Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 16: Những gì cho bạn

26 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 8238)
Chương 16: Những gì cho bạn

CHÁNH NIỆM CƠ BẢN

Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình

Chương 16: Những gì cho bạn

Bạn có thể kỳ vọng những ích lợi nào đó từ tu thiền. Những thứ có được vào giai đoạn ban đầu có thể là rất buồn tẻ và thực dụng; những giai đoạn kế tiếp thì thâm sâusiêu việt hơn. Chúng nối tiếp nhau từ dạng đơn giản nhất cho tới vĩ đại nhất. Chúng tôi sẽ trưng bài ra đây vài điều, nhưng rốt ráo nhất vẫn là sự kinh nghiệm của chính bạn có được.

Những thứ này chúng ta thường hay gọi là chướng ngại hay sự ô nhiễm, nó còn tệ hại hơn những trạng thái tâm khó chịu. Chúng thường hay biểu lộ qua sự biểu hiện của tự ngã. Thực chất của bản ngãcảm giác phân cách rõ nét — sự nhận thức về khoảng cách giữa cái mà chúng ta gọi là “ta” và “không phải ta.” Tri giác này bị chặn đứng chỉ khi nào bị kiểm tra liên tục và vì có những chướng ngại này nên sự kiểm tra kia được lập nên.

Tham muốn và khát khao là sự mưu tính để chiếm hữu những gì đó cho “tôi”; Ghét bỏ và sự ác cảm là mưu đồ “tôi” phải tránh xa những thứ đó. Tất cả những ô nhiễm kia tùy thuộc vào sự nhận thức của cái hàng rào giữa bản ngã với người khác, và toàn bộ những thứ đó nuôi dưỡng cho sự nhận biết mỗi khi chúng bị rèn luyện. Chánh niệm nhận thức ra sự vật một cách sâu xa với nét trong sáng rõ ràng. Nó mang sự chú tâm của chúng ta tới gốc rễ của ô nhiễm và phơi bày ra những cấu trúc cơ bản nhất. Chánh niệm cũng nhìn thấy thành quảảnh hưởng của hậu quả này xảy ra cho chúng ta. Nó không bao giờ bị lường gạt. Một khi đã thấy một cách rõ ràng những gì là lòng ham muốn, và sự tổn hạimang đến cho chúng ta ra sao, rồi bạn sẽ tự nhiên không còn muốn dính mắc vào chúng nữa. Một em bé bị bỏng tay khi chạm cái lò nóng, bạn không phải kêu nó rút tay về, nó tự nhiên làm thế mà không cần suy nghĩ hay quyết định gì cả. Những hành động phản xạ vốn có trong hệ thần kinh dành cho mục đích như thế, và nó hoạt động nhanh hơn tư tưởng. Vào lúc đứa bé cảm nhận hơi nóng thì đã khóc lên, và cánh tay thì đã rục về rồi. Chánh niệm làm việc cũng tương tự như thế: không ngôn từ, tức khắc và hiệu quả hoàn toàn. Chánh niệm rõ ràng sẽ kìm hãm không cho những chướng ngại phát triển; liên tục chánh niệm có khả năng dập tắt chúng. Vì vậy, chánh niệm chân chính được gầy dựng, những bức tường bản ngã rồi sẽ bị sụp đổ, tham vọng bị tàn phá, thế phòng thủ và sự khắc khe giảm bớt, bạn trở nên cởi mở hơn, dễ chấp nhận hơn, và dễ thích ứng hơn. Đây cũng là cách bạn học chia xẻ lòng từ của mình.

Theo truyền thống, các bậc cổ đức miễn cưỡng nói về sự tồn tại tối hậu của kiếp người. Nhưng những ai sẵn lòng thiết tha thì nói rằng sự thực rốt ráo hay Phật tánh thì trong sáng, thánh thiện và vốn thanh tịnh. Chỉ lý do duy nhấtđời sống khác hẳn đi là kinh nghiệm được cái sự thật tối hậu đang bị che giấu đó, nó bị ém chặt như nước bị nhốt phía sau cái đập. Chướng ngại là những viên gạch dùng để xây nên cái đập. Khi nào chánh niệm làm hòa tan những viên gạch, khoét lỗ xuyên qua cái đập, rồi thì niềm vui của lòng bi mẫn và sự cảm thông lan tràn mênh mông. Bao giờ chánh niệm miên mật, thì đời sống của bạn cũng đổi thay, dòng kinh nghiệm sống dậy mãnh liệt, cảm giác hòa cùng ý thức, mọi thứ trở nên rõ ràng và tỉ mỉ, không còn mất chú tâm cho những nỗi ưu tư. Chánh niệm trở thành một chủ thể nhận biết liên tục không gián đoạn.

Mỗi phút giây đi qua biệt lập như một đơn vị; những khoảng thời gian không còn trộn lẫn vào nhau trong một trạng thái lu mờ. Không có gì bị che đậy hay bị ám thị, không kinh nghiệm nào được xem như là “thông thường” nữa. Mỗi một sự thể đều tỏa sáng và đặc biệt như nhau. Bạn cố tránh để khỏi phải phân loại kinh nghiệm của mình qua kẽ hở của tâm. Sự miêu tảdiễn dịch bị dẹp bỏ qua một bên và mỗi phút giây thời gian thì được tự lên tiếng (nói pháp.) Bạn lúc ấy mới thật sự nghe được những gì nó muốn nói, và nghe nó như là lần đầu trong đời được nghe. Khi sự tu tập trở nên có ảnh hưởng mạnh thì nó cũng trở thành cố định, bạn quan sát một cách liên tục với sự tỉnh giác đơn thuần cả hai cùng một lúc, hơi thở và mỗi hiện tượng tâm. Bạn cảm thấy sự thăng bằng tăng cao như có điểm tựa cố định vào kinh nghiệm đơn thuần, bình thường về từng phút giây của đời sống.

Một khi tâm không còn bị điều khiển bởi tư tưởng, nó trở nên trong sáng, tỉnh táobình an trong sự tỉnh giác đơn giản hoàn toàn. Sự tỉnh giác này không thể diễn tả một cách thích đáng được vì ngôn từ vốn bị hạn chế, mà chỉ có thể kinh nghiệm mà thôi. Hơi thở dừng lại mà chỉ còn là sự thở; nó không còn bị giới hạn vào sự cố định và những khái niệm quen thuộc mà bạn đã từng dựa vào. Bạn không còn thấy nó như là sự tiếp nối của hít vàothở ra nữa; nó không còn là một kinh nghiệm nhỏ bé và buồn tẻ, mà trở thành một tiến trình sống động, luôn thay đổi, và quyến rũ. Nó không còn là những thứ chiếm thời gian; nó chính là bản chất của phút giây hiện tại. Thời gian bấy giờ mới là một khái niệm chứ không phải là kinh nghiệm thực tại nữa.

Sự tỉnh giác đơn giản, sơ đẳng này tước bỏ tất cả phần chi tiết phụ trợ, trói buộc vào dòng sống của hiện tại và được đóng dấu bởi sự thật đang phơi bày ra cho thấy. Bạn tuyệt đối biết rằng đây là sự thật, thật hơn bất cứ gì mà bạn đã kinh nghiệm qua trước kia. Một khi có được sự nhận thức này với sự tin chắc tuyệt đối, bạn có được một lợi điểm mới, một tiêu chuẩn mới để đo lường tất cả kinh nghiệm của mình. Theo sau sự nhận biết này, hoặc là bạn thấy rõ ràng những phút giây này khi thể nhập vào từng hiện tượng, hay là làm xáo trộn nó bằng thái độ của tâm. Bạn nhận thấy mình đang vặn méo sự thật với sự bình luận trong đầu, với những hình ảnh cũ rích, và quan điểm cá nhân. Bạn biết mình đang làm gì, và làm nó lúc nào. Bạn trở nên nhạy bén hơn về phương cách mà mình đã bỏ lỡ sự thật, và rồi chuyển sang những đối tượng nhận thức đơn giản mà không bị thêm bớt gì cả. Bạn trở nên một người rất có hiểu biết. Từ lợi điểm, tất cả trở nên tỏ tường. Bạn quan sát một cách chánh niệm hơi thở không ngừng sinh khởihoại diệt; theo dõi dòng cảm giác vô cùng tận của thân và sự chuyển động; đọc lướt qua sự tiếp nối nhanh nhẹn của tư tưởngcảm giác, phát hiện cái nhịp điệu vọng lại từ dòng thời gian đều đặn. Trong giữa cơn chuyển động vô cùng này, không có người quan sát mà chỉ có sự quan sát mà thôi.

Trong trạng thái của sự hiểu biết này, không còn gì là tương đồng giữa hai phút giây kế tiếp nhau. Mọi thứ rõ là đang trong sự biến đổi liên tục. Tất cả được sinh ra, phát triển, và hoại diệt đi, không có gì là ngoại lệ cả. Bạn bừng tỉnh trước sự thay đổi không ngừng của cuộc đời mình. Nhìn chung quanh và thấy mọi thứ đều nằm trong dòng chảy, tất cả, tất cả. Tất cả trổi lên rồi rụng xuống, mạnh lên rồi giảm bớt, xuất hiện để rồi phai tàn. Tất cả mọi đời sống, từng chút một, từ cực tiểu cho đến những thứ lớn hơn, vĩ đại hơn như là Ấn độ dương, đều đang ở trong sự biến chuyển vô tận. Bạn hiểu biết ra cả vũ trụ này như là một dòng sông kinh nghiệm khổng lồ mà thôi. Niềm vui sướng to lớn có được từ sự chiếm hữu đã lẫn tránh mất dạng và cả cái cuộc đời của bạn mới đây cũng thế. Nhưng sự biến đổi vô thường này không phải là cái lý do cho nỗi sầu khổ. Bạn đứng đó lấy làm sững sờ, liếc nhìn những hoạt động liên tiếp diễn ra và đáp lại chúng bằng niềm hân hoan kỳ lạ. Tất cả đang di chuyển, nhảy múa, và đầy sức sống.

Trong khi tiếp tục quan sát những biến đổi này và thấy ra tất cả liên hệ với nhau ra sao, bạn trở nên thích thú về sự quan hệ thân thiết của tất cả trạng thái tâm, cảm giác, và niềm xúc động. Bạn ngắm xem một tư tưởng dẫn đến tư tưởng kế tiếp, thấy sự hoại diệt để đưa đến sự phát sinh những phản ứng tình cảm, và cảm giác, dẫn đến nguyên nhân tạo ra sự nảy sinh cho nhiều tư tưởng kế tiếp. Hành động, tư duy, cảm giác, ham muốn — bạn thấy hết cả, liên quan chằng chịt lại với nhau trong một tấm vải tinh vi, mịn màng của Nhân và Quả. Bạn theo dõi những kinh nghiệm dễ chịu nổi lên và rụng xuống để thấy rằng chúng không bao giờ bền vững; quan sát cơn đau đến mà không có lời mời gọi và thấy mình lăn lộn một cách lo âu để tìm cách quăng liệng nó đi, mà vẫn không thành công theo ý muốn. Tất cả xảy ra hết lần này sang lần khác, khi bạn đứng bên kia lề đường trong êm lặng để ngắm nhìn xem tất cả diễn biến ra sao.

Bên ngoài cái phòng thí nghiệm sống động này, là phần kết luận nội tâm không thể bắt bẻ được. Bạn thấy cuộc đời mình đã bị đóng dấu bởi sự thất vọng và chán nản, và cũng thấy rõ rồi nguồn gốc của nó. Những phản ứng phát sinh vì sự thiếu khả năng (nếu không muốn nói là bất lực) của mình để hầu mong có được những gì bạn muốn, sự lo sợ mất đi những gì bạn đang có và cái thói quen không bao giờ thấy đủ của mình. Những thứ này không còn là lý thuyết khái niệm nữa — bạn đã tự thấy và biết những điều đó là thật. Bạn cũng nhận biết nỗi sợ hãi của mình, sự bất an ninh cơ bản nhất khi đối diện với vấn đề sinh tử. Nó là sự căng thẳng hằn sâu đến tận gốc rễ của tư duy và tạo ra bao khó khăn cho đời sống. Bạn theo dõi xem mình đang sờ soạng trong lo âu về mọi thứ, nắm bắt nhiều thứ mà trong lòng đầy sợ hãi, giữ chặt vào tất cả trong khi chúng đang tuông khỏi bàn tay giống như cát luồn qua kẽ các ngón tay. Bạn thấy ra rằng không có một thứ gì có thể là điểm tựa bền vững, không có gì mà không thay đổi.

Bạn thấy được nỗi đau gây ra do sự mất mát và buồn khổ, quan sát mình bị đàn áp để điều chỉnh theo sự phát triển của cơn đau từng ngày trong đời sống của mình. Bạn làm chứng nhân cho sự căng thẳngxung đột vốn có trong quá trình của đời sống và cái bộ mặt đạo đức giả thật sự của chính mình khi tỏ ra ân cần trong ngày. Bạn theo dõi tiến trình của cơn đau, bệnh tật, già yếu, và cái chết. Bạn lấy làm kinh ngạc rằng, tất cả những thứ kinh tởm này thì không có gì là đáng sợ cả, chúng đơn giản chỉ một bộ phận của đời sống mà thôi.

Trải qua sự nghiên cứu xuyên suốt này về những lãnh vực tiêu cực của đời sống, bạn trở nên quen thuộc sâu xa với Khổ đau, một trạng thái bất toại nguyện của muôn loài. Bạn bắt đầu hiểu biết Khổ đau ở mọi tầng cấp của đời sống, từ vi mô cho tới vi tế nhất. Thấy tiến trình khổ đau không thể tránh khỏi đi theo sự dính mắc. Ngay sau khi bạn nắm bắt một thứ gì thì đau khổ theo lập tức không thể nào tránh. Một khi đã trở nên quen thuộc với toàn thể động cơ của tham muốn, bạn sẽ trở nên nhạy bén với nó. Bạn thấy nơi nó khởi sinh, thời khắcxuất hiện, và ảnh hưởng ra sao tới bạn. Hãy theo dõihoạt động hết lần này sang lần khác, biểu hiện qua những giác quan, điều khiển tâm ta và biến ý thức thành nô lệ cho nó.

Giữa cơn kinh nghiệm dễ chịu, bạn theo dõi cơn khát vọng của mình và sự luyến chấp xảy ra. Ngay khi kinh nghiệm khó chịu đang lên, hãy quan sát sức mạnh của sự kháng cự hình thành. Đừng ngăn cản những hiện tượng này, mà chỉ theo dõi chúng, thấy chúng như là rác rưỡi của tư tưởng loài người. Bạn khám xét ra rằng thứ mà ta gọi là “tôi”, chỉ là một thân thể vật lý và bạn đã lập ra một định danh cho mình, chỉ là một cái túi da bao bọc bộ xương mà thôi. Khám xét xa hơn, bạn thấy ra cách cư xử của tất cả các hiện tượng như là tình cảm, khuôn mẫu của tư tưởngquan niệm, để rồi nhìn ra cái chiêu bài bản ngã được dán dính vào từng cái một. Bạn quan sát thấy mình thật đã điên cuồng vì luôn luôn muốn chiếm hữu, bảo vệ, và đề phòng bị mất đi những thứ rỗng tuếch này. Bạn đã không ngừng lục lạo một cách điên cuồng những thứ này — vật chất, cảm giác sinh lý, đam mê và tình cảm — một cách không mệt mõi. Tất cả những thứ đó cuốn xoáy lấy bạn, khiến cho bạn chui vào những xó xỉnh, lùng kiếm không ngừng để phụng sự cho cái “tôi.”

Bạn không thấy gì cả. Trong tất cả những khối sưu tầm có được trong suốt khoảng đời vật lộn không ngừng nghĩ kia, bạn có thể thấy ra chúng được đánh đổi bằng vô số mánh khóe, mưu đồ vô nhân tính. Nhưng lại không thấy một cái ngã cố định; tất cả chỉ là tiến trình. Bạn có thể thấy tư tưởng nhưng không có người suy nghĩ, có thể thấy cảm xúc, ham muốn nhưng không có người muốn. Bản chất của cái nhà thì trống rỗng, và không có ai ở trong đó cả.

Toàn thể nhân sinh quan về tự ngã của bạn bị thay đổi hoàn toàn ở phút giây này. Bạn bắt đầu nhìn mình như là một nhiếp ảnh gia. Khi nhìn một tấm ảnh bằng đôi mắt trần thì bạn thấy một hình ảnh rõ ràng, nhưng khi nhìn qua kính phóng đại thì tấm ảnh kia chỉ là một cấu hình phức tạp bởi nhiều dấu chấm. Tương tự như thế, dưới cái nhìn xuyên thấu của chánh niệm, cái cảm giác tự ngã, cái “Ta” hay “là” bất kỳ gì, đều bị mất cơ sở và bị phân hóa. Để rồi đi đến một điểm là trong trí tuệ thực chứng, nơi mà ba sự thật rốt ráoVô thường, Bất toại nguyện, và Vô ngã — có tác động mãnh liệt nhất để tiêu diệt khái niệm tương đối. Bạn kinh nghiệm được rõ ràng tính vô thường của đời sống, nỗi khổ đau của kiếp sống, và sự thật của vô ngã. Những đặt tính này trở nên quá sinh động làm cho bạn chợt thức tỉnh đối với sự vô nghĩa của khát vọng, luyến chấp, và phản kháng. Trong phút giây giác ngộ này, ý thức của bạn bị biến đổi. Cái ngã bị tan rã, chỉ còn lại một hiện tượng vô ngã vĩnh hằng mà khái niệm tương đối không thể nào xâm phạm được. Khát vọng bị dập tắt và bạn không còn trĩu nặng nữa. Còn lại đây là một dòng sống tùy thuận, không có căng thẳng hay phản kháng. Bình an, hạnh phúc của Niết bàn vốn không sinh không diệt là đây.

  Hết 

Phân phối

Tựa đề: Chánh niệm cơ bản
Tác giả: Thiền sư H. Gunaratana Mahathera

Nhà Xuất bản: H. Gunaratana Mahathera
Bhavana Society

Rt. 1 Box 218-3

High View, WV 26808. USA

Xuất bản ngày: December 7, 1990
Phát hành ngày: April 1994

Bản quyền: Tiger Team Buddhist Information Network

(510) 268-0102 begin_of_the_skype_highlighting     (510) 268-0102  end_of_the_skype_highlighting * BodhiNet (72:1000/658)

Nhà xuất bản vẫn giữ mọi thẩm quyền của tác phẩm này và nay cho phép bản điện tử và quyền phân phối cho BodhiNet Democratic Buddhist Network. Quyển sách này có thể được phép tự do chép lại hay phân phối tiếp với điều kiện đính kèm sự thỏa thuận này mà không được bán dưới mọi hình thức. Nếu tác phẩm này được dùng để làm tài liệu mô phạm hay duyệt xét, người dùng cần phải báo cho nhà xuất bản biết trước.

Nếu bạn thấy tác phẩm này có giá trị, mọi sự biếu tặng tới tác giả hay nhà xuất bản xin chuyển tới địa chỉ sau để công việc này được tiếp tục và hữu hiệu.

BodhiNet
1920 Francisco St., Suite 112

Berkeley, CA 94709. USA

Tel. 510-540-6565 begin_of_the_skype_highlighting     510-540-6565  end_of_the_skype_highlighting

510-268-0102 begin_of_the_skype_highlighting     510-268-0102  end_of_the_skype_highlighting Modem (via Tiger Team)

Chân thành cảm ơn dịch gỉa đã gửi tặng TVHS phiên bản vi tính điện tử quyển sách này.


Tel. 510-540-6565 begin_of_the_skype_highlighting     510-540-6565  end_of_the_skype_highlighting
510-268-0102 begin_of_the_skype_highlighting     510-268-0102  end_of_the_skype_highlighting Modem (via Tiger Team)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 35309)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 31980)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 35131)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43931)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53181)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 24978)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38123)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24896)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21950)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21188)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 28014)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39242)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25646)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14124)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8614)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30652)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38113)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20182)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15574)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38765)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13353)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17594)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12440)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13858)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13027)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12913)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14199)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21126)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13908)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17100)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12663)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30765)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14677)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13083)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20316)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant