Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015

01 Tháng Chín 201519:10(Xem: 7990)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015

THƯ TÒA SOẠN SỐ 46

(tháng 9.2015)

 

CHA MẸ LÀ TẤT CẢ

 

Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này. Nói là thiên tai, mà kỳ thực, có sự góp phần rất lớn của con người trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên (đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, v.v…) làm tăng nhiệt độ quả đất, tạo nên tình trạng hâm nóng toàn cầu (global warming).

Gần 200 quốc gia phát triển và đang phát triển đã ký vào Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol,  do Liên Hiệp Quốc chủ xướng từ năm 1997) nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngăn chận hoặc ít ra là làm giảm tốc độ ấm lên của trái đất.

Trái đất trở thành ngôi nhà chung của toàn thế giới; và trước hiểm họa chung, nhân loại nhích lại gần nhau như người trong một gia đình. Nhưng một gia đình lý tưởng, và thực sự được gọi tên là “gia đình” chỉ khi nào có sự hòa hợp, thương yêu. Một thế giới đầy hận thù, nghi kỵ, ganh ghét, lạm dụnglợi dụng nhau, công kích, giết hại nhau… thì không thể có hòa bình.

Gia đình là giềng mối từ đó hình thành xã hội, quốc gia hay thế giới. Không có gia đình thì không có xã hội, quốc gia, hay thế giới gì cả. Cũng vậy, không có cha mẹ thì không có gia đình. Cha mẹ là nhân tố quyết định sự có mặt của một gia đình.

Lập nên một gia đình không khó. Tạo một gia đình hạnh phúc, an vui, mới là khó.

Mỗi thế hệ cha mẹtrách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành, làm người tốt của gia đình và hữu dụng cho xã hội. Tổ tiên dạy dỗ ông bà, ông bà dạy dỗ cha mẹ, và cha mẹ dạy dỗ chúng ta. Vậy nhìn chung, tổ tiên tốt thì ông bà tốt, ông bà tốt thì cha mẹ tốt, và rồi con cái cũng tốt theo. Thế nhưng, cha mẹ tốt mà con cái trở nên hư đốn, phá hoại xã hội, thậm chí còn giết hại cả cha mẹ ruột, thì trách nhiệm này thuộc về ai? Người ta sẽ tự suy ngẫm hoặc lắng nghe ý kiến, nhận định, hay kết luận từ các chuyên gia về giáo dục, nhân chủngxã hội, cho đến luật học, đạo đức học, và dĩ nhiên là không quên tham khảo các tu sĩ của các tôn giáo, để phán xét về những đứa con hư.

Nhưng thế nào là cha mẹ tốt? và thế nào là đứa con hư? Người Á đông sẽ trả lời rất mau mắn: cha mẹ tốt là những người con hiếu thảo, đứa con hư là đứa con bất hiếu. Từ câu trả lời này, lại nẩy sinh câu hỏi khác: thế nào là hiếu, thế nào là bất hiếu? Câu trả lời theo văn hóa Á đông cũng rất mau mắn: hiếu là vâng lời cha mẹ, bất hiếu là không vâng lời cha mẹ. Nói vậy là vì tục ngữ Việt Nam có câu: “Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.”

Câu nói trên rất đúng cho nhiều gia đìnhcha mẹ là những người có đạo đức, biết lẽ phải, sống ngay thật, khoan dung, thương người, giúp người, thích làm việc công ích, không làm tổn hại ai; và dĩ nhiên là nuôi dạy con cái với tình thương yêu vô hạn. Đối với những bậc cha mẹ như thế, nếu con cái cứ chống cãi và sống ngược lại, nhiều phần sẽ dẫn đến sự hư hỏng, ngỗ nghịch, gây bất hòa trong gia đình, tạo bất ổn cho xã hội. Nhưng chuẩn mực của thế hệ này, trong hoàn cảnh xã hội này, không hẳn là có giá trị tuyệt đối cho các thế hệ sau, ở những nơi mà nếp văn hóaquan niệm về nhân sinh khác hẳn. Chưa kể có những cha mẹthành phần bất hảo trong xã hội, sống ích kỷ, chỉ biết lợi mình, không bao giờ quan tâm đến khổ đau hay sự thiệt thòi của kẻ khác, không có một tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu nào cho con cái noi gương, thì đừng trách tại sao con cái không vâng lời, không làm theo ý mình.

Vậy, trong một số trường hợp, con cãi cha mẹ chưa chắc trăm đường con hư; và cha mẹ đạo đức, chưa chắc biết cách dạy con nên người (trong một xã hội chuyển biến không ngừng với những bước nhảy vọt cả về kỹ thuật lẫn sự đồi bại luân lý).

Tiêu chuẩn đạo đức cũng thay đổi theo thời gianhoàn cảnh. Chỉ có tình thương vô hạn của cha mẹ dành cho con cái thì ngàn năm trước và ngàn năm sau, vẫn là một thứ tình thiêng liêng cao đẹp, không ai truyền trao, không ai dạy dỗ, mà mọi người đều bình đẳng sở hữu khi quyết định tạo lập một gia đình cho chính mình. Nhưng nếu tình thương cha mẹ không được điều hướng bởi sự hòa hợp thì trong rất nhiều trường hợp, tình thương lại biến thành trở lực cho hạnh phúc gia đình.

Trong khi hợpxây dựng, bồi đắp cho vững chắc những điểm tương đồng thì hòa là chia sẻ, cảm thông, tôn trọngchấp nhận những điểm dị biệt trong cuộc sống chung. Thương yêu mà chỉ khư khư giữ lấy ý kiến của mình, buộc người khác phải nghe theo, thì không thể nào có được sự hài hòa, thuận thảo trong gia đình. Cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng. Có khi nên biết lắng nghe quan điểm của con cái, cảm thông cho cá tính, ước nguyện, tâm tình và hoàn cảnh của chúng. Đừng bao giờ cho rằng con cái phải có trách nhiệm hay bổn phận thực hiện điều mình mong muốn, hoặc phải thành đạt giấc mộng chưa thành của mình. Đừng đặt giấc mơ của mình trên vai con cái mà không chịu tìm hiểu giấc mơ của chính nó.

Trong sinh hoạt xã hội, tập thể, tổ chức (tôn giáo, hội đoàn, công đoàn..), quốc gia, và quốc tế cũng vậy: những người lãnh đạo phải biết hòa hợp với người dưới, tôn trọng nguyện vọng chung của người dân, quan tâm đến lợi ích của nhân loại. Không có sự hòa hợp giữa mình với các thành viên khác trong gia đình, tổ chức, quốc giacộng đồng quốc tế, thì đừng mơ tưởng viển vông về nền hòa bình thế giới.

Không khó gì khi song hành, đồng hành với những người có cùng quan điểmlý tưởng (hợp). Khó là có thể bước đi nhịp nhàng (hòa) với những người ngược dòng, nghịch hành với mình—con đường chông chênh ấy, luôn có sự va chạm, vi tế hay thô bạo giữa những bản ngã cứng ngắt. Mà muốn hòa được với kẻ trái chiều, hãy hạ mình xuống, hãy quên mình đi, hãy hy sinh một phần hay toàn phần bản ngã của mình. Đó là điều mà những đứa con—luôn là con trẻ—khó làm được khi chúng chưa trải nghiệm thế nào là tình thương vô hạn của cha mẹ. Nhưng những bậc cha mẹ thì làm được, vì tình thương của cha mẹ bao gồm sự hy sinh to lớn, vượt ngoài sức tưởng tượng của người con.

Thế giới hòa bình tùy thuộc nơi sự hòa hợp của mỗi quốc gia; quốc gia thịnh vượng tùy thuộc vào sự hòa hợp của các xã hội dân sự; xã hội an vui tùy thuộc nơi sự hòa hợp của những gia đình; và gia đình hạnh phúc là nhờ nơi cha mẹ.

Vì vậy, khi quyết định tạo lập một gia đình nhỏ, mỗi người chúng ta nên tự hỏi: chúng ta có thể nào có được đức hy sinhtinh thần hòa hợp để xây dựng hạnh phúc cho gia đình này hay không. Nếu câu trả lời là không, xin đừng vội vàng đảm nhận vai trò cha mẹ. Và nếu đã lỡ tạo lập một gia đình không hòa thuận, thiếu hạnh phúc, con cái hư hỏng hoang đàng, xin đừng vội vàng qui trách tội bất hiếu cho con, mà hãy đem lòng thương yêu nhìn xuống con cái, hỏi một câu đơn giản: cha mẹ có thể làm được gì để con được hạnh phúc, hỡi con yêu?

Những nhà lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo quốc gia hay thế giới, cũng nên cúi mình xuống để hỏi những người cọng sự, hỏi những người dân của mình một câu tương tựđơn giản như thế. Đừng đòi hỏi người dưới phải phục vụ mình hay tổ chức của mình, mà hãy tìm hiểu xem họ cần gì, và làm thế nào để họ được an vui, hạnh phúc.

Bài học từ đức hy sinhtinh thần hòa hợp, hãy bắt đầu từ vai trò của cha mẹ.

Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.

Cha mẹ là trên hết; cha mẹ là tất cả.

 

NỘI DUNG SỐ NÀY:

¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2

¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4

¨ HÌNH ẢNH KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V (Thích Tâm Hải & Võ Văn Tường), trang 8

¨ BÁO HIẾU LÀ PHẢI PHÁT BỒ ĐỀ TÂM (Thích Đức Trí), trang 10

¨ ĐỜI MẸ  NHƯ  SƯƠNG (thơ Phan Tấn Hải), trang 11

¨ CẢM NIỆM MÙA VU LAN BÁO HIẾU - ĐỀN ƠN (Thích Viên Thành), trang 12

¨ CHA ĐI (thơ Vĩnh Hữu), trang 13

¨ CỖ XE BẤT BẠI (Thiên Hạnh), trang 14

¨ ĐÀNG SAU NỤ CƯỜI (thơ Ngọc Tuyết), trang 14

¨ HÌNH ẢNH KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V, trang 16

¨ NHỚ MẸ, MỘT ĐỜI (thơ Nguyễn Lương Vỵ), trang 18

¨ HIẾU, NHÌN TỪ NHỮNG BẢN KINH KHÁC NHAU (Thích Nguyên Hiệp) trang 19

¨ THƯỜNG NGÀY (thơ Nguyễn Thị Khánh Minh), trang 21

¨ CÁCH XỬ THẾ CỦA NGƯỜI XƯA (TN Như Thủy), trang 22

¨ VỌNG TIẾNG RU XƯA (thơ Thiên Hạnh), trang 23

¨ HÌNH ẢNH KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V, trang 24

¨ TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO ĐỜI NHÀ LÝ (Nguyễn Lang), trang 26

¨ NHỚ MẸ, THONG DONG ĐƯỜNG VỀ (thơ Lê Phương Châu), trang 29

¨ THẤY RÕ THỰC TƯỚNG CỦA NHÂN DUYÊN (Lâm Thanh Huyền), trang 30

¨ MẶT TRỜI MẶT TRĂNG CỦA TÔI  (Thảo Lư), trang 31

¨ BỊT MẮT, BỊT TAI, BỊT MIỆNGCâu chuyện dưới cờ (Nhóm Áo Lam), trang 32

¨ PHẬT HỌC VÀ HỌC PHẬT – Phật Pháp thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 33

¨ TIỀN KHIÊN TÚC TRÁI – Lá thư đầu tuần (GĐPTVN Trên Thế Giới), trang 34

¨ STORY OF THERA TISSA (Daw Mya Tin), trang 35

¨ THE END / CHUNG CUỘC (thơ Tagore – Tâm Minh Ngô Tằng Giao dịch), trang 36

¨ SINH TỬ QUA LĂNG KÍNH CỦA NGƯỜI GIÁC NGỘ (Thánh Tri), trang 38

¨ LẠI ĐẾN MÙA VU LAN… (thơ Đồng Thiện), trang 42

¨ HƯƠNG VƯỜN XƯA (Huệ Trân), trang 47

¨ SAO KHÔNG ĐỢI CON (thơ Linh Thoại), trang 48

¨ CÓ MẸ TRONG ĐỜI (Thanh Thị), trang 49

¨ NGÁT PHƯƠNG THƠ, QUÁN BÊN SÔNG (thơ Tâm Nhiên), trang 50

¨ TRUYỆN NGẮN TRĂM CHỮ (Steven N), trang 51

¨ TRẦU CAU DÂNG MẸ (Tâm Không – Vĩnh Hữu), trang 51

¨ CHUYỂN ĐỔI VIỆC ĂN UỐNG TỪ THỊT CÁ SANG RAU ĐẬU (Tâm Diệu), trang 54

¨ LUÂN HỒI, QUÁN TRỌ TRẦN GIAN (thơ Hàn Long Ẩn), trang 56

¨ NẤU CHAY: MÌ XÀO CHAY (Chân Thiện Mỹ), trang 57

¨ CHĂM SÓC CHA MẸ GIÀ (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 58

¨ TRỞ VỀ (thơ Hồ Bích Hợp) trang 60

¨ LÒNG TRI ÂN (Ngọc Bảo) trang 61

¨ MỪNG VU LAN (thơ Tâm Tường Lê Đình Cát), trang 63

¨ HÌNH ẢNH KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V, trang 64

¨ CON GÀ Ó MÃ LẠI (Lê Giang Trần), trang 66

¨ PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG – chương 4 (Vĩnh Hảo), trang 69

¨ TRẦM LUÂN MẸ, LAY LẮT ĐỜI CON (Hạ Huyền), trang 72

¨ PHƯỢNG HỒNG, DẤU LẶNG GIỮA CƠN BA ĐỘNG (Phù Du), trang 73

¨ NGƯỜI MẸ (Đức Thương) trang 74

¨ CẢM TƯỞNG HỌC VIÊN KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ (thơ Trần Trọng Khoái) trang 75

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3655)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 1777)
Đặc San Văn Hóa Phật Giáo của Báo Viên Giác Tháng 04/2021
(Xem: 5000)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3557)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3566)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 2690)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 1348)
Đặc San Văn Hóa Phật Giáo của Báo Viên Giác Tháng 12/2020
(Xem: 3107)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3026)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3980)
Thi Hoá Kinh Trung Bộ 4 tập - Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 1450)
Đặc San Văn Hóa Phật Giáo của Báo Viên Giác (tháng 6-2020)
(Xem: 1325)
Báo Chánh Pháp Số 101 Tháng 4/2020
(Xem: 1374)
Báo Chánh Pháp Số 100 Tháng 3/2020
(Xem: 2822)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 1681)
Báo Chánh Pháp Số 99, tháng 01/2020 Giai phẩm Xuân Canh Tý 2020
(Xem: 1911)
Báo Chánh Pháp Số 94, Tháng 9/2019
(Xem: 1755)
Báo Chánh Pháp Số 93, Tháng 8/2019
(Xem: 2037)
Báo Chánh Pháp Số 92 Tháng 7/2019
(Xem: 1610)
Báo Chánh Pháp Số 91 Tháng 6/2019
(Xem: 1551)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 90 Tháng 5.2019
(Xem: 1865)
Nguyệt San Chánh Pháp, Số 89 Tháng 4/2019
(Xem: 1701)
Trưởng đoàn: HT Thích Như Điển - Phương trượng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc. Thực hiện kỷ yếu: Quảng Đức tùng thư xuất bản 2019
(Xem: 1810)
Nguyệt San Chánh Pháp, Số 88 Tháng 3/2019
(Xem: 4817)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 1794)
Nguyệt San Chánh Pháp số 87 tháng 2/2019
(Xem: 1751)
Nguyệt San Chánh Pháp số 85 tháng 12/2018
(Xem: 2742)
Tạp chí của kiều bào và Phật tử Việt Nam tỵ nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức
(Xem: 1665)
Nguyện San Chánh Pháp số 82 Tháng 9/2018
(Xem: 1568)
Nguyệt San Chánh Pháp 81 Tháng 8/2018
(Xem: 1886)
Kỷ Yếu Trường Hạ Pháp Hoa Kỳ 19 - 2018 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan tổ chức
(Xem: 2433)
Nguyệt San Chánh Pháp số 77 tháng 4 năm 2018
(Xem: 2278)
Làm mọi việc, thành mọi việc, mà không thấy có mình. Không có người làm. Không có cái danh của người làm. Không có người thành công. Không có cái danh của người thành công. Đây mới gọi là người đức hạnh của mọi xứ, mọi thời.
(Xem: 1920)
Đừng chờ đến cuối ngày, cuối năm, hay cuối đời mới trao đi hạnh phúc cho người. Hãy cho khi còn cơ hội để cho, và hãy cho khi người nhận vẫn còn cơ hội để nhận.
(Xem: 2002)
Báo Chánh Pháp Số 73 Tháng 12/2017 - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ
(Xem: 1968)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 72 Tháng 11/2017
(Xem: 2044)
Giông bão từ đại dương liên tục đánh vào bờ, gây lũ lụt, tàn phá nhà cửa, làm thiệt mạng cả mấy trăm người ở miền trung nam và đông nam Hoa-kỳ
(Xem: 2091)
Nguyệt San Báo Chánh Pháp Số 70 - Tháng 9/2017 - GHPGVNTN Hoa Kỳ tổ chức thực hiện
(Xem: 1906)
Nguyệt San Chánh Pháp số 69 tháng 8-2017 Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
(Xem: 2153)
Kỷ Yếu Trường Hạ Pháp Hoa Kỳ 18 - Năm 2017 - HT Thích Bảo Lạc, TT Thích Nguyên Tạng, TT Thích Viên Trí
(Xem: 5739)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 1836)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 67 Tháng 6/2017
(Xem: 8727)
Kỷ Yếu Tri Ân và Tán Dương Công Đức của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 6441)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6060)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 2330)
Báo Chánh Pháp số 59 tháng 10/2016 - Tiếng nói của những người con Phật...
(Xem: 3268)
Báo Viên Giác: Mẹ Và Vu Lan Số 214 tháng 8 năm 2016
(Xem: 3978)
Được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 15 tháng 7 năm 2016
(Xem: 2213)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu từ ngày 25/7 đến 03/8/2016
(Xem: 9992)
Kỷ Yếu Tri Ân và Tán Dương Công Đức của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
(Xem: 3503)
CHÁNH PHÁP BỘ MỚI: Số 54, tháng 05.2016
(Xem: 2171)
Báo Chánh Pháp số 53 Tháng 4/2016
(Xem: 1929)
Báo Chánh Pháp số 52 Tháng 3/2016
(Xem: 2369)
Giai Phẩm Xuân Bính Thân Tháng 1/2016 - Báo Chánh Pháp
(Xem: 10719)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Thích Hạnh Tuấn (1956-2015) Chùa Trúc Lâm Chicago, USA ấn hành 2015
(Xem: 2459)
Báo Chánh Pháp Số 50 Tháng 1/2016
(Xem: 2481)
Tạp chí của Kiều bào và Phật tử Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức
(Xem: 2196)
Báo Chánh Pháp 49 Tháng 12/2015
(Xem: 7852)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10529)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 28205)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(Xem: 6697)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(Xem: 2799)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 8795)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(Xem: 9323)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(Xem: 8259)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(Xem: 4281)
hư giấc chiêm bao của người mỏi mệt, như trò huyễn mị của ảo thuật gia, như bọt nước lao xao bờ sông mé biển...
(Xem: 8691)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(Xem: 3619)
Báo Chánh Pháp Số 37 tháng 12 năm 2014
(Xem: 13029)
Chủ đề: 50 năm xuất gia và hành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 9188)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(Xem: 10470)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 24082)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant