Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Luật Tạng: Một Nhà Sư Có Thể Làm Việc Như Một Bác Sĩ Không?

23 Tháng Mười 201514:00(Xem: 9678)
Luật Tạng: Một Nhà Sư Có Thể Làm Việc Như Một Bác Sĩ Không?

Luật Tạng: Một Nhà Sư Có Thể Làm Việc Như Một Bác Sĩ Không?
(Vinaya: May a Monk Act as a Doctor?)

Ajahn Brahmavamso Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

 
Một Nhà Sư Có Thể Làm Việc Như Một Bác Sĩ Không

Đức PhậtTôn Giả A Nan (Ananda), đang lau rửa cho một nhà sư bị Bệnh Kiết Lỵ.
The Buddha and the venerable Ananda, washing a monk suffering from Dysentery.

Luật Tạng: Một Nhà Sư Có Thể Làm Việc Như Một Bác Sĩ Không? 

Có một số Phật Tử thường hiểu lầm câu hỏi sau đây, đó là một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ đối với cộng đồng Phật Tử, hay không? Vì, có một số nhà sư đã có kỹ năng về y học dược thảo, và biết những liệu pháp truyền thống khác, tuy nhiên, có bao giờ các nhà sư được giới luật cho phép cư xử như một vị bác sĩ không?

Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh", và câu nói nổi tiếng nầy đã thường được dùng để biện minh cho một nhà sư làm việc như một bác sĩ. Tuy nhiên, câu nói trên đã bị mang ra khỏi bối cảnh đúng đắn, điều nầy chúng ta sẽ hiểu rõ ràng hơn, ở phần giải thích dưới đây. Đoạn văn đầy đủ, được tìm thấy trong Luật Tạng, phần Đại Phẩm, chương 8, kệ 26, liên hệ đến câu chuyện xảy ra khi Đức Phật gặp một nhà sư, là một đệ tử của ngài đang bị bệnh kiết lỵ. Với sự giúp đỡ của Tôn Giả A-Nan (Ananda), Đức Phật đã lau rửa, và dọn dẹp sạch sẽ cho nhà sư bị bệnh. Ngay sau đó, Đức Phật đã thuyết pháp cho Tăng Đoàn:

"Nầy các Tỳ Kheo, các ông không có mẹ, các ông cũng không có bố để chăm sóc các ông. Nầy các Tỳ Kheo, nếu các ông không chịu chăm sóc lẫn nhau, thì ai sẽ là người chăm sóc các ông đây? Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh."(Bản dịch từ Hiệp Hội Văn Bản Pali, Sách Về Giới Luật, Tập Số 4, Trang 432)

Đoạn văn đầy đủ trên đây cho chúng ta thấy rất rõ ràng rằng, khi Đức Phật nói "Bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải chăm sóc người bệnh", ý nghĩa của ngài là các nhà sư phải chăm sóc cho các nhà sư đồng tu bị bệnh. Đức Phật không nói về các nhà sư làm việc như một bác sĩ cho các Phật Tử.

Trong thực tế, Đức Phật nói nhiều lần rằng, các nhà sư làm việc như một bác sĩ cho các Phật Tử, là có Nghề-Nghiệp Không-Đúng-Đắn (miccha-ajiva), đã đi ngược lại Nghề-Nghiệp Đúng-Đắn (Chánh Mạng), phần-số-năm của Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo), và là Đường Lối Làm Việc Mất Giá Trị (tiracchana-vijjā). Thí dụ, trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), bài kinh đầu tiên trong bộ kinh nầy, là bài Kinh Cái Lưới Bao Gồm Các Quan Điểm Của Mọi Người (Kinh Brahmajala, Kinh Phạm Võng), Đức Phật nói như sau:

27. "Có một số các nhà sư khổ hạnh, và các Bà La Môn, trong khi sống nhờ sự cúng dường thực phẩm của các Phật Tử, họ đã kiếm sống bằng nghề nghiệp không đúng đắn (miccha-ajiva), qua đường lối làm việc mất giá trị (tiracchana-vijjā), thí dụ như: lời hứa biếu tặng quà đến các vị thần để các nhà sư được ân huệ; sự thi hành các lời hứa nói trên; nghiên cứutin tưởng về ma quỷ; đọc các câu thần chú sau khi bước vào một ngôi nhà bằng đất; chế tạo thuốc cường dương, và thuốc bất lực; chuẩn bị các địa điểm và ban phép linh thiêng cho căn nhà; làm nghi lễ xúc miệng và lễ tắm gội thân thể; làm lễ cúng thần lửa; làm thuốc nôn ói ra, thuốc tẩy ruột, thuốc trị bệnh ho, và thuốc thông đàm; cung cấp thuốc đau tai, thuốc đau mắt, thuốc đau mũi, thuốc rửa mắt, và thuốc bom-mát (ointment) bán trên quầy thuốc; chữa bệnh mắt đục-thủy-tinh-thể, thực hành thuật giải phẫu, là bác sĩ nhi đồng; cung cấp thuốc chữa bệnh về thân thể, và thuốc bom-mát chữa-bệnh-da, để chống lại hiệu ứng của thuốc uống - trong khi Đức Phật, là nhà sư khổ hạnh Gotama (Cồ Đàm), ngài đã không-sống bằng nghề nghiệp không-đúng-đắn, ngài không-theo đường lối làm việc mất giá trị." (trích từ bài Kinh Cái Lưới Bao Gồm Các Quan Điểm Của Mọi Người (Kinh Brahmajala), trang 61, bản dịch Anh Ngữ của Kandy, Hiệp Hội Xuất Bản Phật Giáo).

Do đó, rõ ràngĐức Phật đã lên án bất cứ nhà sư nào, kiếm sống bằng cách làm việc như một bác sĩ cho các Phật Tử

Truyền thống đã được truyền xuống các nhà sư Phật Giáo Nguyên Thủy, được mô tả trong bộ Samantapasadika (Bộ sưu tập các bài bình luận bằng tiếng Pali, trong Luật Tạng Của Phật Giáo Nguyên Thủy), các bài bình luận tuyệt vời về Luật Tạng, biên soạn bởi ngài Phật Âm (Buddhaghosa) ở Tích Lan vào thế kỷ thứ 5. Bài bình luận đáng tin cậy nầy viết rằng, một nhà sư có thể kê toa và cung cấp thuốc cho các tu sĩ đồng tu (cho các tăng, và cho các ni), cho bố mẹ của mình, hoặc là cho những người chăm sóc bố mẹ mình, và cho bất cứ người Phật Tử nào sống ở trong tu viện Phật Giáo, mà người Phật Tử nầy phải là người chuẩn bị để thành nhà sư, hoặc phải là người giúp đỡ cho các nhà sư. Ngoài ra, một nhà sư có thể kê đơn, nhưng không được mua thuốc cho anh em, và chị em, cho cô dì và chú bác, cho ông bà, và cho bất cứ người du khách nào, cho những kẻ ăn cướp, cho những người bị thương trong chiến trận, và cho những người không-có thân-nhân đến tu viện để được giúp đỡ khẩn cấp. Nếu một nhà sư kê toa hoặc cho thuốc vượt ra khỏi luật định, ông ta vi phạm giới luật (là một hành-vi phạm-tội tác-ác dukkata, thể loại thứ 6 trong tổng số 7 thể loại tội - thể loại tội nhẹ nhất là tội ác-khẩu số 7, thể loại tội nặng nhất là tội cực-ác số 1). Hơn nữa, nếu nhà sư nầy kê toa, hoặc cho thuốc đến một Phật Tử với mục đích được đáp đền bằng quà tặng, ông ta đã vi phạm giới luật vì "làm hư hỏng gia đình người khác" (kuladusaka). Đấy là những gì được nói đến trong Lời Bình Luận Của Luật Tạng Samantapasadika, được tôn trọng trong tất cả các nước theo Phật Giáo Nguyên Thủy. Đoạn văn nầy cũng được tìm thấy trong phiên bản của Hiệp Hội Văn Bản Pali, Samantapasadika trang 469f (chỉ tiếc rằng đoạn văn nầy viết bằng tiếng Pali, và chúng ta chưa có bản dịch bằng Anh Ngữ).

Từ câu hỏi "Một nhà sư có thể làm việc như một vị bác sĩ không?", chúng ta đã có câu trả lời từ một văn bản đáng tin cậy, cho chúng ta thấy sự cân bằng khôn ngoan, nhìn nhận nhiệm vụ của một nhà sư đối với bố mẹ của mình, nhìn nhận nhiệm vụ của mình đối với các nhà sư khác, và nhiệm vụ của mình đối với các Phật Tử cùng sống với các nhà sư trong tu viện, và lòng từ bi của nhà sư đối với những người đến viếng thăm tu viện mà cần được ông giúp đỡ khẩn cấp. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, văn bản trên nói rằng, các nhà sư hãy ngăn ngừa việc nhận phần thưởng vật chất cho các dịch vụ nói trên. Hơn nữa, chúng ta cần nhớ rằng vai trò của một nhà sư Phật Giáo đối với các Phật Tử, thì không-phải là một vị bác sĩ chữa bệnh về thân thể, mà là một bác sĩ chữa bệnh về tâm, đấy chính là hành động của một nhà sưlòng từ bi, an lạc và có trí tuệ.

 

Vinaya: May a Monk Act as a Doctor?


A recurring misunderstanding standing among some lay Buddhist is that a monk may practise as a doctor to the laity. Some monks do become skilled in herbal medicine and other traditional therapies but when, if ever, are they allowed by their precepts to behave as a doctor?

The Lord Buddha once said “Whoever, monks, would tend me, he should tend the sick” and this well-known saying has often been used to justify a monk acting as a doctor.  However, the saying is taken out of context as will soon be clear.  The full passage, found in that section of the Vinaya-pitaka called the Mahavagga, chapter 8, verse 26, relates to the story of the Lord Buddha coming across a fellow monk who was suffering dysentery.  With the help of Venerable Ananda, the Lord Buddha cleaned and settled the sick monk.  Shortly afterwards, the Lord Buddha addressed the Sangha:

“Monks, you have not a mother, you have not a father who might tend you.  If you, monks, do not tend one another, then who is there to tend you?  Whoever, monks, would tend me, he should tend the sick.” (From the Pali Text Society’s translation, Book of the Discipline, Vol 4 p 432)

The full passage makes it abundantly clear that when the Lord Buddha said “Whoever would tend me should tend the sick”, his meaning was for monks to look after fellow monks who were sick.  He was not referring to monks acting as doctors to the laity.

In fact, the Lord Buddha said several times that acting as a doctor to lay people is, for a monk, Wrong Livelihood (miccha-ajiva), directly contrary to the fifth factor of the Noble Eightfold Path and a Debased Art (tiracchana-vijja). For example, in the very first Sutta in the first collection of Suttas, being the Brahmajala Sutta of the Digha Nikaya, the Lord Buddha said:

27. “Whereas some recluses and brahmins while living on the food offered by the faithful, earn their living by a wrong means of livelihood (miccha-ajiva), by such debased arts (tiracchana-vijja) as: promising gifts to deities in return for favours; fulfilling such promises; demonology; reciting spells after entering an earthen house; inducing virility and impotence; preparing and consecrating sites for a house; giving ceremonial mouthwashes and bathing; offering sacrificial fires; administering emetics, purgatives, expectorants and phlegmagogues; administering ear medicine, eye medicine, nose medicine, collyrium and counter ointments; curing cataracts, practising surgery, practising as a children’s doctor; administering medicines to cure bodily diseases and balms to counter their after effects - the recluse Gotama (the Lord Buddha) abstains from such wrong means of livelihood, from such debased arts.” (From The Discourse on the All-Embracing Net Views , p 61, being the Buddhist Publication Society of Kandy’s English edition of the Brahmajala Sutta)

Thus the Lord Buddha clearly condemned any monk who makes his living by behaving as a doctor to the laity.

The tradition that has come down to all Theravada Buddhist monks is that described in the Samantapasadika, the great commentary on the Vinayapitaka compiled by Buddhaghosa in Sri Lanka in the 5th century C.E. This authoritative work states that a monk may prescribe and supply medicines to his fellow monastics (monks and nuns), to his parents or to those looking after his parents, and to any lay people staying in the monastery or Vihàra either preparing to go forth as monks or just staying to help the monks.  Also, a monk may prescribe but not buy medicines to his brothers and sisters, aunts and uncles, grandparents and to whatever travellers, bandits, people wounded in battle and those without relatives who come to the monastery or Vihàra for emergency help.  Should a monk prescribe or supply medicines beyond his allowance, he commits an offence against his precepts (a dukkata offence). Further, if he prescribes or supplies a medicine to a layperson for a material gift in return, then he incurs another offence against his precepts for “corrupting families” (kuladusaka). That is what is stated in the Samantapasadika Vinaya Commentary, respected in all Theravada Buddhist countries. The passage may be found in the Pali Text Society’s edition of the Samantapasadika page 469f (unfortunately this work is in Pali and no English translation is available yet).

This answer from the authoritative texts to the question “May a monk act as a doctor?” shows a wise balance which recognises a monk’s duty to his parents, his responsibilities to those monks and lay people staying with him in his monastery, and his compassion to all those visiting his monastery for emergency help. It prevents in any circumstances receiving any material reward for such services. Moreover, it remembers that the role of a Buddhist monk towards the laity is not to act as a doctor to the body, but to act as a kind sage, a doctor to the

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15769)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14059)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16108)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12350)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13441)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11917)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 10997)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11226)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11434)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12087)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12215)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11863)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11441)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11896)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 11998)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13399)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12282)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11770)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11467)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10799)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10122)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10585)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10885)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10332)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11347)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9949)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10918)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11165)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12631)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 12989)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11975)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11709)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11452)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10207)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11925)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 10984)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10927)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12684)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16398)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12172)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11910)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10474)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10601)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10521)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11714)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12262)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
(Xem: 11781)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10676)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11200)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12137)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant