Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giọt Sương Đầu Ngọn Cỏ

19 Tháng Tám 201508:10(Xem: 13248)
Giọt Sương Đầu Ngọn Cỏ
GIỌT SƯƠNG ĐẦU NGỌN CỎ

HT Thích Nhất Hạnh


Giọt Sương Đầu Ngọn CỏHồi nãy, trước khi ra thiền đường, tôi có hỏi thị giả còn mấy phút. Thị giả nói còn mười phút. Mười phút là nhiều hay ít? Và mình sử dụng mười phút đó như thế nào?


Tôi mặc áo và đi vào phòng tắm. Tôi mở nước để rửa mặt cho mát. Tôi mở rất ít. Những giọt nước trong vòi chảy ra, gần như là từng giọt, rơi trên bàn tay phải của tôi. Nó rơi xuống như những giọt tuyết vì nước lạnh lắm. Nó gây cảm giác mát lạnh, làm cho mình tỉnh. Tôi đưa những giọt nước đó lên trên mặt. Mặt tôi cũng được hưởng cái lạnh của những giọt nước. Tôi làm như vậy ba lần, đưa tay phải hứng những giọt nước và đưa lên mặt. Trong thời gian đó, tôi có hạnh phúc nhiều lắm. Tôi thấy được đây là những giọt tuyết từ trên Hy Mã Lạp Sơn, từ trên núi Pyrénées đi xuống. Hiện giờ, nó đang chạm vào trán, vào mắt và vào má tôi. Tôi thấy rất rõ và tôi mỉm cười nhận diện sự có mặt của những giọt tuyết ấy.


Thời gian đó chỉ diễn ra trong khoảng mười hay mười lăm giây thôi, nhưng nó rất đáng sống và rất dễ chịu. Trong lúc tôi nâng những giọt tuyết đó đưa lên má, đưa lên mắt, tôi không nghĩ tới bài pháp thoại mà tôi sẽ nói. Tôi không nghĩ tới tôi cần phải làm gì trong thời gian tới, mà tôi an trú được trong giây phút hiện tại. Tôi không nghĩ đến chuyện quá khứ. Khi cầm chiếc khăn lông màu vàng nhỏ chậm lên mặt, lau khô những giọt nước đó, tôi nghĩ rằng, những giây phút như vậy hết sứcmầu nhiệm. Và tôi mỉm cười. Tôi mỉm cười một mình thôi, vì trong phòng tắm đâu có ai mà cười với, nụ cười này không phải là nụ cười có tính cách ngoại giao.


Mở cửa đi ra, tôi khoác áo ngoài vào, rồi từ từ bước lên trên sân cỏ. Trên sân cỏ cũng có những giọt sương. Có những giọt sương đậu trên đầu ngọn cỏ, những giọt sương này cũng không khác với những giọt nước mà tôi đã phả lên trên mặt. Những giọt tuyết trên Hy Mã Lạp Sơn, đi đâu mình cũng gặp nó thôi. Nhìn lên trời, mình thấy nó dưới dạng một đám mây, mai mốt nó sẽ tìm đường đi vào phòng tắm của mình, chắc chắn như vậy. Trong bài thơ «Thề Non nước» Thi sĩ Tản Đà có nói:

Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi

Sự đoàn tụ của mình với những giọt tuyết xảy ra trong từng giây phút. Bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà là một bài thơ lục bát khá hay, nói về mối tình giữa “núi và sông”. Mưa trên núi và làm cho núi xanh. Nhưng nước mưa, dưới dạng những dòng suối, đi xuống núi và đi về đồng bằng. Nó chào tạm biệt núi, khiến cho núi nhớ, núi thương, núi nói: “Nước ơi, bao giờ thì trở lại với núi?”

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non

Đó là một sự trách móc. Nước đi sao không trở về? Nước đi, đi mãi, không về cùng non. Điều đó không đúng! Sau lời than thở dài dòng của núi, thi sĩ đã “khai thị” cho núi. Núi đừng có nghĩ như vậy!

Non kia đã biết hay chưa
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi

Vậy thì sự hội ngộ của quí vị với những giọt tuyết trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn xảy ra trong từng giây phút của đời sống hằng ngày. Khi quí vị rửa mặt, khi quí vị bước những bước chân có chánh niệm trên thảm cỏ, khi quí vị ngẩng lên nhìn mây, lúc nào những giọt sương, những giọt tuyết của đỉnh Hy Mã Lạp Sơn cũng vẫn ở bên quí vị và trong quí vị, tại vì cơ thể chúng taít nhất là bảy mươi phần trăm được làm bằng tuyết, bằng nước.


Chúng ta luôn luôn có nhau. Những giờ phút đó là những giờ phút rất nhiệm mầu. Nếu tôi quên thì quí vị nhắc, nếu quí vị quên thì tôi nhắc. Đó là ý nghĩa của tăng thân. Chúng ta là sư anh, sư chị, sư em của nhau, và chúng ta thực tập chánh niệm để tịnh độ có thể có mặt trong giây phút hiện tại, để tịnh độ không còn là ước mơ thuộc về tương lai. Điều đó là điều chúng ta có thể làm được ngay ngày hôm nay. Chúng ta không cần phải đợi tới vài ba năm nữa.


Khi ta trồng một cây cam, ngay khi còn bé, cây cam đã bắt đầu hiến tặng. Nó hiến tặng cho ta những lá cam rất xanh. Cây cam không nghĩ rằng: “Ta phải lớn lên! Ta phải có hoa, có quả thì ta mới ích lợi cho đời!” Cây cam còn nhỏ, chưa đầy một thước, nhưng nó đã đẹp. Nhìn vào cây cam, ta đã thấy hoa và trái rồi. Một cây cam xanh tốt như vậy cho ta niềm tin. Cây cam không những hiến tặng hoa trái mà còn hiến tặng sự có mặt mầu nhiệm của nó. Một cây cam cũng giống như một giọt sương, một giọt tuyết, nó rất là mầu nhiệm. Gặp cây cam ta cũng phải cúi đầu chào, tại vì cây cam là một viên đại sứ do đất trời gởi tới: “xin chào cây cam xinh đẹp.” Ta có thì giờ để ngừng lại và chào cây cam không, hay là ta tiếp tục hấp tấp đi tìm một cái gì đó? Chúng ta đã đi tìm suốt đời rồi!

Có một thiền sinh lên hỏi thầy Triệu Châu: “Mục đích của tổ Bồ Đề Đạt Ma qua bên này là gì?” Thiền sư Triệu Châu trả lời: “Hồi nãy, đi ngang qua sân trước vào đây, con có thấy cây tùng đứng đó không?” Cây tùng hay cây cam cũng vậy thôi. Nếu trên con đường tới phòng thầy, đi ngang qua cây cam mà quí vị không thấy, không chào cây cam, thì tới phòng thầy quí vị cũng không thấy thầy được. Thấy được cây cam là thấy thầy rồi. “Cây tùng trước sân” đã thành một công án lớn của Thiền Tông.


Xin quí vị đừng đánh mất cơ hội để đón nhận những giọt sương mai, đón nhận những giọt tuyết trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Đừng đánh mất cơ hội để được tiếp xúc với cây cam. Cây tùng của thiền sư Triệu Châu đâu phải nằm bên Tàu! Nó nằm ngay ở đây! Hằng ngày mình đi ngang qua, mình không dòm ngó tới, tại vì mình nghĩ có một cái gì quan trọng hơn để mình đi tìm. Đôi khi đó là một chút danh, một chút lợi; đôi khi đó là một sự công nhận của người kia đối với giá trị của mình..., chúng ta đi kiếm những cái như vậy.


Mình là người tu thì giờ phút nào của đời sống hằng ngày cũng là giờ phút của sự hiến tặng. Đừng nghĩ rằng ta phải giàu có, phải quyền thế, phải có ảnh hưởng lớn ta mới có thể hiến tặng được cho đời. Mỗi bước chân, mỗi hơi thở trong chánh niệm, mỗi nụ cười đều là tặng phẩm rất quí giá mà ta có thể hiến tặng cho tăng thân, cho đời.


Một sư chú mới tu có hai tháng thôi nhưng đi những bước có chánh niệm. Sư chú hiến tặng hằng ngày bước chân đó cho tăng thân, làm đẹp lòng thầy, đẹp lòng các sư anh của mình. Sư chú là một cây cam, sư chú hiến tặng sự xanh tốt của những lá cam, hoa cam, trái cam. Sẽ buồn biết bao nhiêu nếu cây cam không hiến tặng được lá, được hoa, được trái! Người tu cũng vậy. Sẽ rất là buồn thảm nếu người tu không hiến tặng được những hoa trái của sự thực tập của mình trong đời sống hằng ngày. Mỗi câu nói, mỗi cái nhìn, mỗi hơi thở, mỗi bước chân đều là những tặng phẩm quí giá mà người tu có thể hiến cho đời. Trước hết là cho thầy mình, cho các sư anh, sư chị, sư em của mình. Đời sống hằng ngày của chúng ta có thể được gọi là đời sống của sự hiến tặng. Ta đừng nói rằng ta không có gì để hiến tặng. Không! Ta có rất nhiều châu báu để hiến tặng. Một hơi thởý thức, một nụ cười thân hữu, một cái nhìn từ bi, một bước chân có chánh niệm, một cử chỉ an ủi, vỗ về, đó là những món quà hiến tặng của chúng ta. Nó được chế tác bằng nếp sống chánh niệm.


Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở cửa ra, đó là tặng phẩm của đất trời mà ta có thể tiếp nhận trong mỗi giây phút. Vậy thì, mười phút là nhiều hay là ít? Ta có khả năng quản lý mười phút của ta hay không? Khả năng của chúng ta để quản lý mười phút như thế nào? Hay ta để mười phút tuột qua một cái như chớp nhoáng? Đó là những câu mà mỗi người phải tự hỏi.


Bất cứ một chuyện gì xảy ra cho chúng ta trong đời sống hằng ngày cũng có thể coi như là một tiếng chuông chánh niệm, ví dụ như là một tai nạn xe hơi. Tai nạn xe hơi của một người thân hay của một người không thân đều có thể là một tiếng chuông chánh niệm. Mình biết rằng tai nạn đó có thể xảy ra cho mình hay xảy ra cho bất cứ ai trong ngày hôm nay hoặc là trong ngày mai. Khi thấy được tai nạn đó thì mình có sự tỉnh thức. Mình nhắc nhở mình phải làm thế nào để sống có chánh niệm, để làm giảm thiểu trường hợp làm xảy ra tai nạn càng nhiều càng tốt. Nhiều khi tai nạn xảy ra không phải là do từ ngoài đến mà là do từ trong mình ra. Khi thiếu chánh niệm thì mình có những suy tư, nói năng và hành động thế nào đó để tai nạn có thể xảy ra.


Nhiều người nghĩ, nếu mình mua một chiếc xe hơi thật bền, tốt thì sẽ có an ninh hơn trong khi lái xe. Nhưng những người tu tập như chúng ta thì nghĩ rằng, năng lượng hay yếu tố bảo vệ chúng ta vững chãi nhất không phải là yếu tố vật chất, không phải là trương mục trong ngân hàng, không phải là quyền thế, không phải là quân đội, không phải là vũ khí tinh vi nhất, mà là chánh niệm. Có niệm thì có định. Có niệm và định thì chúng ta thấy được tình trạnghoàn cảnh đích thực của mình. Chúng ta sẽ không làm những điều chiêu cảm tai nạn đến với mình.


Tai nạn ngày 11 tháng 9 ở New York là một tai nạn rất lớn. Nó làm rung động nước Mỹ và làm rung động cả thế giới. Những nhà chính trị nước Mỹ nghĩ đến chuyện phải bảo vệ nước Mỹ bằng phương tiện quân sự, bằng phương tiện an ninh. Gần đây, một vị Hồng Y ở Boston, trong lá thơ ông gửi cho tổng thống Mỹ đã nói: Nước Mỹ đã hành động như thế nào để các quốc gia trên thế giới thù ghét nước Mỹ. Nước Mỹ bị thù ghét bởi vì nước Mỹ đã yểm trợ cho những chính thể độc tài trên thế giới. Đó là một trong những nguyên do làm cho nước Mỹ trở thành mục tiêu của sự khủng bố. Đức Hồng Y nói: Có những nước như Canada, Thụy Điển, những nước khá lớn, mà tòa đại sứ của họ chưa bao giờ bị bỏ bom. Họ không trở thành mục tiêu của sự tấn công của quân khủng bố. Những nước đó không gieo nhân của sự thù ghét.


Tai nạn đến là do mình không có chánh niệm. Vì vậy, mình không biết mình đang làm gì, mình đang gieo hạt giống nào khiến cho sự thù hận, khiến cho tai nạn đến với mình. Trong đạo Bụt, chúng ta học được bài học rằng: yếu tố bảo vệ chúng ta vững chãi nhất là chánh niệm, là chánh định. Niệm và định đem tới tuệ. Tuệ cho chúng ta biết mình nên làm gì và không nên làm gì để đừng chiêu cảm tai nạn cho chúng ta. Lá thư của Đức Hồng Y đã được dịch và đăng trong tờ báo Pháp tên là Témoignage chrétien.


Trong truyền thống Việt Nam chúng ta hay nói, chính phúc đức của mình bảo vệ cho mình. Một chiếc xe đắt tiền cách mấy cũng không thể nào bảo vệ sinh mạng của mình. Nếu mình ăn ở có đức thì chẳng những mình bảo vệ cho mình mà còn bảo vệ được cho con cháu mình, xóm làng mình. Muốn chống lại tai nạn thì ta phải ăn ở cho có đức, phải có lòng từ bi, phải có sự thương xót. Điều đó đúng về phương diện cá nhân mà cũng đúng về phương diện tập thể. Một quốc gia mà hành xử từ bi với tất cả quốc gia khác thì quốc gia đó được bảo hộ bởi năng lượng từ bi, bởi cái đức của chính mình. Đó là ý hướngĐức Hồng Y ở Boston muốn tỏ bày cho tổng thống Bush.


Sự thực tập của chúng ta tại Làng Mai là mỗi ngày làm cho năng lượng của chánh niệm càng lớn, vì năng lượng của chánh niệm có khả năng bảo hộ ta. Hôm qua đi vào nhà bếp xóm Thượng, tôi thấy một số các thầy và các thiền sinh đang làm việc. Tôi có hỏi một thiền sinh cư sĩ:
- Bác đang làm gì đó?
Bác thiền sinh trả lời:
- Con đang nấu ăn.
Tôi nói:
- Bác trả lời như vậy thì tôi thất vọng quá. Bác phải trả lời là con đang thực tập hơi thở chánh niệm.
Cố nhiên, mình ở trong bếp là vì mình nấu ăn, chuyện đó đâu cần phải hỏi. Mình trả lời “con đang nấu ăn” thì cũng như mình cho là thầy mình không thông minh. Câu hỏi của thầy không phải là một câu hỏi! Câu hỏi của thầy là một tiếng chuông chánh niệm. Thầy biết chắc rằng mình đang nấu ăn, thầy chỉ hỏi để mình trở về với hơi thở chánh niệm. Trong khi nấu ăn mà mình theo dõi hơi thở thì trong suốt buổi nấu ăn đó mình đang tu tập năng lượng chánh niệm. Thầy trò giúp nhau là ở chỗ đó thôi. Câu hỏi của thầy là để nhắc nhở đệ tử thực tập chánh niệm.


Trong một chuyến đi Ấn Độ, phái đoàn Làng Mai sử dụng xe bus rất nhiều. Thỉnh thoảng trên xe có tiếng chuông chánh niệm để mọi người trở về với hơi thở. Có một lần đại chúng Làng Mai đi về, trời tối. Trên xe ca, tôi thấy mọi người đều ngủ, chỉ có ông tài xế và tôi là không ngủ. Ông tài xế mà ngủ thì nguy lắm, sự tỉnh táo của ông tài xế bảo vệ được sinh mạng của bao nhiêu người trên xe. Tôi nghĩ mình phải yểm trợ cho ông tài xế. Tôi không ngủ. Ngồi bên ông tài xế, tôi thở và thỉnh thoảng hỏi ông một vài câu để ông có người đối thoại và ông đừng buồn ngủ. Tôi hỏi những câu rất bình thường, như là: ông làm mấy giờ đồng hồ một ngày? Ông có mấy đứa con? Bà ở nhà làm gì trong khi ông đi lái xe? Cố nhiên là câu chuyện không thật sự cần thiết lắm. Tôi là một người không ưa nói xã giao. Thường thường, tôi không hỏi những câu như vậy. Nhưng vì sinh mạng của mọi người trên xe tùy thuộc vào sự tỉnh thức của một người. Tôi muốn yểm trợ người đó duy trì sự chánh niệm cho nên tôi đã hỏi những câu như vậy và tôi lắng lòng nghe những câu trả lời. Đó là sự thực tập của tôi.


Mỗi khi lái xe từ Loubès-Bernac (xóm Hạ) đi Dieulivol (xóm Mới) hay từ Dieulivol đi Thénac (xóm Thượng), quý vị phải lái tới nửa giờ đồng hồ. Nếu quí vị để tâmtán loạn thì nửa giờ đó bỏ đi rất uổng. Cố nhiên là quí vị tới để nghe pháp thoại, nhưng nửa giờ ngồi trên xe quí vị làm gì? Không lẽ quí vị chỉ nói chuyện, nói những chuyện không quan trọng và để tư duy đi theo những chuyện không quan trọng? Trên xe chín người hay năm mươi người, mà có một người thở thì xe đó có giá trị, xe đó có Bụt, có Pháp và có Tăng bảo hộ.


Cách đây độ mười ngày, tôi có dạy thị giả của tôi, tức sư chú Pháp Hiển, là: “Mỗi khi lái xe về xóm Mới hay lái xe trở về xóm Thượng, nếu con gặp một chiếc đi ngược chiều thì con nên nhìn chiếc xe đó như một tiếng chuông chánh niệm. Con trở về với hơi thở và con thở. Sau khi thở được mười lần rồi thì con nhắc những người trong xe cùng thở với con. Con đừng nhắc trước khi con thở xong, tại vì mình phải thực tập trước.”
Khi lái xe từ xóm Thượng về xóm Mới, trong nửa giờ mình có thể gặp ba hay năm chiếc xe đi ngược chiều. Những chiếc xe đó là tiếng chuông cho mình thở. Tất cả những người đi ngược chiều với mình tự nhiên thành ra pháp khí, thành tiếng chuông chánh niệm. Đó là tiếng chuông chánh niệm của thầy tặng, mình phải trở về với hơi thở và thở cho có chánh niệm.

Sư chú Pháp Hiển còn trẻ lắm, nhưng sư chú chấp hành lời dạy của thầy rất nghiêm chỉnh. Không những sư chú trở về với hơi thở chánh niệm mà sư chú còn chạy chậm lại. Hai tuần qua sư chú đã thực tập rất nghiêm chỉnh. Tôi thấy pháp môn đó rất hay. Tôi muốn các thầy, các sư cô, sư chú, các vị Phật tử, mỗi khi lái xe đi xóm Thượng, đi xóm Hạ hay xóm Mới, đều thực hành theo phương pháp đó. Nếu không có xe đi ngược chiều, mà mình nhớ là mình không đang thở thì mình bắt đầu thở. Mình thở ít nhất là mười hơi rồi nhắc sư em, sư chị, sư anh cùng thở với mình. Mình phải nhắc cho khéo, đừng làm người ta bực mình. Mình có thể nhắc bằng một câu hỏi: “Chị đang làm gì đó?” Đó là bắt chước thầy. Nếu sư chị nói: “Chị đang ngồi trên xe” thì không được. Sư chị phải nói: “Chị đang thở.” Khi tu học mình phải khôn khéo, phải biết lợi dụng thời cơ, lợi dụng những cái đang xảy ra trong giây phút hiện tại để làm trợ duyêntrở về với chánh niệm.


Trong kinh A Di Đà có nói: Bất cứ cái gì bên cõi A Di Đà đều có mục đích thức mình dậy để mình trở về với chánh niệm. Gió thổi qua những hàng cây làm phát ra những âm thanh vi diệu. Nếu có chánh niệm thì mình nghe thấy trong tiếng gió những lời thuyết giảng Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo phần. Khi chim ca hát trên cành, nếu có chánh niệm, mình cũng nghe được lời thuyết pháp trong đó. Tiếng gió, tiếng chim, tiếng lá cây bên cõi Tịnh Độ đều có công năng của một tiếng chuông để thức tỉnh mình, để mình chế tác được năng lượng chánh niệm. Chánh niệm đưa tới chánh định, và niệm-định đưa tới tuệ, tuệ giác giúp mình chuyển hóa những u mê, những giận hờn, sầu khổ.


Tôi chúc quí vị thực tập cho giỏi từ bây giờ tới cuối năm, để sang năm mới ai cũng biết thực tập lái xe có chánh niệm và ngồi trên xe có chánh niệm. Chúng ta nương vào nhau để thực tập. Khi ấy thì giờ ngồi trên xe sẽ không phải là thì giờ uổng phí.


(Làng Mai)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9801)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9303)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10787)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10281)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9830)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11228)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18824)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9664)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8894)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9465)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9002)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9301)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8980)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9706)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10480)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9358)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9932)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10356)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9544)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10880)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10263)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9446)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10658)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12736)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10364)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10256)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13458)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10825)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10122)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9106)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10256)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10652)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18036)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10966)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10847)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10909)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11854)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12365)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17912)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11944)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10002)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9567)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14743)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9671)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8807)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9017)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8970)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8081)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11904)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10268)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant