Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Và Khi Tỉnh (Thức) dậy, Tôi Tìm Lại Tôi

08 Tháng Tám 201515:58(Xem: 10858)
Và Khi Tỉnh (Thức) dậy, Tôi Tìm Lại Tôi

VÀ KHI TỈNH (THỨC), TÔI TÌM LẠI TÔI

Quán Như Phạm Văn Minh

Và Khi Tỉnh (Thức) dậy, Tôi Tìm Lại Tôi

 To study the Way is to study the Self
To study the Self is to forget the Self
To forget the Self is to be enlightened by all things
Dogen Tổ Phái Thiền Tào Động, Nhật


Vào khoảng năm 1964 hay 65, Thầy Nguyễn Đăng Thục lúc đó là Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, tổ chức một buổi hội thảo bằng tiếng Anh, có sự tham dự của viên Giám Đốc Hội Việt Mỹ, với đề tài “Who Am I?” Sinh viên rất phấn khởi vì cuộc hội thảo bằng tiếng Anh về một đề tài triết lý Đông phương. Tôi không còn nhớ chi tiết thảo luậntrình độ tiếng Anh lúc đó chưa sạch nước cản và kiến thức về về triết học Đông Phương cũng tầm thường, chỉ đủ thi đậu chứng chỉ Triết Đông cuối năm!

Những người không ở trong ngành tưởng là đây là một câu hỏi ngớ ngẩn của những người bị bệnh lãng trí, không còn nhớ mình là ai, nhưng không phải ai cũng có thể trả lời câu hỏi này rõ ràng. Tôi là ai? Tôi là tên cha mẹ đặt hay là bút hiệu mà tôi đặt? Tôi là tiểu sử cắt ngang hay cắt dọc? Tôi là thể xác và tâm hồn? Tôi là những bằng cấp hay kiến thức mà tôi đạt được trong đời? Tôi lúc còn trẻ hay lúc đã về chiều? Tôi vẫn là tôi trong dòng đời trôi chảy hay vẫn thế không biến đổi trong vô thường? Hay tỉnh thức như Walt Whitman “I am larger better than I thought.  I contain multitude”.

Thế nhưng hễ bị ai đe dọa hay khiêu khích ‘cái tôi’, hoặc khi nghĩ người khác không hiểu ‘cái tôi’đúng theo mô hình tưởng tượng mà mình ‘nghĩ sẵn trong đầu’, cái tôi không biết từ đâu lại đùng đùng nổi dậy. Cống cao ngã mạn là nguồn gốc lớn nhất của đau khổchúng ta gặp trên đời .

‘Tôi’ theo cái nhìn của khoa học não bộ

Trực giác thông thường khiến chúng ta nghĩ là hễ có ý tưởng phải có người suy nghĩ. Theo Giáo Sư Wolf Singer đây là một trực giác sai lầm còn sót lại từ thời Descartes, khi triết gia này tuyên bố ‘I think therefore I am’ (Cogito Ergo Sum), chia con người thành hai phần, mở đầu cho lối suy nghĩ nhị nguyên. Các nghiên cứu hiện đại về não bộ cho chúng ta một hình ảnh hoàn toàn khác về Ngã trong não bộ con người. Không có bằng chứng cho thấy có phần đặc biệt nào trong não đứng ra chủ động phối hợp ý tưởng. ý tưởng nhưng không có người suy nghĩ! Các nhà tâm lý hiện đại gọi là thoughts without a thinker.

Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác. Không có chỗ nào đặc biệt trong não có thể gọi là người suy nghĩ. Vô ngã không phải là lý thuyết suông của đạo Phật mà là một hiện thực trong khoa học não bộ.

Vô ngã là một trong tam pháp ấn, ba cánh cửa giải thoát. Hơn hai ngàn năm trước Đức Phật không có dụng cụ nào để đo lường não, làm sao Ngài ‘thấy’ được chuyện này? Thảo nào mà Kabat Zinn khen tặng Đức Phật là một thiên tài khoa học dù trong tay không có một dụng cụ nào để ‘đo’ tâm ngoài các phương pháp thiền định, trong đó có Thiền Chánh Niệm. Singer khẳng quyết là trực giác cho rằng có một trung tâm điều khiển ý tưởnghoàn toàn sai lầm (Jon Kabat Zinn and Richard Davidson, The Mind’s Own Physician, p 66)

Nguồn cội khổ đau

Ngã là nguồn cội lớn nhất gây đau khổ cho chúng ta. Sau 49 ngày nhập địnhgiác ngộ, Đức Phật ngần ngại không muốn đem Chánh pháp truyền bá, phải nhờ có một thiên thần xuống thuyết phụccuối cùnglòng từ bi đối với chúng sinh,  Ngài mới chịu nhận lời. Trong ba Pháp Ấn, khổ và vô thường thì khá rõ ràng dễ được mọi người chấp nhận, nhưng vô ngã là một ý tưởng đi ngược dòng chảy trong bối cảnh văn hóa thời Đức Phật. Nhất là trong Ấn giáo, không những có ngã cá nhân mà còn có Đại ngãTiểu ngã. Nhất là câu hỏi theo suy nghĩ thông thường của chúng ta: nếu không có ngã thì ai tác nghiệp và ai thụ nhận nghiệp? Điều bận tâm của Đức Phật rõ rànglý thuyết vô ngã. Một câu nói khác thường xem là của Đức Phật do Jon Kabat Zinn dẫn chứng là: “Những điều Như Lai dạy trong 45 năm hành đạo, có thể tóm gọn vào một câu: không có cái gì gọi là Ngã để có thể bám víu vào’. (Trích lại của Jon Kabat Zinn)

Bài thuyết pháp thật ngắn cho Bahiya

Nghe tin Đức Phật đang thuyết pháp, một đạo sĩ Bà La Môn lặn lội từ xa đến nhờ Đức Phật chỉ dạy. Bahiya thưa: “Bẩm Thế Tôn, xin Ngài Ban cho con một bài Pháp”. Đức Phật trả lời: “Hiện giờ thì không được, để lúc khác” Bahiya nài nĩ : “Bẩm Thế Tôn, xin Ngài  ban cho con một bài Pháp” Đức Phật cũng trả lời: “Hiện giờ thì không được, để khi khác”. Bahiya không nản lòng, tiếp tục nài nĩ: “Bẩm Thế Tôn, xin Ngài ban cho con một bài Pháp”. Theo truyền thống, Đức Phật không từ chối thuyết pháp cho những đệ tử nào xin Ngài ba lần. Có lẽ đây là một bài Pháp nhắn gọn nhất. Ngài dạy: “Bahiya, liên hệ đến các căn như nhãn, chỉ có cái thấy. Liên hệ đến các căn như nhĩ, chỉ có cái nghe. Liên hệ đến căn thiệt, chỉ có cái nói. Liên hệ đến căn ý, chỉ có cái suy nghĩ. Bahiya không có ngươi trong đó. Nếu không có ngươi trong đó, thì đau khổ còn dính vào đâu được.”

Quý vị tạm dừng một chút để suy nghĩ xem có sự khác biệt khi quý vị nghĩ trong đầu là: “Có cái đau và tôi bị đau” “Có cái buồn hiện diện và tôi buồn”, “Có ý nghĩ về…và tôi suy nghĩ về”, “Có cái bực bội trong lòng và tôi bực mình quá” Trong vế thứ hai quý vị  phản ứng theo thói quenđồng hóa mình và cảm thọ có trong tâm, dĩ nhiên là quý vị cảm thấy đau khổ. Nhớ khi đạt đến mức Xả, quý vị không phản ứng với các cảm giác hay tình cảm tích cực cũng như tiêu cực. Hay như lời Đức Phật dạy Bahiya, nếu không có ngươi trong đó, thì đau khổ còn dính vào đâu được.”

Những yếu tố khác nhau của cái Ngã giả tưởng

Khi nói ‘Tôi’ chúng ta muốn nói tôi là một hiện hữu tự thân, không thay đổi dù là tôi lúc một tuổi và cái tôi lúc về già, tôi vẫn là tôi. Điều này không đúng theo nguyên tắc vô thường. Cái tôi hôm nay không phải là cái tôi trong khoảnh khắc trước, nói gì tuần trước hay năm trước. Ngã chỉ trổi dậy mạnh mẽ khi có những ‘điều kiện’ như khi có một tình cảm thật khó chịu, hay thật vui thích, hay khi giao tiếp xã hội. Đang đi dạo thảnh thơi không để ý gì đến cái tôi, nhưng nếu có người quen biết nào nói: “chào anh Minh”, cái Tôi trở lại ngay. Cường độ của cái ngã có thể thay đổi, khi mạnh liệt, khi tế vi. Ngã không phải lúc nào cũng hiện diện trong ta và cũng giống như các hiện tượng tâm lý khác, đủ điều kiện thì hiện đó nhưng biến đó.

Chức năng của cái Ngã giả tưởng

Cái ngã tư duy-phản tỉnh: (Reflexive self) như ‘tôi đã giải quyết xong vấn đề’. Phần phụ trách suy nghĩ trong não là PFC (Pre Frontal Cortex) và ACC (Anterior Cingulate Cortex).

Cái ngã tình cảm (Emotional self) ‘Tôi bực quá, buồn quá’ thuộc trách nhiệm của phần Limbic.

Cái ngã tiểu sử (auto-biographical self) kết hợp cái ngã phản tỉnh và cái ngã tình cảm để tạo ra hình ảnh cái ngã độc đáo của chúng ta trong quá khứ và tương lai. Khi tâm an lạc cái ngã tiểu sử hầu như biến mất.

Cái ngã đối tượng (self as object) “Tại sao tôi lại do dự, thiếu quyết định đến như thế?” Ngã trở thành đối tượng của chính nó!

Căn bản nhất là cái Ngã chủ thể (Self as subject) là trãi nghiệm thông thường nhất về cái tôi và là một trong những chiến thuật tổ tiên chúng ra dùng để sống còn  (phân biệt mình và thế giới bên ngoài) .

Ngã sở hữu (mine): Tiền của tôi, Nhà của tôi. Bồ của tôi. Không được đụng tới đấy nhé!

Tóm lại, theo quan điểm của các nhà Khoa học Não Bộ, chúng ta giả tưởng về một cái ngã thống nhất, tự tạiđộc lập và đó là một ảo tưởng. Ngã giả tưởng do sự nhiều hệ thống tế bào não phối hợp và quan trọng nhất là không có trung tâm nào trong não để điều hướng tình cảm, ý tưởng, cảm giác khi ngã trổi dậy (Hanson The Buddha’s Brain p 211).

Ngã và cá nhân

Cá nhân là một tổng thể, gồm cả não và tâm, một hệ thống kết hợp duy nhất, tự chủlinh động để sống trong một văn hóathế giới tự nhiên. Tôi là một cá nhân và anh cũng là một cá nhân. Một cá nhântiểu sử, giá trịchương trình hoạt động, chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Một cá nhân hiện hữu khi cơ thể còn sống và khi não còn nguyên vẹn. Tuy nhiên Ngã không có phần đặc biệt  nào trong não bộ chịu trách nhiệm về cái Tôi. Mặc dù hình ảnh của ngã được chứa trong kho ký ức thông tin về nhận thức và ứng xử trong não, ngã chỉ là phần nhỏ của một cá nhân.

Nếu quý vị thảnh thơi thư giản sống trong dòng đời với người khác, cái ngã sẽ từ từ biến mất đàng sau.  Nằm ngắm trăng sao trong đêm một mình, hay ngồi ngắm biển bao la chẳng hạn. Càng ít nghĩ về ngã quý vị càng cảm thấy an lạc.

Thế nào đến một lúc nào đó trong đời, quý vị cũng hỏi câu hỏi mà thầy Thục thảo luận với sinh viên Văn Khoa: ‘Tôi là ai?’ Không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi này vì ngã là một cái gì dễ vuột khỏi tầm tay, nhất là khi Ngã xem xét đối tượng là chính mình!

Ngã giả tưởng như khi chúng ta nghĩ về con Kỳ Lân (Unicorn), một con vật chỉ có trong huyền thoại! Hình ảnh đại diện Kỳ Lân hiện diện trong não nhưng trên thực tế, Kỳ Lân không hề hiện hữu. Khác với khi chúng ta nghĩ về một con ngựa, hình ảnh của con ngựa hiện diện trong não và con ngựa cũng hiện hữu trong thực tế.

Vài chỉ dẫn thực tiển để khỏi bị Ngã khống chế

Sự phân biệt giữa cá nhân và ngã đề cập trên rất hữu ích giúp chúng ta sống như một cá nhân mà không cần mắc kẹt vào tự ngã. Ngã chỉ là một phần nhỏ của cá nhân. Ngã giả tưởng giúp chúng ta trong một vài trường hợp nhưng phần lớn gây đau khổ, khi chúng ta đồng hóa mình với ý nghĩ hay tình cảm về ngã. Khi chúng ta đồng hóa ngã với thân thể của mình thì khi thân thể tuân theo luật vô thường trở nên yếu đuối và chết, chúng ta sẽ đau khổ. Ý nghĩ chiếm hữu tài sản hay người khác, nên nhớ thân thể này còn không phải là của chúng ta nói chi đến những tài sản khác. Niềm vui có lúc qua đi, nhà cửa, danh vọng cũng có ngày mất đi, không có gì tồn tại mãi mãi. Nghĩ tới vô thường giúp chúng ta trở nên độ lượng hơn với người thân, láng giềng, bạn bè hay những người chung quanh.

Một yếu tố nữa khiến Ngã dễ trổi dậy là ghen tỵ, ganh ghét với người khác. Ghen tỵ kích thích các liên minh synapses làm chúng ta đau đớn cơ thể (Hanson p 216). Thay vì ghen tức chúng ta có thể tỏ ra tử tế với những người có danh tiếng và dù mình không giàu hay nổi tiếng bằng họ. Những người thành công đã cố gắng làm việc nhiều năm và cố gắng hết sức mới được danh vọngtài sản lớn như thế. Biết đâu họ đã phải một giá đắt cho những gì mà họ thực hiện được! Nghĩa là họ xứng đáng để thành công. Thái độ tử tế như thế làm lòng mình nhẹ nhàng hơn thay vì ghen tức, vừa đau thân, vừa khổ tâm. Khi quan sát tình cảm và những đối tượng khác trong tâm, quý vị tự hỏi ai là chủ nhân của chúng. Không ai cả! Ý tưởng, tình cảm đến rồi đi mà không cần sự can thiệp của chúng ta. Nhiều khi muốn giữ lại cũng không được. Khi thực hành Chánh niệm quý vị biết điều rõ điều này hơn ai hết.  Cái Tôi trổi dậy mạnh mẽ khi quý vị nghĩ mình là ‘quan trọng” và người khác phải kính trọng hay chấp nhận mình đúng mức. Khi khiêm cung, với thái độ ‘ngoài trời còn trời’, quý vị cảm thấy an lạc hơn, thảnh thơi như mây trắng! Nếu quý vị muốn đứng trên đám mây, thế nào có ngày quý vị cũng rơi xuống đất.

Khi khích động các liên minh synapses tích cực và để chúng thẩm thấu vào não bộ, quý vị sẽ cảm thấy được che chở. Nếu thiếu những tình cảm này, nhất là trong thời kỳ niên thiếu, trong tim quý vị sẽ có một lổ hổng to, vì thế những trẻ em bị bạc đãi hay hất hủi sẽ có một đời sống tình cảm khó khăn hay bất thường khi trưởng thành. Như những thực hành khác đề nghị trong các phương pháp trị liệu hay Thiền tập thường nhắc tới hai yếu tố quan trọng là từ bi và tử tế với chính mình.

Chúng ta thường thay đổi hành vi khi giao tiếp với người khác, lo ngại là không biết trong đầu họ nghĩ gì về mình. Dĩ nhiên ai cũng muốn được người khác kính trọng, chấp nhận và yêu mến, nhưng đừng tốn quá nhiều thì giờ trong việc lúc nào cũng lo người khác nghĩ sao về mình. Thay vì lo lắng như thế, cố gắng làm việc hết sức, đúng theo tiêu chuẩn đạo đức mà mình đã chọn lựa.  

Nghĩ về đạo đức Phật Giáo

Thường Phật giáo nhấn mạnh đến giới cấm những điều bất thiện, nhưng Đạo Đức Phật giáo cũng bao gồm khuyến khích cổ động Phật tử làm những điều thiện (Bố thí, từ binhẫn nhục). Một vài vị tôn túc khi nhắc tới Đạo Đức Phật Giáo hay đề cập tới bộ ba Chân-Thiện -Mỹ. Đây là ý niệm của Triết Lý Hy Lạp (Plato).  Ngày xưa chúng ta hay nói Chùa là cái Thiện của Làng, Từ Bimặt trời của Đạo Đức Phật Giáo, nghĩa là trong Thiện có cả Chân và Mỹ. Tôi không có ý chẻ sợi tóc làm tư. Không làm điều Ác, chỉ làm điều thiện, thanh lọc tâm ýtinh hoa Đạo Đức Phật giáo. Nhất là Đức Phật khiêm nhường, xem mình như một người bình thường khác, không bao giờ tự nhận ta là con đường mà xem đạo Phậtngón tay chỉ mặt Trăng. Một Mặt Trăng nhưng có thể nhiều ngón tay chỉ. Dòng sông khổ đau cho kiếp nhân sinh chỉ có một, nhưng có thể có nhiều chiếc bè đưa chúng ta qua bờ bên kia. Đức Phật là người chỉ đường để chúng ta qua bờ bên kia. Đạo Phật không phải chỉ dành cho Phật tử mà cho tất cả người nào muốn qua bờ khổ đau. Từ ngữ Phật giáo do các nhà nghiên cứu Tây phương đặt ra và khoảng thế kỷ 19 và nếu thế, Đức Phật không phải là một Phật tử! Cũng thế, Thiền Chánh Niệm không phải chỉ dành cho Phật Tử thực tập, nói theo Jon Kabat Zinn, ai còn sống và còn thở đều thực tập được, chỉ cần một chút kiên nhẫntinh tấn

So sánh yếu chỉ Đạo Đức một số tôn giáo Đông phươngPhật giáo.

Vì chú trọng đến trật tự xã hội, Khổng Tử nói: “Dĩ Trực báo Oán”, Mạnh tử nhấn mạnh đến yếu tố công bằng: “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Đừng làm cho người khác những gì mình không muốn họ làm cho mình). Đức Phật dạy: “Dĩ Đức báo oán. Dĩ oán báo oán, oán không bao giờ hết, đó là định luật muôn đời” Một đàng muốn bình thiên hạ, một đàng muốn trở về Tâm, để thấy cái Chân Tâm Từ bi Trí tuệ của mình, nên đặt ưu tiên khác nhau.  Đó là chưa kể tới một số các tôn giáo độc thần đe dọa: “Mắt đổi mắt, răng đổi răng”. Chỉ về phương diện này quý vị có thấy là chúng ta may mắn (hay sáng suốt) chọn lựa được một tôn giáo Bất Bạo Độngkhông chấp nhận lòng tin mù quáng. Các khám phá của các nhà Khoa học Não bộ hiện nay, chứng minh Phật giáo là một tôn giáo có thêm một đặc tính khác: phù hợp với những phát kiến mới nhất của khoa học.

Điều này có đủ để quý vị hãnh diện khi chọn lựa Phật giáo là nguồn cỗi đạo đức của mình chưa?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24139)
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
(Xem: 20564)
Phật giáo đã bắt rễ dễ dàng trên mảnh đất Việt Nam. Những người nông dân Việt Nam đang đau khổ và khát vọng sự giải thoát, đã tiếp nhận Phật giáo một cách tự nhiên.
(Xem: 18812)
Ôn hiện thân vào đời năm Đinh Mùi, 1907, tại làng Dạ Lê Thượng, xã Thủy Phương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Từ đó, Ôn đã mang hành trang của người giác ngộ...
(Xem: 21312)
Sáng sớm vị sư nữ ra mở cổng Tam Quan quét dọn. Sương mù còn giăng kín ngõ. Thoáng chút se lòng sư cô đứng lặng giữa sân như để tĩnh tâm hít thở,...
(Xem: 18267)
Ngày nay, tiền có ít nhất bốn chức năng trong việc phục vụ con người. Dù tốt hay xấu, nó là một phương tiện trao đổi không thể thiếu trong xã hội hiện tại.
(Xem: 19839)
Xung quanh ngôi thạch thất, thầy có trồng dăm loài hoa kiểng, ít cây ổi mận, đu đủ…. Ngày tháng trôi qua, cây trái đã trở nên xum xuê tươi mát, những chậu hoa cũng lấm tấm điểm một vài bông đỏ vàng rực rỡ.
(Xem: 14838)
Bồ đoàn nguyên nghĩa là cái nệm tròn đan bằng cỏ bồ, dùng để lót ngồi hay quỳ lạy. Cỏ bồ có lẽ giống như cỏ năn cỏ lát của nước mình, một thứ vật liệu đơn giản dễ sử dụng.
(Xem: 12961)
Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp.
(Xem: 13946)
Nhìn lên bản đồ (kèm theo), ta sẽ thấy Huyền Trang đi theo một đường zigzag rộng lớn, dài hơn nửa đường biên Trung Quốc, vòng quanh nửa nước Ấn Độ...
(Xem: 13143)
Người hộ trì chánh pháp phải biết nhẫn nhục. Nhẫn nhục là biểu hiện sức mạnh nội tâm. Nhẫn nhục cò là phương thuốc thần hiệu để trị bệnh mình và bệnh người.
(Xem: 13998)
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống.
(Xem: 17628)
Mỗi năm, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Sene dolta để con cháu trong gia đình biết ơn bà “chà đôl” và ơn ông “chà ta” đã dày công nuôi dưỡng, sinh thành.
(Xem: 15390)
Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất...
(Xem: 14686)
Với chánh niệm, bạn có thể kiến lập bản thân mình trong hiện tại để có thể chạm vào các kỳ diệu của đời sống đang có sẵn trong khoảnh khắc ấy. Có thể sống được hạnh phúc...
(Xem: 14449)
Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp...
(Xem: 17847)
Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợilợi tha Ôn vẫn bước đi...
(Xem: 21887)
Tôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch.
(Xem: 19447)
Ngày nay nhớ lại quãng đời làm điệu mà tôi cảm thấy nuối tiếc. Quãng thời gian để chỏm sao mà quá nhiều kỷ niệm dễ thương. Những kỷ niệm đầy đạo tình, đạo vị trong chốn thiền môn.
(Xem: 20598)
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được...
(Xem: 25126)
Chưa thấy ai/cái gì siêng năng như cái đồng hồ. Gő măi nhịp trường canh đều đặn từ giây này đến giây kế tiếp, từ phút này đến phút kia, từ giờ kia đến giờ nọ… cho đến khi hỏng, hoặc hết năng lượng, hết bin.
(Xem: 16872)
Hoa sen hay Liên hoa là loài hoa thanh khiết thiêng liêngvị trí tôn quý đặc biệt trong giáo nghĩa cùng với sức phát triển bao trùm trên nền văn hóa Phật giáo.
(Xem: 14703)
Trong lý tưởng Bồ tát đạo, có hai ý niệm quan hệ: Đại TríĐại Bi (hay Đại Hạnh). Đại Trí chỉ cho khả năng siêu việt soi thấu bản tính của vạn hữu.
(Xem: 18965)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Ðà - Ðà Nẵng, Hải Ðức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn.
(Xem: 21990)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng.
(Xem: 20620)
Mở đầu là chuyện thiền sư Khương Tăng Hội từ Việt Nam chống gậy sang miền Giang Tả của Trung Quốc để truyền bá Phật pháp cách đây hơn 1.700 năm (vào năm 247 dương lịch)
(Xem: 25274)
Ngược xuôi trên dòng đời, đôi lúc nhớ về cội nguồn đã xa, tâm cảm kẻ lưu đày như thiền sư Tuệ Sỹ thoáng chốc bâng khuâng, ngậm ngùi như nhà thơ đã ghi lại trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn: Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.
(Xem: 15764)
Cùng với tượng tròn (mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên tập văn số 10) điêu khắc Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá mà tinh khéo...
(Xem: 15767)
Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen...
(Xem: 20708)
Đọc thi ca chữ Hán và chữ Nôm của Thiền phái Trúc Lâm, có thể nêu lên những cảm hứng sau: Cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu...
(Xem: 16998)
Một khi ta cảm nhận được sự rộng lớn của cuộc sống này, và thấy được khả năng kinh nghiệm sự sống của mình là bao la đến đâu, thì chắc chắn ta sẽ hiểu được sự buông bỏ.
(Xem: 18625)
Trong văn học cũng như trong thực tế, người ta thường đề cập đến mùa thu có lá rơi, nhưng ít ai lại thấy thực tế hơn, chính xác hơn là trong bốn mùa, mùa nào cũng có lá rơi rụng cả.
(Xem: 20009)
Loại thức ăn thứ nhất là đoàn thực, tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta. Chánh kiến cũng là biết phân biệt những đoàn thực có hại và những đoàn thực không có hại.
(Xem: 39303)
Vào độ thu, khi lúa chín rộ, những cánh đồng bát ngát như một tấm thảm vàng hoe. Nông dân đây đó tụ tập chúc mừng nhau một vụ mùa thắng lợi, và trời đất cũng hòa nhịp trong bầu không khí tràn ngập niềm hạnh phúc ấy.
(Xem: 31502)
Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hãnh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hãnh ấy, lại tạo ra những sự lo lắng, sợ hãi, nghi ngờbất hạnh cho họ.
(Xem: 30593)
Thuở nhỏ cứ mỗi khi đến rằm tháng bảy, hình ảnh Đại Hiếu Mục Kiền Liên luôn hiện về trong tôi với đoản văn Bông Hồng Cài Aó của Thầy Nhất Hạnh.
(Xem: 36006)
Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng có chín con với hình dángsở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.
(Xem: 23854)
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, gọi các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, đầy đủ năm đức tánh, người nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông.
(Xem: 26544)
Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant