Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ông Phật nhỏ

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 11668)
Ông Phật nhỏ

Kính thưa quí vị và các bạn,

Hướng dẫn Phật pháp cho các em Oanh Vũ và ngành Thiếu hôm nay khó khăn hơn ngày xưa rất nhiều, rồi hướng dẫn cho các em Oanh Vũ ở hải ngoại còn khó hơn cho các em ở trong nuớc vì trẻ em ở phương Tây được giáo dục hơi khác với Á Đông mình, tự do hơn, tự lập hơn, lý sự hơn, “ngang hàng với người lớn” hơn. Một em bé mới học lớp ba đã có thể nói với Mẹ rằng: từ hôm nay có nhiều điều Mẹ phải hỏi con chứ không phải là con phải hỏi Mẹ nữa [vì có nhiều danh từ về Thực vật học (Botanic) mà Mẹ không biết, không thể giúp em làm homework được!☺☺!!]… Thế mà các em Oanh Vũ của chúng ta còn chịu học Phật pháp, học Việt ngữ, v.v… nghe lời Anh Chị Truởng - phần đông trẻ tuổi hơn cha mẹ các em_ như thế là chúng ta đã may mắn lắm rồi!

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn cho một Anh Chị Trưởng dạy Phật pháp mà gặp những vấn đề có vẻ thần thoại, huyền thoại, huyền bí... nghĩa là khoa học chưa chứng minh được... không biết giảng nói làm sao cho các em hết thắc mắc, cho các em đừng hỏi “tại sao”, “tại sao” và… “tại sao” một cách bất tận! ☺☺!! Thế nhưng, có một bộ phim nhan đề là “Little Buddha” kể chuyện một vị Lat-ma (Lama Norbu) từ Nepal đến Mỹ để tìm hóa thân của sư phụ của Ông là Lama Dorje đã chết và báo mộng cho ông biết các dấu vết để đi tìm và chúng đã dẫn Ông đến cậu bé Jesse người Mỹ ở Seattle, con trai của một kiến trúc sư tên là Dean Conrad, mẹ cậu là Lisa, một giáo sư Toán… Đạo diễn phim đã lồng vào trong này lịch sử đức Phật Thích-ca từ sơ sinh đến thành đạo. Câu chuyện vì vậy vừa có chuyện “tái sinh” vừa có lịch sử đức Phật với nhiều “phép lạ” như hiện tượng “đức Phật sơ sinh đi 7 bước trên những búp sen nở ra dưới chân ngài, hiện tượng Ma vương quấy phá, hiện tượng chiếc bình bát trôi ngược dòng, v.v… Chuyện kể còn những chi tiết tưởng là “chuyện nhỏ” nhưng đã làm thay đổi cuộc đời của một con người, v.v… những điều này nếu ai tin vào Thượng Đế (God) sẽ bảo rằng “do God an bài - đó là ý God” còn đối với người Phật tử thì thấy rõ đó là “trùng trùng duyên khởi” - cái này có vì cái kia có, không do ai “sinh ra” hay “sắp đặt” mà lại ăn khớp với nhau hết. Phim rất được mọi người thích xem, mặc dù mỗi người một ý, thu lượm được những bài học riêng cho mình, cũng không biết có phải là ý của đạo diễn muốn truyền đạt hay không… nhưng đặc biệt là các trẻ em xem phim rất hăng say, có lẽ vì nhân vật chính là một cậu bé chăng. Các em tỏ ra rất thích thú, cảm động, chú ý theo dõi, từ đó một số Huynh trưởng đã xem qua phim này nghĩ rằng người đạo diễn thật tài tình khi tạo ra những hình ảnh có sức thuyết phục ngay cả với những vấn đề siêu hình đối với trẻ em. Các huynh trưởng nghĩ rằng có thể nào học tập để tạo ra những trò chơi (games) Phật hóa cho các em Oanh Vũ hay không…

Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại bỏ túi giữa các huynh trưởng quen thuộc A, B, C bàn về những cảnh đặc biệt của chuyện phim “Little Buddha” của đạo diễn Bernardo Bertolucci - song song với lịch sử đức Phật Thích-ca từ sơ sanh đến thành đạo - có thể giúp chúng ta cho các em xem, và tự các em hiểu theo cách của chúng, không cần giải thích dông dài.

A: Này các bạn, “Ông Phật nhỏ” là đức Phật sơ sinh hay phim “Little Buddha” vậy hả? 

B: Cả hai và không chừng là cả ba nữa đó!

C: Bạn nói bí hiểm quá, sao lại cả ba?

A: Thôi, mình hiểu rồi! Có phải bạn nói đến ông Phật nhỏ là ám chỉ các em Oanh Vũ của mình hay nói đến ông Phật bên trong mình hay không?

B: Đúng vậy! phim Little Buddha đồng thời nêu lên rất nhiều vấn đề, các bạn không thấy sao? Nào là tái sinh, nào là cuộc đời đức Phật Thích-ca, nào là giáo lý Duyên khởi, nào là quá trình phấn đấu với bản thân, nào là trí tuệ vô ngã của đức Phật Thích-ca, v.v…

C: Các bạn thật là giỏi quá, phim coi đã lâu rồi còn nhớ rõ mồn một! Mình quên gần hết rồi! Vậy các bạn chịu khó nhắc lại truyện phim để mình nắm bắt lại đã nha!

A: Truyện phim bắt đầu bằng cảnh Lama Norbu theo lời chỉ điểm trong giấc mơ đến Seattle tìm hóa thân Thầy của mình, ông ta gặp được và làm quen với hai mẹ con của cậu bé Jesse.

B: Mấy hôm sau, khi cha của Jesse là kiến trúc sư Dean Conrad đi làm về thì thấy có hai nhà sư Tây Tạng đang ngồi trong phòng khách nói chuyện với vợ mình là Lisa. Lisa giới thiệu khách với chủ nhà xong thì tóm tắt câu chuyện của hai nhà sư.

C: Rồi, mình nhớ rồi, đó là chuyện các nhà sư do một loạt những giấc mơ thôi thúc và hướng dẫn, họ đã bôn ba theo những dấu vết để từ Nepal (Ấn Độ) đến đây (Seattle, USA) vì họ tin rằng cậu bé 10 tuổi, con trai của gia đình Conrad, chính là hóa thân của vị Thầy của họ. Nhưng mình không nhớ tại sao hai nhà sư có thể thuyết phục cho hai nhà khoa học trẻ kia tin câu chuyện của họ?

A: Lúc đầu hai vợ chồng trẻ kia đâu có tin, và đặc biệt phản kháng, xem là câu chuyện quá sức huyễn hoặc, nhất là khi hai nhà sư muốn đem cậu bé Jesse đi theo họ trở về Bhutan. Trước khi tạm biệt Jesse để về tu viện, Lama Norbu mời Jesse thỉnh thoảng ghé tu viện chơi và tặng cho em một cuốn sách viết về cuộc đời của Siddhartha. Cuốn sách này được Lisa đọc cho Jesse nghe mỗi khi cậu nằm trong bồn tắm hay trước khi đi ngủ.
B: Hình như cuốn sách này đã khơi dậy trong cả ba người của gia đình Conrad một vài sự tỉnh thức - những hạt giống về tôn giáo trong họ được đánh thức cùng với sự tỉnh thức của Thái tử Siddhartha sau khi dạo chơi bốn cửa thành và đang đêm trốn khỏi hoàng cung đi hoàn thành sứ mệnh giải thoát nhân loại chúng sanh ra khỏi đau khổ phiền não…

C: Phải rồi! cho đến một hôm, sau khi đưa Jesse đến chơi với Lama Norbu và từ tu viện trở về, Dean được tin người cousin của mình, người hùn hạp làm ăn chung thân tín của mình vừa tự vẫn! Đúng vậy không?

A: Đúng vậy, “cú sốc” mạnh quá, tất cả quay cuồng trong đầu óc Dean, anh ta thấy cuộc đời quả là ảo mộng, sống và chết, có và không, mộng và thực… chỉ là trong khoảnh khắc!! thế là anh ta không những cho phép Jesse đi Bhutan với Lama Norbu mà chính anh ta cũng đi theo họ và ở đó Dean và Jesse lại được gặp thêm hai hóa thân của Lama Dorje - là một “cậu bé bụi đời” và một cô bé con nhà khá giả - cả hai đều là người Ấn Độ, trạc tuổi Jesse. Cả hai có thân thế khác nhau nhưng phẩm hạnh đều là rất tốt.
B: Cuộc du lịch này giới thiệu cho chúng ta đất nước Ấn Độ với nhiều hình ảnh thời đức Phật còn tại thế như các lò gốm, cách làm những lọ, bình hoa… bằng đất sét, các cô thiếu nữ chèo thuyền trên sông vừa đàn vừa hát, cảnh chư Tăng đi khất thực… đó cũng là xứ sở của rất nhiều người nghèo nhưng cuộc sống tâm linh rất phong phú.
C: Phải rồi, và chúng ta cũng được thấy những trung tâm nuôi dạy những vị Lạt-ma tương lai, những cậu bé thân thể khỏe mạnh, nét mặt thông minh tươi mát, học, làm việc, chơi thể thao… theo thời khóa biểu nghiêm khắc…
A: Các bạn còn nhớ ngay khi ở Seattle, Jesse đến tu viện của Lama Norbu chơi, ông ta đã đưa ra những đồ dùng của Lama Dorje hồi còn sống để lẫn vào nhiều thứ linh tinh khác và Jesse đã nhận ra những đồ dùng quen thuộc trong tiền kiếp của mình (nhưng chỉ có Lama Norbu biết chứ cậu bé không hề hay biết).

B: Và các bạn còn nhớ cách Lama Norbu giải thích “tái sinh” cho Dean hiểu bằng cách đập vỡ bình trà và kết luận: cái bình bể nhưng nước trà vẫn lưu thông, có thể làm thấm ướt khăn lau, tấm thảm, v.v… cái bình là thể xác (body) - là phần vật chất - còn phần “tinh túy” thì không mất, v.v... hay không?

C: Cái đó mà giảng cho các em ngành Thiếu của mình là nó cãi liền đó nha! Nhưng cái câu hát mà các thiếu nữ chèo thuyền hát làm cho ông thầy tu khổ hạnh Siddhartha giật mình tỉnh ngộ đi theo con đường trung đạo, mình chắc là ai cũng tâm phục khẩu phục!

A: Đúng vậy “Hãy lên cho chúng tôi một cây đàn đừng quácao mà cũng đừng quá thấp; dây đàn căng quá sẽ đứt và nhạc sẽ bay, còn giây đàn quá chùng thì sẽ câm, vì nhạc không đến!” Ý nghĩa câu hát thật hay.

B: Mình tâm đắc nhất là đạo quân ma vương đến thị uy với đủ hình thức, mặc giáp sắt, bước rập ràng… những đạo quân của Tham dục (Kãmã), Bất mãn với đời sống Thánh thiện (Arati), Khát ái (Tanhã), Sợ hãi (Bhĩru), Hoài nghi (Vicikicchã), v.v… các em ngành Thiếu xem và hiểu được đó là “những người xấu” dụ cho những thói hư tật xấu, là Ma vương hay Tâm Ác trong bản thân mình và đức PhậtPhật tánh.

A: Mình thì tâm đắc nhất là đọan đức Phật “đối diện” với chính mình - mà ngài gọi tên là “người thợ cất nhà”: xuyên qua nhiều kiếp sống luân hồi, ta đi lang thnag, đi mãi, ta đi tìm hoài mà không gặp, ta đi tìm người thợ cất cái nhà này; lập đi lập lại đời sống quả thật là phiền muộn!

Này hỡi người thợ làm nhà, ta đã tìm được bạn!

Từ nay bạn không còn cất nhà cho ta nữa.

Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của bạn dựng lên cũng bị phá tan. 

Ta đã chứng nghiệm quả vô sanh bất diệt, và ta đã tận diệt mọi Ái dục.

B: Đúng vậy, lời tuyên bố thật là tuyệt vời, đây là sự kiện hiển nhiên cho thấy Phật tử tin Phật thì tin sinh tử luân hồi, nhân quả, nhân duyên…

C: Mình nhớ cảnh đức Phật chiến đấu với ma vương, nói chuyện với người thợ xây nhà... đều có sự chứng kiến của cả hai cha con Jesse và hai em bé Ấn Độ nữa! Có phải vậy không?

A: Phải rồi, bởi vậy mới nói đạo diễn “lồng” lịch sử đức Phật Thích-ca vào truyện phim mới từ từ giải thích, hướng dẫn người xem vào các vấn đề tái sinh, nhân quả, duyên khởi, nghiệp, v.v... theo quan điểm Phật giáo chứ! Lịch sử đức Phật được kể song song với diễn tiến của truyện phim nên rất sinh động, như đang xảy ra chứ không phải là chuyện của hai ba ngàn năm trước. Đây đúng là phương pháp hoằng pháp thật hữu hiệu!

B: Chính thế! Người thợ làm nhà không ai xa lạ, mà chính là đang ẩn tàng trong mỗi chúng ta, đó chính là Ái dục. Cái sườn nhà là những tâm ô nhiễm: tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, không biết hổ thẹn, lười biếng, phóng dật, v.v… Cây đòn dông là căn nguyên xuất phát mọi dục vọng, đó là vô minh.

C: Thật vậy, nhờ xem phim, các em ngành Thiếu hiểu rõ thế nào là ngôn ngữ biểu tượng, chúng ta không cần định nghĩa lôi thôi. Các em hiểu được “phá vỡ cây đòn dông” bằng trí tuệ hay “dùng trí tuệ làm sập căn nhà ngũ uẩn” có ý nghĩa là gì - các em đã học ngũ uẩn, 12 nhân duyên rồi thì càng dễ nắm bắt!

A: Mình nghĩ đó là lợi điểm của phương pháp giáo dục thính thị, vừa được nhìn, nghe kể chuyện, nghe giảng giải, v.v... thì tác dụng gấp nhiều lần so với chỉ được nghe, mà không được nhìn thấy… hay ngược lại!

B: Mình suy nghĩ không biết chúng ta có thể bắt chước đạo diễn, lồng những bài Phật pháp vào những trò chơi điện tử (games) cho các em Oanh Vũ, thay vì để các em say mê những games bên ngoài, toàn cả đấm đá, la hét, gợi sự bạo động nơi trẻ em… đó có thể là phần nào đóng góp vào những vụ xách súng vào trường bắn bạn bè, thầy cô giáo…

C: Đã không đặt vấn đề thì thôi chứ đã đặt ra thì thế nào cũng có cách giải quyết, ACE chúng ta có “trí tuệ tập thể” mà!

A: Sáng kiến của các bạn rất hay nhưng ngoài vấn đề kỹ thuật còn có vấn đề nội dung trò chơi có chuyên chở đúng giáo lý hay không nữa đó nha! Vì vậy, chúng ta còn phải nhờ quý Thầy cố vấn nữa - trước khi đưa ra phổ biến rộng rãi.

B: Đúng! Đúng! nhưng trở lại truyện phim “Little Buddha” với đoạn kết thật cảm động.

C: Các bạn kể đi, mình quên rồi, hình như cuối cùng ông Lama Norbu viên tịch phải không?

A: Phải rồi, Lama Norbu ra đi nhẹ nhàng sau khi gặp gỡ cả ba đứa trẻ, đưa các em về tu viện làm quen với các trẻ em cùng tuổi và cùng căn cơ. Một hôm Lama Norbu ngồi thiền rồi “đi” luôn . Một buổi lễ cầu nguyện theo truyền thống Tây Tạng hết sức trang nghiêm, hoành tráng làm mọi người xúc động, nét mặt ai cũng bùi ngùi thương tiếc, cả ba đứa trẻ [lúc đó đã được công nhậnhóa thân của Lama Dorje, mặc lễ phục, đội “vương miện” (?)] cũng có phong cách chững chạc, trang trọng như chư Tăng - không cười đùa, mất trật tự... như các trẻ em cùng tuổi ở ngoài đời - Dean, cha của Jesse cũng tỏ ra đau buồn vì đã được Lama Norbu xem như bạn trong thời gian chung sống và mới hôm qua còn thăm hỏi nhau, Lama nói với Dean ông thấy hơi mệt …

B: Tro của Lama Norbu đuợc phân chia ra và ba em cũng được chia phần; cảnh cuối là ở tại trú xứ của ba em, mỗi em “xử lý” phần tro theo kiểu riêng: Jesse cùng với cha mẹ, đi thuyền ra giữa biển, rải tro xuống nước; em bé gái đem cất vào hốc cây trong vườn cây của em - vườn cây chưng bày giống như Bồ-đề đạo tràng, nơi đức Phật Thích-ca thành đạo - còn em bé trai “bụi đời” thì treo gói tro vào một bong bóng bay, cho bay lên bầu trời.

C: Mình nhớ lại rồi, lúc trở về Seattle thì mẹ của Jesse đang có thai phải không? Cái bụng lớn đã trông thấy rõ được rồi.

A: Đúng vậy, truyện phim kết thúc khi Lama Norbu viên tịch và một bào thai vừa hình thành trong bụng của Lisa... khiến cho khán giả dù muốn dù không phải trầm tư về sinh, tử, tái sinh, lại chết… nghĩa là vòng luân hồi vô tận.

B: Vậy cho nên mình mới nói buổi hội luận của chúng mình hôm nay không chỉ nói về một “Ông Phật nhỏ” mà cả Ông Phật trong mỗi con người và những vấn đề như nhân quả, nhân duyên, con đường trung đạo, v.v… mà ACE chúng mình đã được học trong Phật pháp nữa.

C: Thật vậy, mình thấy được lợi lạc nhiều; cảm ơn các bạn lắm.

A: Nhân mùa Phật Đản, mình thân chúc các bạn và tất cả ACE Áo Lam khi tham dự lễ Tắm Phật, nhớ thường xuyên tắm cho “Ông Phật nhỏ” ẩn tàng bên trong chúng ta nữa nha!

B: Mình cũng xin chúc mọi người một mùa Phật Đản an lạcgiải thoát. Xin tạm biệt và hẹn tái ngộ!

A và C: Tạm biệt! Tạm biệt!■

Nguồn: Tập San Pháp Luân 74

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11996)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12825)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11915)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10660)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11330)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11630)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10829)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10764)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10341)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10454)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10679)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10610)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11880)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10663)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12718)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10784)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11361)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 11073)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11601)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10489)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11229)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12272)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 11114)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12468)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11405)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11491)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11271)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11562)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12968)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14140)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 10979)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11836)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13132)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11528)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11389)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10903)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11256)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10791)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 11033)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10857)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10224)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 17082)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 10984)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10849)
Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy...
(Xem: 10389)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10729)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11358)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 11039)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10538)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11340)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10320)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10616)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12729)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 11347)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
(Xem: 11529)
Khi đem cái “tôi” đặt xuống đất giá trị nhân cách ấy trở nên đáng quý thanh cao, khi cố công tạo dựng một cái “tôi” cho cao sang nó lại hóa ra tầm thường rẻ rúng.
(Xem: 13518)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
(Xem: 14088)
Đức Phật ra đời là mang lại cho thế gian niềm tinhạnh phúc tuyệt đối. Ngài là người kêu gọi và khen ngợi một cuộc sống không thù hằn và cuộc sống hướng đến tiến bộ.
(Xem: 10286)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 10757)
Có Phật trong lòng là có tất cả, có bầu trời trong xanh mây trắng, có phương trời giải thoát giác ngộ, có bờ kia mình vừa mới vượt qua, bờ của cứu cánh an vui…
(Xem: 11287)
nguyện lực Người chôn vùi cát bụi A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant