Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hướng Dẫn Thiền Tập (song ngữ)

15 Tháng Bảy 201511:53(Xem: 10534)
Hướng Dẫn Thiền Tập (song ngữ)

HƯỚNG DẪN THIỀN TẬP

Nguyên tác: Đại sư Thanissaro Bhikkhu
Chuyển ngữ: Nguyên Giác

 

Hướng Dẫn Thiền Tập (song ngữ)Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành. Những niệm thiện lành trước tiên là hướng về bạn, bởi vì nếu bạn không thể hướng niệm thiện lành về bạn -- nếu bạn không thể cảm thấy một khát vọng chân thực cho hạnh phúc riêng của bạn -- sẽ không có cách nào bạn có thể chân thực ước muốn cho kẻ khác có hạnh phúc.

Do vậy, hãy tự nói với bạn, “Xin nguyện cho con tìm thấy hạnh phúc chân thực.” Hãy tự nhắc rằng hạnh phúc chân thực là những gì tới từ bên trong, do vậy đây không phải là một ước muốn ích kỷ. Thực sự, nếu bạn tìm thấy và phát triển nguồn cội hạnh phúc trong bạn, bạn có thể chiếu sáng nó ra tới kẻ khác. Đây là niềm hạnh phúc không tùy thuộc vào việc lấy đi bất kỳ thứ gì từ bất kỳ ai.

Do vậy, bây giờ hãy hướng niệm thiện lành tới kẻ khác. Trước tiên, những người gần với lòng của bạn – gia đình bạn, ba mẹ bạn, những người bạn rất thân của bạn. Tương tự, hãy nguyện cho họ tìm thấy hạnh phúc chân thực. Rồi trải các niệm này ra trong vòng thân hữu rộng hơn: những người mà bạn biết rõ, những người mà bạn biết không rõ, những người bạn ưa thích, những người bạn quen biết, những người mà bạn không có cảm xúc ưa hay ghét, và cả những người bạn không thích. Đừng để có hạn chế nào khi bạn hướng niệm thiện lành, vì nếu có, tất sẽ có hạn chế trong tâm của bạn. Bây giờ, hãy trải các niệm thiện lành tới cả những người bạn không quen biết – và không chỉ người; hãy hướng tới chúng sinh mọi loài ở mọi hướng: đông, tây, bắc, nam, trên, và dưới, ra tới vô cùng tận. Hãy nguyện cho họ cũng tìm thấy hạnh phúc chân thực.

Rồi hãy hướng tâm niệm của bạn về hiện tại. Nếu bạn muốn hạnh phúc chân thực, bạn phải tìm thấy nó trong hiện tại, vì quá khứ đã trôi qua rồi và vì tương lai là một bất định. Do vậy, bạn phải hướng tâm về hiện tại. Bạn có những gì bây giờ đây? Bạn có thân này, ngồi nơi đây và hít thở. Và bạn có tâm này, suy nghĩnhận biết. Do vậy, hãy mang tất cả thứ này lại với nhau. Hãy nghĩ về hơi thở và rồi nhận biết hơi thở vào và ra. Giữ tâm niệm vào hơi thở: đó là chánh niệm. Nhận biết hơi thở vào và ra: đó là tỉnh giác. Hãy giữ hai phương diện này của tâm với nhau. Nếu bạn muốn, bạn có thể sử dụng một chữ thiền để củng cố chánh niệm. Hãy thử với chữ  “Buddho” – có nghĩa là “tỉnh thức.” Hãy nghĩ tới chữ “bud-“ với hơi thở vào, và chữ “dho” với hơi thở ra.

Hãy cố gắng thở cho thoải mái. Một cách rất cụ thể để biết cách tự tìm hạnh phúc cho bạn trong giây phút hiện tại tức thì – và cùng lúc, củng cố sự tỉnh giác của bạn – là hãy để cho chính bạn tự thở trong cách thoải mái. Hãy thử nghiệm để xem cách thở nào làm cơ thể bạn thấy thoải mái nhất bây giờ. Nó có thể là hơi thở dài, hơi thở ngắn; [có thể là] hơi vào dài, hơi ra ngắn; hay [có thể là] hơi vào ngắn, hơi ra dài. Nặng hay nhẹ, nhanh hay chậm, cạn hay sâu. Một khi bạn tìm thấy một nhịp điệu [hơi thở] làm bạn cảm thấy thoải mái, hãy giữ cách đó một thời gian.

Hãy ngấm vào cảm thọ về hơi thở. Nói một cách tổng quát, hơi thở càng dịu dàng, càng tốt. Hãy niệm về hơi thở, không chỉ là không khí vào và ra buồng phổi, nhưng là toàn thể dòng chảy năng lực vào toàn thân với mỗi hơi thở vào-và-ra. Hãy cảm thọ những độ tinh tế của dòng chảy năng lực. Bạn có thể thấy rằng thân bạn biến đổi, sau một thời gian. Một nhịp điệu hay một mức độ tinh tế [hơi thở] có thể làm bạn cảm thấy phù hợp một thời gian, và rồi cách khác sẽ làm bạn thấy thoaỉ mái hơn. Hãy học cách lắng nghe và đáp ứng với những gì cơ thể của bạn phản ứng hiện nay. Năng lực hơi thở nào, thân bạn cần? Làm sao bạn có thể cung cấp cho nhu cầu đó? Nếu bạn cảm thấy mệt, hãy cố gắng thở trong một cách làm sung mãn năng lượng cho thân của bạn. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thở trong một cách thư giãn nhẹ nhàng.

Nếu tâm của bạn lang thang chệch hướng, hãy dịu dàng mang lại. Nếu tâm lang thang 10 lần, 100 lần, hãy mang tâm lại 10 lần, 100 lần. Đừng bỏ cuộc. Phẩm chất này gọi là tinh tấn. Nói cách khác, ngay khi bạn nhận ra tâm chạy chệch ra, bạn hãy mang tâm trở lại. Bạn không tốn thời gian chệch hướng ngừi hoa, ngó bầu trời, hay nghe chim hót. Bạn có việc phải làm: học cách làm sao để thở thoải mái, làm sao để tâm an ổn thiện lành ở giây phút hiện tại.

Khi hơi thở khởi đầu cảm thấy thoải mái, bạn có thể bắt đầu thăm dò nó ở những nơi khác trong thân. Nếu bạn giữ hơi thở thoải mái trong một khu vực hẹp, bạn có thể dễ ngủ gục. Do vậy, một cách ý thức, hãy mở rộng sự nhận biết của bạn.

Một nơi tốt để tập trung đầu tiên là quanh rún. Hãy hướng tâm về quanh rún: nơi nào bây giờ vậy? Rồi ghi nhận: nơi này cảm thọ ra sao khi bạn thở vào? Nơi này cảm thọ ra sao khi bạn thở ra? Hãy quan sát nó trong vài hơi thở, và hãy ghi nhận xem có bất kỳ cảm giác căng thẳng nào trong phần đó của thân, hoặc là với hơi thở vào hay với hơi thở ra. Nó căng thẳng lên khi bạn thở vào? Bạn    có tiếp tục giữ căng thẳng đó khi thở ra? Bạn có dùng sức nhiều quá khi thở ra? Nếu bạn tự thấy vướng vào như vừa kể, hãy thư giãn thoải mái nhé. Hãy nghĩ rằng căng thẳng đó tan biến trong cảm thọ về hơi thở vào, trong cảm thọ về hơi thở ra. Nếu bạn muốn, bạn có thể nghĩ về năng lượng hơi thở chảy vào thân, ngay ở rún, làm tan bất kỳ căng thẳng nào bạn có thể cảm thấy nơi đó…

Rồi hướng tâm niệm về bên phải -- tới góc phải, dưới bụng của bạn – và hãy theo dõi cùng 3 bước nơi đó: 1) hãy dùng tâm định vị phần tổng quát đó trên thân; 2) hãy ghi nhận xem nơi đó cảm thọ ra sao khi bạn thở vào, cảm thọ ra sao khi bạn thở ra; và 3) nếu bạn cảm thấy bất kỳ căng thẳng nào trong hơi thở, hãy để nó thư giãn thoải mái… Bây giờ, hãy hướng tâm niệm về phía bên trái, tới góc trái, phía dưới bụng, và hãy làm cùng 3 bước trên nơi đó.

Bây giờ hãy hướng tâm tới chỗ chấn thủy (còn gọi là chớn thủy, trên rún khoảng hơn tấc, chỗ lõm giữa xương lồng ngực)… và rồi sang bên phải, tới be sườn phải… tới be sườn trái… tới giữa ngực… Sau một chặp, hướng tâm tới dưới cuống họng… và rồi tới giữa đầu. Hãy rất cẩn trọng với năng lực hơi thở trong đầu. Hãy nghĩ về nó rất dịu dàng trôi vào, không chỉ xuyên qua lỗ mũi  nhưng cũng xuyên qua 2 mắt, 2 tai, hơi xuống từ đỉnh đầu, hơi vào từ phía sau cổ, rất dịu dàng hơi xuyên qua và làm thư giãn bất kỳ căng thẳng nào bạn có thể cảm thấy, thí dụ, quanh xương hàm, phía sau cổ, quanh hai mắt, hay quanh khuôn mặt…

Từ đó, bạn có thể chú tâm dần dần xuống lưng, hơi ra các cẳng chân, tới đầu các ngón chân, tới khoảng trống giữa các ngón chân. Như trước đó, hãy tập trung vào một phần cụ thể của thân, hãy ghi nhận xem nói cảm thọ ra sao với hơi thở vào và hơi thở ra, hãy thư giãn bất kỳ cảm thọ nào căng thẳng bạn có thể cảm thấy nơi đó, để năng lực hơi thởtrôi chảy thông suốt hơn, và rồi tiếp tục cho tới khi bạn tới đầu các ngón chân. Rồi lập lại tiến trình, khởi sự nơi phía sau cổ và đi xuống hai vai, xuyên qua các cánh tay, xuyên qua các cổ tay và trôi ra xuyên qua các ngón tay của bạn.

Bạn có thể lập lại  việc quán thân như thế nhiều lần tùy ý, cho tới khi tâm bạn cảm thấy sẵn sàng trụ lại.

Rồi, hãy chú tâm trở lại, vào bất kỳ điểm nào trên thân, nơi thấy tự nhiên nhất để trụ và đặt tâm vào giữa. Hãy đơn giản để sự chú tâm của bạn an nghỉ nơi đó, hòa nhập với hơi thở. Cùng lúc, hãy để tâm nhận biết của bạn trải rộng ra để nó ngập tràn toàn thân, như ánh sáng của một ngọn nến giữa phòng: lửa nến ở một điểm, nhưng ánh sáng tỏa ra đầy phòng. Hay là như một con nhện trên một mạng nhện: con nhện ở một chỗ, nhưng nó biết toàn thể mạng nhện. Hãy tinh tế duy trì cảm nhận ý thức mở rộng đó. Bạn sẽ thấy rằng nó có khuynh hướng co cụm lại, như một bong bóng có một lỗ nhỏ, do vậy hãy giữ tầm ý thức trải rộng ra, nghĩ rằng “toàn thân, toàn thân, hơi thở trong toàn thân, từ đỉnh đầu xuống tới các đầu ngón chân.” Hãy nghĩ về năng lực hơi thở vào và ra thân bạn, xuyên qua tất cả các kẽ chân lông trên da. Hãy giữ tâm ý này mở rộng, an định càng lâu càng tốt. Không có gì khác mà bạn phải nghĩ tới bây giờ, không nơi nào khác để đi, không chuyện gì khác để làm. Hãy giữ tâm với ý thức an địnhmở rộng   về hiện tại bây giờ…

Khi tới giờ rời khóa thiền, hãy tự nhắc bạn rằng có một kỹ năng để rời. Nói cách khác, bạn chớ hấp tấp xuất thiền. Thầy tôi, sư Ajaan Fuang, một lần nói rằng khi hầu hết người ta ngồi thiền, như thể họ trẻo lên một chiếc thang tới tầng thứ nhì tòa nhà: trèo từng bước, từng bậc, từ từ lên thang. Nhưng khi họ tới tầng thứ nhì, họ nhảy ra ngay cửa sổ. Bạn đừng làm thế. Hãy nghĩ rằng bạn đã qua nhiều nỗ lực để tâm an định. Đừng quăng bỏ nó.

Bước đầu tiên khi xuất thiền là hướng niệm thiện lành một lần nữa tới tất  cả những người quanh bạn. Rồi, trước khi bạn mở mắt, hãy tự nhắc rằng ngay cả khi bạn sắp mở mắt ra, bạn vẫn muốn chú tâm an định nơi thân, nơi hơi thở. Hãy cố gắng duy trì sự chú tâm đó càng lâu khi bạn có thể, khi bạn đứng dậy, đi bộ, nói năng, lắng nghe, hay làm bất cứ gì. Nói cách khác, kỹ năng xuất thiền nằm ở chỗ học cách đừng rời bỏ nó, bất kể là bạn có thể sẽ làm bất cứ gì.  Hãy hành động từ cảm giác tâm an định. Nếu bạn có thể giữ tâm an định trong cách này, bạn sẽ có một tiêu chuẩn mà theo đó bạn có thể đo lường chuyển động của nó, phản ứng của nó đối với các sự kiện xảy ra quanh nó và trong nó. Chỉ khi bạn có một an định vững vàng như thế này, bạn mới có thể nhìn thấu suốt vào chuyển động của tâm.

HẾT

*

A Guided Meditation
By Thanissaro Bhikkhu

 

Sit comfortably erect, without leaning forward or backward, left or right. Close your eyes and think thoughts of good will. Thoughts of good will go first to yourself, because if you can't think good will for yourself — if you can't feel a sincere desire for your own happiness — there's no way you can truly wish for the happiness of others.

So just tell yourself, "May I find true happiness." Remind yourself that true happiness is something that comes from within, so this is not a selfish desire. In fact, if you find and develop the resources for happiness within you, you're able to radiate it out to other people. It's a happiness that doesn't depend on taking anything away from anyone else.

So now spread good will to other people. First, people who are close to your heart — your family, your parents, your very close friends: May they find true happiness, as well. Then spread those thoughts out in ever widening circles: people you know well, people you don't know so well, people you like, people you know and are neutral about, and even people you don't like. Don't let there be any limitations on your good will, for if there are, there will be limitations on your mind. Now spread thoughts of good will to people you don't even know — and not just people; all living beings of all kinds in all directions: east, west, north, south, above, and below, out to infinity. May they find true happiness, too.

Then bring your thoughts back to the present. If you want true happiness, you have to find it in the present, for the past is gone and the future is an uncertainty. So you have to dig down into the present. What do you have right here? You've got the body, sitting here and breathing. And you've got the mind, thinking and aware. So bring all these things together. Think about the breath and then be aware of the breath as it comes in and goes out. Keeping your thoughts directed to the breath: that's mindfulness. Being aware of the breath as it comes in and out: that's alertness. Keep those two aspects of the mind together. If you want, you can use a meditation word to strengthen your mindfulness. Try "Buddho," which means "awake." Think "bud-" with the in-breath, "dho" with the out.

Try to breathe as comfortably as possible. A very concrete way of learning how to provide for your own happiness in the immediate present — and at the same time, strengthening your alertness — is to let yourself breathe in a way that's comfortable. Experiment to see what kind of breathing feels best for the body right now. It might be long breathing, short breathing; in long, out short; or in short, out long. Heavy or light, fast or slow, shallow or deep. Once you find a rhythm that feels comfortable, stay with it for a while.

Learn to savor the sensation of the breathing. Generally speaking, the smoother the texture of the breath, the better. Think of the breath, not simply as the air coming in and out of the lungs, but as the entire energy flow that courses through the body with each in-and-out breath. Be sensitive to the texture of that energy flow. You may find that the body changes after a while. One rhythm or texture may feel right for a while, and then something else will feel more comfortable. Learn how to listen and respond to what the body is telling you right now. What kind of breath energy does it need? How can you best provide for that need? If you feel tired, try to breathe in a way that energizes the body. If you feel tense, try to breathe in a way that's relaxing.

If your mind wanders off, gently bring it right back. If it wanders off ten times, a hundred times, bring it back ten times, a hundred times. Don't give in. This quality is called ardency. In other words, as soon as you realize that the mind has slipped away, you bring it right back. You don't spend time aimlessly sniffing at the flowers, looking at the sky, or listening to the birds. You've got work to do: work in learning how to breathe comfortably, how to let the mind settle down in a good space here in the present moment.

When the breath starts feeling comfortable, you can start exploring it in other areas of the body. If you simply stay with the comfortable breath in a narrow range, you'll tend to doze off. So consciously expand your awareness.

A good place to focus first is right around the navel. Locate that part of the body in your awareness: where is it right now? Then notice: how does it feel there as you breathe in? How does it feel when you breathe out? Watch it for a couple of breaths, and notice if there's any sense of tension or tightness in that part of the body, either with the in-breath or with the out-breath. Is it tensing up as you breathe in? Are you holding onto the tension as you breathe out? Are you putting too much force on the out-breath? If you catch yourself doing any of these things, just relax. Think of that tension dissolving away in the sensation of the in-breath, the sensation of the out-breath. If you want, you can think of the breath energy coming into the body right there at the navel, working through any tension or tightness that you might feel there ...

Then move your awareness to the right — to the lower right-hand corner of your abdomen — and follow the same three steps there: 1) locate that general part of the body in your awareness; 2) notice how it feels as you breathe in, how it feels as you breathe out; and 3) if you sense any tension or tightness in the breath, just let it relax ... Now move your awareness to the left, to the lower left-hand corner of your abdomen, and follow the same three steps there.

Now move your awareness up to the solar plexus ... and then to the right, to the right flank ... to the left flank ... to the middle of the chest ... After a while move up to the base of the throat ... and then to the middle of the head. Be very careful with the breath energy in the head. Think of it very gently coming in, not only through the nose but also through the eyes, the ears, down from the top of the head, in from the back of the neck, very gently working through and loosening up any tension you may feel, say, around your jaws, the back of your neck, around your eyes, or around your face ...

 

From there you can move your attention gradually down the back, out the legs, to the tips of the toes, the spaces between the toes. As before, focus on a particular part of the body, notice how it feels with the in-breath and out-breath, relax any sensation of tension or tightness you might feel there, so that the breath energy can flow more freely, and then move on until you've reached the tips of the toes. Then repeat the process, beginning at the back of the neck and going down the shoulders, through the arms, past your wrists, and out through your fingers.

You can repeat this survey of the body as many times as you like until the mind feels ready to settle down.

Then let your attention return to any spot in the body where it feels most naturally settled and centered. Simply let your attention rest there, at one with the breath. At the same time let the range of your awareness spread out so that it fills the entire body, like the light of a candle in the middle of a room: the candle flame is in one spot, but its light fills the entire room. Or like a spider on a web: the spider's in one spot, but it knows the whole web. Be keen on maintaining that broadened sense of awareness. You'll find that it tends to shrink, like a balloon with a small hole in it, so keep broadening its range, thinking "whole body, whole body, breath in the whole body, from the top of the head down into the tips of the toes." Think of the breath energy coming in and out of the body through every pore. Make a point of staying with this centered, broadened awareness as long as you can. There's nothing else you have to think about right now, nowhere else to go, nothing else to do. Just stay with this centered, broadened awareness of the present ...

When the time comes to leave meditation, remind yourself that there's a skill to leaving. In other words, you don't just jump right out. My teacher, Ajaan Fuang, once said that when most people meditate, it's as if they're climbing a ladder up to the second story of a building: step-by-step-by-step, rung-by-rung, slowly up the ladder. But as soon as they get to the second story, they jump out the window. Don't let yourself be that way. Think of how much effort went into getting yourself centered. Don't throw it away.

The first step in leaving is to spread thoughts of good will once more to all the people around you. Then, before you open your eyes, remind yourself that even though you're going to have your eyes open, you want your attention to stay centered in the body, at the breath. Try to maintain that center as long as you can, as you get up, walk around, talk, listen, whatever. In other words, the skill of leaving meditation lies in learning how not to leave it, regardless of whatever else you may be doing. Act from that sense of being centered. If you can keep the mind centered in this way, you'll have a standard against which you can measure its movements, its reactions to the events around it and within it. Only when you have a solid center like this can you gain insight into the movements of the mind.

SOURCE: "A Guided Meditation", by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 8 March 2011, 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9802)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9978)
Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 8183)
Ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất để chuyển các dưỡng chất từ bên ngoài vào nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, phục hồi sức lực.
(Xem: 10186)
Có chăng một cái gì bất diệt? Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu)... Vĩnh Hảo
(Xem: 9770)
Vấn đề “Hộ pháp” được nêu lên trong trường hợp nầy. Nó là vấn đề tự lợi lợi tha mà muốn sống có ý nghĩa và muốn phổ biến ý nghĩa ấy trong mọi tầng lớp và mọi thế hệ, bổn phận chúng ta buộc chúng ta phải có... HT Thích Trí Quang
(Xem: 9755)
Chuyện về hai người “vô gia cư” James và Harris chứng minh cho chúng ta thấy cái “quả” tốt đẹp, bất ngờ... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10794)
Nếu bảo con người sống trên trái đất, là chưa đúng. Trái đất cũng chỉ là một hành tinh lơ lửng giữa trời, nên con người cũng đang trụ giữa hư không... Hồ Dụy
(Xem: 11005)
“Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai”... Như Hùng
(Xem: 11347)
Thực thi giới không sát sanhchúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ, tức là nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si... Thích Phước Đạt
(Xem: 11152)
Người Đời Ai Biết? - Tản mạn về cuộc hội ngộ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma với Chùa Viên Giác... Nguyên Đạo
(Xem: 13214)
Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đóa hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người... Chiêu Hoàng
(Xem: 11289)
Hạt sương theo sức nhấn, lăn nhẹ theo, rồi đậu giữa lòng bàn tay, tròn trịa, vẹn toàn, không rơi vãi đi đâu chút nào!... Hạnh Chi
(Xem: 10744)
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vithái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại... Vĩnh Hảo
(Xem: 12588)
Chính những ông thầy chùa này đã trực tiếp đóng góp một phần rất lớn trong việc làm cho đạo Phật thấm vào lòng người và lan ra xã hội... Thị Giới
(Xem: 10110)
Câu chuyện sau đây được Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm kể lại vào một buổi trưa khi tôi hầu quạt cho ngài tại Am Hoàng Trúc... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 10845)
Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại... Nhụy Nguyên
(Xem: 10324)
Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho muôn loài... Thiện Ý
(Xem: 10808)
Nguyện rằng suốt đời tôi, từ bây giờ cho tới mãi mãi sẽ là người che chở cho những người không được chở che, là người hướng dẫn cho những ai lạc lối... Hoa Lan Thiện Giới
(Xem: 10405)
Viết để tưởng nhớ những người Nhật Bản đã hy sinh qua trận động đất và Tsunami vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại 5 tỉnh thuộc miền Đông nước Nhật... HT Thích Như Điển
(Xem: 6128)
Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp.
(Xem: 11415)
Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Ðến chỗ rốt ráo, thì Phật là tâm và tâm là Phật. Cả hai vừa là thực vừa là huyễn... Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10734)
“Đàm Hoa lạc khứ hữu dư hương” không sai chút nào hết. Hoa Ưu Đàm dầu cho có rơi rụng; nhưng hương thơm ấy vẫn còn đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 9937)
Mùa lễ Vu Lan vừa mới qua đi. Những buổi lễ lớn, các nhạc hội, và các khóa tu... đã được tổ chức hoàn mãn ở nhiều chùa tại hải ngoại... Nguyên Giác
(Xem: 10603)
Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử đem đối sánh với kinh điển nhà Phật đã phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt loài người... Nhụy Nguyên
(Xem: 10768)
Cái nhì không đơn thuần là một quá trình vật lý, mà là một chuổi những quá trình vật lýtâm lý tiếp nối nhau. Trong chuỗi quá trình tâm vật lý ấy xuất hiện những thái độ tâm lý buồn, vui, ưa, ghét… Thích Chơn Thiện
(Xem: 9986)
Tâm Minh Ngô Tằng Giao - Trích dịch theo Ngụ Ngôn Thiền Ngày Nay của Richard McLean... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11108)
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn, Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao, Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát, Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao...
(Xem: 11215)
Ngôn ngữ của Thiền trong Thi ca bất luận sử dụng theo một cấu trúc nào nó vẫn luôn hàm chứa những triết lý siêu việt, vượt ra ngoài cảm quantri giác của cuộc sống đời thường... Thiện Long - Hàn Long Ẩn
(Xem: 11128)
Tôn giáo là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và khổ đau của con người chứ không phải làm chúng thêm trầm trọng. Đức Dalai Lama.
(Xem: 13241)
Thân như cánh nhạn lạc bầy, Chợt vàng thu chớm nhớ ngày Vu Lan, Nhớ ngài Đại Hiếu Mục Liên, Công ơn của Mẹ lời nguyền xin dâng !
(Xem: 17908)
"Sức mạnh của Phật Giáo không phải là ở nơi chính trị mà ở văn hóaxã hội, giáo dục là hàng đầu..." Quang Trường Võ Văn Xuân
(Xem: 14666)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người... Thiện Phúc
(Xem: 11605)
“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc - của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11501)
Nhưng lạ lùng thay, trước đó các nhà sư Phật giáo khi đến vùng hiểm trở này lại đi lẻ loi một mình. Vậy mà đủ trí tuệ đức hạnh cảm hóa cả quốc gia theo Phật mà không hề ép buộc, hãm hại ai... Huyền Lam
(Xem: 11381)
Lắc đầu cho mọi ý nghĩ bay theo bão, thầy đi vòng quanh nhà, tay sờ vào từng chỗ cửa. Thấy đã nêm nẹp chặt chẽ. Rồi thầy lẹ làng rời căn nhà, hướng về ngôi chùa...
(Xem: 10655)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10095)
Một trong những yếu tố khiến con người của thế giới văn minh đương thời quan tâm đến Phật giáođặc tính nhân bản của Đức Phật... Viên Trí
(Xem: 10819)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua.
(Xem: 11742)
He's Leaving Home, quyển tự truyện của tác gỉa Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia...
(Xem: 9485)
Trời vừa trút xuống cơn mưa, lúc hạt nặng, lúc như mưa rào, tung tăng trên mái nhà, mặt đường, nhưng cũng đủ làm dịu mát lại bầu không gian, sau bao ngày nóng bức... Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 9967)
Đến với thành phố Đà Lạt, rồi xa cách, rồi chia lìa, ai cũng có lòng nhung nhớ, nhất là những người tha hương... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9588)
Lòng tin theo Phật giáo phải là chánh tín, tức niềm tin sau khi đã được cân nhắc, nghiệm xét, quán chiếu, hành trì, chuyển hoá nhờ phát sinh trí tuệ.
(Xem: 12231)
Văn chương Bát Nhã ca ngợi trí tuệ (prajñā) là Ba-la-mật (pāramitā), nghĩa đúng là “đi xa hơn” (đến Niết Bàn), và những sự “hoàn thiện” khác liên quan đến con đường của Bồ Tát (Bodhisattva-path).
(Xem: 10453)
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu... Trần Hữu Dũng
(Xem: 10936)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11791)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
(Xem: 11356)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 9514)
Kỷ niệm một Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu thật tuyệt vời và đáng nhớ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11406)
Xin cảm ơn Đạo, cảm ơn Đời đã tặng cho tôi cái may mắn nầy, mà nhiều người trong chúng ta chắc rằng cũng có được nhiều cơ hội như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11066)
Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy... Lê Sỹ Minh Tùng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant