Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhủ lòng, tôi ơi!

04 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 13863)
Nhủ lòng, tôi ơi!

nhulongtoioi-thanhphuongBuổi sáng hôm ấy, trời lất phất mưa dầm và những cơn gió mang không khí lạnh hiu hiu thổi! Tôi đang ngồi co ro ở nhà với bà nội, chợt thấy người anh con bà dì đạp xe về tìm tôi. Trong cái suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ (lúc ấy tôi mới lên 10 tuổi), tôi thoáng nghĩ vui vui “mình cũng oai đấy chứ!” vì được anh về thăm. Vừa bước vào nhà chưa kịp ngồi, anh bảo tôi xin phép bà nội đi với anh về quê mẹ! Tôi làm theo lời anh. Chúng tôi rời nhà nội ra đi. Anh dắt chiếc xe đạp cọc cạch ra tới đầu đường rồi bảo tôi ngồi lên yên sau và gồng mình lên để đạp xe. Đường quê bị mưa lâu ngày nên bị sình, lầy lội và bùn đất cứ bám dính vào bánh xe đạp. Chúng tôi cứ ì ạch, chậm chạp mà đi về phía trước một cách khó nhọc. Thế rồi chiếc xe đạp “cà tàng” cũng đưa chúng tôi ra khỏi cái làng quê nhỏ bé của tôi, hướng về quê mẹ. Quê mẹ ở đây chính là nơi mẹ đang sống với ba dượng tôi cùng hai cô con gái của mẹ. Như định mệnh đã an bài, tôi bắt đầu có linh cảm điều gì đó bất an đang ùa đến trong ý nghĩ. Tôi hỏi anh, có chuyện gì mà anh về đón em một cách vội vàng như vậy? Anh không trả lời mà bật tiếng khóc òa. Rồi trong tiếng tức tưởi, nghẹn ngào, anh nói: “Dì, dì, dì đã... mất rồi!”. Từ lúc đó hai anh em chúng tôi khóc sướt mướt suốt đoạn đường qua những làng quê mấy cây số đến tận nhà ba dượng, nơi đang quàn cỗ áo quan của mẹ tôi.

Vậy là, mẹ tôi đã chuyển kiếp nhân sinh về thế giới sắc không đúng vào ngày rằm tháng 11 năm ấy. Tôi hiểu thân phận mình bây giờ và mãi về sau, phải tự mò mẫm, tự đứng lên trên đôi chân non yếu của chính mình; bước chân tuy có chông chênh, chơi vơi và suy nghĩ còn thơ dại như chú chim non vỡ tổ... Nhủ lòng, tôi ơi! Hãy cố gắng vượt qua những thách thức, giông bão của cuộc đời đang chực chờ phía trước. Vâng! Tôi phải nỗ lực vượt lên số phận tự đứng dậy, hạnh phúc hay khổ đau là nơi chính tôi lo liệu. Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi! Người luôn che chở, nâng bước tôi đi qua những nẻo đường trần thế. Người đã cho tôi có một gia đình tương đối tươm tất đủ ăn, đủ mặc và hai người con một trai, một gái xinh xắn, ngoan ngoãn học hành giỏi và hiện nay đã có chút thành đạt. Hai con rất thương yêu, lo lắng và chăm sóc cho tôi. Nhất là những lúc trái gió trở trời, hai đứa cứ quấn quýt, chăm chút cho tôi, lúc thì đắp lại cho tôi cái chăn, lúc xoa bóp cho tôi tí dầu... Thế rồi, con gái tôi lấy chồng và theo chồng đi xa. Qua nửa vòng trái đất, nhưng con vẫn thường xuyên điện thoại thăm hỏi tôi bằng tất cả tấm lòng nhớ thương sâu nặng. Còn cậu con trai thì đang ở bên tôi cũng luôn gần gũi quan tâm đến sức khỏe của ba. Ai cũng nói con trai không tình cảm, không sâu sắc, nhưng con tôi thì ngược lại; những lúc tôi chợt vui, chợt buồn cậu cũng nhận radò hỏi như một sự đồng cảm, sẻ chia cùng tôi trong những niềm vui nỗi buồn ấy. Có những lúc có việc phải đi xa thì cậu luôn săm soi, coi lại hành lý của tôi, lúc thì bỏ thêm cho tôi chiếc áo gió, cái khăn quàng, chai dầu gió hoặc cây bút bi... Tất cả những tình cảm, nghĩa cử ấy của hai con tôi đó chỉ là những việc làm rất nhỏ nhưng thể hiện tính nhân văn cao đẹp (không hề đánh bóng) như luôn sưởi ấm cho tâm hồn tôi. Trong ý nghĩa đạo hiếu sâu xa, tôi trộm nghĩ: “Hai con đã thay vai trò của người mẹ hiền của tôi, để bù đắp cho tôi khoảng trống lớn lao của mất mát, chia lìa từ tuổi ấu thơ...”. Cuộc đời tôi tuy sớm gặm nhấm những bất hạnh: làm đứa trẻ mồ côi cha khi mới lọt lòng mẹ, đến mồ côi mẹ khi đến tuổi ấu thơ. Phải chăng tôi đã được thụ hưởng tố chất nhân quả, khi có được hai đứa con tận tâm hiếu thảo đến vậy? Đây chính là niềm an ủi, là gia tài hạnh phúc, nuôi lớn cuộc đời tôi (nhất là các con tôi đã hướng tâm quy y Tam bảo). Có thể nói là phước báo, là duyên lành cho tôi, và tôi tâm nguyện báo ân Tam bảo, ơn cha mẹ sinh thành, ơn cuộc đời, bằng những việc làm thiện lành.

Trong điều kiện khả năng có được, tôi đã và đang thực hiện theo hướng suy nghĩ này như một cách tự hoàn thiện đạo tâm giữa cuộc đời còn lắm nhiễu nhương. Với những bất cập đang nảy sinh và diễn ra trong xã hội hôm nay, như: suy đồi về đạo đức, lối sống, sự bất công, những cái xấu, cái ác đang phát sinh hàng ngày dưới nhiều dạng thức khác nhau… Thật sự đang là một bước thụt lùi, nguy hiểm đáng báo động! Nhủ lòng mình, làm việc thiện lành để hoàn thiện đạo tâm của mình và góp phần đẩy lùi những bất cập trong xã hội hôm nay.

Thanh Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2359)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1955)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2070)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2259)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2532)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2561)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2096)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2547)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1885)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1989)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2269)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2792)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1711)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1619)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1815)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1650)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2225)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2391)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2094)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1881)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1793)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1978)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1713)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2711)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1861)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2191)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2158)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2503)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1818)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2005)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1873)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2047)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2624)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3692)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2296)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2296)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1681)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1989)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2323)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2326)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2166)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3127)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2146)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2539)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2054)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1987)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2194)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2498)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2062)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2458)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant