Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

IV. Bặt niệm phàm thánh, sạch kiến giải

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13225)
IV. Bặt niệm phàm thánh, sạch kiến giải

Một Sức Sống Chân Thật Giữa Thế Gian
THIỀN TÔNG ĐỐN NGỘ
Thích Thông Phương
Hội Thiền Học Việt Nam PL. 2547 - DL. 2003

TU THIỀNCHỨNG ĐẮC HAY KHÔNG?

IV. BẶT NIỆM PHÀM THÁNH, SẠCH KIẾN GIẢI

Đến chỗ tột lý thiền là dứt bặt hết ý niệm phàm thánh, sạch mọi kiến giải có không đối đãi, trả lại tâm bình thường như thuở ban đầu chưa sanh, chưa có chút gì vay mượn. Đến đây mà còn một niệm phàm thánh đọng lại trong ấy tức còn bị quét.

Hãy nghe Hòa thượng Nam Tuyền sắp tịch, vị Đệ nhất tòa hỏi:

- Sau khi Hòa thượng trăm tuổi, sẽ đi về đâu?

Sư bảo:

- Làm con trâu dưới núi.

Đệ nhất tòa thưa:

- Con theo được chăng?

Sư đáp:

- Nếu ông muốn theo ta, phải ngậm theo một bó cỏ.

Ngươi mới nghe, có thấy lạ chăng? Tại sao tu hành như Sư mà sau khi chết lại làm con trâu? Thật là khó hiểu! Song chính chỗ không hiểu nổi của người, lại là chỗ sống của các ngài. Bởi Sư trong lòng thật rỗng rang sạch hết niệm phàm thánh mới nói được như thế. Đâu phải nói làm con trâu liền thành con trâu. Người theo ngôn ngữ sanh hiểu là lầm. Trong đây, người muốn thấy được chỗ đi của Sư lòng phải rỗng sạch mọi niệm sở đắc mới cảm thông được. Vì vậy vị Đệ nhất tòa hỏi: “Con theo được chăng?” thì Sư bảo ngay: “Nếu muốn theo phải ngậm theo bó cỏ”. Tức là, cũng phải sạch mọi kiến giải phàm thánh, có không, được mất trong lòng. Nói trắng ra, trong tâm không còn dấu vết để thấy.

Trong kinh Duy Ma Cật, Tôn giả Xá Lợi phất hỏi thiên nữ:

- Còn bao lâu nữa thì cô sẽ đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Thiên nữ đáp:

- Nếu như ngài Xá Lợi Phất trở lại làm phàm phu, chừng đó tôi mới thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tôn giả nói:

- Tôi làm phàm phu, không có lẽ đó.

Thiên nữ nói:

- Tôi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng không có lẽ đó. Tại sao? Vì Bồ đề không có chỗ trụ cho nên không có chỗ được ấy.

Tôn giả hỏi:

- Hiện nay chư Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chư Phật đã được, chư Phật sẽ được nhiều như số cát sông Hằng, những việc như vậy sẽ nói thế nào ?

Thiên nữ đáp:

- Thảy đều do văn tự thế tục ghi chép nên nói có ba đời, chớ chẳng phải Bồ đề có đời quá khứ, hiện tại, vị lai.

Chú ý! Nói có Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lại đựơc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giácdo văn tự thế tục mà nói, không phải lý cứu cánh. Bởi Bồ đề mà có đã được, đang được và sẽ được tức thuộc về vô thường theo thời gian, không phải chân thật Bồ đề. Nói sẽ được, tức hiện giờ chưa có, sau này mới có hay sao? Cho nên người vừa thấy có được Bồ đề, liền mất Bồ đề. Đây là khiến người quên bặt niệm được mất, sạch hết kiến giải về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì tự sống trong đó rồi, còn được gì nữa? Vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ở ngay tâm người, không có ở đâu khác mà được. Người chưa quên cái hiểu về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức còn cách biệt với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không thể chối cãi.

Với ý nghĩa trên, khi Linh Huấn từ giã Hòa thượng Quy Tông đi, Quy Tông bảo:

- Ông đi đâu?

Linh Huấn thưa:

- Đi về Lãnh Trung.
Quy Tôn bảo:

- Ông ở đây nhiều năm, sửa soạn hành lý xong hãy đến đây, ta sẽ nói cho một câu Phật pháp cao tột.

Linh Huấn thu xếp hành lý xong, liền đến trước Quy Tông. Quy Tông bảo:

- Hãy đến gần đây!

Linh Huấn đến gần. Quy Tông bảo:

- Trời lạnh, đi đường hãy bảo trọng!

nghe lời này liền quên hết chỗ hiểu trước.

Ai thấy Phật pháp cao tột ở chỗ nào? Bởi Linh Huấn ở đây nhiều năm, tức đã có nhiều kiến giải rồi. Hòa thượng Quy Tông khéo léo khêu gợi lòng mong mỏi của Linh Huấn. Nghe nói Phật pháp cao tột, Sư hẳn tưởng sẽ nghe được một câu gì đó thật tuyệt điệu. Không ngờ đến lúc ấy, chỉ nghe một câu bình thường giản dị, dường như không có gì là Phật pháp cả, chỉ là lời chúc lên đường thôi! Bao nhiêu mong đợi liền cắt đứt. Ngay đó Sư quên hết mọi chỗ hiểu từ trước, trả lại một tâm nguyên vẹn thuở nào, chưa từng xen ý niệm gì khác. Chỗ sống của Thiền là đấy! Còn đòi hỏi cái gì thêm nữa? Ai ai cũng đều có một chỗ sống chân thật nguyên vẹn ấy, sao lại không nhận, lại cứ lo đuổi tìm Hiểu Biết này nọ lăng xăng để Tạo Thành cái tri kiến ngã mạn, kiêu căng, rồi tự hào trên đó lấy làm của mình? Nên nhớ, đối trong lý tột của Phật pháp, vừa thấy có TA HIỂU, TA BIẾT, là ngay đó rơi vào đường tà rồi. Không tỉnh ngộ, lại còn bảo vệ nó nữa, là cách xa Phật pháp dù nói hay cách mấy! Người có đạo tâm chân thật không thể mê mờ điều này!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9581)
Tìm Phật ở đâu? Trăm ngàn kẻ điên đi tìm Phật, nếu có tìm thấy một người thì đó cũng không phải là Phật... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10134)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
(Xem: 20430)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 11670)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
(Xem: 46729)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12106)
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạn trầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệm đau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11755)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt độnghệ thống kinh mạch bên trong não bộ... Nguyên tác: Marc Kaufman; Trần Như Mai dịch
(Xem: 17874)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10168)
"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền." Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 17790)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 18195)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 17054)
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
(Xem: 11493)
Tinh yếu của thiền trước tiên là quay cái nhìn vào bên trong tự thể. Muốn như thế chúng ta cần phải biết sử dụng 3 phương tiện...
(Xem: 11660)
Thiền Và Chỉ Quán - Nguyên tác: Thiên Thai Trí Khải, Paul L. Swanson biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
(Xem: 19772)
Pháp bản như vô pháp, Phi hữu diệc phi vô, Nhược nhân tri thử pháp, Chúng sanh dữ Phật đồng... Thiền sư Huệ Sinh
(Xem: 7174)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
(Xem: 9190)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ”
(Xem: 14885)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạcgiải thoát...
(Xem: 18672)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
(Xem: 15281)
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xa thanh tịnh.
(Xem: 17326)
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
(Xem: 29784)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31567)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 32837)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 30842)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 32617)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39376)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40484)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 50168)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 16077)
Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
(Xem: 25481)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
(Xem: 17818)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận chớ không nhất thiết chỉ có Đạt Ma tông... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 33335)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 39662)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 44020)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 23087)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữ và Đạt tâm... Thích Giác Nguyên
(Xem: 44106)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42923)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44433)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 39224)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 19269)
Bài tụng giảng về tất cả các pháp đều phát xuất từ một Nguồn (Source), cũng như cành, lá, hoa, trái của một cây đều từ một gốc mà ra.
(Xem: 35681)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 24229)
Chúng ta ai cũng có tánh Phật nhưng chưa phải Phật quả. Phật tánh không rời mình, nhưng ta còn mê, còn quên nên làm chúng sanh.
(Xem: 20413)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
(Xem: 19011)
Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánhgiải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
(Xem: 18949)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
(Xem: 19328)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn TạngNiết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
(Xem: 20339)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
(Xem: 15585)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 36330)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 20293)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 31541)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15948)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 35949)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 34394)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19494)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18952)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22944)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20201)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18375)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant