Thư tòa soạn số 77
(tháng 04.2018)
DÒNG SÔNG QUA ĐI...
“You could not step twice into the same river…”
— Heraclitus
Khi dòng sông phút trước không còn là dòng sông phút sau, thì đời người phút trước cũng không giống đời người phút sau.
Theo dòng thời gian, mọi thứ trôi qua còn nhanh hơn thế nữa.
Nhưng thời gian có không, trong sự dịch chuyển của đơn vị vật chất nhỏ nhất (neutron, proton, quantum, photon...)? Một phần triệu giây, hoặc ngắn hơn! Có đơn vị thời gian nhỏ nhất hay không? Có tên gọi cho một khoảnh thời gian quá nhỏ nhiệm như thế không? Thời gian, đối với lý thuyết vật lý hiện đại, chỉ còn là một khái niệm, dường như có, dường như không, hoặc không hề tồn tại, hoặc tồn tại như một ảo tưởng, ảo giác từ tâm thức, hoặc như là một mộng ảo từ sự sinh diệt của một lượng tử, một hạt ‘ánh sáng’ hay ‘sóng’ mơ hồ tức-hữu tức-vô. Long Thọ (1) từ thế kỷ thứ hai chẳng đã từng nói là không làm gì có thời gian hay sao! (2) Vì thời gian do nơi vật thể mà có; mà vật thể như photon(hạt căn bản—elementary particle) còn không thể nói là có hiện hữu như là một “vật” thì thời gian làm gì hiện hữu? (3)
Dù sao, trong cuộc sống hàng ngày, trong hiện tượng dịch chuyển của vật chất hay tinh thần, của con người và mọi sự mọi vật, người ta không thể phủ nhận có một dòng chảy, một dòng biến thiên, thay đổi, tương tục, trong từng khoảnh khắc vi tế nhất (mà đạo Phật gọi là sát-na sinh-diệt).
Và người ta không thể phủ nhận có dòng sông trôi qua những xóm làng; với những bờ lau, bãi cỏ, những hàng cây rũ bóng trên mặt nước phù sa.
Đời người cũng trôi qua như một dòng sông.
Ngày đón mặt trời, đêm hứng trăng sao, tranh vân cẩu trải dài năm tháng.
Nước xuống, nước lên, cuốn theo vô số những bùn đục hỉ, nộ, ái, ố...
Bên lở, bên bồi, đẩy đưa thuyền bến nọ, bờ kia.
Nào người giặt giũ, tắm mát; nào người phóng uế, xả rác... sông vẫn lặng lờ, kham nhẫn, cưu mang và chuyên chở tất cả.
Và cũng có khi gió lặng, sóng yên, nước trong veo ảnh hiện một vầng trăng vằng vặc, ngời sáng.
Sông như thế, đời người cũng thế, vẫn một dòng trôi xuôi về biển lớn.
Hãy sống như một dòng sông. Đừng ngăn bít, đắp bờ, dựng cọc, che chắn đường ra đại dương. Đừng tự biến con sông thành vũng, thành hồ, rồi vui thích, đắm mình trong nước đọng ao tù.
Dòng sông, hãy trôi, và hãy qua đi...
_____________
(1) Long Thọ - Nāgārjuna,vị luận sư lỗi lạc của Phật giáo, sinh và mất tại Nam Ấn khoảng từ năm 150 đến 250 A.D. (sau công nguyên); tác giả của những bộ luận nổi tiếng, ảnh hưởng sâu rộng trong nền tư tưởng, triết học Phật giáo như Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận, Đại Trí Độ Luận, Hồi Tránh Luận...
(2) Trung Luận,phẩm Quán Thời thứ 19, bài kệ thứ 5, bản dịch của HT. Thích Thiện Siêu, trang 213: “Thời đứng yên không thể có được, thời đi qua cũng không thể có, nếu thời không thể có được, thời làm sao nói tướng thời.” (Nói cho rõ hơn: thời gian đứng yên không thể có, thời gian trôi đi cũng không thể có; nếu thời gian không thể có thì làm gì có tướng trạng của thời gian!)
“Thời trụ bất khả đắc / Thời khứ diệc phả đắc,
Thời nhược bất khả đắc / Vân hà thuyết thời tướng!”
時住不可得 時去亦叵得
時若不可得 云何說時相
(2) Sđd., bài kệ thứ 6, trang 214:“Nhân nơi vật thể nên có thời gian, lìa vật thể thì đâu có thời; nhưng vật thể còn không có, huống gì có thời.”
“Nhân vật cố hữu thời / Ly vật hà hữu thời
Vật thượng vô sở hữu / Hà huống đương hữu thời.”
因物故有時 離物何有時
物尚無所有 何況當有時
NỘI DUNG SỐ NÀY
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2
¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3
¨XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8
¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG(thơ Mặc Phương Tử), trang 12
¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA?(Nguyên Hạnh dịch), trang 13
¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562(TK. Thích Pháp Tánh), trang 15
¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ(Quách Tấn), trang 16
¨ CÔĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG(thơ Phù Du), trang 18
¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t.(Tuệ Uyển dịch), trang 19
¨ KHÓC TỐ NHƯ(thơ Diệu Viên), trang 22
¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH(Tổng vụ Ni Bộ), trang 23
¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY(TN Như Đức), trang 24
¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ(TN. Như Bảo), trang 26
¨ MỘT VẦNG TRĂNG(thơ Vĩnh Hảo), trang 27
¨ VEN. SANGHARAKSHITA(1925 -)(HT. Thích Trí Chơn), trang 28
¨TÁI ÔNG THẤT MÃ Câu chuyện dưới cờ (Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi),trang 32
¨CÁC PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC TRONG GIÁO LÝ PHẬT ĐÀ Phật Pháp Thứ Năm (Nhóm Áo Lam),trang 33
¨ THIỀNLÂM TẾ VÀ PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG(Nguyễn Lang), trang 36
¨ NÊN CHỌN HÓA THÀNH HAY BẢO SỞ(Thích Viên Thành), trang 39
¨ LÒNG THAM TAI HẠI(thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 46
¨ KIỂNG CHÙA XƯA(Tiểu Lục Thần Phong), trang 47
¨ PHẬT TỬ VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI(Nguyên Giác), trang 48
¨ EM Ở ĐÂU GIỮA MÙA ĐÔNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 50
¨ CHẮP TAY LẠY NGƯỜI(Nguyên Minh), trang 51
¨ TRUYỆN NGẮN TRĂM LINH TÁM CHỮ (Steven N.), trang 56
¨ NẤU CHAY: MĂNG KHO CHAY(Gia Phượng),trang 57
¨ THÊNHTHANG BA LA MẬT(Hạnh Chi), trang 58
¨ STORY OF THERA BHADDIYA: THE DWARF(Daw Mya Tin), trang 62
¨ KHÔNG PHẢI VIỆC CỦA TÔI... (thơ Huệ Trân), trang 63
¨ NỬA THẾ KỶ, VẪN MỘT MÀU TANG CHO HUẾ(Diệu Trang), trang 64
¨ CHÙA QUÊ(Thu Nguyệt), trang 68
¨ TRỌNG PHÁP (Truyện cổ Phật giáo), trang 69
¨ CON THIÊN NGA ĐƯỢC YÊU QUÁ(Quỳnh Chi dịch), trang 70
¨ MỘT NỖI BUỒN MANG MỘT TÊN RIÊNG(thơ Nguyệt Thảo), trang 71
¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHÃ (HT. Thích Nguyên Trí) 72
¨DINH DƯỠNG VÀ VẬN ĐỘNG CƠ THỂ(Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 73
¨ BỤI ĐƯỜNG chương 5, t.t.(Vĩnh Hảo), trang 76
¨ GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ TỪ THIỆN SAKYA CARE FOUNDATION, trang 88
- Tag :
- Báo Chánh Pháp