Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Xôi nếp đắng

05 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9814)
02. Xôi nếp đắng

HAI CHỮ MẸ CHA
Chân Hiền Tâm
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 2007

XÔI NẾP ĐẮNG 

Anh lớn lên trong bối cảnh không mấy thuận chiều. Cha bỏ mẹ theo vợ bé. Mẹ tảo tần buôn bán tận phương xa. Mẹ cho anh hình hài, nhưng không đủ tình thương. Mẹ nuôi anh khôn lớn, nhưng bỏ anh nửa đường. Anh vất vưởng từ những ngày thơ bé. Bóng mẹ còn xa vời vợi, nói gì hơi hướm chuối ba hương, xôi nếp ngọt hay đường mía lau ... 

Mẹ ra đi khi nếp nhăn chưa kịp có, khi anh chưa kịp nếm vị ngọt của đậu xôi. Anh căm hận bản thân, gia đình, người thân. Anh hất đổ mọi thứ kể cả tình thương của mọi người. Bởi nó không phải là tình thương của mẹ, chỉ là sự thương hại xót xa. Nó không lấp được khoảng trống mà anh thiếu hụt. Anh đập phá tất cả, hất bỏ mọi tình thương chung quanh, nhưng vẫn không hả giận. Cuối cùng, anh đập bàn thờ, đổ lư hương. Bởi không có bà, anh đã không có mặt trên cuộc đời này. Bà cho anh cuộc đời, bà mang cho anh sự sống, nhưng là cuộc đời thiếu trước hụt sau, một sự sống anh không mong muốn. Một cuộc đời mà với anh, đầy khốn nạn!

Platon, một triết gia trước công nguyên, từng nói “Tình mẫu tử không thể có ngay lúc đó. Nó chỉ lớn dần cùng với đứa con và sự săn sóc của người mẹ. Tình cảm trở nên vĩ đại khi đứa con là sự đúc kết công lao to lớn của bà”. Tình thương là kết quả của một quá trình săn sóc và chăm chút hai chiều, không ở kiếp này thì từ những kiếp trước. Dù có bứt ruột đẻ ra, tình cảm cũng chỉ hình thành trong quá trình tiếp xúc nâng niu. Tình thương tuy là thứ sẵn đủ trong mỗi sinh linh, nhưng vì biến động bể dâu bao lần, đã bị cái tôi che khuất, nên với người bình thường, không thể đòi hỏi ở họ một sự hiếu thuận khi quanh họ chỉ toàn chuối hột đường thiu. Hàng thánh nhân có thể hiếu nghĩa trọn đầy dù trải qua trăm đắng ngàn cay, nhưng người bình thường thì không. Bởi con người là tập hợp của vô lượng vô số si mê tối thượng. Thành muốn được thương yêu, mình phải BIẾT CÁCH yêu thương và chăm sóc tình yêu đó. 

Mẹ không phải là người không có tình thương với anh, nhưng anh không hưởng được hương vị đậm nồng, chỉ vì hoàn cảnh không cho phép. Xảy ra nhiều thiếu sót thương tâm, chỉ vì cuộc sống quá khó khăn. Mẹ nếu không hứng chịu phần việc nuôi sống của cha, có lẽ bà có thời gian ấp ủ anh hơn. Anh nếu được dòng sữa đậm tình nơi mẹ, có lẽ không đến nỗi trở tính hất bỏ mọi tình thương quanh mình. Nhưng sao cảnh ấy không rơi vào ai mà rơi vào anh? Phật nói, tất cả đều do nhân duyên từ đời trước.

Cha mẹ, con cái, anh em hiện diện ngày nay, đều bắt nguồn từ những mối nhân duyên trong bao kiếp trước. Đời trước, nếu duyên giữa tôi và anh có, nghĩa là mình từng có những liên hệ ân oán khắn khít với nhau, đời này mình sẽ có sợi dây ràng buộc cùng nhau. Có thể là cha con, anh em, cũng có thể là vợ chồng, mẹ con. Nếu đời trước cái dây ấy là ÂN, thì đời này cha thương con, vợ kính chồng. Nếu đời trước chỉ là OÁN, đời nay mẹ bỏ con, chị oán em, mọi thứ đều trái nghịch. Thầy bói nói cha khắc con, vợ khắc chồng là đó. Chẳng qua vì ân hay oán từ kiếp trước mà ra. Thành có khi đồng là con, nhưng tình thương với đứa này nhiều hơn đứa kia. Có khi đồng là con, mà đứa thì hiếu thảo, đứa lại không. Đó là do cái duyên đời này bị chi phối bởi MỘT PHẦN duyên nghiệp của đời trước. Chính do một phần duyên nghiệp đó, mà cuộc đời như lắm bất công. Nhưng không, chỉ là biểu hiện thường tình của luật nhân quả. Mọi thứ đều có nhân có duyên. Đều có sự tương thích công bằng trong đó. 

Một lúc, tôi kịp nhận ra, con trai út mình luôn thiệt thòi hơn hai đứa lớn, dù mình không hề có ý thương đứa lớn hơn đứa nhỏ. Việc trong nhà, thằng út làm nhiều hơn thằng lớn, nên thằng út bị la nhiều hơn thằng lớn. Vì đứa không làm thì không sót lỗi để la. Không phải chỉ trong công việc, chuyện tiền bạc và mọi vấn đề, thứ gì thuộc thằng lớn, được hay không, mình cũng tin tưởngrộng rãi. Thằng lớn thế nào, mình cũng không thấy khó chịu. Nó nói câu gì, mình cũng thấy bình thường. Nhưng thằng út thì không. Chuyện chưa đâu vào đâu mình đã hét toán. Mình ít có suy nghĩ chính chắn về con. Nó làm gì, cũng khiến mình dễ bực dọc dù có khi nó làm chỉ vì ý nghĩ lo toan. Mình la những cái nó không đúng, nhưng có những cái nó đúng, mình cũng cứ đó mà la. Không chỉ với con mà cháu cũng vậy. Đứa mè nheo thế nào, mình cũng dễ dỗ dành thương yêu, nhưng đứa chỉ mới nghiên cái ly, mình đã thấy bực mình. Mình cứ thế mà sống, thương cái gì mình thương, ghét cái gì mình ghét, như thể đó là chuyện thường tình. Mà không nhận ra rằng, thứ mình cho là thường đó, chính là đầu mối nối dài những oan nghiệt về sau.

Cuộc đời nếu không biết đạo, tai ương hoạn nạn rất nhiều. Nếu không tỉnh giác, vô vàn nghiệp nhân bất hảo xảy ra. Cái quả bất hạnh theo đó mà hiện. Không chỉ đời này mà cả đời sau. Không thể đòi hỏi tình thương nơi con, khi mình luôn sống thiên lệch, dù cái lệch đó xứng đáng với những nghiệp nhân nó đã gây ra trong quá khứ. Không thể đòi hỏi ở con ý thức trách nhiệm hay sự lo lắng gia đình, khi nó cảm thấy mình luôn nghi kỵ tách biệt với việc nó làm. Đó là cái quả gần nhất mình phải gánh chịu. Cái quả tương lai, là nếu mình để những thứ thiên lệch kéo dài, chỉ cần mỗi kiếp một ít, khổ nạn không sao tránh khỏi. Bởi thương yêuhận thù không có biên giới. Có khi, tình thương càng nhiều, chuyển dịch thù hận càng lớn. 

Ngày nay, con có thể cầm dao giết mẹ, cha có thể đánh nát xương con, chỉ vì những nghịch nhân trong quá khứ đã ra hoa. Nhân đã ra hoa, nhưng không biết đạo, nên mình không tỉnh với những suy tưởng và hành động của chính mình, thành hoa mới thành quả. Thay vì tỉnh giác an phận bỏ qua, hay tỉnh giác không để quả xấu xảy ra, mình lại oán hận phá tán hay thừa thắng xông lên cho thỏa tam bành lục tặc trong mình. Quả xấu, mình bất mãn đối đầu. Quả tốt, mình quá trớn vun tay. Nghịch thuận gì mình cũng vun tay vượt tầm, thành khổ nạn khó vơi. Đó chính là cái nhân để những nghịch quả về sau có cơ phát triển. Kiếp này anh khiến tôi mất mát oán hận. Kiếp sau tôi khiến anh oán hận mất mát. Cứ vậy mà nối tiếp xoay vần … Cho đến khi, tự mình thấu hiểu nhân duyên, tự mình tỉnh giác với những nghịch duyên rồi dừng. Nhân chấm dứt, quả mới chấm dứt. Không thì cứ thế xoay tròn trong oán hận sầu thương, vĩnh kiếp nối dài.

Thức đêm mới biết đêm dài, đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Khó mà hiểu được nỗi đau của người, khi mình là kẻ bàng quan. Mình dễ phê phán người khác, nhưng đến phiên mình có khi còn tệ gấp bội. Nhưng thật tình mà nói, oán hận không hề giúp gì cho mình ngoài khổ đau và mất mát. Mình có đánh đổ được mọi thứ chung quanh, cũng không nguôi được cơn giận trong lòng. Chỉ thêm trống rỗng khổ đau. Càng níu kéo, oán hận, càng đau khổ không nguôi. Chỉ có tha thứ và rủ bỏ mới thanh thản nhẹ nhàng. Tha thứ cho những gì trong hiện tại, chính là tha thứ cho những nghiệp nhân mình đã gây tạo trong quá khứ. Rủ bỏ và bình thản với những gì trong hiện tại, chính là rủ bỏ cái nhân bất hảo một thời đã qua. Có vậy, mới chấm dứt được vòng oan nghiệt luân hồi

Một nén hương thơm dâng cha
Chỉ vì ông đã cho ta thân xác con người

Một nén hương thơm dâng mẹ

Chỉ vì bà đã mang nặng đẻ đau

Một nén hương thơm dâng Phật

Nguyện cho oán hận không còn

Nguyện cho thế giới bình an

Nguyện cho hiếu nghĩa luôn đầy

Nguyện cho cha mẹ luôn đầy tình thương 

Vu lan ...

Ngày để cha mẹ thương yêu 

Ngày để con trẻ niệm đức sinh thành 

Ngày để mọi người mở lòng buông bỏ

Cho cuộc đời ... 

Thanh thản, bình yên 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31934)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 35091)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43893)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53146)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 24935)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38087)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24857)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21933)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21151)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 27969)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39181)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25617)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14101)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8583)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30601)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38085)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20166)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15561)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38747)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13322)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17559)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12391)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13813)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13005)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12898)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14181)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21116)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13878)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17076)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12640)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30750)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14657)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13065)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20302)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant