Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con Là Bồ-Tát

05 Tháng Mười 201000:00(Xem: 12541)
Con Là Bồ-Tát


TIẾNG GỌI CỦA LÒNG TỪ

Cơn trốt tàn nhẫn quét ngang cánh đồng trống, ngang qua những căn nhà gỗ mong manh, xoáy mạnh và bốc lên cao những người, thú, đất đá và cây cối…, rồi vô tình thả xuống lại trên những đồng cỏ và mặt đất xác xơ. Trốt qua rồi, không gì còn nguyên vẹn. Trên những dặm vuông dài là hoang tàn, đổ nát.

Con người ở đời này vẫn thường phá hoại như thế. Chỉ vì những cái tên, người ta vô tâm, lạnh lùng hãm hại và làm tổn thương kẻ khác. Cái tên đối với một số những người lớn, không đơn thuần là cái tên để gọi và để phân biệt giữa người này với người nọ; mà trở thành mục tiêu để theo đuổi những thành quả ở đời đến nỗi có thể dẫm đạp lên sự thật, đánh mất niềm tin về nhân-quả, vô ân bạc nghĩa, và không còn lòng trắc ẩn đối với nỗi khổ của con người.

Con của ba mẹ không như thế. Con không có khái niệm gì về một cái tên và giá trị phân biệt nào của nó. Khi gọi “ba ơi, mẹ ơi!”, con gọi với lòng thương yêu và nhu cầu thương yêu của con. Tiếng “ba,” tiếng “mẹ,” không phải là những cái tên mà là những ký hiệu của thương yêu. Mỗi lần nghe con gọi “ba, ba ơi!”, hay “mẹ, mẹ ơi!”, ba mẹ rung động cả tâm can. Dường như trọn vẹn cả hồn và xác ba mẹ đều được đánh thức dậy bởi tiếng gọi đó của con. Tiếng gọi đầu đời của con là tiếng gọi của lòng thương yêu, của niềm trắc ẩn. Dù tâm hồn của ba mẹ có băng giá đến đâu, dù ba mẹ có là những người vị kỷ sống trên đời không làm lợi ích cho ai, nhưng nghe tiếng con gọi là tất cả lòng thương yêu được trỗi dậy, và tính vị kỷ liền tan biến ngay. Tiếng gọi của con chẳng khác gì ban cho ba mẹ niềm vui và lòng thương tưởng đến kẻ khác.

Con đã nhắc nhở ba mẹ thế nào là lòng từ bi, con có biết không?

 

KHOAN DUNG, THA THỨ

 

Người ta thường có khuynh hướng tự tha thứ: dễ dàng xí xóa cho bản thân nếu làm phải điều lỗi lầm gì; nhưng lại quá khe khắt, quá cố chấp đối với những lỗi lầm của kẻ khác. Có khi chỉ vì một vài lỗi nhỏ mà những người thương nhau đã không nhìn mặt nhau trong một thời gian dài, hoặc vĩnh viễn xa nhau. Có khi vì những sai lầm của ai đó, người ta giận ghét lây đến nhiều người khác. Có khi lỗi lầm của thế hệ trước lại trút những hậu quả hận thù và khổ đau đến nhiều thế hệ sau. Có khi đã tỏ ý ăn nănxin lỗi về những sai lầm đã phạm, không tái phạm về sau, vẫn bị người đời đay nghiến, nguyền rủa và nhắc tới nhắc lui suốt đời. Có khi miệng nói xin lỗi mà lòng chẳng ăn năn, việc sai lầm cứ lặp lại, từ sai lầm nhỏ tiến đến những sai lầm trầm trọng hơn, thương tổn đến nhiều người, nhiều thế hệ khác. Người ta dễ dàng kết án, luận tội, phán xét về lỗi lầm của kẻ khác, không khoan dung tha thứ cho ai, ngoại trừ cho chính bản thân.

Con của ba mẹ không như thế. Trong khi ba mẹ luôn la trách, điều chỉnh những điều con làm không đúng thì con luôn luôn là người lắng nghe, sửa đổi. Những điều gọi là lỗi lầm mà ba mẹ dạy con, yêu cầu con đừng tái phạm, chẳng qua là vì không đúng với ý của ba mẹ và xã hội. Ba mẹ đã lấy đi sự hồn nhiên trong trắng của con bằng những hình phạt, không cho ăn, không cho chơi, giới hạn những điều con thích, có khi là phạt đòn (dù chỉ là những đòn khẽ nhẹ nhàng), để cho con phải khóc, phải giận… Nhưng liền sau đó, con đã vui đùa trong thế giới hình tượng và đồ chơi của con. Dường như sống ở đời này, ba mẹ nào cũng cho rằng mình không có lỗi, và chưa hề biết xin lỗi ai, huống gì xin lỗi con. Ba mẹ chỉ biết dạy con phải chịu lỗi và vòng tay xin lỗi. Ba mẹ chưa kịp tha thứ cho con thì con đã biết tha thứ cho ba mẹ. Con không bao giờ giữ lâu trong lòng những điều bất mãn, không như ý. Con không bao giờ để tâm về những sai lầm và các hành vi quá đáng của ba mẹ hay của người khác. Chung quanh con, trước mắt con là thế giới thơ mộng, đẹp đẽ, đầy những điều kỳ diệukhám phá mới. Con khóc đó, nhưng rồi con cũng cười đó. Nụ cười ngây thơ rạng rỡ của con, ánh mắt trong veo của con, bàn tay thiên thần nhỏ nhắn của con, tất cả những thứ ấy đã xoa dịu và đánh tan đi những ưu tư phiền muộn của ba mẹ.

Con đã nhắc nhở ba mẹ về lòng khoan dung, tha thứ, con có biết không?

 

BUÔNG XẢ

 

Thế giới người lớn thường bày vẽ những trò chơi huyễn mỵ. Từ ngàn xưa đến ngàn sau, người ta hăm hở mong được trưởng thành sớm để thực hiện những hoài vọng, cao vọng; tùy theo sở thích và khả năng, khuynh hướng và địa vị, chọn lựa những lý tưởngmục tiêu riêng hay chung, cho cá nhân hoặc cho những tập thể cùng quan điểm hay lối sống, cùng tôn giáo hay đảng phái, cùng quốc gia hay sắc tộc; để rồi, ức hiếp, chèn lấn, cạnh tranh, đày đọa, giết hại lẫn nhau… Nhân danh những đấng thiêng liêng, những nhà lãnh đạo tối cao, những chính nghĩa cao tột, con người tự cho mình quyền hạn cướp đoạt sở hữu và mạng sống của kẻ khác. Tất cả những tham vọng thâm căn cố đế của lịch sử loài người, từ nhiều thế hệ di truyềntiếp nối nhau, kết tập thành một cọng nghiệp bao trùm thế giới, tác động lên toàn bộ cuộc sống của người xưa, người nay. Trong cái khung kiên cố trói chặt cuộc đời với hỗn loạn, đấu tranh, bất anthống khổ, con người tuần tự sinh ra và lớn lên, không thắc mắc hoài nghi về ý nghĩa đích thực của cuộc tồn sinh này. Bên dưới những bàn thờ, bàn họp, bàn tiệc, bàn làm việc, bàn cân, bàn toán, bàn cờ… là những bàn đạp để con người ngoi mình lên, dìm kẻ khác xuống. Lềnh bềnh trong vũng lầy trần gian là những âu lo, hãi sợ, trăn trở, thao thức, bất đắc chí, hy vọng, thất vọng… và phiền não triền miên…

Con của ba mẹ không như thế. Con có mặt không phải để tom góp, chiếm hữu. Những gì ba mẹ sắm sửa và ban tặng con, muốn con hiểu rằng đó là những sở hữu của con, con không bao giờ nắm giữ, bám chặt. Đối với áo quần, giày giép, đồ chơi, ba mẹ cố gắng dạy con sự phân biệt để cân nhắc lợi-hại, hơn-thua, đắt-rẻ, nặng-nhẹ… nhưng trong mắt con, tất cả cũng chỉ là những món vật bình đẳng, không hơn không kém. Con có thể cầm nắm, hân thưởng và giữ làm của riêng trong một thời gian ngắn, nhưng rồi con cũng buông bỏ tất cả. Điều quan trọng nhất trong đời con, chỉ là nụ cười của ba mẹ và những người chung quanh. Con chỉ cần được thương và trao gởi tình thương của con. Thế giới của con không có sự cạnh tranh, không có những nỗ lực để chiếm hữu, cho nên cũng không có những phiền muộn, tân toan. Một ngày vui chơi, đêm về nằm nghe kể chuyện, và đánh một giấc ngủ vô tư vô lự.

Con đã nhắc nhở ba mẹ về sự buông xả, con có biết không?

 

BAN TẶNG

 

Khi không thể hoàn thiện phẩm cách của chính mình, người ta thích soi mói lỗi lầm, khuyết điểm của người khác. Dường như nói lên điều dở của ai đó sẽ khiến người ta thấy mình tốt đẹp hơn. Thói quen này không sửa đổi được gì cho người khác, nếu thực sự là họ có những khiếm khuyết, mà cũng khó để cải thiện nhân cách của mình. Nó khiến người ta thù ghét, ganh tỵ thay vì thương yêu; đố kỵ, ghim gút thay vì vui vẻ tha thứ; cố chấp, khư khư thành kiến thay vì bao dung, buông xả. Những suy nghĩ, lời nói và hành động của thế giới người lớn thường đi theo vết mòn hướng ngoại: thấy cái sai khuyết của người, chê bai châm biếm điều lỗi của người, cạnh tranh với người khác để mình được trội hơn. Tưởng như vậy là đóng góp xây dựng cuộc đời, mà kỳ thực chỉ là những vọng động của bản ngã, chỉ mang lại xung độtphá hoại.

Kinh nghiệm của các bậc hiền trí cho thấy sự cải thiện nào cũng phải bắt đầu từ nội tâm, từ chính mình. Sửa đổi mình trước khi góp ý cải cách xã hội, sửa đổi con người. Chúng ta không thể sửa đổi kẻ khác điều mà chúng ta không thể sửa đổi.

Có lần con đang ngồi xếp các ô hình bỗng ngừng lại, ngước nhìn ba. Con nhìn ba thật lâu, ba biết, nhưng ba vẫn phải cắm cúi làm việc. Con đã đến bên ba, níu lấy tay ba, “ba ơi, chơi với con.” Ba nhăn mặt nhíu mày, “ba đang làm việc, con không thấy sao?” Lúc đó ba nghĩ con ích kỷ, chỉ biết vòi vĩnh, bắt ba phải ngưng việc để chơi với con. Ba có ý thầm trách con. Nhưng con vẫn nài nỉ, “ba, đừng có làm việc nữa, ba chơi với con.” Ba bắt đầu bực bội, nói giọng không được nhẹ nhàng với con, “ba cần làm xong việc này trong ngày hôm nay. Con chơi đi.” Con không chịu thua, dạt hai tay ba sang hai bên, lèn vào ở giữa, chắn ngang ba và bàn phím, “ba chơi với con, đừng có làm việc nữa.” Ba gần phát cáu, “con, đừng có như vậy, để ba làm việc; khi nào xong ba sẽ chơi với con.” Nhưng ngay sau câu nói đó, nhìn đôi mắt khẩn khoản và đầy tình thương của con, lòng ba lắng xuống, lời ba dịu lại, “con… con muốn chơi gì?” Hai bàn tay nhỏ nắm lấy hai cổ tay ba, con cố sức kéo ba ra khỏi bàn làm việc. Ba miễn cưỡng theo con, rời thế giới của người lớn. Ba hỏi lại, “con muốn chơi gì đây? Trốn-tìm, vật lộn, hay cưỡi ngựa?” Con tròn mắt nói “ba mở nhạc lên, nhảy.” Ba hơi khựng, lại hỏi “nhạc nào, con thích bài nào?” Con chỉ vào cái máy hát, “ba bấm lên đi, nhạc đó.” Ba uể oải bước đến máy, bấm. Nhạc lên, con níu lấy tay ba, hét lớn “nhảy, nhảy, ba nhảy đi!” Rồi không chờ ba nhảy, con nhảy trước làm gương. Bước nhảy, điệu bộ đôi tay và đôi vai của con không theo bất kỳ thể điệu nào của các điệu nhảy thông thường. Chẳng phải cha-cha, bebop, slow, soul, tango, disco, hip hop… Chẳng phải điệu nào của thế giới người lớn. Nhịp nhàng theo nhạc, con bước những bước nhẹ như mây, đôi tay như đôi cánh múa lượn uyển chuyển. Ba sững sờ nhìn con trong giây phút. Chưa bao giờ ba cảm nhận nhạc điệu và bước nhảy hòa quyện với nhau kỳ diệu, bất phân như con đang trình diễn. Con học từ đâu, ba tự hỏi. Không từ đâu cả. Không phải cái gì hay thì đều học từ người lớn. Con chỉ biểu hiện thể cách của một thiên thần, không có định kiến, không có những nề nếp và thói quen, không có những công thức và khuôn khổ của thế giới người lớn mà ba kinh qua. Ba cố gắng bước theo con, nhưng chỉ là những bước vụng về, nặng nhọc. Ba nghĩ ba có thể như nhà văn nọ, nơi bãi biển lộng gió, ở tận cùng của tuyệt vọng mất mát, học nhảy từ Zorba, con người ngang tàng lịch lãm—nhân vật chính trong tác phẩm của Nikos Kazantzakis, nhưng ở đây, ba không thể học bước nhảy của thiên thần. Điệu nhảy của con không thông qua trường lớp nào, con người nào. Con vừa nhảy vừa cười rạng rỡ, đôi khi có vẻ chìm đắm lặng lờ trong tiết điệu. Từ bản nhạc này, lại tiếp qua bản khác, con nhảy liên tục. Nhạc điệu nào con cũng có cách biểu đạt riêng của con. Hết đĩa nhạc, ba ngồi bệt xuống sàn, im lặng ngắm nhìn con. Nài nỉ ba mở đĩa nhạc khác không được, con nhào tới vật ba xuống, đùa giỡn, cù lét. Chúng ta chơi với nhau như con nít đồng trang lứa. Mệt mỏi, đổ mồ hôi, con nằm lăn trên sàn nhà, mỉm cười nhìn ba một lúc, rồi nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

Ba hiểu rằng con rủ ba chơi đùa không phải vì con, mà vì ba. Con thương ba sao cứ ngồi cặm cụi làm việc với vầng trán nhăn, nhíu. Con thương ba không biết thư giãn, vui đùa. Con thương ba không biết thỉnh thoảng dừng lại, hát lên những bản nhạc mình thích hoặc chỉ nghe nhạc và nhảy… Con đã ban tặng ba những gì ba không có hoặc đã quên lãng.

Gần một giờ đồng hồ buông hết công việc, múa nhảy và chơi đùa theo con, ba nghiệm ra rằng, nhiều khi người lớn tưởng là không có gì để ban tặng cuộc đời thì thực ra ai cũng đều có một điều gì đó tốt đẹp để ban tặng; những việc nghĩ là không thể buông xả, đều có thể buông xả; những gì tưởng là không thể tha thứ, đều có thể tha thứ; những ai mình tưởng là không thể thương yêu, đều có thể thương yêu.

Một thiên thần ba tuổi như con, rồi đây sẽ được ba mẹ, học đường và xã hội dạy cho chữ nghĩa, con số, màu sắc, âm thanh, hình tượng, mùi vị, cách đo lường, tính toán, phân biệt, suy tưởng, phân tích, kết luận… để rồi con sẽ trưởng thành như một người lớn trong số hàng tỉ người lớn đã sinh ra và mất đi trên cõi đời này. Người lớn thường tự hào hãnh diện về những thành tựu của họ để dựng nên nền văn minh kỹ thuật hiện đại. Nhưng họ không bao giờ thực sự hạnh phúc, bởi vì họ không bao giờ biết thương yêu, tha thứbuông xả.

Cho nên, nếu một ngày nào con học được từ đâu đó, sự vinh danh cha mẹ là những vị Phật, thì con nên hiểu rằng đó chỉ là ẩn dụ đầy ấn tượng để nhắc nhở những người con kính yêu và tri ân bậc sinh thành của mình; đồng thời, cũng nhắc nhở những người lớn phải biết học từ thế giới hồn nhiên của trẻ con lòng thương yêu, tha thứbuông xả.

Nhìn lại chặng đường đã kinh qua, với tâm tư, ý chí và những hành xử rập khuôn theo ước lệ của gia đìnhxã hội, chỉ khiến gây thêm tranh cãi, hỗn loạn và khổ đau cho cuộc đời, ba mẹ tự thấy không xứng đáng là những vị Phật. Danh hiệu Phật phong tặng những người không toàn đức toàn trí chỉ khiến ba mẹ thêm xấu hổ. Nhưng con, thiên thần tuyệt vời của ba mẹ, con đã vô tư trao đến ba mẹ những bài học về các phẩm tính cao đẹp mà ba mẹ bỏ quên từ khi bắt đầu làm người lớn. Chỉ ngần ấy không thôi, nếu cần nói một lời nào để cảm ơn con, ba mẹ muốn nói rằng: con xứng đáng được gọi là bồ-tát của ba mẹ.

California, mùa Vu Lan, năm 2010
Vĩnh Hảo

(viết thay những người làm cha mẹ,
và để tặng những thiên thần bé nhỏ trên đời)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10286)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10807)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 11943)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8579)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9249)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 9928)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11247)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9784)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9301)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10036)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10084)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9261)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13240)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10139)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10438)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10881)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9061)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10254)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10197)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9305)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 10992)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15029)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11763)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10086)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12636)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10851)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10376)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10735)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10636)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10505)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9964)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9259)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9315)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11246)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9589)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13038)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12594)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9132)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9530)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9562)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9527)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9087)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8929)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10272)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8574)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8258)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15462)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10712)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10738)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8855)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant