Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giá trị lễ Tự tứ trong đời sống xã hội

21 Tháng Chín 201000:00(Xem: 13006)
Giá trị lễ Tự tứ trong đời sống xã hội

Giá trị lễ Tự tứ trong đời sống xã hội


blank

Chư Tăng Nam Tông đối thú, Ảnh Liễu Quán-Huế

Ngày nay, lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăng trong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thực sự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếp sống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trị của lễ Tự tứsự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhân cách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân con người trong cuộc sống vốn biến động không ngừng.

Thực tế minh chứng ngay từ thời Đức Phật tại thế, các đệ tử của Phật, sau ba tháng an cư, vào ngày cuối cùng của mùa Hạ thì chư Tăng làm lễ Tự tứ. Khởi nguyên của ngày này là chúng Tăng an cư tự thân nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (rằm tháng Bảy) cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm, thì phải phát lồ sám hối”. Đây chính là cốt lõi của ngày lễ Tự tứ. Mục đích của lễ này là để mỗi vị hành giả an cư tự nêu lên các tội mình đã phạm trong ba việc thấy, nghe, nghi đối trước các vị đồng phạm hạnh khác mà sám hối. Nhờ sự sám hối này mà thân tâm thanh tịnh, tự sinh vui mừng, nên gọi là Tự tứ.

Tự tứ là dịch nghĩa chữ Phạn Phavàranà, dịch âm là Bát-lợi-bà-thích-noa, Bát-hòa-la, có khi còn dịch là Mãn túc, Hỷ duyệt, Tùy ý sự. Vì thế, ngày này được mệnh danh là Tăng Tự tứ nhật - ngày chư Tăng Tự tứ; cũng từ giờ phút này chư Tăng thụ giới an cư được công nhận thêm một tuổi đạo nên còn gọi là ngày Tăng thụ tuế nhật.

Theo thiên Tự tứ tông yếu trong Tứ phần Luật san phồn bổ khuyết hành sự sao, quyển thượng, phần 4 ghi: Phật chế hạ an cư 90 ngày, khiến Tăng chúng nhóm họp một chỗ hạ thủ công phu, hành trì giới hạnh, làm cho đạo hạnh trong sáng. Tuy nhiên, do phần lớn không nhận thức được việc làm của mình, không tự thấy lỗi lầm của mình đã phạm, nên phải nhờ đại chúng từ bi chỉ bảo. Do đó, vào ngày Tự tứ, mọi người phải hết lòng bày tỏ tội lỗi của mình, cầu thỉnh đại chúng dạy răn, bấy giờ mới hiển bày được những lỗi bên trong, sai lầm bên ngoài. Nhờ sự phát lồ sám hối này mà thanh tịnh. Điểm đáng nói là Phật không cho phép Tăng chúng thực hành phi pháp biệt Tự tứ, phi pháp hòa hợp Tự tứ, hữu pháp biệt Tự tứ, chỉ cho phép thực hành hữu pháp hòa hợp Tự tứ đúng như tinh thần của Kiền độ Tự tứ trong luật Thập tụng đã ghi.

Rõ ràng, theo Luật Phật thì mục đích của lễ Tự tứxây dựng đời sống Tăng già hòa hợp thanh tịnh, trên cơ sở tự thân tu tập phạm hạnh tinh khiết. Quan điểm của Phật giáo thường được ghi trong các bản kinh là có hai hạng người đáng quý nhất ở đời. Đó là hạng người suốt đời không bao giờ tạo ra tội lỗi, một hạng người có tạo ra tội lỗithành tâm sám hối, từ bỏ. Do đó, bất cứ người đệ tử Phật nào cũng phải quán triệt tinh thần này. Nhất là các vị xuất gia, sống đời sống phạm hạnh, không gia đình, hướng tâm đến mục đích giải thoát tối hậu. Hẳn nhiên, ba tháng an cư không phải chỉ là thời gian để hành giả thành tựu phạm hạnh, sự giải thoát, nó còn đòi hỏi hành giả phải trải nghiệm, hạ thủ công phu cả quá trình qua một thời gian nhất định với một không gian, môi trường tu tập thích ứng. Nhưng công bằng mà nói, khoảng thời gian ba tháng an cư hàng năm là thời gian mang tính chất quyết định, mang dấu ấn lớn trong việc dốc lòng, nhiệt tâm tinh cần, chứng đạt giác ngộ của một hành giả. Tại đây, mọi tâm lý mang tính chất “cái này là của tôi, là tôi, tự ngã của tôi” có thể tự rơi rụng, thay vào đó là thái độ sống vô ngã, sẵn sàng lắng nghe các đối tượng và tiếp nhận - sàng lọc các các thông tin để hành xử đúng với mọi người, mọi điều với sự soi rọi của chánh kiến.

Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác. Lòng tin vào tự thân có giá trị quyết định cho sự hoàn thiện nhân cách, thăng chứng tâm linh, thành tựu giới đức, tâm đức, tuệ đức sau ba tháng nỗ lực tinh tấn tu hành. Và ngay giờ phút thiêng liêng của lễ Tự tứ, hành giả tin mình đã chuyển hóa nội tâm, đã thành tựu, đã chứng đạt. Điều quan trọng hơn nữa, do tự mình phát tâm muốn sám hối những điều sai phạm mà chính bản thân không thấy, không biết, không nghe nên khởi tâm tin các vị đồng phạm hạnh khác một cách tuyệt đối trong tinh thần tôn trọng, hòa hợp, vị tha, bao dung độ lượng, công tâmbình đẳng.

Cho nên, hành giả an cư khởi niềm tin vào người đứng ra cử tội có đủ năm phẩm tính đúng như Luật định:

1. Hỏi đúng lúc, đúng thời.

2. Thành thật, không có sự dối trá, thêm bớt nào.

3. Vì lợi ích, chứ không vì sự tổn hại.

4. Vì từ tâm, chứ không có sự ác ý.

5. Ngôn ngữ từ ái, không thô lỗ.

Trong khi đó người nhận Tự tứ, người mà mình cầu thỉnh nhờ họ chỉ giáo cũng phải hội đủ năm phẩm tính:

1. Không được thiên vị bất cứ ai.

2. Không khởi tâm sân hận.

3. Không được si mê.

4. Không được khiếp sợ.

5. Biết ai Tự tứ rồi, ai chưa Tự tứ.

Và như thế, tính chất bình đẳng hòa hợp thanh tịnh trong lễ Tự tứ được xem như điều kiện cần và đủ để buổi lễ được thành tựu viên mãn.

Do đó, Luật cũng đề cập đến trường hợp một người khi muốn cử tội người khác hay ngăn cản người khác Tự tứ thì trước hết ba nghiệp thân khẩu ý của người đó phải thanh tịnh hoàn toàn. Nếu một trong ba nghiệp thân - khẩu - ý không thanh tịnh thì lời cử tội ấy không có giá trị. Trong tiến trình cử tội người khác về việc thấy, nghe, nghi phải giải trình một cách rõ ràng, có chứng cứ xác thực; ngược lại trong khi trình bày thiếu sự hợp lý, bị chất vấn mà giải đáp không thỏa đáng thì bấy giờ luật sư có quyền phủ quyết và kết tội trở lại với vị đó với một tội danh thấp hơn một bậc đối với một tội mà đã tố cáo người khác. Thí dụ có một vị tố cáo một người nào đó phạm tội Tăng tàn thì sẽ bị luật sư kết tội vị tố cáo phạm Thâu lan giá…

Ngoài ra, trong tiến trình Tự tứ, có vị Tỳ kheo nào từng phạm tộiđại chúng không biết, không có ai cử tội, xem như đã thông qua. Tuy vậy, sau khi Tự tứ, nếu ai cố tình cử tội lại thì phạm luật. Rõ ràng nội dung lễ Tự tứchư Tăng thực hiện là nhằm giáo dục, giáo hóa hơn là sự chỉ trích hay trừng phạt. Vấn đề tự ý thức, tự giác hành trì và sống đúng luật nghi không chỉ tự tôn trọng phẩm hạnh của cá nhânđảm bảo tính hòa hợp thanh tịnh của đoàn thể Tăng già nữa.

Từ nội dung ý nghĩa của việc thực thi lễ Tự tứ nói trên, giá trị xã hội của lễ này có tác động lớn vào việc thiết lập đời sống đạo đức hạnh phúc của con người. Thời gian an cưthời gian chư Tăng tập trung tu học, thành tựu phạm hạnh, thăng chứng đạo quả. Cũng chính thời gian này mà giới tại gia được nương tựa chư Tăng tu hành trong một môi trường tu tập lý tưởng nhất, có thiện duyên để hành trì nếp sống đạo đức, tu dưỡng bản thân, bình an nội tại. Lễ Tự tứ cũng nhằm giáo hóa thái độ sống tự ý thức hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Theo dòng tâm lý đời thường, con người luôn tìm cách che giấu sợ người khác biết thì xấu hổ, hay né tránh lỗi lầm của mình khi bị người khác nêu ra; hoặc trong trường hợp bị truy hỏi, không thể chối bỏ được mới thừa nhận; ngay cả khi tự mình nhìn ra lỗi lầm, tự phát tâm sám hối cũng âm thầm khấn nguyện trước Tam bảo. Phật dạy đây là một thái độ sống thường tình của con người, do bị thói quen thích nhìn lỗi người khác, chứ không biết tự nhìn lỗi của mình. Từ một quan điểm sống như vậy, nó sẽ dẫn đến sự cố chấp, bảo thủ, chủ quan, không bao dungđộ lượng trong lúc hành xử với các mối quan hệ giữa người và người. Có khi, cách sống này còn dẫn đến sự tha hóa đạo đức trong việc xây dựng cái “tự ngã” vốn không thật có trong cuộc đời này. Nhà Phật cho đó là chướng duyên lớn trong tiến trình tu tập, thực nghiệm tâm linh mà mỗi cá nhân, gia đình cần phải từ bỏ để có thể sẻ chia, tự nhìn lại mình trong việc kết nối yêu thương một cách trọn vẹn.

Trái với thái độ sống trên, Phật giáo thông qua lễ Tự tứ nhằm kết nối các giá trị đạo đức con người chung sống trong một môi trường, một cộng đồng lý tưởng. Sự thật con người tự nhìn nhận về lỗi lầm của chính mình là rất khó, ngay cả trước người thân như cha mẹ anh em, bà con quyến thuộc. Thế nhưng đối với người học Phật thì cái tâm lý tự giáp mặt cái tôi của chính mình sẽ tự phải tháo bỏ, thay vào đó là thái độ mong cầu được sửa chữa sai lầm, được trở nên hoàn thiện, thăng hoa. Bằng chứng các vị xuất gia, hành giả an cư là những vị thầy của quý Phật tử đã thực thi. Từ điểm nhìn này, bất cứ ai cũng tự thành thật, tự hoàn thiện nhân cách, sẽ góp phần đem lại hạnh phúcan lạc cho mọi người. Cho nên kinh Tăng Chi dạy “Nơi nào có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì trú xứ đó được thanh tịnh, hội chúng Phật tử nương theo đó mà tu tập, nhất định được an lạc, thanh tịnh”.

Tự tứ cũng là ngày chư Tăng được tăng thêm tuổi hạ, ngày đánh dấu sự thành tựu trong việc tu tập, cũng là ngày mọi người hướng tâm báo hiếu cha mẹ, người còn kẻ mất, ngày xá tội vong nhân, tha thứ cho những lỗi lầm, chúc mừng vì những niềm vui đạt được; vì vậy ngày này chư Phật mười phương ba đời đều hoan hỷ. Thế nên, ngày Tự tứ còn gọi là ngày Phật hoan hỷ. Vậy là không có lý do gì mà trong mỗi chúng ta lại không hân hoan, không hoan hỷ để sống, để tu, để đóng góp cho đời khi tự mình biết rằng “Chúng sanh là một vị Phật sẽ thành”.

Thích Phước Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8985)
Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây.
(Xem: 8324)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8503)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7857)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7950)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8773)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8898)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 10043)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8632)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8603)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 9237)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9609)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9495)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9484)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7833)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 9049)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 8861)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 9642)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9316)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9625)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 10637)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9378)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9534)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 10754)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 10116)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10373)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9652)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 11810)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10702)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 10046)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 11210)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10671)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 10708)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11182)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 19211)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19630)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21217)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20259)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19703)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 18987)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20409)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 21028)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17886)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21760)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
(Xem: 13774)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 12840)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12187)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 11805)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 12103)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14083)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 13640)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 18022)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 21270)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 15581)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27674)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 11393)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 13143)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 13883)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 10921)
Món chay ngày nay thật hấp dẫnphong phú chứ không đơn điệu với đậu phụ, rau củ như bạn nghĩ. Tham khảo nhé!
(Xem: 13754)
Mỗi Mùa Thắng Hội Vu Lan Ai ai cũng cảm bàng hoàng tâm tư Một năm man mác còn dư Đến Mùa Thắng Hội thêm như thế này
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant