Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dipa Ma, một nữ thiền sư Phật giáo

02 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 22508)
Dipa Ma, một nữ thiền sư Phật giáo
DIPA MA, MỘT NỮ THIỀN SƯ PHẬT GIÁO
Tác phẩm: Dipa Ma- The Life and Legacy of a Buddhist Master
(Dipa Ma-Cuộc đời và di huấn của một nữ Thiền Sư Phật Giáo)
Tác giả: Amy Schmidt - Nguyễn Thượng Chánh, phỏng dịch

blankCuộc đời của Thiền sư Dipa Ma đã được tác giả Amy Schmidt đem vào tác phẩm “Knee Deep in Grace, The extraordinary Life and Teaching of Dipa Ma”. Sau đó, Tác phẩm này được bổ túc thêm để trở thành tác phẩm mang tên “Dipa Ma, The Life and Legacy of a Buddhist Master”.

Dipa Ma (1911- 1989) ra đời tại Chittagong, một làng nhỏ nằm về phía Đông xứ Bengal (ngày nay là Bengladesh). Lúc đó Bà mang tên là Nani Bala Barua chớ chưa phải là Dipa Ma.

***

Cuộc đời đầy khổ đau và nghịch cảnh

Cuộc đời của bà lắm gian truân và nhiều nghịch cảnh. Lấy chồng năm 12 tuổi, và lúc được 16 tuổi bà phải theo chồng sang sinh sống tại Miến Điện.

Hai năm sau mẹ ruột của bà qua đời bất thình lình và để lại đứa con trai vừa mới có hai tuổi. Bà quyết định đem cháu bé cũng đồng thời là em trai về nuôi tại Miến Điện vì lúc đó vợ chồng bà chưa có đứa con nào cả.

Đến năm 35 tuổi, bà sanh được đứa con đầu lòng. Đó là một cháu gái, nhưng chẳng may cháu chết đi vì bệnh tật ba tháng sau đó.

Bốn năm sau, ở vào lứa tuổi 39, bà lại sanh thêm được một đứa con gái khác và đặt tên là Dipa. Bà hết sứcvui mừng với sự ra đời của cháu Dipa. Để ghi nhớ biến cố trọng đại này bà quyết định bảo mọi người từ nay hãy gọi bà là Dipa Ma, có nghĩa là mẹ của Dipa. Dipa cũng còn có nghĩa là ánh sáng nữa.

Nhưng khổ ải vẫn còn đeo đuổi theo bà. Đó là sự ra đi của đứa con trai duy nhất mà bà vừa mới sanh ra đời. Tiếp theo là chồng bà lìa đời một cách đột ngột vì bịnh tim. Tất cả những biến cố dồn dập trên đã làm bà hao mòn sức khỏe tâm thần lẫn thể xác. Bà rất yếu, hầu như chỉ còn nằm một chỗ.

Là một Phật tử, bà suy nghiệm rằng chỉ còn một con đường duy nhất để mong thoát khỏi tâm trạng khổ ải phiền não. Đó là phải tìm đến một thiền viện để học tập cách hành thiền.

Sau đó bà giàn xếp gia đình và đem gởi cô con gái cho người bạn láng giềng thân tính trông nom hộ. Tất cả của cải và nữ trang riêng của bà cũng được giao cho người bạn vì bà nghĩ rằng lúc chết có ai mang theo được cái gì đâu.

Con đường tu học của Thiền sư Dipa Ma

blankBà lên thủ đô Rangoon và tham dự các khóa thiền tại Thiền Viện Kamayut Meditation Center. Các bài giảng đều bằng tiếng Miến Điện nên đã không ít gây trở ngại cho bà trong buổi ban đầu. Nhưng bà vẫn quyết tâmkiên trì trong học tập.

Tình cờ cơ duyên đã giúp bà gặp được thiền sư Munindra, người đồng hương Ấn Độ như bà. Thiền sư Munindra lúc đó đang giảng dạy thiền Vipassana tại một thiền viện khác. Ngài khuyên bà nên đến thiền viện Thathana Yeikitha để tu học. Thiền viện này do Đại sư Mahasi Sayadow trách nhiệm. Ngài là một đại sư Phật Giáođồng thời cũng là một thiền sư nổi tiếng tại Miến điện.

tham dự một khóa an cư kiết hạ thứ hai tại thiền viện mới trong một bối cảnh chu đáo và ổn định hơn khóa học đầu tiên tại Rangoon.

Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight). Đây là một giai đoạn tiền giác ngộ (enlightement), đúng theo kinh Phật giáo Nguyên Thủy. Bà cảm thấy ánh sáng tỏa ra khắp không gian, tiếp theo đó là cảm giác mọi sự vật quanh bà đều tan biến hết. Thân bà, sàn nhà, tất cả cảnh vật xung quanh đều tan thành mảnh nhỏ và trở nên trống không empty.

Lúc đó Bà phải chịu đựng một sự đau đớn vô cùng tận về thể xác và cả về tâm ý. Hình như có một ngọn lửa đang bùng cháy trong thân thể bà đến đổi có thể nổ tung ra vì áp suất quá lớn.

Nhưng rồi một hiện tượng lạ thường xảy đến sau đó. Trong lúc ngồi thiền với nhiều thiền giả trên sàn nhà, bà cảm thấy như có một sự chuyển tiếp bất ngờ hiện ra. Đó là một sự tĩnh lặng lạ thường bao trùm cả không gian. Sau nầy, thiền sư Dipa đã cho biết: ”Tôi không biết tại sao từ giây phút đó cuộc đời của tôi đã được thay đổi hoàn toàn.”

Sau ba thập niên tìm sự tự do, đến tuổi 53 và sau một ngày hành thiền, Bà Dipa Ma đã đạt đến được bậc đầu tiên của giác ngộ (Theo Phật giáo Nguyên thủy: có tất cả bốn cấp bậc trong sự giác ngộ).

Ngay trong lúc đó, áp huyết của Bà trở lại bình thường, nhịp tim chậm lại. Lúc trước bà bước lên các bật thang rất khó khăn và mệt nhọc vô cùng, nay thì ngược lại, Bà đi đứng dễ dàng, nhanh lẹ mà không cảm thấy một cảm giác mệt nhọc nào cả.

Bà cũng thố lộ, trong một giấc chiêm bao, Đức Phật có cho Bà biết tất cả sầu muộn, sợ hãi của Bà từ bấy lâu nay đều tan biến hết và để lại trong Bà một tâm xả (equanimity) chưa từng thấy bao giờ và một trí huệ trong sáng giúp Bà đương đầu với mọi việc (clear understanding).

Bà hành thiền thêm hai tháng nữa tại Thiền viện Thakana Yeiktha, sau đó thì trở về lại Rangoon.

Trong những kỳ an cư kế tiếp, Bà đã tiến bộ thêm lên nữa. Bà đạt được bậc 2 của giác ngộ. Thân tâm Bà cũng thay đổi theo đó. Lúc trước, Bà là một người đàn bà ốm yếu, bệnh hoạn, phải lệ thuộc vào người khác, nay thì ngược lại Bà rất khỏe mạnh và không cần phải lệ thuộc vào một ai cả.

Theo như Bà nói “Như các bạn thấy, tôi tả tơi vì đã mất chồng (1957) và mất con. Tôi đau khổ vô ngần hầu như không thể di chuyển được, nhưng nay thì tôi đã hết bệnh, tươi tắn trở lại. Không còn cái gì ảnh hưởng được vào tâm hồn tôi cả. Không còn buồn phiền, không còn khổ não. Tôi rất hạnh phúc. Nếu các bạn hành thiền thì các bạn cũng sẽ được hạnh phúc. Thiền minh sát Vipassana không phải là cái gì là ma thuật cả, chỉ cần tuân theo sự chỉ dẫn mà thôi.” (all my disease isgone. I’m refreshned, and there is nothing in my mind. There is no sorrow, no grief. I’m quite happy. If you come to meditate you will also be happy. There is no magic, only follow the instructions)

Năm 1963, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Munindra, thiền sư Dipa đạt được đến bậc “nhận thức thần thông” (Siddhis magic powers).

Bà cụ Dipa Ma sau khi học Thiền Minh Sát, được thầy dạy thêm các pháp về thần thôngphân thân, tàng hình, đằng không, nhìn lại quá khứ, đoán chuyện tương lai, vân vân... tất cả đều do sức định mà thành – các khả năng mà về sau bà cụ rời bỏ vì cho là không cần thiết cho trí tuệ giải thoát. Điều chúng ta muốn nói nơi đây rằng có những chỗ mà nhục nhãn không thể nhìn thấy được, và cái gọi là kiến thức khoa học vẫn còn rất là xa với cảnh giới mà các đại thành tựu giả nhìn thấy, thí dụ như về cõi chư Thiên.” (Trích từ Chú giải về P’HOWA Cư sĩ Nguyên Giác dịch, thuvienhoasen.org)

Năm 1967, Bà trở về xứ và sống tại một khu nhà bình dân trong thành phố Calculta, Ấn Độ.

Bà mở lớp hướng dẫn thiền ngay trong nhà của mình. Đa số thiền giả là các bà nội trợ. Ngoài ra cũng còn có nhiều khách ngoại quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, đến tham dự các khóa thiền của Bà. Trong số nầy phải kể đến Joseph Goldstein, Jack Kornfield và Sharon Salzberg. Tất cả các người nầy đã trở thành những thiền sư lỗi lạc và uy tính. Họ đã khai sáng, điều khiển và hướng dẫn thiền Vipassana tại Hoa kỳ, đặc biệt là tại các trung tâm vùng Massachusetts và California.

Năm 1980, Thiền sư Dipa Ma đã được các môn đệ thỉnh mời sang Hoa Kỳ hai lần để hướng dẫn các khóa an cư tại thiền viện Massachusetts và California.

Mười bài học của Thiền sư Dipa Ma (Đạo hữu Thiện Nhựt dịch)

1) Nếu bạn muốn có tiến bộ về thiền quán. Phải kiên trì giữ theo một kỹ thuật duy nhứt mãi. (Choose one meditation practice and stick with it. If you want to progress in meditation, stay with one technique.)

2) Phải ngồi thiền mỗi ngày. Phải tập ngay bây giờ. Ðừng tưởng bạn sẽ làm nhiều hơn về sau." (Meditate every day. Practice now. Don’t think you will do more later.)

3) Sử dụng mọi trường hợp. Hãy dùng năng lực đó để tự cứu mình và giúp đỡ kẻ khác. (Any situation is workable. Each of us has enormous power. It can be used to help ourselves and help others.)

4) Tập nhẫn nhục. Nhẫn nhục là đức tánh quan trọng nhứt để phát triển tỉnh giácđịnh lực. (Practice patience. Patience is one of the most important virtues for developing mindfulness and concentration.)

5) Hãy giải thoát tâm của bạn. Tâm của bạn còn đầy vọng tưởng (Free your mind. Your mind is all stories.)

6) Hãy dập tắt ngọn lửa tình cảm. Sân hận là ngọn lửa (Cool the fire of emotions. Anger is a fire.)

7) Hãy cứ vui hưởng lạc thúdọc đường. Tôi rất vui sướng. Nếu bạn đến tập thiền, bạn cũng sẽ vui sướng. (Have fun along the way. I am quite happy. If you come to meditate, you will also be happy.)

8) Giản dị hoá. Hãy sống cuộc đời bình dị. Một đời sống giản dị bao giờ cũng tốt cho mọi sự. Quá nhiều xa hoa làm chướng ngại cho sự tu tập. (Simplify. Live simply.Avery simple life is good for everything. Too much luxury is a hindrance to practice.)

9) Vun bồi tinh thần chúc phước lành. Nếu bạn chúc lành cho người chung quanh bạn, bạn sẽ được thêm sự chú tâm vào mọi phút giây (Cultivate the spirit of blessing. If you bless those around you, this will inspire you to be attentive in every moment.)

10) Một hành trình theo vòng tròn. Thiền quán thành toàn nhơn cách con người (It’s a circular journey. Meditation integrates the whole person.)

Năm 1989 tại Calcutta, Thiền sư Dipa Ma ra đi một cách êm áithanh tịnh sau khi đã cung kính chấp tay lễ Phật rồi nhắm mắt lại./.

Kết luận

Dipa Ma là một nữ thiền sư Phật giáo lỗi lạc và rất hiếm hoi trong thế kỷ 20. Bà đã chọn nơi cư ngụ bình thường, căn phòng chật hẹp của gia đình tại thành phố xô bồ đông đúc dân cư Calcutta, Ấn Độ làm nơi truyền giảng và thực tập thiền minh sát cho các bà nội trợ bình thường cũng như cho một số sinh viên ngoại quốc chẳng hạn như như Sharon Salzberg, Joseph Goldstein, Jack Kornfield và nhiều người khác nữa…

Và chính các người nầy đã trở thành những thiền giả ngoại hạng trong việc giảng dạy, quảng báphổ biến thiền minh sát Vipassana Insight Meditation tại Hoa Kỳ hiện nay.

Để kết thúc, người gõ xin trích mượn ý kiến của đạo hữu Thiện Nhựt, người đã bỏ nhiều công sức để chuyển dịch ra việt ngữ quyển sách vô cùng quý báu: Dipa Ma: The life and Legacy of a Buddhist master (Dipa Ma: cuộc đờidi huấn của một nữ thiền sư Phật giáo).

Sau cùng, tôi xin tán thán công phu nhiều năm trời của tác giả Amy Schmidt, người chỉ nghe đến Dipa Ma sau khi bà đã chết, sưu tập tài liệu, phỏng vấn thật nhiều người, để viết lại cuộc đời ly kỳ của một bà nội trợ Ấn độ, tranh đấu với hoàn cảnh khổ sở để tu tập chứng đắc giác ngộgiải thoát rồi đem kinh nghiệm đó chỉ lại cho hàng xóm, cho bằng hữu cả Ðông và Tây phương. Nếu được phép tóm tắt lại quyển sách, tôi xin nói thêm: "Một người nội trợ ít học, khổ sở như bà đã làm được, sao ta lại chẳng làm được?"

Nguyện cầu mọi người thấm nhuần "ân sủng" của Dipa Ma trong hồng ân của Ðức Phật! (ngưng trích)

(Thiện Nhựt dịch, Montreal 2003, 01, 01, Quangduc.com)

Xin ân cần giới thiệu đến tất cả các bạn đọc:

Dipa Ma-Cuộc đời và Di Huấn. Tác giả Amy Schmidt - Dịch giả: Đạo hữu Thiện Nhựt

http://hoavouu.com/D_1-2_2-128_4-6846_5-15_6-3_17-50_14-2_15-2/dipa-ma-cuoc-doi-va-di-huan.html

Tham khảo:

- Vidéo Dipa Ma visit to San Francisco with Joseph Goldstein 1980

http://www.youtube.com/watch?v=3LKrKWI7b54

-Chú giải về P’HOWA. Tác giả Chagdud Khadro- Dịch giả Cư sĩ Nguyên Giác

http://hoavouu.com/D_1-2_2-242_4-20660_5-30_6-1_17-40_14-2_15-2/chu-giai-ve-p-howa.html

 -Nguyễn Thượng Chánh

 *Bình thản trong tỉnh thức

http://hoavouu.com/D_1-2_2-86_4-20694_5-150_6-4_17-615_14-1_15-2/binh-than-trong-tinh-thuc.html

 *Vô ngã

http://hoavouu.com/D_1-2_2-86_4-20695_5-150_6-1_17-615_14-1_15-2/vo-nga.html

Montreal, Dec26, 2011

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31983)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 35147)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43944)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53186)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 24987)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38126)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24903)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21959)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21191)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 28022)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39243)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25660)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14129)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8626)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30659)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38119)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20185)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15579)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38766)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13356)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17599)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12443)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13858)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13029)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12915)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14203)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21127)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13912)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17102)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12665)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30776)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14680)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13085)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20317)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant