Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lược Ý Chữ 卍 Trên Ngực Đức Phật Sơ Sanh Trong Tín Ngưỡng Phật Giáo Bắc Truyền

25 Tháng Tư 201200:00(Xem: 17233)
Lược Ý Chữ 卍 Trên Ngực Đức Phật Sơ Sanh Trong Tín Ngưỡng Phật Giáo Bắc Truyền

chu_trenngucducphat-thichtamman-01Nâng gót Thích Tôn sen vàng dũng khai bảy đóa. Đón mừng Từ Phụ đại địa rung chuyển sáu lần." Đức Thích Ca Mâu Ni xuống trần trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, trời người hoan hỷ. Ngài dụng thân thái tử của cỏi Ta Bà nhưng vẫn lưu dấu vết của Bậc Đại Giác. Trong Thập Địa Kinh Luận quyển 16 chép: "tại thái tử Tất Đạt Đa chưa thành Phật, trên ngực đã có tướng công đức trang nghiêm kim cang chữ 卍 vạn". Trong Kinh Đại Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết quyển thứ 6 chép: "tướng chữ 卍 vạn thuộc trong 80 tướng tốt của Phật, vị trí nằm trên ngực."

Làm thế nào để biết được tướng chữ 卍 Vạn trên ngực của Phật là tướng của Bậc Đại Giác, trong sách Thích Ca Như Lai Ứng Hóa Sự Tích chương Tiên Nhân Chiêm Tướng chép: "Bấy giờ vua Tịnh Phạn triệu tập các vị chiêm tướng sư lại xem tướng cát hung cho Thái Tử, tất cả các vị chiêm tướng sư nhất tâm quan sát hình tướng của Thái Tử... thân thể Thái Tử đầy đủ 32 tướng tốt... sau này nếu làm vua thì là vị chuyển luân thánh vương, nếu đi tu thì thành Như Lai ứng chánh biến tri."

Trong Kinh Bổn Hạnh chép: "Bấy giờ có vị tiên tên là A Tư Đà xin phép vào xem tướng cho Thái tử... tiên ông báo rằng Thái tử thân tướng có màu hoàng kim, đầu tròn mũi thẳng, chân đầy vai rộng... lại có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, nhất định sẽ xuất gia học đạo, đắc quả A nậu đa la tam miệu tam bồ đề...".

Chữ 卍 Vạn trên ngực của Phật Đản là một trong 32 tướng tốt của các bậc Đại Giác, Trong Kinh Kim Cang Bát Nhã chép: "Phật là Pháp vương trong thánh vương, cho nên đầy đủ 32 đại nhân tướng." Trong Phật Học Đại Từ Điển chép: "trong kinh Phật dạy tướng chữ 卍 vạn trên ngực, đây là tướng thứ 28 trong 32 tướng tốt của chư Phật, tướng này thể hiện công đức viên mãn...". Trong Kinh Trường A Hàm dạy: "Tướng chữ 卍 Vạn thuộc 16 đại nhơn tướng, vị trí nằm ngay trước ngực của Phật. "

Trong rất nhiều Kinh Điển của Đại Thừa đều có nói đến tướng chữ vạn 卍 trên thân của Phật. Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Lập tức ánh sáng báu từ chữ 卍 trên ngực của Đức Như Lai phóng ra, trăm ngàn màu sắc, sáng như ánh sáng của mặt trời". Trong Kinh Quán Phật quyển thứ 3 chép: "cho đến chữ vạn 卍 trên ngực, cũng nói lên 8 vạn 4 ngàn công đứchạnh nguyện của Phật..". Trong Kinh Hoa Nghiêm quyển 39 cũng có chép: "đều từ trong ngực của đức 卍 tướng trang nghiêm kim cang, phóng ánh sáng lớn, gọi là năng trừ tất cả ma oán".

Trong Kinh Hoa Nghiêm quyển 48 chép: "Trong ngực của Như LaiĐại Nhân Tướng, hình chữ 卍 tên gọi là Cát Tường Vân Hải." Trong Kinh Vô Lượng Nghĩa chép: "Trên Ngực có chữ 卍 là tướng ngực của Sư Tử. Trong bộ Thập Địa Luận của Ngài Bồ Đề Lưu Chi quyển 12 chép: "trên ngực của Bồ Tát có tướng công đức trang nghiêm chữ 卍 vạn, gọi là Vô Tỉ.".

Theo quan niệm của Bắc Truyền Phật Giáo, cho rằng chữ vạn 卍 nổi trên ngực của chư Phật là tướng cát tường, còn theo Phật Giáo Nam Truyền thì cho rằng chữ 卍 vạn trên người của Phật không chỉ có ngực mà còn có ở nhiều nơi khác. Trong Đại Tạng Kinh Cao Ly và trong sách Huệ Lâm Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa đời Đường quyển 21 có chép: "Đều là dấu của tướng hữu chuyển. Nhưng Đại Thừa Kinh cho rằng, đây là một trong 32 tướng tốt, là tướng cát tường trên ngực của chư Phật và Thập Địa Bồ Tát.

Theo thuyết của Tiểu Thừa, thì tướng này không những chỉ có ở trên ngực...". Trong Tỳ Nại Gia Tạp Sự quyển 13 chép: "Đức Thế Tôn đưa bàn tay có hình chữ 卍 vạn hình tròn biểu hiện thành tựu đức tướng của vô lượng trăm ngàn công đức, có thể trừ diệt hết các sự sợ hãi, đem đến an ổn cho tất cả chúng sanh...". Trong Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm quyển thứ 3 chép: "trên tóc của Phật có 5 tướng chữ 卍 vạn". Trong Hữu Bộ Tỳ Nại Gia Tạp Sự quyển 29 chép: "ở nơi hông của Đức Phật có tướng chữ 卍 vạn .". Trong Kinh Đại Bát Nhã quyển thứ 381 chép: "ở ngực và tay chân của Phật đều có tướng chữ 卍 vạn".

Tướng chữ 卍 vạn là phù hiệu của điềm lành được xưng là "Cát Tường Hải Vân" hoặc là "Cát Tường Hỷ Thí". Chữ 卍 vạn nguyên thủy có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Ấn Độ Giáo dùng chữ 卍 vạn chuyển theo tay phải hoặc tay trái đều có sự phân định khá biệt rõ ràng, các nam thần thường dùng chữ 卍 vạn chuyển theo tay phải, các nữ thần thường dùng chữ 卐 vạn chuyển theo tay trái, ngày nay trong Phật Giáo dấu tích của chữ 卍 vạn được tìm thấy đa phần thuộc thời kỳ của Vua A Dục, trên tháp cổ ở vườn lộc uyển hoặc trong các kiến trúc cổ thuộc thời kỳ vua A Dục, đều dùng chữ 卍 vạn chuyển theo tay phải.

Trong sách Thuật Ngữ chép: "chữ 卍 là hình vậy, là tiêu tướng chỉ cho cát tường của người Ấn Độ, tiếng Phạm gọi là Thất Lợi Mạt Sa Lạc Sát Nẵng, nghĩa là tướng cát tường rộng lớn như biển mây vậy. Ngài Cưu Ma La Thập và Ngài Huyền Trang dịch là chử Đức. Ngài Bồ Đề Lưu Chi đời Ngụy trong Thập Địa Kinh Luận quyển thứ 12 dịch là chữ Vạn, vì theo âm Thất Lợi Mạt Sa có nghĩa là công đức viên mãn, cho nên cũng có nghĩa biển mây lành vì được dịch là Vạn, từ Lạc Sát Nẵng được dịch là chữ 卍 vậy. Còn có một danh từ nữa của chữ Vạn là Lạc Sát Nẵng Ác Sát Na, hai danh từ này là do sự hỗn hợp giữa Phạm Âm và tiếng của Ác Sa Na ở đây Lạc Sát Nẵng được dịch là Tướng và Ác Sát Na được dịch là chữ 卍 vậy, theo sự sắp đặt của thứ tự thì Vạn là tướng cát tường vậy."

 chu_trenngucducphat-thichtamman-02

Chữ 卍 Vạn thường có hai cách viết, một là chữ vạn "卍" chuyển theo bên phải, hai là chữ vạn "卐" vòng theo bên trái, nhưng theo quan niệm của Phật Giáo lấy chữ Vạn vòng theo bên phải làm chuẩn, vì tất cả các nghi thức của Phật Giáo đa phần dùng hữu nhiểu là hướng các tường. Trong sách Thuật Ngữ chép: "vì hình chữ 卍 chuyển theo tay phải nên có nghĩa lễ kính chư Phật, đi nhiễu ba vòng vậy, tướng lông trắng giữa chặn mày của Phật cũng chuyển theo tay phải. Cho nên chuyển theo tay phải là hàm ý cát tường vậy..."

Trong sách Chánh Trai Tỏa Lục của Lý Điều Nguyên đời Thanh có chép: "chữ 卍 không có đem vào Kinh truyện, duy chỉ có trong Kinh tạng của Phật Giáo. Phật gia tin rằng, những vị Phật ra đời trên ngực đều có chữ 卍, người đời sau nhân vì Phật Giáo mà biết đến chữ này, vì vậy họ Mai ở Tuyên Thành không nhập chử này vào tự khố, từ Ngô Nhậm Thần ở Tiền Đường làm sách Nguyên Vận Thống Vận, trong quyển cuối có đưa chử này vào..." điều này cho ta thấy được chữ 卍 không phải là chử của người Trung Hoa. trong Sấm Đoàn Tân Trước quyển 7 chép: "chử vạn là lấy từ ý 卍 vân (biển mây lành) vậy". Trong sách Vạn Lư Đạo Nhân chép: "chữ 卍 là chử của người Tây Vực, là tướng cát tường trên ngực của Phật."

Theo Phật Giáo Bắc Truyền thì chữ 卍 vạn được truyền vào Đông Độ lúc nào thì có nhiều thuyết khác nhau, có sách cho rằng chữ 卍 của Phật Giáo được phiên thích thành chữ vạn của người Trung Hoa vào thời Bắc Ngụy, có sách cho rằng chữ 卍 được ngài Huyền Trang và các nhà dịch Kinh đời Nhà Đường, vì muốn tán thán công đức vô lượng vô biên của Phật, nên dịch thành nghĩa như chữ Đức của Trung Hoa. Đến triều đại của nữ hoàng Võ Tắc Thiên, sắc lịnh chữ Đức của Phật Giáo định thành chữ Vạn với ý nghĩa "Đầy đủ hết thảy công đức, điềm lành trong thiên hạ". Trong sách Danh Nghĩa Tập Lục Hoa Nghiêm Âm Nghĩa chép: "Đời nhà Châu niên hiệu Trường Thọ thứ 2, Chúa thượng ra lịnh, vì chữ này có ý như sao xu (ngôi sao thứ nhất trong sao Bắc Đẩu) trên trời, kết tập hết thảy đức lành Cát Tường, cho nên âm gọi là Vạn vậy."

Hình tướng của chữ 卍 vạn trên ngực của Đức Phật sơ sinh cũng được rất nhiều Kinh sách của Đại Thừa nhắc đến, hình chữ 卍 là hoa văn của tướng cát tường trên thân của Phật chứ không phải là văn tự. Trong sách Hoa Nghiêm Âm Nghĩa chép: "hình của chữ 卍 vạn, nay xem lại trong Phạm bổn, là hình văn của đức tướng, chứ không phải chữ vậy.". Trong sách Huệ Lâm Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa chép: "...đời nhà Đường gọi là tướng cát tường, còn gọi là chữ 卍 vạn...không phải là chữ, mà là những hoa văn kiết tường trong một số điểm trên thân Đức Phật, là tướng đại phúc đức vậy.".

Trên thân một số tượng Phật trước đời nhà Đường không có chữ 卍 vạn, vì trước đó khi Phật Giáo mới được truyền vào Đông Độ, do trình độ quần chúng, cũng như khó khăn trong chuyển thể ngôn ngữ, khi dịch kinh Phật có một số dịch giả vì thời đó, do văn tự của Phật Giáo chưa đủ phong phú để diễn tả cho nên có lược bớt vì vậy thời kỳ đầu Phật tượng thường không có tướng chữ 卍 vạn trên ngực.

 chu_trenngucducphat-thichtamman-03

Trong sách Hoa Nghiêm Âm Nghĩa thời Nhà Minh quyển 1 chép: "chữ 卍 Vạn của Phạm thư, tướng các tường trên ngực của Phật là chữ Vạn vậy. Sao lại có nơi không có? theo chỗ biết, vào thời nhà Ngụy khi phiên dịch Thập Địa Luận, người dịch có lược bớt, do vậy có chỗ sai lệch, Lạc Sát Nẵng được dịch là Tướng và Ác Sát Na được dịch là chữ, nên tướng này đọc thành hai âm, vì thế đọc theo âm mà không có hình tướng vậy...".

Chữ 卍 vạn là hiện tướng của kiết tường, là chứng tích của các bậc giác ngộ, tất cả mọi người chúng ta trong tâm luôn có nhân duyên của chữ 卍 vạn, nếu một ngày nào đó chúng ta phát tâm tu hành, nếu như thành chánh quả, thì tin chắc rằng chữ 卍 vạn sẽ nổi lên trên ngực của chúng ta, vì nhân duyên gì mà tin chắc như vậy, bởi vì Đức Phật đã dạy "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành."

Đại lễ Phật Đản trong tinh thần từ bi vô lượng, trong ánh hào quang trí tuệ tỏa sáng của "Vạn Đức Trang Nghiêm", trong công đức vô lượng của "Vạn Đức Từ Tôn" chúng con nguyện cầu Phật nhựt tăng huy, Pháp luân thường chuyển, Việt Nam quốc tộc thạnh trị thái bình, bách tánh trăm họ an cư lạc nghiệp. Vạn Đức Thế Tôn xuống trần trong tâm tế độ. Trăm họ chúng dân ngẩng đầu kính lễ Đản Sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1024)
Vào năm 563 trước Tây lịch, một cậu bé được sanh ra trong một hoàng tộc tại miền Bắc Ấn Độ.
(Xem: 789)
Lịch sử Đức Phật Thích Calịch sử của một con người, nhờ công phu tu tập tự thân đã chứng đạt quả vị Giác ngộ.
(Xem: 1382)
Vũ trụ chúng ta sinh ra đã được gần 14 tỷ năm. Đó là quá trình tiến hóa, từ vật chất không có sự sống đến vật chất có sự sống, lên đến
(Xem: 1147)
Lễ Phật Đản là một trong ba Lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (Lễ Phật Đản sinh, Lễ Phật thành ĐạoLễ Phật nhập Niết bàn).
(Xem: 833)
Là người con của Đấng Cha Lành, Đức Thế Tôn – Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, dù sống bất cứ nơi đâu cũng thế..! Đến ngày Phật Đản,
(Xem: 888)
Những gì được sinh ra trên thế gian này đều do sự kết hợp của nhân duyên, nói gọn là duyên sinh.
(Xem: 836)
Cứ mỗi độ trăng tròn tháng tư, những người con Phật ở khắp thế gian này lại hân hoan cử hành lễ tưởng niệm đức bổn sư.
(Xem: 1360)
Hằng năm, cứ mỗi độ rằm tháng tư âm lịch trở về, những người con Phật khắp nơi trên toàn thế giới lại hân hoan chào đón ngày đản sinh của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni,
(Xem: 1600)
Quán niệm về sự mong manh vô thường của thế gian, nhìn ra thân và tâm, lẫn ngoại giới, không có chủ thế nhất định, không có sự thực hữu của một cái ngã cùng những thuộc tính của nó.
(Xem: 1664)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2378)
Khi Phật giáo đồ trên khắp thế giới chuẩn bị đón mừng Quốc tế lễ Vesak PL. 2.564 (2020), kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật
(Xem: 2616)
New York, năm một ngàn chín trăm chín mươi chín, taị phiên họp thừ năm mươi tư đã đồng thuận chọn ngày rằm tháng tư âm lịch để ...
(Xem: 3531)
Đức Phật đản sinh là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử của nhân loại.
(Xem: 4301)
Kinh Phật Bản Hạnh Tập kể rằng theo thông lệ xứ Ấn độ cổ đại, người phụ nữ mang thai phải về nhà cha mẹ
(Xem: 7741)
Đức Phật hay Đạo Phật, mặc nhiên đã đóng góp sự lành mạnh, và hiện hóa vào trong mọi tầng lớp xã hội loài người, và muôn loài ...
(Xem: 7415)
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, Vesak là tên gọi của một tháng theo lịch xưa của nước Ấn Độ trong thời Đức Phật
(Xem: 6097)
Thông Điệp Chúc Mừng Vesak 2643 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi, Ông Scott Morrison; TT Thích Nguyên Tạng dịch Việt
(Xem: 5029)
Đạo Phật xuất hiệnthế gian, khởi đầu từ vườn Lâm-tỳ-ni, xứ Nepal, Ấn Độ cổ (nay là Brumindai vùng Terai), và bừng sáng tại Bồ đề Đạo tràng, nước Magadhi (Ma-kiệtđà),
(Xem: 5785)
... Tôi hân hoan đón mừng ngày Phật Đản, ngày ra đời của một con người trí tuệ, bậc Thầy của muôn loài chúng sinh.
(Xem: 6232)
Nhân ngày Lễ Khánh Đản của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại tiểu sử của Ngài để có sự hiểu biết về một vĩ nhân đã...
(Xem: 9400)
Mặc dù Đức Phật đã xuất hiện trên hành tinh trái đất màchúng ta đang có mặt cách nay 2.642 năm về trước, và hiện nay đang bước sang thập niên thứ 2 ...
(Xem: 10312)
Một hiện thể độc nhất, này các Tỷ-kheo, một nhân thể phi thường trác việt khi xuất hiệnthế gian, sự xuất hiện ấy đem lại hạnh phúc cho...
(Xem: 8270)
Ngày 4-5 vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã gởi đi Thông điệp nhân Ngày Vesak 2641 (2017)
(Xem: 8268)
Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống...
(Xem: 7213)
Khi một hiện hữu làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó, cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung động.
(Xem: 13178)
Ngày Lễ Phật Đản Visak là ngày quan trọng nhất đối với tất cả Phật tử trên toàn thế giới. Đây là ngày...
(Xem: 14726)
Cách đây hơn 2.600 năm, vào ngày trăng tròn tháng Tư, tại vườn ngự uyển Lumbini, thành Kapilavastu...
(Xem: 13430)
Theo truyền thống Phật Giáo, nói về các thời điểm nhất định, thí dụ như Sự Ra Đời Và Sự Giác Ngộ Của Đức Phật, có một nguồn ánh sáng...
(Xem: 12755)
Vẫn như mọi năm, tháng Tư âm lịch ngày trăng tròn là ngày kỉ niệm Đức Phật đản sanh. Theo truyền thống Phật giáo thì ...
(Xem: 11266)
Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là ...
(Xem: 10868)
Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp.
(Xem: 14594)
Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu kính gởi đến Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử
(Xem: 12511)
Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới ...
(Xem: 11802)
Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
(Xem: 23549)
Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2560 do Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ và các chùa tại địa phương tổ chức vào ngày 01.05.2016 tại Mile Square Park, 16801 Euclid Street, Fountain Valley 92708
(Xem: 11497)
Thông Bạch Phật Đản 2016 - Phật Lịch 2560 của Chánh Văn Phòng HĐCM GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 10583)
Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”,
(Xem: 9599)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện...
(Xem: 12967)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết trôi, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan chảy bất tận theo thời gian.
(Xem: 19406)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới.
(Xem: 13821)
Bồ Tát Đản sanh xuống cõi đời Niềm vui lan tỏa khắp nơi nơi Trời người cảnh vật đều hoan hỷ Trang sử vàng ghi rất rạng ngời
(Xem: 11010)
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu.
(Xem: 23449)
Gần hai trăm nghìn người không phân biệt Tôn giáo, Quốc tịch, Chính đảng, ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên Tăng, vạn Chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân,
(Xem: 31788)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(Xem: 10567)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11287)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12815)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10863)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 7671)
Mùa Phật đản ( PL2559 - DL2015), Mùa kỉ niệm Phật ra đời, là con cháu của Phật, chúng ta dành thời gian nhớ lại những lời dạy của Ngài.
(Xem: 10249)
Với bốn câu kệ thường được vang lên trong mỗi mùa Phật Đản, những người con Phật trên khắm năm châu ngày càng hiểu thêm giá trịý nghĩa tích cực sự ra đời của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.
(Xem: 16763)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 6442)
Cũng như bao người, tôi may mắn có vị Thầy rất xa và cũng rất gần. Những lời Thầy dạy đã giúp tôi rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
(Xem: 6511)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản,
(Xem: 23086)
Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Bụt.
(Xem: 10861)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 7595)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
(Xem: 23031)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 12113)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11545)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10745)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant