Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời Khuyên Về Việc Nhớ Đến Cha Mẹ

27 Tháng Tám 202108:29(Xem: 1932)
Lời Khuyên Về Việc Nhớ Đến Cha Mẹ

LỜI KHUYÊN VỀ VIỆC NHỚ ĐẾN CHA MẸ

Nguyên bản: Advice On Remembering One’s Parents
Tác giả: Öntö Khyenrab Chökyi Özer
Anh dịch: Adam Pearcey, 2020.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Vu Lan Mùa Dịch

Trước nhất cha mẹ là những người ân cần nhất đã cho ta thân người
Sau đó, đạo sư ân cần nhất trong việc trình bày giáo thiêng liêng.
Cuối cùng con phải tự biểu lộ lòng ân cần to lớn nhất,
Luôn luôn thành tâm với thân thể, lời nói và tâm ý với giáo pháp
Nếu con nhớ đến cha mẹ của con, hãy cố gắng hết mình trong Phật pháp.
Tất cả những ai được sanh ra tự nhiên phải có ngày chết
Một cuộc gặp gỡ không tránh khỏi chia tay.
Và lúc chết không có gì ngoài Pháp là có ích lợi.

Nếu con nhớ cha mẹ con, thì hãy cố gắng để đền đáp lòng ân cần của họ liền bây giờ.
Hãy hướng dẫn họ tiếp nhận đạo đức, tránh làm tổn hại, và lập ra con đường tu tập.
Bất cứ công đức nào con có được, hãy hồi hướng tất cả cho họ,
Vì con không thể đền đáp lòng ân cần bằng bất cứ gì khác hơn ngoài Phật pháp.

Nếu nhớ cha mẹ con, hãy tránh những hành động phi Phật pháp.
Thương nghiệp và nông nghiệp không thích hợp với những người với đời sống xuất gia
Trong sự rộn ràng làm xao lãng con thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu của chính mình và những người khác.
Và không có gì tệ hại hơn trong thế giới này hơn là người liều lĩnh và hấp tấp.

Nếu nhớ cha mẹ con, hãy ở thoải mái tại nhà
Du lịch nhiều quá sẽ mang đủ loại xao lãng.
Nói nhiều quá sẽ làm cả thế giới chống lại con.
Có nhiều dự án quá không được gì mà chỉ là thất bại và tiêu tán.

Nếu nhớ cha mẹ con, hãy xem mọi người như như một người cha và một người mẹ
Những người bạn và đồng minh là cha mẹ con; những kẻ thù cay đắng cũng là cha mẹ con.
Đạo sưcha mẹ con, bạn pháp cũng là cha mẹ con.
Không một chúng sanh nào đã không từng là cha hay mẹ con.

Nếu nhớ cha mẹ con, mà không nhận ra được lòng ân cần của họ,
Thế thì hãy tự mình nghiên cứu những bài vở của những học giả thâm sâu,
tiếp nhận những hướng dẫn sâu sắc, và từ ngữ của những bậc thầy cao thượng,
Bằng khác đi thì hàng trăm năm trôi qua và con sẽ vẫn không biết.

Nếu nhớ cha mẹ con, thì hãy luôn luôn tận tâm.
Tất cả những việc làm đạo đức đều xuất phát từ sự tận tâm.
Và không có sự thận trọng như vậy thì con sẽ đền đáp một cách sai lạc.
Không có điều gì tệ hại hơn trong thế giới này hơn là sự ngu ngơ thờ ơ

Nếu con nhớ đến cha mẹ con, hãy thương mến họ với lòng từ bi.
Hãy tiếp nhận mantra bí mật thậm thâm với tâm tỉnh thức vị tha (tâm bồ đề),


Hãy để dòng cam lộ pháp bảo chửa trị vết thương của tự bám chấp,
Và con sẽ không phải hối hận về việc đã không đền đáp lòng được lòng ân cần của họ.

Nếu con nhớ đến cha mẹ con, hãy tận tâm qua học hỏiquán chiếu.
Với ứng dụng chuyên môn, thắt chặc mối liên hệ phương pháptuệ trí.
Hãy xa rời những quan điểm chấp ngã và đến với những tư tưởng vô ngã rộng rãi.
Ngay cả nếu không gian vượt khỏi luân hồi là trống không, con cũng không có gì hối hận.

Nếu con nhớ đến cha mẹ con, hãy tìm nơi thanh vắng của núi rừng.
Hãy trau dồi bốn cảm giác vô biên cho cha mẹ bạn ở trong sáu đường.
Hãy để đứa trẻ say mê với cuộc đời giải thoát của bậc từ phụ anh hùng
Và không bao giờ lìa xa bậc từ mẫu của hạnh phúc trong sáng.

Nếu con nhớ đến cha mẹ con, hãy tu tập trong tâm tỉnh giác (tâm bồ đề),
thiền tập liên tục trên con đường của hai giai tầng thậm thâm[1].
Khi sự thực chứng cuối cùng hiển lộ,
Con sẽ không bao giờ thiếu phương tiệntuệ trí thậm thâm.

Nếu con nhớ đến cha mẹ của con, hãy nhìn vào tâm thức của chính con.
Từ phụ là sự trong sáng, từ mẫubản chất của tánh không.
Tánh không trong sáng không thể tả là đặc tính căn bản của tâm.
Không có sự tách rời từ sự trong sáng không thể phân chia này và tánh không.
Ha! Ha! Đó là cha và nó cũng là mẹ.
Nó là một, không thể phân chia, tuy thế bị phân chia làm hai.

Khi con nghĩ về điều này và nó uyển chuyển như thế nào,
Tức cười làm sao là mọi hiện tượng đều giống như vậy!
Khi áp dụng lý trí bảy phần của chiếc xe[2],
việc bám chấp vào cha mẹ con thật sự hoà tan trong không gian vô tận.
Vượt khỏi mọi biểu hiện, đứa trẻ đi vào con đường trống rỗng bao la.
Và trong không gian căn bản, vượt khỏi tâm thức, không có cha hoặc mẹ.

***
Trả lời Lodrö Namgyal, một nhà sư ở Dungdo, người nói rằng đôi khi ông cảm thấy buồn và hối tiếc khi nhớ về cha mẹ mình và rằng ông cần một số lời khuyên ngắn gọn về cách giải quyết chuyện này, Lodrö Lekshé Gyatso đã vui vẻ viết ra bất cứ điều gì nghĩ đến.

Ẩn Tâm Lộ, / 15-7-2021

 

 


[1] Phước đứctrí tuệ

  1. [2] / Không có cỗ xe nào khác ngoài các bộ phận của nó
  2. Không có cỗ xe nào giống với các bộ phận của nó
  3. Không có cỗ xe nào sở hữu các bộ phận của nó
  4. Không có cỗ xe nào phụ thuộc vào các bộ phận của nó
  5. Không có cỗ xe mà các bộ phận phụ thuộc vào
  6. Không có cỗ xe nào là tập hợp các bộ phận của nó
  7. Không có cỗ xe nào là hình dạng của các bộ phận của nó
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12774)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
(Xem: 12123)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
(Xem: 26367)
Vu Lan về mười phương ngưỡng vọng Mẹ Quán Âm tưới giọt Cam lồ
(Xem: 23154)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
(Xem: 26206)
Tuồng như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Tuồng như thông điệp thiện chân Trái tim mầu nhiệm mẹ phân thân vào
(Xem: 22076)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúctrong đời.
(Xem: 18637)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 25487)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 13221)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 18242)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13005)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12744)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 16311)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 29007)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 45047)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant