự vạn ức Phật
Phi hóa biến chư sát 
Cung kính hoan hỷ khứ 
Hoàn đáo An Dưỡng Quốc.

Dịch:

Các cõi Phật phương Đông
Hằng sa Bồ tát chúng
Đến lạy Vô Lượng Thọ
Các Bồ Tát, Thanh Văn
Đều tới nghe Kinh pháp
Đem theo hoa Trời đẹp
Hương báu, áo quý giá
Cúng dường Vô Lượng Thọ.
Khắp nơi tấu nhạc trời
Tiếng hòa nhã vang lừng
Ngợi khen đức thâm diệu
Cúng dường Vô Lượng Thọ.
Thần thông, tuệ tuyệt vời
Thâm nhập Pháp sâu xa
Thật vẹn toàn công đức
Trí tuệ tựa mặt trời
Đánh tan mây sinh tử
Chẳng ai sánh ví bằng
Cung kính nhiễu ba vòng
Cúi lạy Vô Thượng Tôn.
Thấy cõi Phật nghiêm tịnh
Mầu nhiệm không kể xiết
Liền phát tâm Vô thượng
Nguyện nước con cũng vậy.
Lúc ấy Đức Di Đà
Hân hoan trên nét mặt
Miệng tuôn nhiều ánh sáng
Chiếu khắp cả mười phương.
Thân thể tỏa hào quang
Ba vòng chói xán lạn
Tất cả Trời và Người
Đều vui mừng hớn hở.
Quán Thế Âm Bồ tát
Chỉnh y, cúi đầu hỏi:
Cớ sao đức Phật cười?
Xin cho biết tôn ý:
Tiếng Phạm như sấm vang
Bát âm vang tiếng đáp:
"Vì Bồ Tát muốn biết
Hãy lắng nghe ta nói:
Chính sĩ mười phương lại
Ta biết hết nguyện họ
Chí cầu cõi nghiêm tịnh
Quyết định sẽ thành Phật.
Hiểu rõ hết thảy Pháp
Như mộng huyễn, tiếng vang
Đầy đủ các điều nguyện
Tất sẽ được cõi này.
Hiểu Pháp như bóng chớp
Rốt ráo đạo Bồ Tát
Đủ các cội công đức
Quyết định sẽ thành Phật.
Thông suốt các Pháp tính
Đều là không, vô ngã
Chuyên cầu cõi Phật tịnh
Tất sẽ được cõi này."
Phật dạy các Bồ Tát
Trụ vào An Dưỡng Phật
Nghe Pháp vui tu hành
Sớm được chốn thanh tịnh
Tới nước nghiêm tịnh kia
Mau chứng được thần thông
Hẳn Đức Vô Thượng Tôn
Ghi nhận cho thành Phật.
Sức bản nguyện của Phật
Nghe danh muốn vãng sinh
Đều về tới cõi đó.
Từ đầy không lui chuyển.
Bồ Tát khởi chí nguyện
Nguyện nước mình cũng vậy
Niệm độ khắp hết thảy
Danh vang khắp mười phương.
Phụng thờ ức vị Phật
Phi hóa khắp mọi cõi
Cung kínhhân hoan
Trở về nơi An dưỡng.
 
Phật đã dãy, có vô số Bồ tát từ phương đông đến nhiều như số cát sông Hằng đến chỗ của đức Phật A Di Đà, để cung kính cúng dường và thỉnh Pháp. Thấy cõi nước của Ngài Trang Nghiêm không thể nghĩ bàn, vô số đại Bồ tát này đều nguyện được cõi nước như vậy. Và chư Phật dạy rằng:" muốn được như vậy thời phải trụ vào đức Phật A Di Đà, thời đều được thành tựu". 
 

Cho nên chúng ta muốm trở về tự tánh thanh tịnh, thời phải niệm Phật. Phải dụng công chơn chánh thì sẽ được toại nguyện. Cho nên nói niệm Phật sẽ được thành Phật, và chắc chắn rằng cắt đứt hẳn vòng vô minh, không còn sanh vào đường sanh tử nữa. Người muốn được thành tựu như vậy, muốn thoát khỏi trị lành bịnh sanh tử, muồn độ sanh thời phải phát tâm chơn tín dụng công chân thật thì đều được viên mãn. Chư Phật đã dạy như vậy, và đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng dạy cho chúng sanhthế giới Ta Bà đầy ô trược này vậy. 
 

Cho nên, những ai thành tâm niệm Phật vì muốn thoát khỏi đường sanh tử thì hãy tinh tấn lên, đừng sanh tâm nghi ngờ gì đến Pháp môn này nữa, mà hãy dụng công chơn thật. 

Trong Kinh Phật thường dạy, "thân người khó đặng", đã được sanh làm người thì là chuyện đã khó rồi, mà nay biết đưọc Tam bảo, càng khó hơn, lại còn được nghe Pháp Môn Vi Diệu không thể nghĩ bàn này thì càng khó hơn nữa, không phải quí vị đầy đủ thiện căn thì làm sao nghe được Pháp môn này, là pháp mônchư Phật mười Phương đồng khen ngợi, thì không nên phí một kiếp người làm việc đảo điên. Nói suông ở miệng, bàn luận lỗi người, làm cho khẩu nghiệp không được thanh tịnh, hãy để những lời nói vô ích đó thành câu niệm Phật, để hồi quang phản chiếu lại tự tánh của mình, Đức Tôn Sư (HT Tuyên Hóa) từng dạy:

Chân nhận tự kỷ thác,
Mạc luận tha nhân phi,
Tha phi tức ngã phi,
Đồng thể danh Đại Bi.

Cho nên, bất cứ lúc nào thì cũng phải biết mình là người niệm Phật, không nên bàn luận," Đúng, không đúng, tốt, không tốt, xấu đẹp v.v..". Hãy hỏi lại ch1nh mình là làm như vậy có lợi ích gì, cho mình hay không? mà phải biết làm cho Di Đà tự tánh của mình được tỏ rõ, nếu không quí vị tìm Phật ở đâu? Quý vị tìm Phật ở ngay cái tâm của quí vị kìa. Vì sao? Vì một khi tâm quí v được tỏ rõ, thì mười Phương đều hiện rõ ngay trước mắt, không cần phải tìm ở đâu đâu? Tu đạo không khó, mà khó ở thực hành.

Như vậy là chúng ta được nghe trọn bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ này, trong hai ngày cuối tuần là hai ngày nghỉ ngơi của quí Phật Tử sau năm ngày làm việc vất vả, nhưng không hề vắng mặt trong pháp hội, thời là qúi lắm vậy, thắm thoát như vậy mà đã qua hai ngày rồi, quí Phật về còn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mai, ngày đầu đầu đi làm vậy. Mong quí vị khi rồi khỏi Già Lam, mà không rời Phật hiệu vậy. Chúc quí Phật Tử tâm Bồ Đề kiên cố, tín tâm bất thối, và được vui vẻ. Trước khi rời khỏi giảng đường, chúng ta hãy đứng vậy, đảnh lễ đức Thế Tôn.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Liên Trì Hội Thượng Phật, Bồ Tát, Ma Ha Tát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8670)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9113)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 10036)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 10216)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11069)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 9046)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9514)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8030)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9302)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 11329)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8716)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9074)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 17492)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 12201)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 26113)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 9556)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 9423)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 9996)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 11364)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 9716)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 10263)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 13677)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 15988)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15614)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18638)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19075)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18884)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 13842)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19197)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11718)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23172)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19237)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 18318)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 8719)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 27092)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 19992)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15309)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15516)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26844)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 16398)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19428)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19797)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19948)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18640)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 32510)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 20281)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 45950)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 6872)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22745)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 24401)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39276)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 20551)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19901)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 40793)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 18642)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 18485)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
(Xem: 9207)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14228)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 18195)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 17665)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant