Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyến Xe Thời Gian

Wednesday, October 1, 201421:23(View: 9826)
Chuyến Xe Thời Gian

 

CHUYẾN XE THỜI GIAN

 

Ta gặp nhau

Trên đường đời muôn ngã

Rồi chia nhau

Theo mỗi ngã vào đời.

 

Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước

Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.

 

Ngồi bên quán cốc, nhìn cảnh bến xe về khuya trông đủ thành phần, hình thức sinh hoạt như một góc đời được thu nhỏ lại, uống xong ly cà phê, đến phòng nhận vé đã được đặt trước một ngày để về tỉnh nhà ở Miền Tây Nam Bộ, người bán vé bây giờ thấy có phần lịch thiệpvăn minh hơn xưa nhiều, có nhân viên thông báo hướng dẫn từng tuyến xe xuất bến đúng theo giờ qui định đã gi trong vé, tận tình tiếp khách khi lên hoặc xuống xe.

 

Tài xế cho xe nổ máy, khách lần lượt lên xe ngồi vào số ghế đã được đăng ký, các vị phục vụ xe chuyển những kiện hàng vào khoan, trên xe đã ổn định và thủ tục xuất bến đã xong, chiếc xe chầm chậm nặng nề lê mình ra khỏi khu vực bến bãi hướng về quốc lộ IA với mã lực tăng dần lên để đủ tải một trọng lượng khá lớn trên xe, trong xe thỉnh thoảng có tiếng chuyện trò hay lục đục soạn đi soạn lại gói hàng nhỏ hoặc túi xách valy cầm tay .v.v…, nhưng cũng có người lặng lẽ nhìn cảnh quang hai bên đường khi sắc trời đã rót những tia nắng mới.

 

Suốt thời gian từ khi xe rời bến, xe đã đi hơn hai phần ba đoạn đường, bấy giờ hành khách lần lượt xuống xe và cứ thế, khoảng từ năm mười cây số hay ít hơn là có người xuống xe, kẻ xuống trước, người xuống sau, phần nhiều đều có mang theo ít hành trang hoặc những kiện hàng cồng kềnh hay gọn nhẹ, để lại trên xe mỗi lúc một trống vắng, tiếng ồn cũng bớt đi, mặt trời đã quá giữa trưa, thời gian thu dần lại, bến đổ  cũng không còn xa nữa. Thế là hành khách lần nầy lại chia nhau về mọi ngã cuộc đời, còn chiếc xe khách kia thì nằm yên nơi bến đổ sau một tuyến đường dài đầy nắng và gió bụi thời gian. Một cảm nghĩ thoáng hiện trong tâm tư sau một chiều yên vắng của không gian:

 

                          "Ta gặp nhau trên đường đời muôn ngã

                            Rồi chia nhau theo mỗi ngã vào đời"

 

Có những bước đi lang thang nào không là muôn trùng trong cõi tử sinh, mà cuộc đời của mỗi chúng ta chỉ là một lữ khách ngược xuôi không chốn nơi ẩn trú an bình, lao xao giữa bao miền cát bụi gió suơng. Ở đâu, khi chúng ta có mặt và hiện hành thì nơi đó đều bắt đầu từ những cảm thọ, khổ hay lạc thọ, những cảm thọ ấy lại tiếp diễn triền miên trải dài theo cuộc sống mà hạnh phúcđau khổ, buồn hay vui, thất bại hay thành công, danh thơm hay tiếng xấu...Nó chỉ là kết quả của tâm niệm và hành động tự nơi ta, để rồi từ đó thênh thang những buớc chân kỳ cùng với thời gian vô định. Phật dạy :

 

                              " Ái dục sanh thành người

                                Phàm tâm luôn dong ruỗi"

 

                                                                   Kinh Tương Ưng I, VII, 86.

 

Do hành động tạo tác bởi những nghiệp nhân, nên chúng ta có mặt để gặt lấy những quả nghiệp thiện hay bất thiện và cuộc gặp gỡ của chúng ta trên những tuyến đời xuôi ngược, lại cũng tùy thuộc vào những tác ý như thế nào đó để trở thành thân thiện hay thù hận, hạnh phúc hay đau khổ, siêu hóa tâm hồn hay luân trầm đọa lạc triền miên vào cõi tử sinh.

 

 Nhân duyên sinh diệt siêu đọa qua từng ý niệm vẫn phức tạp muôn trùng trong cuộc sống. Nhưng có điều, chúng ta phải thể hiện , nói lên sự có  mặt đích thực của chúng ta ở đây và bây giờ, nếu như mỗi ngày có sự lắng nghe và tìm lại chính mình trong giây phút ngắn ngủi thôi, chừng ấy cho mỗi ngày cũng đủ làm dịu đi cơn nắng bỏng rát mặt của dòng đời nghiệt ngã, bởi những ngọn thanh phong thổi từ luồng sinh khí cảm thức của nguồn tâm giác ngộ, thì cuộc ruỗi dong kia phải tự vắng mặt đó đây, mặc tình cho mây trắng qua non, sóng xao ngoài biển biếc.

 

 Nhưng ở đây, trong cái thế giới sinh sinh diệt diệt đổi thay không lường, hợp tan bất định, còn mất trao tay, thì sự có mặt của chúng ta phải như thế nào ? Để rồi mai kia mốt nọ giữa muôn vạn nẻo đời ngược xuôi dòng nhân thế, chúng ta đến với nhau, gặp gỡ và vui buồn với nhau, chấp nhận và đánh đổi nhau.v.v... Tất cả cùng đi trên chuyến xe thời gian, mà sự nặng nề cồng kềnh kia cũng chỉ là những quả nghiệp phàm tâm, bởi những ngộ nhận TA và CỦA TA.

 

Nếu như ngày nào chúng ta chưa thực hiện được lời Phật dạy, chưa thực sự "đặt gánh nặng xuống", chưa nhận ra sự nguy hại của thọ dụng năm món dục (tài sắc danh thực thùy), những pháp luôn dẫn đầu về đọa lạc, không giúp ta hướng về đời sống viễn ly, cầu vui giải thoát, thì ngày ấy chúng ta vẫn còn say khướt theo cuộc ruỗi dong, thênh thang qua vạn huớng đời cùng với hạt bụi thời gian, cùng với ngàn mây vô định, như con thuyền không bến đổ.

 

Có biết đâu rằng: Rồi chốc nữa, rồi mai sau, mọi sự mọi việc sẽ còn lại cho ta những gì ? Và chính ngay chiếc thân năm uẩn nầy mà ta đang vay mượn đây rồi sẽ ra sao ! Ngày mai cái chết sẽ chờ ta, thì ngay bây giờ ta phải làm gì khi đang đi trên chuyến xe thời gian nầy ? Nếu ta có tu tậpan trú vào Chánh Pháp, dùng từ tâm nhìn nhau với đôi mắt đầy ái kính, trải rộng niềm yêu thương đến những mảnh đời nghiệt ngã, san bằng mọi dị biệt, biết xóa đi những ý niệm giai cấp giả tạm của đời thường. Để từ đó có thêm những hương hoa tâm tư thuần thiện nhiệm mầu, sẽ lan tỏa về mọi hướng đời vô tận niềm vui trong mỗi tâm hồn.

Chúng ta cùng nghe lời của Bồ tát Tịch Thiên:

Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.

 

Cuộc hội ngộ nào không chia tay, buổi tiệc nào không tàn cuộc, khởi điểm từ những bước đi và để đến sao cho được vẹn vẻ bình an, không ai không một lần ngang qua cuộc trải nghiệm tâm linh. Cuộc ra đi của cõi tử sinh nào không hút bóng nẻo trời xa, dấu chân nào không hằn lên hồn sương bụi, dấu son vẫn ấn sâu vào ký ức thời gian và chính nó là một dấu tích hiển thị tâm hồn trong sáng lành mạnh hơn bao giờ hết.

 

Hình ảnh một chuyến xe đò hôm qua, cho ta một hình ảnh của kiếp người loay hoay trong cuộc tồn sinh giữa dòng tan hợp, sống không ước hẹn gặp nhau, thế nhưng trong cuộc lữ lại chia nhau trên đường đời có muôn vạn lối đi. Để rồi khi chuyến xe thời gian nằm yên nơi bến đổ mà dòng nghiệp thức con người lại tiếp tục ruỗi dong. Chi bằng sự có mặt của chúng ta ngay bây giờ góp vào một chút ý thức giác ngộ của bản chất sự vật hiện tượng như góp vào tinh cầu thêm một chút màu xanh.

 

MẶC PHUƠNG TỬ.

 

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 44)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 56)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 144)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 209)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 183)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 205)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 216)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 237)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 236)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 275)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 303)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 436)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 875)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 339)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 436)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 300)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 300)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 327)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 349)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 334)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 346)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 353)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 353)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 341)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 337)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 343)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 391)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 365)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 563)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 429)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 418)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 417)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 444)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 427)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 476)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 490)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 568)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 469)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 488)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 626)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 574)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 583)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 599)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 574)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 631)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 677)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 692)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1557)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 696)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 802)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant