Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nguồn gốc Vu Lan

07 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9609)
Nguồn gốc Vu Lan

NGUỒN GỐC VU LAN
Hoà Thượng Tuyên Hoá

Hỏi: Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh nào?

Đáp: Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con thường nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứcử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đứccha mẹ mình đã nuôi dưỡng mình". Ngày Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.

Hỏi: Ý nghĩa của chữ Vu Lan Bồn là gì?

Đáp: Vu Lan Bồn là dịch âm từ chữ Phạn Ullambana. Ý dịch là cứu đảo huyền. Theo ngài Tông Mật, Vu Lan nghĩa là đảo huyền, ám chỉ cực mình bị treo (huyền) ngược (đảo) của chúng sinh trong địa ngục. Bồn tức là cái chậu, cái thau, tượng trưng cho vật cứu hộ những chúng sinh ấy. Do đó cách dịch thông thường của lễ Vu Lan là lễ "cứu đảo huyền, giải thống khổ" (Vu Lan Bồn Kinh Sớ quyển hạ).

Hỏi: Làm sao cứu độ chúng sinh, cửu huyền thất tổ trong hạ giới?

Đáp: Kinh kể lại rằng ngài Mục Kiền Liên dùng sức mạnh thần thông của cá nhân mình để thử cứu mẹ mình ở địa ngục mà thất bại. Do đó, muốn cứu độ chúng sinh trong cõi địa ngục, ngạ quỷ, mình cần phải nhờ tới đạo lực của tập thể chư Tăng, những vị chân thực tu hànhXưa kia, vào rằm tháng tư, đức Phậtchư Tăng kiết hạ, (nghĩa là an trụ một chỗ để tu hành, không ra ngoài khất thực để tránh phải dẫm lên côn trùng sâu bọ sinh sản đầy dẫy vào mùa mưa). Rằm tháng bảy, là ngày cuối cùng của mùa hạ, Phật và chư Tăng tề tựu để tụng giới, thuyết pháp. Bấy giờ chư Tăng sẽ dùng đạo lực thanh tịnh của mình để hồi hướng về chúng sinh đang chịu thống khổ trong cõi dưới. 

Hỏi: Trong lễ Vu Lan phải cúng dường ra sao?

Đáp: Theo như Phật dạy, những ai muốn báo hiếu cho cha mẹ bảy đời thì phải đem thượng vị ẩm thực an trí nơi một cái chậu (hay đồ đựng) để cúng dường chư Tăng trong mười phương. Sở dĩ dùng chậu hay đồ đựng có dung tích lớn là muốn ám chỉ rằng tất cả đồ cúng dường là dành cho tập thể Tăng đoàn chớ không dành riêng cho vị Tăng đặc biệt nào. Tất cả đồ vật cúng dường ấy sẽ được phân phối đồng đều cho tất cả Tăng Ni

Hỏi: Lễ Vu Lan mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều tổ chức khác nhau, như vậy tổ chức thế nào thì tương đối phù hợp với tinh thần chánh pháp Phật dạy?

Đáp: Vua Võ Đế vào năm Đại Đồng thứ tư (538 AD) đã từng tới chùa Đồng Thái để làm lễ trai Tăng, cúng dường. Sau rồi mỗi năm, trở thành thông lệ, các vua Hoàng Đế đều coi trọng lễ Vu Lan. Đời Đường, vua Đại Tông còn tổ chức cực kỳ long trọng, bằng cách cho thỉnh Tăng Ni, thiết bồn cúng dường ở trong hoàng cung. Về sau truyền thống phổ cập khắp nhân gian, nhiều màu mè sắc thái thế tục (như đốt vàng bạc, tiền giấy, cúng kiếng…), cũng như những phong tục nhân gian (đàn ca múa hát) được thêm vào, hoàn toàn không phải chân lý Phật dạy. Sau này vào đời nhà Thanh, có nhiều Tăng chủ trương làm lễ cung phụng Vu Lan Bồn, cúng dường Tam Bảo vào ban ngày, còn ban tối thì cúng cô hồn, siêu độ quỷ đói. Đối với người tại gia, tinh thần căn bản nhất mà lễ Vu Lan nhằm biểu hiện, nằm ở trong ba phương diện

1. Trên phương diện căn bản làm người, thì lễ Vu Lan là cơ hội làm ta phản tỉnh: khiến mình biết hiếu thảo với cha mẹ còn sống và biết bổn phận phải giải cứu cha mẹ bảy đời xưa kia cũng như giải cứu tất cả ngạ quỷ, địa ngục chúng sinh.
2. Trên phương diện tu phước tu huệ, thì lễ Vu Lan là cơ hội để ta tu tâm chân thành: mình phải biết cung kính cúng dường chư Tăng, phụng sự Tam Bảo.
3. Trên phương diện giải thoát, thì lễ Vu lan là cơ hội để ta tu tâm đại bi: mình phải thấy sự thống khổ của mọi chúng sinh như là của chính mình. 

Bởi vì nội dung siêu độ vong linh là một công việc rất trang trọng, nghiêm túc. Do đó mọi sắc thái tiêu khiển, hướng ngoại đều không đem đến lợi ích chân thật và chắc hẳn sẽ không đem lại công đức, nếu không muốn nói là sẽ gieo trồng nhân khổ cho mai sau

Trích Báo Bồ Đề Hải, tháng 8/1997
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12781)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
(Xem: 12133)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
(Xem: 26378)
Vu Lan về mười phương ngưỡng vọng Mẹ Quán Âm tưới giọt Cam lồ
(Xem: 23167)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
(Xem: 26216)
Tuồng như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Tuồng như thông điệp thiện chân Trái tim mầu nhiệm mẹ phân thân vào
(Xem: 22091)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúctrong đời.
(Xem: 18660)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 25504)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 13229)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 18258)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13009)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12750)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 16319)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 29015)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 45049)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant