Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bến Duyên Lành Con Đường Tìm Về Hạnh Phúc Nhân Sinh

23 Tháng Tám 201508:30(Xem: 9303)
Bến Duyên Lành Con Đường Tìm Về Hạnh Phúc Nhân Sinh
Bến duyên lành
con đường tìm về hạnh phúc nhân sinh

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Bến Duyên Lành Con Đường Tìm Về Hạnh Phúc Nhân Sinh“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả. Ai gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, muôn đời không sai chạy...

Quãng đời nghiệp chướng

Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình thuộc lớp nghèo thành thị. Cha tôi có nhiều vợ, tám anh em tôi là dòng thứ hai. Vì vậy mà mẹ tôi phải khổ sở cả đời.

Khi được sinh ra, tôi đã mang theo thân xác bé nhỏ của mình chứng “đau ban khỉ”. Nếu chẳng nhờ vào phước đức của mẹ và lương y chữa trị, thì giờ đây tôi đã là một nấm mồ hoang xanh rêu, tốt cỏ tự lâu rồi.

Lớn lên một chút, tập nhiễm những thói hư tật xấu do môi trường sống mang lại. Tôi đã lao vào cuộc trác táng, tranh đua, danh lợi, ái tình. Tôi bản lãnh đến nỗi tự tử mấy lần! Lần đầu nhờ bạn bè cứu sống, lần sau chính nhờ mẹ mà tôi được hoàn sinh theo đúng nghĩa của từ này.

Người ta thường nói: “Ngựa chứng” là ngựa hay, câu nói này chính xác đến độ nào? Riêng bản thân tôi thì “Ngựa chứng” là “Ngựa chứng” mà thôi.

Tôi nhớ rất rõ, cái thuở sa đà, tôi thường chửi cha mắng mẹ, xem thường tất cả mọi người, làm khổ lụy đến nhiều người thân và ân nhân của mình. Hay đâu chẳng thấy, nhìn lại toàn bộ chỉ là gây tạo nghiệp chướng.

Cha tôi bảo:

- Nếu tao không lo chữa bệnh, thì mày đã chết từ hồi nhỏ rồi.

Tôi liền trả đũa:

- Tại ông đam mê nhục dục mới có tôi, ông phải có trách nhiệm nuôi nấng và lo lắng cho tôi.

Nghe vậy, mẹ tôi lại khuyên:

- Con có gia đình rồi phải lo tu tỉnh làm ăn, chứ có đâu tụm năm, tụm ba cờ bạc, rượu chè, hút xách, giựt dọc hoài của người ta. Coi sao được.

Tôi lại trả treo:

- Ai có thân nấy lo, bà khỏi lo cho tôi. Tôi lớn rồi để tôi tự lo.

Tự lo đâu chẳng thấy, cho đến khi xuất gia đầu Phật, mẹ vẫn mỗi tháng ra thiền viện thăm tôi và còn cho tiền để mua kinh sách và làm các việc phước thiện. Bởi bà sợ tôi không chịu tu mà bỏ ra ngoài sinh sống.

Ý tưởng xuất gia ban đầu của tôi không phải vì mục đích chân chánh, chỉ vì bất đắc dĩ phải chọn lựa một trong hai, tự tử hay xuất gia.

Thất chí, bất mãn, buông lung, liều lĩnh, nghiện ngập, si vạy, sống không biết ngày mai, chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình… với quan niệm “chết là hết, sống không hưởng thụ chết làm ma ngáp ruồi”. Bởi quan niệm sai lầm đó đã giết chết hơn nửa đời người của tôi. Rồi điều gì đã giúp cho tôi làm mới cuộc đời?

Nhờ mẹ tôi biết đường tu

Nếu không có mẹ tôi giờ ra sao?

Bao la tình mẹ

Tình thương của mẹ đối với tôi thật vô cùng cao cả. Tôi không thể nào lấy ngôn ngữ, bút mực để diễn tả cho hết. Tôi chỉ thầm nhận, hứa nguyện tu hành đến nơi, đến chốn để mong đền trả công ơn mẹ.

Trong cuộc đời này, tôi không thể tìm được người mẹ nào như người mẹ sinh ra tôi. Bà phải rời quê hương Thái Bình vào Nam trong một hoàn cảnh đặc biệt, xa cha mẹ họ hàng từ tấm bé. Không có điều kiện đến trường nên bà phải chịu thất học, chỉ biết từ làm mướn đến mua gánh bán bưng. Lớn lên gặp cha tôi rồi sinh ra tám mặt con. Từ vai trò người nội trợ, mẹ tôi phải kiêm luôn trụ cột gia đình kể từ khi cha tôi bị bắt buộc đi lính.

Lúc này tôi đã sa đà quá mức, bệnh hoạn nghiện ngập, mất phương hướng, nợ nần chồng chất không khả năng chi trả, bế tắc đau khổ tột cùng, không còn lối thoát, đến mức chỉ muốn tự tử. Về thăm mẹ lần cuối, nghe bà khuyên đi tu tôi vẫn quen thói biện bác hằn học. Tuy nhiên, vật cùng tắc biến, trong phút giây ấy lời của mẹ như một dòng suối ngọt ngào êm dịu, nhiệm mầu len lỏi vào tâm thức làm tôi xiêu lòng mà không hay.

Thay vì chọn cái chết, tôi chấp nhận đi tu. Những tưởng như vậy cho xong chuyện. Nhưng không ngờ từ đó, nhờ tấm lòng hộ trì của mẹ, sự kiên trì dần dần được bồi đắp trong tôi. Tôi đã thực hiện thời gian tự tu, tự cai nghiện. Tuy vất vả nhưng thành công ngoài sức tưởng tượng.

Nguồn chân lý sống

Qua cơn mưa trời lại sáng. Tôi đã chiến thắng chính mình vượt qua hiểm nghèoquyết định đầu Phật xuất gia.

Vừa bước chân vào cổng thiền viện Thường Chiếu, tự nhiên tôi thấy thân tâm đầy phúc lạc, thầm phát nguyện phải tu cho đến khi đắc quả. Dù có ai bù cho tôi hàng triệu cây vàng để ra đời lấy vợ đẹp tôi vẫn cương quyết từ chối để tu hành. Nhờ đó, tôi đã đi vững vàng từng bước từ thành công này đến thành công khác.

Thiền viện Thường Chiếu là nơi khai sáng tinh thần cho tôi. Với cái nhìn chính chắn, rõ biết mọi nguyên nhân sai biệt trong cuộc đời. Tất cả đều do chính mình tạo ra và nhận lấy. Mọi thứ đều có thể tự mình thay đổi. Nếu nói số phận đều được áp đặt cố định, thì giờ này tôi đã rũ xương trong lao tù nghiện ngập.

Nếu không có được mẹ hiền

Đời tôi giờ đã ra miền bụi tro.

Nhờ mẹ mà tôi biết được tu hành. Thế mà gần bảy mươi tuổi, mẹ tôi vẫn còn bán cháo sinh nhai. Nhớ lại trong kinh Bổn Sự đức Phật có dạy: “Giả sử có người một vai cõng cha, một vai cõng mẹ suốt đời không bao giờ dừng nghỉ, lại cung cấp cho cha mẹ đầy đủ thức ăn, vật dụng, thuốc thang đến trăm ngàn kiếp vẫn chưa đáp đền được ân đức cha mẹ”.

Ngài lại nói, nếu khuyên được cha mẹ giữ năm giới thì có thể báo hiếu được. Vì giữ được giới, thì sẽ an vui hạnh phúc không có vật chất nào đánh đổi được. Còn nếu khuyên cha mẹ xuất gia là một cách báo hiếu cao cả vẹn toàn nhất.

Nói đến đây tôi cảm thấy hổ thẹn, bùi ngùi đối với công ơn của mẹ. Mãi đến khi tu học được 9 năm, tôi mới khuyên mẹ xuất gia cùng tu học tại thiền viện Thường Chiếu.

Theo lời dạy của đức Từ Phụ, ai sinh thời không có Phật ra đời, thì cha mẹ là hai vị Phật hiện tiền lúc nào cũng kề cận bên ta. Ơn này không lấy gì có thể đáp đền, chỉ có cách duy nhấttu hành đến thành Phật mới có thể trả hết công ơn đã thọ nhận.

Ơn Mẹ
Mới hôm nào còn bé
Giờ con kề năm mươi
Bao lần con mong đợi
Để đền đáp ơn người.
Con tu là nhờ mẹ
Cả cuộc đời thương con
Không quản ngại thân gầy
Công ơn này khó đáp.
Mẹ là ánh trăng soi
Xóa tan bao trần lụy
Mẹ cho con tất cả
Bình yên tận cõi lòng.

Ơn cha mẹ đã khó đền đáp, lại thêm ơn thầy, tổ, bạn lành giúp cho ta biết được điều hay, lẽ phải, đạo đức làm người. Vì thế: “Cha mẹ làm nên thân, dưỡng nuôi lo vật chất, thầy tổ giúp tinh thần, an vui trong tỉnh thức.”

Cha mẹ và thầy tổ
Ơn sâu khó đáp đền
Biết ơnđền ơn
Lời Phật dạy không sai.
Rửa nghiệp lột xác

Cha mẹ và thầy tổ đã giúp cho ta làm mới chính mình, để làm người có nhân cách. Thay hình đổi dạng gọi là lột xác, lột bỏ đi những gì cấu uế, nhiễm ô, thay thế vào những gì trong sạch, để hòa mình vào cộng đồng xã hội, hầu đem lại lợi ích cho tha nhân.

Lột xác ở đây chủ yếu là thay đổi tâm thức thành tâm tuệ giác để có cách nhìn thông thoáng hơn, bao dungtha thứ, hiểu biếtthương yêu, dấn thân và phục vụ, lợi íchmọi người.

Không thể cầu trời Phật
Hay thần linh thượng đế
Nếu tự mình vấp ngã
Thì chính mình đứng lên.

Do đó, nói đến lột xác, chúng ta phải hiểu không phải lột da xẻ thịt mà lột bỏ đi những kiến chấp, thành trì cố hữu, nhận định sai lầm, thiển cận. Chúng ta phải có thời gian để quán xét lại chính mình. Nhờ đó trí tuệ được phát sanh. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng sự vận hành vũ trụ theo tiến trình diễn biến của nhân quả.

Rời xa môi trường đời, tôi sống trong môi trường đạo thì những thói quen cũ lần lần được gột tẩy. Tôi gọi quá trình làm mới này là rửa nghiệp và phát tâm, phát nguyện chỉ làm điều gì không tổn hại cho mình và người, nhờ thế thân tâm ngày càng phúc lạc như trong kinh Pháp Cú nói:

Không làm các việc ác,
Hay làm các việc lành.
Giữ tâm không phiền não,
Vì lợi ích muôn loài.

Tôi còn nhớ thời trước, mỗi lần bị hiếp đáp là tôi tìm mọi cách để trả thù, sao cho kẻ ấy ít ra cũng bị ê chề như tôi từng gánh chịu. Giờ đây, ý niệm trả thù chỉ thoáng qua trong tâm thức. Mỗi lần như thế, tôi thường dùng pháp quán “báo oán hạnh” để cho ý niệm trả thù trôi theo dòng tâm thức, dần dần mất hút như gió ngàn bay xa.

“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả. Ai gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, muôn đời không sai chạy. Nay gặp quả xấu, chuyện chẳng hài lòng, nỗi khổ, niềm đau, buồn, thương, giận, ghét… Vậy thì bụng làm dạ chịu chứ đổ thừa ai đây. Vui vẻ mà đón nhận khổ đau, hoan hỷ mà ôm đón nghịch cảnh. Mọi việc rồi cũng sẽ qua!

Gọi là “lột xác” cho nó kêu thôi, thật ra là đổi tâm mình vậy. Đổi tâm từ trạng thái xấu sang trạng thái tốt bằng các phương pháp trong giáo lý nhà Phật. Trong đó có pháp “báo oán hạnh”.

Lấy hận thù diệt hận thù
Hận thù càng thêm chồng chất
Lấy tình thương xóa hận thù
Bao nhiêu oan nghiệt nhiều đời tiêu tan.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9800)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9303)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10787)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10281)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9830)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11228)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18824)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9664)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8894)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9465)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9002)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9301)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8980)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9706)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10480)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9358)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9932)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10356)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9544)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10880)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10263)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9446)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10658)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12736)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10364)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10254)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13457)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10825)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10122)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9106)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10256)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10652)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18035)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10966)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10847)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10908)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11854)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12365)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17911)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11944)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10002)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9566)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14743)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9671)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8807)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9017)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8970)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8081)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11904)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10267)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant