Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đôi Mắt Biết Tu

10 Tháng Tư 201521:23(Xem: 10584)
Đôi Mắt Biết Tu

ĐÔI MẮT BIẾT TU      

 

Như Hùng

 

Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nên những khi mơ màng lơ đãng, lúc thả hồn đi hoang, khi u buồn khắc khoải, lúc mộng mơ vượt rào, khi hạnh phúc dâng tràn, lúc bồn chồn lo lắng, sẽ khiến cho người đối diện dễ dàng phát hiện ra những thầm kín chôn dấu đó đây. Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc hay đong đầy hệ lụy khổ đau, đều tùy thuộc vào tầm nhìn sự xúc cảm những bất an biến động nổi dậy, hay sự bình yên lan tỏa trong tâm thức mỗi chúng ta.

 

Vì là cửa sổ nên khi mắt mở ra ta trông thấy được thế giới bên ngoài, thì lẽ đương nhiên đối tượng cũng có thể thấy được phần nào bên trong của ta, nếu ta không biết che đậy không khéo léo ngụy trang. Đôi mắt biết nói biết cười biết buồn biết vui biết nhớ nhung, khi có tin vui rộn ràng sẽ lóe lên niềm hy vọng. Khi mộng mơ lúc nhớ thương đến độ dư thừa, mắt sẽ nhỏ lệ đau khổ, đôi mắt long lanh huyền mơ ướt át xa xăm nhìn về chốn củ, đôi mắt buồn không cất nên lời khi buồn hay vui cũng đều ướt sũng. Khi ta nổi giận mắt sẽ đổi màu giận tím gan tức tối lộn ruột, mắt sẽ chuyển sang màu đỏ như muốn ăn tươi nuốt sống người đối diện. Nếu ta cứ để cho bản tính và những xúc cảm không kiềm chế của mình thường xuyên nổi lên, thì sẽ làm đau mắt khổ tâm. Khi tâm hồn thanh thản chứa đầy hỷ lạc, mắt sẽ trở nên hiền hòa dễ thương, tạo sự an lòng cảm thông mang năng lực bình yên đến cho người đối diện. Nói chung sự biến đổi nơi tâm hồn của mình đều có thể thông qua mắt, bộc lộ ra hết hiễn bày ra trước khó lòng dấu được. Từ bên ngoài đưa đến ở bên trong lộ ra, do cảnh do người đều khiến cho mắt thêm sắc màu cảm xúc, mắt thấy tâm khởi, tâm thức của ta theo đó mà tác động dong ruỗi. Đôi mắt không chỉ dùng để phân biệt nhận diện, nó còn là dòng sông cho thuyền anh ghé lại, còn là bến chờ bến đợi người thương kẻ nhớ, còn là giếng ngọc bến tiên bến đổ cho anh tha hồ rong chơi bơi lội.

 

Ở một khoảnh khắc lặng yên đâu đó còn sót lại, nó còn là nơi chôn dấu cảnh và người thâu gom lại vùng trời kỷ niệm, cuộc bể dâu những dấu ấn khó phai tháng ngày trao ra và nhận lại, dõi mắt ngóng về tương lai, tất cả như in dấu hằn trong ấy đọng lại, lọt thỏm nằm trọn trong đó. Ở khía cạnh khác đôi khi còn có ăn bằng mắt uống bằng mắt, thưởng thức bằng mắt rửa mắt, nhìn thấu tâm can của kẻ khác nhìn cháy da bỏng thịt liếc ngang nhìn dọc nhìn không vừa mắt. Con mắt nầy vì ta mà mòn mõi ngóng trông, vì ta mà nhận lấy hậu quả, vì ta mà đổ bệnh nhỏ lệ, thương cho đôi mắt nầy, thật đáng thương cho đôi mắt nầy.

 

Đôi mắt hai cánh cửa đó ở đó và trong đó, mở ra để đón gió trời lồng lộng hay đóng kín mít che mờ phủ đầy bụi bặm rong rêu. Mở ra hưởng trọn sắc màu tươi đẹp hay khép lại ẩn chứa những nổi niềm nghiệt ngã, tạo thêm ô nhiễm nhọc nhằn cho mắt tổn hại cho tâm. Cánh cửa tâm hồn đó tâm thức đó con người đó, có còn vướng bận lo toan ngược xuôi đong đếm hay rộng mở thênh thang tầm nhìn vươn cao không gì ngăn ngại.

 

Ta có thật sự thương yêu và quí trọng đôi mắt nầy, tìm cách để nó ngơi nghĩ, hãy nhắm mắt ngồi im lắng đọng, để thấy từng nhịp thở an lành luân chuyển. Không thúc ép không dối gạt không để cho nó nhìn thấy những điều những việc mà nó chẳng hề muốn thấy, không lạm dụng khiến nó nhỏ lệ khổ đau, chẳng khiến nó dững dưng thờ ơ khô khan. Nhìn khổ đau ngang trái để phát khởi lòng từ bi, thấy luân hồi sanh tử để một lòng cầu giải thoát, nhận biết cuộc đời vô thường thân phận mong manh sớm nở tối tàn. Thấy những điều đó ý thức trọn vẹn việc đó, để làm hành trang chất liệu thăng hoa cuộc sống vươn lên tìm một sinh lộ, một sự đổi thay đúng nghĩa. Thực tậphoàn thiện cách sống lối sống của ta cho thật mỹ mãn cho thật tươm tất vẹn toàn, tẩy sạch não phiền gột rửa thân tâm luôn được tươi sáng. Được như vậy, đôi mắt đó cái nhìn đó con người đó mới trở nên có giá trị, mang lại ánh sánh tuệ giác cho chính mình và tha nhân.

 

Chúng ta còn nhớ câu chuyện Thiền sư và cô lái đò:  

“Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người.
Sau hết đến nhà sư.

Cô lái đò đòi tiền gấp đôi.

Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

Cô lái mỉm cười:

– Vì Thầy nhìn em…

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba.

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái cười bảo:

– Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông.

Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.

Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần.

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái đáp:

– Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông.

Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…

Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?

Cô lái đáp:

– Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

– Vì sao vậy?

Cô lái cười đáp:

– Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…

Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi”…

 

Mắt nhìn rồi mắt thấy mắt thấy tâm liền sanh, do tâm ta khởi vọng tâm phân biệt tính toán so đo tâm tích chứa tâm ô nhiễm, vậy tại tâm ta hay tại mắt? Và nếu, mắt chỉ làm mỗi một việc duy nhất trông thấy chụp lại cái khoảnh khắc đó giây phút hiện hữu đó, thấy đường thấy lối thấy cảnh thấy người, vậy mắt có còn là mắt? Nhìn và thấy là chức năng thông thường của mắt, nhưng nhìn như thế nào thấy ra làm sao lại là vấn đề của tâm thức ta. Nhìn một chiều thấy một bên cái nhìn méo mó cái nhìn tỷ giảo, nhìn ra bên ngoài hay nhìn vào bên trong, có thấy rõ bên ngoài lẫn bên trong. Thấy ngoại cảnh mà không thấy nội tâm, thường xuyên thấy lỗi của kẻ khác, không thấy được chổ sai của mình vô minh còn phong tỏa nội tâm ngày đêm tấc bật. Đôi mắt sáng suốt cái tâm tinh tường, là phải nhìn thấy thật rõ ràng mọi chuyển động mọi ngăn cách tác hại, dù ở bên ngoài hay ở bên trong đều phải tỏ rõ, thấy một cách trọn vẹn sự biến đổi của các pháp, sự trôi nổi đi lại của tâm thức, thấy và sống trọn vẹn trong niềm hỷ lạc tự tại trên từng đến đi.

 

Trong thiền có con mắt huệ con mắt thấu rõ thông suốt vượt ra ngoài chấp trước, không hề vương vấn không hề lưu lại không chìm nơi cảnh chẳng đọng nơi tâm phủ sạch mê mờ. Nhìn mà không đắm thấy mà không vương không khởi, thấy đơn thuần chỉ là thấy, thấy như là không thấy, thấy một cách rõ ràng chân thật, thấy trọn vẹn tận cùng thể tánh các pháp, cái thấy đó mới là đích thực. Đôi mắt với cái nhìn như thật mộc mạc chân tình cái nhìn tuyệt đẹp vượt thời gian cái nhìn toàn diện cái nhìn nhân ái thoát khỏi nhân ngã bỉ thử, cái nhìn tự tại vượt ra ngoài mọi ngăn cách phạm trù nhị nguyên kiến giải của tri thức. Cái nhìn rỗng suốt thanh thản ở bên trong hé lộ ra bên ngoài làm ấm lòng kẻ khác, cái nhìn không còn sanh diệt không bị gò bó thúc ép, tánh thấy hiển lộ tròn đầy, cái nhìn như thị của chánh kiến, nhìn được như thế thấy được như vậy, thì đâu còn lo sợ bất an.

 

Chúng ta sống trong môi trường hiện đại, với vô số phương tiện nên cũng có quá nhiều cám dỗ thường xuyên rình rập, chỉ trong tích tắc thả hồn lạc bước để mắt rời tâm, là dẫn ta đến với những huyền mơ hưng phấn thật ảo khó phân, ta bị lường gạt bị đầu độc làm hư mắt nhiễm tâm. Internet, mạng lưới thông tin nối kết toàn cầu đem con người lại gần với nhau thật là tiện lợi, nhưng bên cạnh đó cũng đầy cạm bẩy bất trắc rủi ro. Cái thế giới ta thường cho là ảo nhưng lại có sức cám dỗ sức quyến rũ mê hồn, muôn ngàn sắc màu lấp lánh, có lắm chiêu thức rủ rê thường xuyên lôi kéo tác động. Nó khiến cho ta mất phương hướng chạy theo đắm chìm cắm đầu chúi mũi mờ mắt mỏi tay, tốn hao tâm sức thời gian liên tục nhảy vào đó dấn thân vào đó sống trong điều ảo đó.

 

Ta cho đó là ảo vì không thấy mặt mũi nó, nhưng khi xử dụng  nó lù lù xuất hiện. Thật ra ảo cũng có thể là thật dù ta có gọi là gì đi nữa thì ta cũng phải công nhận một điều, không ít thì nhiều nó có dự phần vào cuộc sống của ta. Mỗi khi ta đụng tới xử dụng đến, nó lập tức gắn liền với suy nghĩ và hành động của ta, tức là ta có tác nghiệp tạo nên nghiệp quả. Trừ khi ta không ngó ngàng đến không xử dụng tới thì sẽ không tạo ra nghiệp. Ở cái thế giới ảo đó ta dễ ngụy trang dấu mặt đổi tên ném đá dấu tay, tha hồ phát ngôn tha hồ lên án tha hồ kết tội, đâm vào mắt vào tim kẻ khác, nhưng ta lại dửng dưng không cần phải chịu trách nhiệm. Ta phải biết rõ ràng ai làm nấy chịu ai tạo nấy mang, làm bao nhiêu thì chịu bấy nhiêu không làm thì sẽ không chịu, luật nhân quả sẽ theo ta như bóng với hình không chừa một ai.

  

Ta tìm chút vui quên đi nỗi buồn giết thời gian quên đi tháng ngày mưa nắng, không khéo ta lại dính vào vướng mãi bỏ không được buông cũng chẳng xong. Chuyện của người chuyện của ta tâm sự của mình nỗi lòng của kẻ khác, thi nhau nở hoa thi nhau lạc bước vào hồn quyện chặt vào tâm, nhắm mắt hay mở mắt lúc nào cũng vương vấn. Tại người hay tại ta lỗi mình hay lỗi bạn, cứ mỗi lần cầm phone, mỗi dịp nhắn tin, khi mấy ngón tay gõ xuống phím, khi lướt sóng là không biết bao nhiêu chuyện bao nhiêu việc cứ thế đổ về ngập đầu tràn óc. Việc người chuyện ta, phiền não của mình đến kẻ khác luôn chiếm sân trú ngụ, phủ mốc đầy rêu, nhiều khi không phải chuyện của mình việc của mình, chuyện bao đồng nhưng sao cứ ấm ức nhập nhằng lẫn lộn, thị phi não phiền được mất hơn thua gỡ rối tơ lòng trút bầu tâm sự cảm thông chia xẻ, cứ vậy đêm ngày réo gọi. Chuyện ngoài ngõ trong nhà, chuyện đầu thôn cuối xóm, chuyện xưa việc nay, thi nhau vương vấn đọng lại, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng như sắp nổ tung, ta làm chuyên gia giải quyết, cố vấn lập kế bày mưu, hỷ hả tung hê.

 

Cuối cùng, nhọc đầu mệt óc bơ phờ rời rạc chẳng đâu là đâu trông lúc nào cũng vướng cũng bận, cứ thế ngày lại ngày qua đêm lại đêm đến, ta mãi ôm não phiền vào lòng chôn dấu trong tim phủ kín trong từng hơi thở khó lòng thoát ra được.  Loanh quanh lẫn quẩn riết rồi ta sống trong đó, cứ thế mà trôi nỗi trở thành tập quán lẽ sống của ta từ lúc nào chẳng hay. Có phải, do vì ta không làm chủ được chính mình, không nhận ra bản chất đích thực của từng vấn đề, lạm dụng quá mức rơi vào mê cảnh khiến cho thân tâm mệt mõi chán chường, phiền não chướng duyên nhảy vào gây rối?

 

Thật ra internet chỉ là phương tiện, nên khi xử xụng luôn có mặt tốt và xấu, lợi và hại, quan trọng là người xử dụng cái phương tiện đó biết khôn khéo có trách nhiệm chọn lựa kỷ càng không ức hiếp biết dừng lại đúng lúc, thì sẽ không làm cho mắt cho tâm mệt mỏi tiêu hao năng lực mang thêm hệ lụy tạo thêm nhiều nghiệp quả. Nếu ta, xử dụng một cách chân chính phù hợp với chánh pháp đúng với mục đích nâng cao sự hiểu biết giúp ích cho sự tu học, giải trí trong sự chừng mực, thì mới mang lại giá trị thiết thực. Và quan trọng hơn hết ta phải thường xuyên kiểm soát tỉnh thức trong mọi tình huống, nhận ra nguồn cội của từng vấn đề, đừng để cho nó lôi ta đi hoài đi mãi không thấy được đâu là bến bờ.

 

Những điều ta cho là thật biết đâu lại không thật, những điều hư ảo ta lại nhầm tưởng là thật, có những điều ta cho là hợp lý biết đâu lại là phi lý. Ranh giới giữa có lý và phi lý tốt và xấu, thật và ảo cũng rất mong manh. Tất cả đều do ta có cái nhìn đúng với như pháptrí tuệ hay không, nếu ta không biết quán chiếu tinh tường thì khó nhận chân ra được. Nó có mặt ở khắp chốn mọi nơi, người ảo tâm ảo cảnh ảo, khiến ta khó lòng nhận biết, nên cứ mãi miết bám theo nhọc mình lao tới. Trong khi, cái thật điều thật lại xa xăm vời vợi ở tận đâu đâu có khi thật gần mà lại thật xa khiến ta hụt hơi đuổi bắt. Thật ra, nếu ta nổ lực tìm cầu ngồi im lắng đọng nhìn xa trông rộng nhận ra được điều ảo là ảo thật là thật, cái gì là ảo cái gì là thật, trong ảo có thật trong thật có ảo, đó cũng là bước nhảy tâm linh khá cao, ít ra ta phát hiện được cái nghiệp do mình tác tạo dẫn dắt ta tới đâu.

 

Trong sách Khóa Hư Lục, phần Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi do vua Trần Thái Tông (1218 - 1277) biện soạn, dùng để tu tập sáu căn, vua có liệt kê về những tội do mắt gây ra:

 

Tội mắt gồm có, các điều như sau:

Nhân ác xem kỷ, nghiệp thiện coi khinh.

Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.

Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh giành:

Chợt mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến.

Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai:

Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù.

Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang:

Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện mục.

Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn:

Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái.

Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô:

Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu.

Hoặc đến Tam Bảo, hoặc vào chùa chiền,

Gần tượng thấy kinh, mắt không thèm ngó.

Phòng Tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai,

Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.

Không ngại Hộ Pháp, chẳng sợ Long Thần:

Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.

Những tội như thế, vô lượng vô biên:

Đều từ mắt sanh, phải sa địa ngục.

Trải hằng sa kiếp, mới được làm người:

Dù được làm người, lại bị mù chột.

Nếu không sám hối, khó được tiêu trừ.

Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối”.

 

Con mắt ở vào thời điểm cách đây gần một ngàn năm và con mắt của bây giờ nó cũng khác nhau rất xa, con mắt bây giờ ranh mãnh nhờ vào sự hiện đại, cảnh duyên có muôn ngàn hồng tía, dễ khiến cho ta mờ mắt ô tâm nhiễm tánh. Trong sáu căn gồm có: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, ngoài ý ra, ta thường xuyên xử dụng đến mắt nhiều nhất, vì vậy những tội do mắt gây ra cũng nhiều vô số. Chức năng chính của mắt là nhìn ngắm và quan sát, nhưng khi khởi lên sự so sánh, phân biệt thì lại là ý, tên tội phạm gây nguy hại nhất, từ mắt dẫn đến thân tâm, khởi lên muôn ngàn sai biệt, nói như vậy không có nghĩa là mắt không tạo nên tội lỗi. Các căn, đều liên quan mật thiết với nhau, mắt thấy, tai  nghe miệng phát ra lời đúng sai, thân hành động, lưỡi liền phân biệt, mũi ngửi điều bất tịnh, ý cuồn cuộn nổi lên lăn xăn chạy nhảy. Căn và trần đụng nhau sẽ sinh ra thức, khi một căn thông tuệ tường tận nguồn cơn, thì những căn khác cũng sẽ trở nên rõ ràng.

 

Thông thường, điều ác cái ác việc ác ta lại xem thật kỷ, điều thiện việc thiện ta lại xem thường không biết nặng nhẹ, đắm nhiễm sắc đẹp tạo nên vô số tội và quan trọng hơn nữa, vì bị vô minh che mờ không thấy được mặt mũi thật của mình (bản lai diện mục) nên mãi chìm, mãi lênh đênh trong ba cõi sáu đường. Bên cạnh đó, có sự nâng cấp tưởng tượng dồi dào đôi khi thay thế vị trí của một vài căn, chẳng hạn khi diễn tả sự thèm thuồng, thay vì phải dùng đến miệng lưỡi, thì là ăn bằng mắt, uống bằng mắt thưởng thức sắc đẹp bằng mắt, cái nhìn như đọng lại ẩn chứa trong đó tôn sùng trong đó mập mờ trong đó.

 

Tu tập về mắt, là một sự tu tập thật cần thiết, nhìn nhưng không khởi lên phân biệt, không chạy theo huyễn cảnh, khiến ta mờ mắt, hao tâm, mệt trí. Thay vì đắm nhiễm lôi kéo lệ thuộc bởi cái nhìn ở bên ngoài, ta xoay chiều nhìn thẳng vào nội tâm quán chiếu tận cùng lòng mình, tâm mình, thấy mọi hưng khởi, tác động, đi lại ở trong tâm, được trong sáng, rõ ràng, rốt ráo, để cho tự tánh giác ngộ trong ta bừng dậy. Ta nổ lực dồn tâm ý vào một điểm của thực tại, phải sáng suốtthường xuyên tỉnh thức, vận dụng đến trí tuệ trong mọi suy tư hành hoạt. Trí tuệ phát sinh là do ta ra công gắng sức tu tập, đoạn trừ phiền não gạn lọc vô minh, một khi ta thấy rõ được bản chất như thật của các pháp cũng là lúc ta phục hồi lại giá trị thật hữu của nó, lúc đó không còn gì chẳng có gì có thể trói buộc níu kéo được ta.

 

Nhìn cho đẹp sửa cho sang làm vừa lòng cái đẹp, nâng cấp cái đẹp chạy theo cái đẹp, để cho mình và kẻ khác ngắm khen, khiến ta đau đớn thân tâm. Mắt từ bi tâm nghĩ thiện làm điều lành lợi mình và lợi người, đẹp từ trong tâm cái đẹp được tôn vinh vượt thời gian cái đẹp toàn hảo bất biến cái đẹp của chánh pháp.

 

Như Hùng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9830)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10143)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9548)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9932)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8765)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8501)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10001)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9967)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9380)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10542)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9027)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10394)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11187)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8406)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12520)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10118)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8407)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9618)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9465)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8091)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9935)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9189)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13284)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9505)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8637)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10274)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8617)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8600)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14140)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10145)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8549)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11435)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11766)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8721)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8067)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9313)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10369)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8659)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8757)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16017)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9841)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11356)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10156)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8317)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9234)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9959)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8560)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12087)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9402)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 16083)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant