Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tri Kiến Phi Kiến

08 Tháng Mười Một 201506:28(Xem: 11911)
Tri Kiến Phi Kiến

TRI KIẾN PHI KIẾN
The Knowledge beyond Worldly Knowledge

Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn
Thánh Tri dịch từ Việt sang Anh

 
Tri Kiến Phi Kiến

Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?

Chính cái tình thức của ta bị chia chẻ manh mún bởi sự lộng hành vô độ của dục ái, đã đẩy đưa ta lang thang từ vạn kiếp luân hồi với bao khổ lụy bi ai. Ta cứ mãi than thân trách phận, hoặc ngậm buồn nuốt hận rồi đổ lỗi cho Đấng tối cao tạo ra kiếp người cùng khổ, hoặc phó thác cho số mệnh trời định bất công, hoặc trách cứ xã hội phân chia giai cấp một cách tàn nhẫn!

Chính lưới tà kiến mà ta và người đã dựng xây từ vạn kỷ, tạo nên những sợi dây oan nghiệt trói chặt ta và đồng loại vào chốn đau thương.

Ta dựng lên Tôn giáo này, Triết thuyết nọ, Chủ nghĩa kia để rồi dẫn đến luận tranh, bạo hành, tương tàn tương sát lẫn nhau.

Giá như có một Đấng tối cao anh minh, thì sao Ngài lại ngớ ngẩn tạo nên bao nổi thống khổ cho thế gian nầy?

Nếu có một triết thuyết tuyệt hảo thì sao không làm kim chỉ nam thực dụng cho loài người thoát vòng khổ lụy bi ai?

Phải chăng những mớ luận thuyết ấy chỉ là sản phẩm giả lập của tâm thức cá nhân, hay tâm thức cộng động của một nhóm người, một sắc tộc, một quốc gia, một niềm tin tôn giáo hay một hệ thống chủ nghĩa chính trị?

Và nếu tâm thức ấy mang tính nhân bản, thì ít ra cũng đem lại sự bình ổn, sự hiểu biếtthương yêu chân thật nhằm hạnh phúc hóa cuộc sống nhân sanh mới phải?

Ai lại nhẫn tâm đè đầu cỡi cổ, đặt ách thống trị, hoặc sát phạt họ vì họ không chịu mang cùng một nhãn hiệu với mình?

nếu thế, thì các tôn giáo, các chủ thuyết, chủ nghĩa ấy có giá trị gì trong cuộc sống thực hữu của nhân sinh?

Trong khi tính nhân bản thì không cần danh xưng, chẳng có nhãn hiệu gì cả, mà chỉ cần “Thương người như thể thương thân” là đủ.

Nếu mình thương người vì họ cùng một tôn giáo, cùng một tín ngưỡng với mình, thì ra mình thương tôn giáo mình chứ đâu phải là thương người?

Nếu mình thương người vì họ cùng một màu da, cùng một sắc tộc với mình, thì ra mình thương sắc tộc của mình chứ đâu phải là thương người?

Nếu mình thương người vì họ cùng một chí hướng, cùng một chủ nghĩa với mình thì ra mình thương ý thức hệ của mình chứ đâu phải là thương người?

Chính vì những lẽ trên, nên người ta dễ đi đến cực đoan, tạo tiền đề ngăn cách giữa người và người, giữa tôn giáo nầy với tôn giáo nọ, giữa sắc tộc nầy với những sắc tộc khác, giữa quốc gia nầy với quốc gia nọ, giữa hệ thống chủ nghĩa chính trị nầy với những hệ thống chủ nghĩa chính trị khác.

Trong khi “Không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn, và trong dòng máu cùng đỏ như nhau”. Trân trọng thay lời nói ấy!

Cố chấp vào một quan điểm, vào một nhận thức, vào một luận thuyết mang tính chủ quan cục bộ của dòng thức, tạo nên những kiến thủ cực đoan ngăn đường bít lối ta đi đến chân lý.

Vì vậy, mở rộng tâm hồn đón gió muôn phương, nhằm đem lại tươi mát, bình ổn và an lạc cho mình và tha nhân là rất cần thiết. Song, mọi ý hướng đi tìm chân lý bởi thứ tình thức mang tính chủ quan, thì chẳng khác nào kẻ mù bị lạc vào rừng rậm, thật khó mà tìm ra lối trở về nhà.

Những mớ định kiến mà ta mang theo, nó tạo nên những uy lực đè nặng tâm hồn và phân hóa thực tại. Trong khi, chân tướng của vạn hữu là bản thế sống động bao hàm, luôn luôn vận hành một cách lung linh mầu nhiệm.

Nếu tự quán sát tâm theo khuôn mẫu của ký ức đã chết cứng tự bao giờ, thì vô tình ta đã quay lưng sấp mặt, bỏ qua thực tại với những uyên nguyên của nó. Trong khi, ta chỉ cần rỗng rang mọi sự, thì tâm ta được giải phóng, thông lưu và vô nhiểm. Ta thấy lại con người thật xưa nay của chính mình một cách chân xác như nó đang là, mà không bị một định kiến nào, một ý thức phân biệt nào can dự vào làm cho sai lạc.

Dùng mọi phương cách để theo dõi tâm, nhận dạng tâm, hướng dẫn tâm, điều phục tâm chỉ là cách chế ngự ý, an lập ý của Nhị thừa bởi người kiểm duyệt và kẻ bị kiểm duyệt. Trong khi, người kiểm duyệt và kẻ bị kiểm duyệt cũng chỉ là tâm.

Song, “Tâm không thể nắm bắt từ bên ngoài, từ bên trong hay ở giữa. Tâm vô hướng, vô niệm, không có chỗ sở y, không nơi chốn quy túc. Các đức Phật không thấy tâm trong thì quá khứ, trong hiện tại hoặc ở tương lai” (Kinh Phật).

Cái mà chư Phật không thấy thì làm sao mà quán niệm được. Nếu có quán niệm, thì chẳng qua là sự quán niệm về những vọng tưởng sinh diệt của các đối tượng tâm ý … v.v… Một lưỡi gươm không thể tự cắt nó. Một ngón tay không thể tự sợ mó nó. Tâm không thể quán tâm.

Trong khi ấy, mọi thứ tích tập từ vô lượng kiếp đến nay, nó chỉ là những sản phẩm vay mượn của tiền nhân; cái mà người xưa gọi là “Đồ ói mửa của Thánh nhân”. Hãy quên đi tất cả mọi tư niệm, mà chính nó đã tạo nên những tràng hí luận hỗn man, dẫn ta về rối rắm. Quên đi cả những gì đang nói và quên luôn cả cái quên, thì cánh của chân lý tức thời rộng mở. Những pháp môn được dựng lập bởi dòng thức chỉ tạo thêm vòng lẫn quẩn bởi chính công họa sư tâm ý và vẫn bị giam hãm trong cái rọ tư tưởng ngàn đời, chẳng khác nào kiến bò quanh miệng chén mãi tìm lối nhưng không thể thoát ra.

Đem tâm tìm tâm hay đem tâm quán tâm, thì chẳng khác nào muốn tránh cái bóng mà lại đứng giữa ánh nắng mặt trời. Chẳng biết đó chỉ là “Đầu mọc thêm đầu, tuyết rắc thêm sương” mà thôi.

Liễu ngộ chân lý không hạn cuộc bởi ngôn ngữ với mớ kiến thức vay mượn từ quá khứ, rồi đặt để cho hiện tại, hay dự phóng về tương lai.

Cái thấy biết chân thật nó siêu vượt khỏi tầm đối đãi của Nhị Nguyên. Hành vô hành là lộ trình không tên gọi. Khi rễ vọng tâm không đất nương tựa thì vòng luân hồi vào chốn vô sinh. Khi mặt trời lên thì đêm đen lui bóng. Đừng cho chi cũng chẳng nhận gì. Thử tìm xem là gì?

Tri Kiến Phi Kiến
The Knowledge beyond Worldly Knowledge
 

Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn
Thánh Tri dịch từ Việt sang Anh

 

Is it true that life school is a place of competition of worldly fame and benefit or is it actually the root of greedy desire within our heart is the main motive that generate all life troubles?

It is our misleading mind (deluded consciousness) that being divided into many tiny pieces due to the over usurpation of love desire (love inspired by desire through the five senses). It has forced us drifting purposelessly from eons of life cycles of birth and death with countless sorrows and sufferings. We constantly keep blaming ourselves and our destinies, or silently and painfully swallowing our own sufferings then blaming the Creator for creating humans and their suffering lives, or desperately leave their suffering lives to God’s will hands, or blaming the society for creating and dividing the unjust social classes cruelly!

It is the net of wrong views that we and others have built from eons, which created the strings of karmic actions that bind us and our fellow beings into the suffering world.

We create this Religion, that Philosophy, and other Doctrines that lead us into endless argument, violence, and destroy and killing each other.

Suppose that there is a Supreme and Clear-Sighted Being (God), then why did He stupefyingly create all such sorrows and sufferings in this world?

If there is a perfect philosophical doctrine, then why would it not be used as a pragmatic magnetic needle that guides human beings to be free from all their miseries and sufferings?

Is it true that those philosophical doctrines are just the falsely established products of the individual mental perception (intuitive cognition, misleading mind, deluded consciousness), or the mental perception of a community of a group of people, a race, a country, a religious belief, or a system of political doctrine?

And if that mental perception carries a humanistic view, then at least it would truly bring the genuine peace, understanding, and compassion to transform human life and existence happily?

Who can be heartless and cruel to suppress, dominate, punish, and kill someone who does not share or carry the same label as us?

And if so, then how could any of the religions, philosophies, and doctrines have any value at all in the real existence of humankind?

Meanwhile, the nature of humanity does not need any appellation or any label but simply just “love others as yourself” is sufficient.

If we love others because they have the same religion and the same spiritual faith with us, then isn’t it true that we simply just love our religion and not the people?

If we love others because they have the same skin color and the same race with us, then isn’t it true that we simply just love our race and not the people?

If we love others because they have the same view or sense of purpose and the same doctrine with us, then isn’t it true that we simply just love our ideology and not the people?

Because of the reasons above, people easily march to the extreme, create separate premises between human and human, between this religion and that religion, this race and that race, this country and that country, and this political system and that political system.

Meanwhile, “There are no social classes in the same tears having equally salty taste and in the same blood that equally red”. What a great and admirable saying that is!

Stubbornly attach to a common view, a perception, and a doctrine that carries limited and subjective understanding of the deluded consciousness would create an extreme conservative view that hinders and blocks our path to the truth.

Therefore, it is essential to open our heart and mind to welcome the winds from all directions, that bringing freshness, peace and happiness to ourselves and others. However, all intentional tendencies from the deluded consciousness to find the truth with subjectivity are just like a blind person who is lost in the thick jungle; thus, it is really difficult to find a way home.

All pre-conceived perceptions that we have carried with us can only create heavy power pressuring our heart and mind, and divide the reality. Meanwhile, the true nature of all existences is the living and encompassing essence that constantly performing magnificently and miraculously. 

If self-contemplating (through meditation) our mind according to the criteria of our long-time stone-dead memories, then unintentionally we have turned to our backs and lied upside down, misses the reality with its deep and original natures. Meanwhile, we can just simply empty everything from our mind then we can be liberated, water-clear, and purified. Only then, we can see our own true selves or nature truthfully and exactly as it is without being distorted by any pre-conceived conception, any discriminate mind (consciousness) that implicates to make it diverge wrongly.

Using every ways and means to observe, recognize, guide, and control the mind is the Two Vehicles (śrāvaka and pratyekabuddha) or Theravada’s way to subdue and settle the mind down temporarily due to the observer and the ones being observed.  Meanwhile, the observer and the ones being observed are both simply just the mind itself.

However, “The Mind cannot be grasped from the outside, from the inside or from the middle. The Mind itself has to form, no perception, no dependence, and no residence. All Buddhas do not see the Mind in the past, in the present or in the future” (Buddha’s Sutra).

How could we contemplate the thing that Buddhas cannot even visualize? If we can contemplate, then that is just the contemplation about the delusions, mental objects, and etc… that come and go from our misleading mind. A sword cannot cut itself. A finger cannot touch itself. Mind cannot contemplate or visualize itself.

Meanwhile, all the things that we have been accumulated from eons of lives are just the products being borrowed from the people before us or in the past; which the people in the past called “The vomited stuffs of the Saints”. Let’s forget all the intuitive and self perceptions, which themselves have created a series of misty and useless arguments taking us into the complicated and confusing entanglement.  Let’s also forget all of what being said and even forget the forget itself. Only then, the door to the truth can immediately be opened widely and openly. All the Dharma Teachings formed by the misleading mind just creates more circles of wandering thoughts by human mental architect; that will always be imprisoned in the ever existing trap of thoughts, just like an ant crawling on the circling mouth of a bowl looking for a way out but couldn’t.

Using the mind to find the mind or use the mind to contemplate the mind is no different than trying to avoid one’s shadow while standing under the shining sun. One doesn’t understand that it is just “A head grows more heads on top, snow receives more frosty snow.”

Enlightening the truth is not limited by the words and language of knowledge borrowed from the past, applied to the present and planned for the future.

The truth and enlightened knowledge (or wisdom) is way beyond the worldly knowledge of duality (of two sides). Doing without doing is a path without name. When the roots of misleading mind (deluded consciousness) has nowhere to attach to, then the cycle of Samsara will come into the No-Birth. When the sun rises, then the dark recesses. What is it when we give nothing and receive nothing? What IS IT?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10121)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
(Xem: 20424)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 11660)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
(Xem: 46727)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12100)
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạn trầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệm đau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11751)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt độnghệ thống kinh mạch bên trong não bộ... Nguyên tác: Marc Kaufman; Trần Như Mai dịch
(Xem: 17865)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10164)
"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền." Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 17779)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 18189)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 17049)
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
(Xem: 11490)
Tinh yếu của thiền trước tiên là quay cái nhìn vào bên trong tự thể. Muốn như thế chúng ta cần phải biết sử dụng 3 phương tiện...
(Xem: 11653)
Thiền Và Chỉ Quán - Nguyên tác: Thiên Thai Trí Khải, Paul L. Swanson biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
(Xem: 19755)
Pháp bản như vô pháp, Phi hữu diệc phi vô, Nhược nhân tri thử pháp, Chúng sanh dữ Phật đồng... Thiền sư Huệ Sinh
(Xem: 7170)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
(Xem: 9183)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ”
(Xem: 14880)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạcgiải thoát...
(Xem: 18668)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
(Xem: 15280)
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xa thanh tịnh.
(Xem: 17317)
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
(Xem: 29781)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31560)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 32826)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 30831)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 32608)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39370)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40472)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 50161)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 16062)
Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
(Xem: 25466)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
(Xem: 17813)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận chớ không nhất thiết chỉ có Đạt Ma tông... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 33332)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 39655)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 44016)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 23075)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữ và Đạt tâm... Thích Giác Nguyên
(Xem: 44099)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42918)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44428)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 39212)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 19260)
Bài tụng giảng về tất cả các pháp đều phát xuất từ một Nguồn (Source), cũng như cành, lá, hoa, trái của một cây đều từ một gốc mà ra.
(Xem: 35676)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 24220)
Chúng ta ai cũng có tánh Phật nhưng chưa phải Phật quả. Phật tánh không rời mình, nhưng ta còn mê, còn quên nên làm chúng sanh.
(Xem: 20408)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
(Xem: 19002)
Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánhgiải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
(Xem: 18944)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
(Xem: 19323)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn TạngNiết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
(Xem: 20334)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
(Xem: 15581)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 36322)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 20290)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 31536)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15943)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 35939)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 34384)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19486)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18949)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22942)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20193)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18370)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19844)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant