Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Xuân Đến Chúc Nhau Phát Tài

19 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10666)
Xuân Đến Chúc Nhau Phát Tài


Cứ mỗi độ xuân về Tết đến gặp gỡ nhau người ta hay chúc mừng “năm mới phát tài”. Ðiều đó cũng có nghĩa bạn đang được cầu chúc thọ hưởng một đời sống giàu có phồn vinh hạnh phúc.

Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại, tiến tới thiết lập một đời sống an bình nội tại, là một tâm lý thường tình. Vấn đề đặt ra là cần thực thi phương thức làm giàu như thế nào và sử dụng tài sản do giàu có đem lại ra sau để đúng với chánh pháp

Câu chuyện Thế Tôn dạy cho gia chủ Anathapindika ở xứ Savathi, tại Jetavana, chúng ta thấy Ðức Phật đã trình bày diễn giải cho gia chủ này về năm lý do để gây dựng tài sản, thực thi đời sống an lạchạnh phúc (1). 

1 . Lý do làm giàu thứ nhất 

“Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra thâu được một cách hợp pháp - tự làm mình an lạc, hoan hỷ chơn chánh duy trì sự an lạc. Làm cho cha mẹ an lạc, hoan hỷ chơn chánh duy trì sự an lạc, làm cho vợ con, người phục vụ, các người làm cũng được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thứ nhất để gầy dựng tài sản”. 

Rõ ràng, Ðức Phật khuyến cáo hàng đệ tử tại gia muốn trở thành người giàu có, điều kiện đầu tiên và thiết yếu là phải nỗ lực tự thân bằng ý chí và hành động cụ thể. Hay nói một cách khác đi, tài sản bạn có được là phải do công ăn việc làm ổn định của chính mình đem lại bằng một nghề nghiệp chơn chánh (chánh nghiệp) để nuôi dưỡng thân mạng hợp pháp (chánh mạng). Chính những giá trị này sẽ làm cho đời sống vật chất của bạn trở nên đầy đủ, hoặc sung túc. Vấn đề đáng nói là phải sử dụng tiền bạc tài sản có được trong sự chi tiêu hàng ngày hợp lý để tự thân an lạc, hoan hỷ và người khác cũng hoan hỷ, an lạc. Tại đây, “người khác” mà bạn cần nghĩ đến đầu tiên là những người thân trong gia đình như cha mẹ, anh em, vợ con, người phục vụ, làm công để hỗ trợ, chia sẻ niềm vui do mình đem lại. Ðây là thái độ sống mang tinh thần hòa hợp, trách nhiệm giáo dục tự thân đối với gia đình, cha mẹ, anh em bà con quyến thuộc, người cộng sự lẫn người giúp việc. 

2. Lý do làm giàu thứ hai 

Phật dạy “Lại nữa, này gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Nó làm cho thân hữu bạn bè an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thư hai để gầy dựng tài sản”. 

Tiêu chí này được Ðức Phật đề cập cho hàng đệ tử tại gia là hướng đến bạn bè thân hữu. Sau khi thể hiện tấm lòng của mình đối với người thân, bạn cần thực tập đời sống hướng thiện là quan tâm đến người khác. Bằng hữu là đối tượng gần gũi thứ hai sau những người thân trong gia đình. Thực tế không ai lớn lên, trưởng thành, mà không có đôi lần nhờ vả bạn bè. Thực tếđời người ta nói: “Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”, cho nên khi trở thành người thành đạt trong xã hội, bạn phải biết chia sẻ niềm vui của mình đối với những bạn bè thân hữu đã từng hết lòng hết dạ giúp đỡ chúng ta

3. Lý do làm giàu thứ ba 

Phật dạy “Lại nữa, này gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Các tai họa từ hỏa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ kẻ thù hay từ các người thừa tự được chặn đứng và nó giữ tài sản được an toàn cho nó. Ðây là lý do thứ ba để gây dựng tài sản”. 

Với toàn bộ tài sản do tự mình làm ra, được tích lũy giàu có do công sức đem lại, hẳn nhiên bạn sẽ được an nhiên hưởng thọ, không có thái độ sợ hãi, lo âu. Các tai họa bên ngoài như lửa, nước, hoặc người khác không thể vô cớ phá hủy hay chiếm hữu tài sản của bạn. Tự mình làm ra của cải tài sản, thì tự mình sẽ biết gìn giữ tài sản, duy trì tài sản đúng với chánh pháp

4. Lý do làm giàu thứ tư 

Phật dạy “Lại nữa, này gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đỗ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp có thể làm năm hiến cúng - Hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho hương linh đã chết, hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư thiên. Ðây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản”. 

Ðiểm đáng chú ý ở lý do làm giàu này là Ðức Phật chỉ dạy cho hàng đệ tử tại gia thực tập đời sống hướng thượng. Sinh ra ở đời, mỗi người đều có vô số mối quan hệ, con người không thể sống một mình, mà phải sống với mọi người. Việc thực thi năm sự hiến cúng là thực thi nếp sống báo đáp tứ ân, hay nói một cách sâu xathực tập đời sống biết nghĩ đến “ân tình nghĩa cảm” giữa người còn kẻ mất trong cuộc sống vô thường luôn biến đổi.Trên hết, bạn là người thực tập hạnh xả ly, gieo phước lành cho chính mình và cho người khác. 

5. Lý do làm giàu thứ năm 

Phật dạy “Này gia chủ, đối với vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp, đối với các Sa môn Bà la môn nào ly kiêu mạn, ly phóng dật, an trú, nhẫn nhục nhu hòa, nhiếp phục tự mình, an tịnh tự mình, làm lắng dịu tự mình, đối với những Sa môn, Bà la môn như vậy, vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, đưa đến cảnh giới chư Thiên, được quả dị thục đưa đến cõi Trời. Ðây là lý do thứ năm gầy dựng tài sản”. 

Xem ra, đây là một những lý do cao đẹp để bạn có cơ hội thân cận gần gũi các vị thầy khả kính nhằm nghe pháp học pháp hành pháp. Từ đó, tự thân được an lạc ngay trong hiện tại, khi chết đi do công đức gieo phước lành mà được sanh vào thiện thú

Cuối cùng, điều đáng nói ở đây là Phật dạy: khi đã trở thành người giàu có, người thành đạt thì cần thực thi, cần thể hiện sự giàu có đó đúng như tâm nguyện, sở nguyện của mình đối với chánh pháp Như Lai từng tuyên thuyết. Có như vậy, khi tài sản bị hủy diệt, hoặc tăng trưởng thì cả hai phương diện này đều không bị dao động tâm, hay hối hận phiền não

“Này gia chủ, đối với Thánh đệ tử gầy dựng tài sản với năm lý do này, khi tài sản có được với năm lý do này nếu khi tài sản bị hoại diệt, nó suy nghĩ như sau: “các tài sản do những lý do để gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng. Nay các tài sản ấy của ta đi đến hoại diệt, nó không hối hận”. Này gia chủ, đối với vị Thánh đệ tử gầy dựng với năm lý do này, nếu tài sản ấy đi đến tăng trưởngsuy nghĩ như sau: “Các tài sản ấy của ta đi đến tăng trưởng”. Như vậy cả hai phương diện, nó không có hối hận”. 

Ðến đây mong rằng khát vọng làm giàu của bạn từng ấp ủ được hóa hiện giữa đời thường. Nhất là trong đời sống kinh tế thị trường này, mọi giá trị hầu như được quy chiếu vào giá trị vật chất. Vấn đề đặt ra là bạn phải biết chuyển hóa tâm thức sử dụng tài sản cũng như của cải vật chất phải đúng giáo pháp mới thiết lập trật tự ổn định đời sống hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người. Xem ra, đầu xuân “chúc nhau phát tài” là chúc nhau thành đạt trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực mà con người hằng mong muốn. Thực thi lời cầu chúc này là thực thi đời sống an lành hạnh phúc đúng như lời Phật dạy

“Tài sản được thọ hưởng 
Gia nhân được nuôi dưỡng 
Chính nhờ có tài sản 
Do ta tránh tai họa 
cúng dường tối thượng 
Làm năm loại hiến vật 
Dành cho bậc trì giới 
Bậc tự điều phạm hạnh 
Mục đích gì bậc trí 
Trú nha, cầu tài sản 
Mục đích ấy ta đạt 
Ðược làm không hối hận 
Người nào nhớ nghĩ vậy 
An trú trên thánh pháp 
Ðời này được tán thán 
Ðời sau được hoan hỉ 
Trên cảnh giới chư Thiên”. 

(1) Tham khảo kinh Tăng Chi, tập II, trang 50-51-52, Trường Cao cấp Phật học VN ấn hành.
 
Thích Phước Đạt
Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13097)
Từ chiều ba mươi, bàn thờ Phật ở mỗi nhà đã sạch sẽ, nhiều hoa tươi, trái cây; người nghèo chỉ cần thành kính dâng lên ly nước trong cũng khiến chư Phật hết lời khen ngợi... Nhụy Nguyên
(Xem: 11129)
Tết Nguyên Đánlễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới... Ngọc Nữ
(Xem: 12613)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu... Tịnh Thủy
(Xem: 11076)
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi... Hạnh Phương
(Xem: 31849)
Noi gương Hưng Đạo, Quang Trung, Chúng ta không thể mất vùng Hoàng Sa, Nam Quan Bản Dốc ngời ngời, Hao mòn một tất tội đời khó dung... Đào Chiêu Vọng
(Xem: 11731)
Tìm kiếm mùa xuân ở đâu xa, An lạc nào hơn xuân trong nhà, Hàm tiếu nụ cười Xuân Di Lặc, Hành nụ cười này, Xuân trong ta... Thích Viên Giác; TVG PhiLong
(Xem: 10582)
Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người... Nguyện san Chánh Pháp - Số Xuân 2014
(Xem: 10184)
Thi hào Vương Duy (701-761) cùng với Đỗ Phủ (712-770) và Lý Bạch (701-762) là ba thi nhân cự phách dưới triều đại của Đường Huyền Tông (685-762)... Hoang Phong
(Xem: 20573)
Hương quyện của đất trời, sắc màu của trần gian, hai bờ của phân ly, hai ngã của mê ngộ, một sự thảnh thơi nhẹ bước...
(Xem: 13845)
Phật tử nên tin sâu vào nhân quả, tin vào đạo lý vô thường, duyên sinh, huyễn mộng của các pháp... Thích Thông Huệ
(Xem: 15176)
Khác với Trung Quốc và một số quốc gia khác, rồng không hiện hữu nơi niềm tin của người Ấn... Nghiệp Đức
(Xem: 15353)
Nụ cười của Ngài cũng là sự thể hiện hai đức hạnh quý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc, an lạc.
(Xem: 12854)
Những lời thuyết giảng của vị sư già đã mang lại cho chị một tâm hồn phong phú, bén nhạy và nhiều yêu thương hơn.
(Xem: 15088)
Mùa xuân gần kề với niềm tin sức sống mới. Hãy tu để chuyển nghiệp! Đức Phật đã dạy như vậy! Bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể tu được...
(Xem: 14612)
Tôi thấy thầy trao cho Út Huy gói quà, thằng nhóc vừa đưa tay nhận lấy, thầy lại móc túi áo lấy ra một chai dầu nóng dúi vào tay nó. Xong, thầy xoa đầu nó âu yếm...
(Xem: 19932)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 20349)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 21661)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 27537)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20336)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 23091)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18930)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16363)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17978)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20992)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17402)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14503)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16065)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17532)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 22047)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15155)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13527)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14392)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15429)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 15043)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12744)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13402)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27447)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12570)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13246)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 12436)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15463)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12885)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12224)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13230)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21708)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11301)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 15133)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14971)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46243)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 11052)
Mùa xuân đang đến. Nhìn những bọt tuyết bay bay trong trời giá lạnh, tôi lại mường tượng đến những cánh hoa xuân rơi lả tả giữa một chiều mưa bão ở quê nhà.
(Xem: 13431)
Xuân về muôn vật xôn xao, rừng mai hé nụ ngạt ngào thiền hương.
(Xem: 20013)
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian.
(Xem: 14422)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
(Xem: 13556)
Rước một cành lộc xuân Bao niềm vui hớn hở Theo mẹ đi lễ chùa Một bài thơ vừa nở
(Xem: 13410)
Trở về quê có nghĩa là quay về với khung cảnh chứa đựng nhiều hình ảnh thuộc về kỷ niệm, những kỷ niệm ấu thơ, hồn nhiên, vô tư và vô lo.
(Xem: 13733)
Có lẽ tuổi ấu thơ vô tư vô lự, là độ tuổi đẹp nhất đời người. Vì thế, người xưa đã ưu ái dành tên gọi mùa xuân để chỉ thị độ tuổi ấy.
(Xem: 13209)
Càng xa cách càng nhớ nhung, càng cần thiết một khung cảnh quen thuộc để an ủi tâm hồn. Một ngôi chùa, một tinh xá, thiền viện để ngày cuối tuần trở về.
(Xem: 13070)
Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn.
(Xem: 13429)
Dàn trải nét hân hoan tươi mới khắp tận núi khe sông hồ, đâu đâu cũng thấy một màu xuân. Nếu để lòng buồn vui theo cảnh, đó gọi là khách của mùa Xuân...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant