Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Cánh Hoa Rơi

13 Tháng Chín 201506:46(Xem: 18032)
Những Cánh Hoa Rơi

NHỮNG CÁNH HOA RƠI


 Thích Như Điển

Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩmgiá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy” thì tôi sẽ trả lời rằng:  “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa”. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có cái gì là của mình, ngay cả tài sản, của cải, người thân, địa vị, học thức, bằng cấp v.v... Tất cả rồi cũng chỉ còn là con số không to tướng như những cánh hoa rơi trước gió mà thôi”.

 

Sống 67 năm trên trần thế, tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu là nỗi biệt ly của nhiều người, ngay bản thân mình cũng có, mà cho những người thân, những bạn bè gần xa cũng không thiếu, nhất là những Phật tử qua đời mà tôi đã đến trợ niệm cho họ. Đặc biệt lần nầy tôi chỉ muốn ghi lại những cảm xúc của mình khi đối diện với những sự biệt ly nầy. Trước đây hai năm, vào ngày 8 tháng 8 năm 2013 Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh tại Pháp, đồng thời Ngài cũng là nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, đã ra đi chưa một lời dặn dò với môn đồ đệ tử cũng như các thành viên của Giáo Hội và suốt hai năm qua, chúng tôi đã cùng với  Quý Thầy Cô trong Giáo HộiĐệ tử xuất gia cũng như tại gia của Ngài tiếp tục gánh vác con thuyền của Giáo Hội và nhất là việc xây dựng ngôi phạm vũ Khánh Anh vẫn còn trong thời kỳ dang dở. Để rồi cuối cùng Giáo Hội Âu Châu cũng đã tổ chức được các lễ quan trọng từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2015 vừa qua; có cả hằng ngàn Phật tử khắp năm châu và hơn 300 Tăng Ni khắp các nơi về tham dự. Đây là một thành quả, một hãnh diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu nói chung cũng như môn đồ pháp quyến của Cố Hòa Thượng Minh Tâm nói riêng vậy.

 

Đại Giới Đàn Khánh Anh quy tụ hơn 40 giới tử  đến từ 10 quốc gia tại Âu Châu cũng như Mỹ Châu, trong nầy có 10 giới tử là người Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Đan Mạch, Scotland v.v... Giới Đàn nầy đã mở ra phương tiện cho những người Tây Phương, đặc biệtnữ giới, đã xuất gia với các trường phái Phật Giáo Tây Tạng suốt trong hơn 30 năm hay hơn 20 năm vẫn chưa được thọ Thức XoaTỳ Kheo Ni, kể từ sau khi Thọ giới Sa Di Ni. Chúng ta đã bắc một nhịp cầu cho những người nữ Tây Phương nầy, và trong tương lai, sau khi họ đã thọ giới Tỳ Kheo Ni, có đủ hạ lạp trong 5 mùa An Cư Kiết Hạ trở lên, họ có thể thâu nhận đệ tử và nếu đủ 10 vị Ni, họ có thể bắt đầu truyền các giới cho chư Ni Âu Mỹ, để họ có cơ hội tiếp cận với giáo lý của Đức Phật theo tinh thần của Tứ Phần Luật, mà chư Ni Việt Nam đang hành trì. Đây là điểm son của Giới Đàn Khánh Anh trong những ngày 13 và 14 tháng 8 năm 2015 vừa qua.

Kế đến là Lễ Hiệp Kỵ chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 9) được tổ chức trọng thể vào  ngày 15 qua những đề tài thuyết trình về hành trạng của Tổ Khương Tăng Hội và Tổ Khánh Anh, lồng vào đó trong những ngày 13,14 có những đêm “trà đàm hội ngộ” cũng như “ Hội luận Tăng Ni trẻ” v.v... đã làm cho không khí sinh hoạt của ngày Về Nguồn lại càng nổi sắc hơn. Một đài truyền hình đến từ Hoa Kỳ có phỏng vấn tôi rằng: “Thưa Thầy, nhiều người tại Hoa Kỳ khi nghe đến hai chữ Về Nguồn lại liên tưởng  đến tổ chức nầy có liên hệ đến Cộng sản. Vậy xin Thầy cho biết về ý kiến của Thầy như thế nào về vấn đề nầy”. Tôi trả lời rằng: “Cách đây 9 năm, tại chùa Pháp Vân Toronto, Canada đã tổ chức Về Nguồn lần thứ nhất, có gần 100 Tăng Ni tham dự và sau đó bị các cơ quan truyền thông la hoán lên là Về Nguồn, chính là về với Cộng sản, nhưng xin thưa, Cộng sản đâu có nguồn gốc dân tộc mà về. Vả lại suốt trong 9 năm qua, trong gần 100 vị Tăng Ni tham dự lần đầu ấy có ai là Cộng sản đâu, xin quý vị chỉ dùm cho tôi”. Đó là câu trả lời đơn giản của tôi. Ở những xứ tự do nầy người ta có quyền chỉ trích xây dựng, nhưng không phải để phỉ báng và chụp mũ. Nếu nói họ có, mà thiếu bằng chứng để chứng minh, thì sẽ có luật pháp hiện hành nghiêm trị. Đã có nhiều trường hợp như vậy xảy ra rồi và xin những người hay chụp mũ người khác hoặc vu cáo người khác không có bằng chứng thì hãy lấy đó làm gương. Theo tôi thì nên thấy cái hay cái đẹp của người khác, tâm mình sẽ thanh thản hơn; còn nếu chỉ thấy cái xấu cái sai của đối phương thì lúc nào tâm ta cũng khó chịu. Có lần Nguyên Đạo Văn Công Tuấn viết: “Có nhiều người chỉ muốn vạch lá tìm sâu, thì kẻ ấy chỉ thấy sâu và không bao giờ thấy lá”. Xin nhớ cho rằng chúng ta là những người học hạnh Thánh để thực hành theo các Thánh nhơn, chứ không phải chúng ta là Thánh. Do vậy con người vẫn còn có những lỗi lầm, thì cũng là chuyện bình thường thôi, không có gì để khó hiểu cả.

 

Đêm thứ Bảy ngày 15 tháng 8 “Tưởng niệm bậc xuất trần thượng sĩ” đã làm cho nhiều người thương cảm nhớ đến Sư Ông Minh Tâm. Những giọt nước mắt vẫn vô tình tuôn chảy như để nhớ lại một bậc Thầy đã dày công hy hiến đời mình cho Giáo Hội cũng như những công việc chung đại sự khác. Ngày hôm sau, 16 tháng 8 năm 2015 là ngày cắt băng Khánh thành (tuy chưa được phép chính thức của chính quyền Pháp, vì còn những công trình chính chưa hoàn thiện), nhưng chư Tôn Đức cũng như đồng bào Phật Tử khắp nơi đều hoan hỷ để được nhìn thấy hình ảnh nầy, sau 20 năm xây dựng. Lễ Hiệp Kỵ chư Lịch Đại Tổ Sư và tuyên đọc tâm niệm của Tăng Ni Hải Ngoại cũng như lễ Đại Tường của Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã được diễn ra vô cùng trang nghiêm thành kính. Kế tiếp là phần tấn phong Trụ Trì cho Thượng Tọa Thích Quảng Đạo và Ni Sư Diệu Trạm. Thầy Quảng Đạo sẽ lo cho ngôi chùa mới ở Evry với sự cố vấn của Chư Tôn Hòa Thượng trong Giáo Hội Âu Châu cũng như môn phái Liễu Quán gần và xa. Để điều hành ngôi đại tự nầy Thầy Quảng Đạo phải cần sự trợ duyên của chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng trong các Tổng Vụ của Giáo Hội. Phần nội tự sẽ do Thượng Tọa Quảng Đạo cũng như Huynh đệ tỷ muội cùng quý Phật tử tại gia đảm trách. Ni Sư Diệu Trạm cũng đã phát biểu thật là dõng mãnh và cảm động, khi Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt trao quyền Trụ Trì ngôi chùa cũ Khánh Anh tại Bagnneux mà Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã Trụ Trì tại đó từ năm 1977 cho đến năm 2013. Đây là những hình ảnh đẹp vô cùng trong những Đại Lễ được cử hành tại chùa Khánh Anh trong những ngày nầy. Mặc dầu một cánh hoa đã rụng, nhưng có hai cánh hoa đã mọc lên để tiếp tục con đường của Thầy Tổ mình đã dày công vun đắp trong suốt hơn 40 năm qua. Tiếp theo là lễ cúng dường Trai Tăng cho gần 400 Tăng Ni hiện diện. Đây có lẽ là số Tăng Ni đông nhất tại Âu Châu có mặt trong những ngày nầy tại chùa Khánh Anh để tham dự những Đại Lễ vừa trình bày. Hẳn rằng Hòa Thượng Minh Tâm ở một nơi xa xôi nào đó, Ngài đã đoái mắt nhìn về ngôi Đại Tự Khánh Anh và mỉm cười hoan hỷ cho những việc truyền đăng tục diệm đã được kế vãng khai lai như thế.

 

Trong tháng 8 năm 2015 vừa qua tại Hoa Kỳ và Canada đã có ba cánh Hoa cùng rơi một lúc vào những ngày 3, ngày 18 và ngày 20. Đó là Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Giác Nhiên, Viện Chủ Tổ Đình Minh Đăng Quang tại Westminster California, ra đi ở tuổi thượng thọ 93. Tiếp đến là Hòa Thượng Thích Viên Diệu, Trụ Trì chùa Thuyền Tôn tại Montreal, Canada ra đi ở tuổi 62 và một bậc danh Tăng thạc đức nữa, đó là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu, ra đi ở tuổi 95 với 84 năm hành đạo và 74 Hạ Lạp trên khắp mọi miền đất Việt và năm châu, bốn bể kể từ hơn 40 năm nay, không có nơi nào là không có hình bóng của Ngài hiện hữu. Tôi sẽ viết về ba cánh Hoa đặc biệt nầy của Pháp Phái Khất Sĩ, của Liễu Quán Pháp Phái và của Trúc Lâm Yên Tử Pháp Phái. Dĩ nhiên sẽ có nhiều phần khiếm khuyết, kính mong chư Tôn Đức và Quý thiện hữu tri thức bổ túc cho. Xin vô vàn đa tạ.

 

Phái Khất Sĩ do Ngài Minh Đăng Quang sáng lập vào tiền bán thế kỷ thứ 20 và chỉ có Việt Nam mới có, chứ trên thế giới không có Phái nầy, ngoại trừ chư Tăng Việt Nam sang Mỹ hay các châu lục khác đã mang truyền thống Khất Sĩ nầy của Việt Nam đến thành lập ra. Căn cứ theo bộ “Chơn Lý” gồm hai quyển của Ngài Minh Đăng Quang truyền lại, thì đầu tiên Ngài tu theo Đại ThừaViệt Nam, sau đó Ngài sang Cao Miên để tham cứu Thiền học với các Sư Nam Tôngcuối cùng Ngài về lại Việt Nam thành lập phái Khất Sĩ nầy. Chư Tăng Ni dùng chay, đi khất thực, thịnh hành nhất là ở miền Nam Việt Nam. Và năm 1954 thì Ngài Minh Đăng Quang vắng bóng. Kể từ đó các Môn Đồ của Ngài đi du hóa khắp nơi để thành lập Tịnh Xágiáo hóa chúng sanh theo thể loại văn thơ được sáng tác hay dịch thuật từ các Kinh điển Đại Thừa. Cố Hòa Thượng Thích Giác Nhiên là vị Đệ tử sau cùng của Tổ Sư Minh Đăng Quang, Ngài sang Mỹ tỵ nạn Cộng sản vào đầu thập niên 80 và đã gầy dựng chừng 20 Đạo Tràng, Tu Viện, Tịnh Xáliên quan đến hệ phái Khất Sĩ tại Hoa Kỳ. Băng giảng của Ngài được gửi đi khắp các nơi, nên Phật tửcơ duyên để nghe và hành trì. Cuối đời, Ngài bị bệnh duyên trong 9 năm và vào ngày 3 tháng 8 năm 2015 Ngài đã ra đi ở tuổi đời 93 và hơn 60 hạ lạp. Đây là một mất mát to lớn của Giáo Đoàn Khất Sĩ Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước. Sau đó nhục thân của Ngài được đưa về Việt Namhỏa thiêu tại Sài Gòn. Môn Đồ Pháp Quyến của Ngài đã cử hành những lễ nghi quan trọng để nhớ lại ân xưa của một bậc Thầy cao cả đã dày công huấn dục các tử đệ nên người.

 

Cách đây chừng 3 tháng Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ của chúng tôi có ghé Canada và nghe tin Hòa Thượng Viên Diệu, Trụ Trì chùa Thuyền Tôn tại Montreal bịnh nặng, nên đã ghé thăm và Thầy cho biết rằng: “Bác sĩ đã chê, cho về lại chùa an nghỉ, chắc chỉ còn 3 tháng nữa sẽ đi”. Tôi nghe cũng hơi đột ngột, vì tin ấy chính từ Thầy nói ra, vả lại tuổi đời Thầy mới 62, chưa phải có gì bi quan lắm. Thế nhưng ngày 18 tháng 8 năm 2015 vừa qua, Thầy đã ra đi vĩnh viễn rồi. Hòa Thượng Viên Diệu thuộc Pháp Phái Liễu Quán. Phái nầy được thành hình tại Đàng Trong vào cuối thế kỷ thứ 17 do Ngài Nguyên Thiều từ Trung Hoa qua giáo hóa, Tổ Liễu Quán người Sông Cầu Phú Yên ra Huế học đạođắc pháp với Ngài Nguyên Thiều. Và kể từ đầu thế kỷ thứ 18 đến nay, tại Huế nói riêng cũng như khắp các miền Trung và Hải Ngoại ngày nay, nhiều chư Tôn Đức thuộc về dòng Thiền nầy. Ngài Liễu Quán là người Việt Nam, nên Thiền Phái nầy được phát triển rất mạnh khắp nơi trên thế giới ngày nay. Thầy Viên Diệu ra đi để lại 3 ngôi chùa tại Canada và chắc rằng môn phong pháp phái Liễu Quán sẽ cử người ra đảm nhiệm.

 

Vào ngày mồng 7 tháng 7 năm Ất Mùi, nhằm ngày 20 tháng 8 năm 2015 Ngài Thượng Thủ của GHPGVN trên Thế Giới đã viên tịch tại Montreal với tuổi thọ 95. Xuất gia tại Ninh Bình từ 11 tuổi, 21 tuổi thọ giới Tỳ Kheo, nên Ngài đã có 74 Hạ Lạp trong Thiền Môn, là một trong những vị Trưởng Lão của Phật Giáo Việt Nam. Đó là cố Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Ngài thuộc dòng phái Trúc Lâm Yên Tử của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tôn. Đến năm 1954 Ngài theo làn sóng người tỵ nạn Cộng sản, đã xa lìa miền Bắc vào Nam và Ngài đã thành lập hay chứng minh cho nhiều ngôi chùa tại miền Nam Việt Nam như: Vĩnh Nghiêm, Giác Minh, Việt Nam Quốc Tự v.v... Trong giai đoạn nhiễu nhương của Phật Giáo bị nhà Ngô đàn áp, Ngài làm Trưởng Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo để đối thoại với chính quyền nhà Ngô và sau cuộc cách mạng thành công vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, Ngài đã được bầu lên làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đầu tiên của GHPGVNTN từ năm 1964, đến năm 1966 thì Giáo Hội tách rời làm hai thành Ấn QuangViệt Nam Quốc Tự. Ngài giữ nhiều vai trò quan trọng trong nhiều giai đoạn khác nhau của Phật Giáo Việt Nam. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Ngài một lần nữa đi tỵ nạn Cộng sản sang Pháp. Đến Pháp, Ngài lập chùa Từ Quang, rồi Hồng Hiên và sau đó qua Hoa Kỳ cũng như Canada để cố vấn cho chùa Giác Hoàng, Liên Hoa và tiếp đến Ngài trở lại Montreal để thành lập Tổ Đình Từ Quang. Năm 1984 Ngài đã thành lập GHPGVN trên Thế Giới tại chùa Liên Hoa Brossard Canada và Ngài làm Thượng Thủ. Đến năm 2014, đúng 30 năm sau Ngài tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập tổ chức nầy rất trọng thể tại Tu Viện Viên Quang ở Hoa Kỳ.

 

Gần một  thế kỷ Ngài đã kinh qua. Do vậy có không biết bao nhiêu điều đã nói, nhưng với người viết bài nầy xin cung kính đảnh lễ Ngài như bao lần Ngài đến tham dự những lễ lộc quan trọng của chùa Viên Giác tại Hannover trong những năm 1991 (Đại Hội Ban Chấp hành của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới), năm 2003 (lễ truyền trao Trụ Trì) và năm 2008 (lễ được tấn phong lên Hòa Thượng). Mỗi lần chúng tôi sang Canada cũng đều xin phép đến đảnh lễ Ngài và mỗi lần như thế đều được nghe những lời giáo huấn của Ngài rất chí tình về sự hòa hợp Tăng Già cũng như cố gắng phát triển Phật Giáo tại các nơi v.v... Băng ngâm thơ và kinh sách của Ngài, tôi được nhận rất nhiều, đã nghe và đã đọc. Từng chữ, từng lời như được gợi nhớ đâu đây. Lẽ ra tôi phải sang tận nơi Tổ Đình Từ Quang tại Montreal Canada để tiễn đưa Ngài lần cuối, nhưng trong Giáo Hội Âu Châu đã có nhiều vị đại diện đến để đảnh lễ kim quan Ngài rồi, vả lại ngày Vu Lan quá cận kề, nên không thể đến Canada được. Như những gì Ngài đã có lần dặn dò thân mật rằng: “Thầy Như Điển đừng quên tôi nhé! “Vâng! Con sẽ không bao giờ quên Ngài cũng như những hành hoạt của Ngài trên suốt một chặng đường dài của lịch sử Việt NamPhật Giáo Việt Nam như thế và con sẽ đến Tổ Đình từ Quang vào những dịp sau nầy như hình ảnh của Ngài đã thị hiện trên bầu trời Montreal vào lúc 10 giờ đêm ngày 21 tháng 8 năm 2015 khi đưa nhục thân của Ngài đi nhà quàn vậy. Vâng! Chính những sự thị hiện của cánh Hoa vĩ đại ấy giống như “Cánh Hoa Tâm” mà Ngài đã trước tác, tạo nên những vần thơ Đạo Lý tuyệt diệu để gửi lại cho Đời vậy.

 Trước sau gì rồi mọi người cũng sẽ có một ngày ra đi như vậy, nên ngay từ bây giờ chúng ta nên sẵn sàng đón nhận những niềm vui lẫn sự lo toan cho cuộc sống và hãy để như vậy cho dòng đời trôi chảy mãi đến tận vô cùng, không đợi chờ, không phủ nhận, mà hãy chấp nhận nó Như Là thì mọi việc sẽ qua đi.

Những cánh hoa rơi trên bầu trời Âu Mỹ ngày nay của thế kỷ thứ 21 đã làm cho chúng ta gợi nhớ lại những cánh hoa ngày trước, khi Đức Phật còn tại thế, mà trong Kinh Tạp A Hàm, Ngài A Nan một hôm đã bạch lên với Đức Thế Tôn rằng:

“Kính bạch Ngài, con đang nhặt được một cành hoa, khi con ngửi, mùi thơm của nó tỏa khắp, cảm thấy rất dịu dàng, thơm tho. Ngay cả cành và lá của nó  cũng thơm nữa. Không những thế! bạch Ngài, cả rễ của nó con ngửi cũng cảm thấy thơm. Không biết có loài hoa nào ngược gió mà có thể bay khắp muôn phương chăng?

Nầy A Nan! Có chứ. Đó là hương thơm của những người Phật tử tại gia giữ tròn 5 giới cấm. Đó là hương thơm của những người Phật tử tại gia trai giới gìn giữ cẩn thận trong sáu ngày, vào ngày mồng 8, 23,14, rằm, 30 và mồng một. Đó là hương thơm của những người Phật tử tại gia giữ tròn Bát Quan Trai giới trong những ngày trên. Hương thơm nầy, dầu cho có ngược gió cũng bay khắp muôn phương”. Như vậy đó, hương thơm của những người Đức Hạnh, dầu ngược gió cũng có thể bay khắp muôn phương, ngay cả hàng Cư Sĩ, Đức Phật vẫn ca ngợi tán dương như vậy; còn ở đây, như trên chúng ta đã thấy, các bậc Đại Sư đi vào đời, mang theo biết bao nhiêu nguyện lực để phổ hóa chúng sanh, thì hương thơm của giới, của định, của tuệ, của giải thoátgiải thoát tri kiến hương ấy vẫn còn lan tỏa khắp nơi trên hoàn vũ nầy.

Chúng ta tưởng niệm đến các Ngài cũng có nghĩa là chúng ta muốn noi theo những hạnh nguyện của các Ngài, đi vào đời, dấn thân vì Đạo. Dầu cho bao hiểm nguy đến tánh mạng đi chăng nữa chúng ta vẫn không lùi bước trước những nghịch cảnh thử thách lòng mình. Có như vậy mới xứng đáng là Đệ tử của Phật. Ngày nay pháp nhược, ma cường nên những thế lực vô minh đang rình rập bên ta. Vậy chúng ta hãy can đảm hơn lên để đi vào đời, phải làm sao giống như lời thệ nguyện của Ngài A Nan trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm rằng:

Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước

Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật

Thì con sẽ không vào Niết Bàn.

Hãy dũng mãnhtinh tấn lên, như voi chúa xông vào trận mạc. Chúng ta phải đối diện với vô minhchúng ta phải chuyển hóa vô minh thành trí tuệchuyển hóa phiền não thành Bồ Đề. Đây mới là bổn phận của người tu Phật. Xin cầu nguyện cho tất cả chúng ta hãy vững lòng tin nơi Tam Bảo và nơi tự thân của mỗi người như vậy.

Viết xong vào mùa Vu Lan báo hiếu năm 2015-Phật Lịch 2559.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8536)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 12049)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10811)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10579)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13391)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8302)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10250)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8692)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9802)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10280)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10108)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 8923)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22509)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10267)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 12019)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14228)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11138)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9904)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18896)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10525)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10675)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11761)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10191)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11336)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8900)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12772)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10471)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11081)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17269)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10691)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10186)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11374)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16397)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12588)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16521)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 24958)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9202)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11687)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9798)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11464)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9509)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15534)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10706)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14777)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10707)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11386)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8738)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9742)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
(Xem: 9520)
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật...
(Xem: 10532)
Rất lạ là có nhiều người không biết thương chính bản thân. Có lẽ do họ nghĩ rằng thương yêu chính bản thân là điều dễ làm nhất trên đời nầy, vì ai cũng lo cho mình là trước nhất.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant