Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nữ Phật tử xuất cách tại Ấn Độ cổ đại

27 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 13090)
Nữ Phật tử xuất cách tại Ấn Độ cổ đại

NỮ PHẬT TỬ XUẤT CÁCH TẠI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Rupali Mokashi
Dịch Việt Sư cô Viên Ngạn

Theo kết quả điều tra dân số năm 2001, Ấn Độ quê hương của Đức Phật, hiện là quê hương của 3.881.056 nữ Phật tử (1). Hiện ước chừng có khoảng 300 triệu nữ Phật tử trên thế giới, trong đó 130.000 vị Ni. Cộng đồng ngày càng lớn mạnh này có một vị trí rất đáng tự hào trong một truyền thống mà ở đó Ni giới và nữ Phật tử từ rất lâu đã là một bộ phận không thể tách rời của Tăng già, gần như ngay khi Tăng già được thành lập. Tuy vậy, ngoài những câu chuyện cảm động được kể lại trong Trưởng lão Ni kệ (2), một cuốn sách trong đó các vị Tỳ kheo Ni tiền bối kể lại quá trình nỗ lực cố gắng và những thành quả mà các vị đã đạt được trên bước đường tới quả vị A La Hán, không có một chứng cứ lịch sử nào được chứng minh. Kết quả là, ghi chép về những đóng góp của nữ giới Phật giáo giờ chỉ còn lại trong những nhân vật văn học của Trưởng lão Ni kệ.

Vai trò của những người phụ nữ Ấn Độ thuở xa xưa, những người đã theo truyền thống Phật giáo vượt thời gian, giờ được xác định chủ yếu bằng cách phân tích các nhân vật nữ nổi tiếng trong các tác phẩm văn học hoặc những giới luật được ghi lại trong kinh điển, và như thế là đã lướt qua những phụ nữ “thật”, đến nỗi mà sự bảo hộ và những đóng góp nhằm xiển dương Phật giáo của họ hầu như không được đề cập tới. Đây là một khiếm khuyết lớn trong lịch sử Phật giáo


Chính vào thời ký Maurya, Phật giáo nổi lên như một tôn giáo riêng biệt với tiềm năng phát triển lớn lao. Hoàng đế A Dục khởi đầu truyền thống khắc các bản kinh văn, một truyền thống trở nên rất phổ biến tại Ân Độ sau đó (3). Nhiều bia khắc của các thí chủ Phật giáo giúp chúng ta xây dựng một khuôn mẫu chính xác hơn để có thể hiểu thêm về những tín đồ Phật giáo, đặc biệtphụ nữ. Một cuộc khảo sát những bia khắc ra đời trong khoảng thời gian kéo dài từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 12 sau Công nguyên được phát hiện ở cao nguyên Deccan (4) đã hé mở cho chúng ta thấy những đóng góp của hơn 300 phụ nữ, bao gồm cả Ni giới và nữ Phật tử. Mặc dù sự đóng góp của tất cả những người phụ nữ này đều đáng chú ý, bài tham luận này sẽ tập trung khắc họa một vài người phụ nữ xuất cách thuộc những giai tầng xã hội trong xã hội Ấn Độ cổ đại những thế kỷ đầu sau Công nguyên, những người đã góp phần rất lớn cho việc truyền bá đạo Phật


Một dòng khắc trên cột trụ A Dục nổi tiếng ở Alahabad có nhắc đến Karuvaki, thứ hậu của Hoàng đế A Dục (5). Bà là nữ Phật tử đầu tiên mà tên tuổi được nhắc tới rõ ràng trong các bia khắc Ấn Độ. Bia khắc này, cả về mặt hình thức lẫn nội dung, là một chiếu chỉ vua ban xuống, lệnh cho các quan đại thần ghi chép lại việc cúng dường của bà. Bia khắc này vì thế được gọi là “Sắc lệnh cột trụ Hoàng hậu”. 


Nhiều phong cách kiến trúc khác nhau xuất hiện với sự lan truyền của Phật giáo và sự phát triển thương mại mạnh mẽ giữa Deccan và thế giới phương Tây bắt đầu vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Những kiến trúc này bao gồm các bảo tháp, chùa chiền với cấu trúc mái vòm, các tịnh xá trong các dãy núi Sakyadri tại Karle, Bhaje, Nasik, Junnar và các địa điểm khác. Sự cần thiết phải có nơi thờ phụng và chổ ở cho chư Tăng Ni đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của các phong cách kiến trúc này. Các bia khắc cho chúng ta biết rằng những thành tựu kiến trúc đã đạt được là nhờ một phần vào các khoản cúng dường của nhiều phụ nữ thuộc các giai tầng xã khác nhau. Chúng ta có thể thấy rằng các vị hoàng hậu, cư sĩ, nữ tu và thậm chí cả những kỹ nữ hạng sang cũng đóng góp theo khả năng tài chính của mình. Bảo tháp Sanchi tuyệt đẹp ra đời nhờ sự đóng góp của 87 tín đồ nữ. Trong số này chỉ có một người, Vakalaye Devi, dường như là một phụ nữ hoàng gia; những người còn lại gồm 36 ni cô và 50 nữ cư sĩ. Sondegve, vợ của Siharakhita (6); Naga, vợ của Kamdadi Gamiya Sethin (một thương nhân từ thị trấn Kandadi); Gharini Sijha, một phụ nữ nội trợ sống tại Virohakata; Sangharakshita, các nữ đệ tử (7) của Yasila (8) và Tỳ kheo Ni Kadi đến từ Ujjaini (9) nằm trong số những vị ni và nữ cư sĩ đã cúng dườngtên tuổi được ghi khắc tại Sanchi. Tổng số nữ thí chủ được xác định thuộc hoàng tộc là 35, ít hơn nhiều so với con số nữ thí chủ cư sĩ 210 và 87 ni cô, điều này cho thấy cơ sở bảo trợ mạnh mẽ nhất của Phật giáo thời kỳ ấy là tầng lớp nào. 


Một bia khắc cho chúng ta thấy được tình hình kinh tế của thời đại đó cũng như tài kinh doanh của một nữ cư sĩ có tên Vishnudatta, người đã lên kế hoạch và đầu tư tiền cúng dường của Tăng đoàn để sinh lời, làm lợi cho Tăng đoàn khoảng 1.700 năm trước. Vishnudatta Shakanika là con gái út của Saka Agnivarman và là vợ của Ganapaka (nghĩa đen của từ này là “kế toán”) Rebhila, và là mẹ của Ganapaka (cũng là một kế toán!). Trong hang số 10 ở Nasik, một người tên là Vishnuvarman được ghi nhận là có đóng góp tiền để ủng hộ Phật pháp (10) vào năm 258 sau Công nguyên (11). Các khoản tiền này được cúng dường để lo việc thuốc men cho những vị Tăng bị bệnh trong cộng đồng các vị Tăng từ mọi nơi đến tu tập tại thiền viện núi Trirami (12). Từ khoản tiền này, Vishnuvarman đầu tư hơn 3.500 karshapana (13): 1.000 karshapana với phường nghề của Kularikas, 2.000 karshapana với phường nghề của Odayantrika, 500 karshapana với phường nghề của (ở đây tên bị mất), và một số tiền nữa với phường nghề của Tilapippaka (14). Thật thú vị khi biết rằng Vishnuvarman đã đầu tư với những phường nghề như Kularika (làm đồ gốm), tilapippaka (bán dầu), Odayantrika (chế tạo thiết bị thủy lực) v.v… Tiền lãi tư những khoản đầu tư này được chuyển tới Tăng đoàn (15).


Bia khắc Lavanika tại động số 75 tại Kanheri (16) được xác định niên đại vào đầu thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Bia khắc thú vị này ghi lại khoản cúng dường của Lavanika tại hai nơi hác nhau, một là các hang động kanheri và hai là tinh xá Ambalika gần thành phố cổ đại Kalyan (17). Lavanika là vợ của một Ưu ba tắc tên là Sethi Achala quê ở Kalyan. Cô cúng dường hang động, bể chứa và một bể tắm để hồi hướng cho gia đình mình. Khoản cúng dường thứ hai được ghi chép lại là 300 kashapana dành cho các vị Tăng tại tinh xá Ambalika. Khoản tiền này được cúng dường để may y cho các vị Tăng sống ở đây (18). Vị trí của tinh xá này được ghi rõ trong bia khắc là “gần Kalyan”, nhưng vị trí chính xác của tinh xá này vẫn chưa được xác định. Vì Kanheri là một nơi nỗi tiếng, rõ ràng Lavanika đã chọn để khắc lại khoản cúng dường của Cô cho tinh xá Ambalika để nhiều tín đồ biết đến tinh xá này. 


Bia khắc tại hang động số 32 tại Kanheri đề cập đến một tu viện gần Kalyan. Bia khắc Brahmi này được xác định niên đại vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Một thương gia tên là Dharma, Kaliyanaka (cư dân thành Kalyan và là con trai của Sivamitra) cùng với Budhaka và toàn thể gia đình người này cúng dường một ngôi nhà, hai căn hộ và một phòng ăn cho một tinh xá tại Kalyan trong một khu vực có tên gọi là Gandharikabhani (19). Vào những thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, do hoạt động kinh doanh phát triển hưng thịnh, nhiều người Tây Á và các cộng đồng thương gia Hy Lạp, La Mã đã đến định cư tại Tây Âu. Các bia khắc cho thấy nhiều người phụ nữ gốc nước ngoài đã theo đạo Phật, trở thành những Phật tử thuần thành


Không giống như Kamheri, nơi một số lượng lớn các thí chủ xuất thân từ thành Kalyana, tại Karle phần lớn các thí chủ là cư dân thành Dhenukakta. Nhiều người trong số này là những người Yava (20), cũng là những tín đồ Phật giáo. Chùa vòm kỳ vĩ tai Karle (21) có ghi lại khoản cúng dường của Mahamata, vợ của (người bị mờ mắt) quê ở Dhenukakata, được khắc trên cột trụ thứ 10 hàng bên trái (22). Có khả năng Mahamata là người gốc Hy Lạp, vì những khoản đóng góp của các thí chủcư sĩ nam người Hy Lạp cũng được ghi lại ở cột trụ này. 


Ngoài ra, còn có những bia khắc ghi lại sự tồn tại của các thí chủ là nữ tu. Theo Giới luật Phật giáo, các tu sĩ khổ hạnh không thể sở hữu tài sản, vì vậy rất có thể họ đã tích lũy kinh phí để xây rường và cột chùa bằng cách đi hóa duyên. Không nghi ngờ gì, họ được phép làm điều này, vì việc làm này có mục đích đúng đắn (23). Kết quả là, các khoản đóng góp của một số lượng lớn của các nữ tu đã được ghi nhận ở nhiều nơi thiêng liêng. Điều này làm nổi bật sự khác biệt giữa các nữ tu sĩ dòng Jain và những nữ tu sĩ Phật giáo. Các bia khắc cho thấy, mặc dù các nữ tu Jain có gây ảnh hưởng đến một số lượng lớn tín đồ khuyến khích họ đóng góp cho các công trình tôn giáo, điều này được ghi lại rõ ràng trong các bia khắc về các khoản đống góp, những nữ tu sĩ Jain hiếm khi được ghi nhậnthí chủ chính. Ngược lại, các nữ tu Phật giáo như ni cô Pavatika Ponakisama (24) và Tỳ kheo Ni Damila (25) được ghi nhận là đã đóng góp tại các địa điểm khác nhau. 


Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama. Amrapali là một kỹ nữ nổi tiếng cư trú tại Vaisali, thủ phủ của nước cộng hòa Vriji. Việc những kỹ nữ bảo trợ Phật pháp trở thành một truyền thống kéo dài nhiều thế kỷ. Một bia khắc tại Sannati (26) có niên đại được xác định vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên có nhắc đến một vũ nữ có tên Govidasi (27). Vũ nữ này đã cúng dường để xây hàng rào vây quanh một tinh xá. Một bia khắc khác từ Sannati cùng niên đại với bia khắc trên có nói đến một vũ nữ khác có tên Aryadasi (28), con gái của Nadiya Guda và Nati Valuki đã cúng dường để xây phòng đón khách tại một tinh xá


Nhìn chung, câu chuyện về lịch sử Phật giáo sẽ không đầy đủ khi chúng ta không hiểu về đóng góp của những nữ tín đồ đầy khả năng và tự tin. Mặc dù những người phụ nữ này sống trong các khoảng thời gian, các khu vực địa lý và thuộc về các tầng lớp xã hội cũng như có điều kiện kinh tế khác nhau, họ có một điểm chung: một sự thẩm thấu sâu sắc và sự tha thiết hết mực đối với những lời dayh của Đức Phật./. 

 

Người dịch: Sư cô Viên Ngạn 
(Theo tư liệu Hội nghị Sakyadhita thế giới lần thứ 12 tại Thái Lan)

Chú thích: 
(1) http://wcd.nic.in/start/pdf 
(2) Trưởng lão ni kệ hay Therigatha được tìm thấy trong Tiểu bộ kinh, một tập hợp các bản kinh trong Tạng kinh. Trưởng lão ni kệ gồm 73 bài thơ được sắp xếp thành 16 chương. 
(3) A Dục là một vị hoàng đế của triều đại Maurya của Ấn Độ. A Dục cai trị gần như tất cả tiểu lục địa Ấn Độ từ 269 – 232 trước Công nguyên
(4) Về mặt địa lý, Deccan là một cao nguyên lớn giáp biển Ả Rập về phía tây vịnh Bengal dưới sông Narmada về phía đông. Khu vực này gọi là Dakshinapatha trong tiếng Phạn. 
(5) Biên niên sử của Viện nghiên cứu phương Đông Bandhakar, cuốn 34, tr. 30; Corpus Inscroptionum Indica tập hợp các bia khắc Ấn Độ I-II-VI-B, p.159
(6) Epigraphia Indica Nghiên cứu các bia khắc Ấn Độ 10, p.27, n. 177
(7) Lịch sử tạng Luật Phật giáo II-I, p. 272
(8) Epigraphia Indica Nghiên cứu các bia khắc Ấn Độ 10, p.33, n. 245
(9) Ibid, p. 31, n. 226
(10) Epigraphia Indica 10, tr. 127 và Epigraphia Indica IV, tr. 114
(11) Bản bia khắc được xác định niên đại vào triều vua Ishvarasena dòng tộc Abhira. 
(12) Tập hợp các bia khắc Ấn Độ Corpus Inscroptionum Indicarum 4, tr. 114
(13) Karshapana là loại tiền xu đúc từ bạc, mỗi xu nặng 34 grain. Loại tiền Karshapana được nói đến ở đây có lẽ là loại tiền kshatrapas miền Tây Ấn, dường như đã lưu hành tại tiểu bang Maharashtra trong thời cai trị của dòng tộc Ahbiras.
(14) Tập hợp các bia khắc Ấn Độ Corpus Inscroptionum Indicarum 4, tr. 114 và nghiên cứu các bia khắc Ấn Độ 10, số 1137, tr. 127
(15) Nghiên cứu các bia khắc Ấn Độ 10, tr. 127
(16) Các hang động Kanheri là một quần thể di tích nằm ở phía bắc của Borivalion ở phía tây ngoại ô thành phố Mumbai. Những hang động này được xác định niên đại vào thế kỷ thứ I trước Công nguyên đến thế kỷ thứ IX sau Công nguyên. Tổng cộng có 109 hang động được khoét sâu vào núi đá bazan.
(17) Kalyan cách Mumbai 53 Km về phía đông bắc.
(18) Các bia khắc Kanheri, tác giả Ghokhale Shobhana, tr. 98-101. Sự tồn tại của các tu viện dọc các tuyến đường thương mại cổ đại không phải là trùng hợp ngẫu nhiên.
(19) Nghiên cứu các bia khắc Ấn Độ 10, tr. 102, n. 998. Theo Ghokhale Shobhana, Gandharikabhami là một khu định cư của người Hy Lạp tại thành phố cổ Kalyan. Thậm chí ngày nay vẫn còn một dòng sông nhỏ có tên gọi là Gandhari, một nháng của sông Kalu, gần kalyan. Khu vực xung quanh cũng được gọi là Gandhari.
(20) Không có sự nhất trí về nguồn gốc dân Yava. Có những phóng thuyết khác nhau về quê gốc của họ, có thể là khu vực từ Ionia qua Tây Á.
(21) Chùa mái vòm này có từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên và là một trong những chùa đẹp nhất loại này so với những hang động Phật giáo cổ xưa. Chùa gồm một bảo tháp lớn và 37 cột được trang trí lộng lẫy. Một bia khắc dựng ở chùa ghi rằng đây là hang động tuyệt vời nhất toàn cõi Diêm Phù Đề, và chùa được xây bởi Bhatapala, người cho vay lãi xứ Vaijayanti. Những hang động này nằm cách Mumbai 114 km. 
(22) Nghiên cứu các bia khắc Ấn Độ 7, tr. 52 và 83-84
(23) Nghiên cứu các bia khắc Ấn Độ 10, tr. 369
(24) Ibid, tr. 105, n. 1006. Danh vị khác của Ponakiasana, their (Trưởng lão ni), cho thấy phẩm bậc của Ni sư trong Tăng đoàn.
(25) Ibid, tr. 106, n. 1013. Cả hai vị ni đều cúng dường tại Kanheri.
(26) Sannati là một nhỏ bên bờ sông Bhimain Chitapurtaluk nằm ở quận Galbarga phía bắc tiểu bang Karnataka.
(27) I. K. Sarma và J. V. Rao, những bia khắc Bhrami đầu tiên ở Sannati, Nhà xuất bản Harman, New Delhi, 1993.
(28) Ibid

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17114)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18275)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17698)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17707)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17596)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17543)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16743)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16069)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18411)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15473)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16454)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16872)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16315)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17836)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15234)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16691)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21209)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29839)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22139)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 16967)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 16910)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16374)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 15003)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16428)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15440)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 17020)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15973)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18206)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16088)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15243)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14449)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15443)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17845)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 18000)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15255)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14782)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15528)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13495)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13340)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15630)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16834)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12061)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13492)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18091)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16384)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14302)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12822)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16514)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15644)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 15068)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant